Type Here to Get Search Results !

Gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận


Tôi thích những câu danh ngôn. Vì ít nhiều nó làm tôi vững lòng và có thêm nhiều động lực để sống. Và tôi quyết định viết về những câu danh ngôn ấy dựa trên những trải nghiệm của mình. Nếu bạn có một ý tưởng về một câu danh ngôn hay phương châm sống nào đó, M21love hoan nghênh bạn chia sẻ điều đó với mọi người. 


Có thể câu nói không sai, nhưng mỗi người có cách áp dụng khác nhau và thành quả của mọi người vì thế mà khác nhau.
Gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận
 Hãy nhìn lại bản thân mình, khi nhận được một lời khen từ người khác, phải chăng ít khi nào ta nghĩ ngay rằng đó là lời khen thật lòng, mà phản ứng bình thường là lúng túng, ngại ngùng, hoặc có khuynh hướng nghi ngờ, rằng họ cần điều gì ở chúng ta. Ngược lại, khi chúng ta gặp những lời chê bai chỉ trích của đồng nghiệp, của cấp trên… có khi lại không đáng ngại, bởi đó là những chuyện chúng ta gặp hằng ngày. Thường khi trong thâm tâm chúng ta có những nỗi buồn mà không gọi tên được, ta cảm thấy có những nỗi sợ vô hình: sợ cô đơn, sợ ma, sợ độ cao, sợ bóng tối, sợ nói chuyện trước đám đông… Có bao giờ ta tự hỏi những nỗi sợ không tên này xuất phát từ đâu?
Phải chăng, chúng ta ngày hôm nay là sản phẩm của chính chúng ta ngày hôm qua – ngày mà mình còn bé.
Theo nghiên cứu của xã hội học cho rằng, ý thức chỉ có thể phát sinh khi có hai nhánh: giáo dục và kỷ luật. Nếu chỉ khuyên nhủ, dạy dỗ, giáo dục không thôi thì bé sẽ hình thành nên khuynh hướng ỷ lại; còn nếu chỉ kỷ luật, la mắng, trách phạt đơn thuần thì bé sẽ sợ hãi...


Gieo suy nghĩ, gặt hành động. Gieo hành động, gặt thói quen.Gieo thói quen, gặt tính cách.Gieo tính cách, gặt số phận.

GÓC NHÌN CỦA CHA MẸ

Hãy nhớ lại và dõi theo những bậc làm cha làm mẹ dạy con hôm nay. Bạn hãy nghiệm xem những điều sau có đúng không nhé. 


Khi con trẻ phạm lỗi, thường ít khi Cha mẹ la mắng, đánh đòn con bằng lỗi của bé, phần lớn đều đánh con bằng sự nóng giận. Lúc đó, người lớn hành động theo cảm tính mà không kịp suy nghĩ, thường được gọi là phản ứng “vô thưởng vô phạt”. Chúng ta thường có khuynh hướng chê bai, chỉ trích con mình, làm cho bé cảm thấy mình nhỏ bé đi, mình trở nên xấu hơn, bao giờ bé cũng là người có lỗi… Và khi bé lặp lại điều đó trong tương lai, chúng ta lại tiếp tục la mắng bé…Với thời gian, hệ quả dẫn đến là bé sẽ trở nên nhút nhát, rụt rè, sợ sệt, thiếu tự tin hoặc chai lì cảm xúc. Đến lúc chúng ta nhận ra có điều gì đó sai trong cách giáo dục bé, thì lúc đó e rằng đã muộn…

Làm cha mẹ, đừng chỉ nhìn thấy cái sai để phải sử dụng công cụ đòn roi để trừng phạt con mình. Chúng ta cần phải làm sao cho con mình đừng sai nữa, để con hành xử tốt hơn, cho bản thân con và cho cuộc đời của chính con.
Mỗi đứa trẻ có một tính cách khác nhau, đối với mỗi lứa tuổi, trong quá trình phát triển đều có những sự thay đổi, và hiển nhiên chúng ta cũng phải thay đổi để hành xử đúng cách với con trong từng giai đoạn.
Có một định nghĩa cho rằng, một người tử tế là một người biết nghĩ đến hệ quả của hành động trước khi làm bất kỳ một việc gì. Hãy giáo dục cho bé biết chịu trách nhiệm với mọi quyết định của mình. Khi bé làm một việc gì, hãy hướng bé suy nghĩ hệ quả dẫn đến sẽ như thế nào, cảm giác khi người khác nhận được thông tin này, sự tổn thương mà người đối diện có khả năng gặp phải, tập cho bé cách hành xử đúng đắn để không gây tôn hải cho chính bản thân con, cho gia đình con,cho bạn bè con và cho những người xung quanh…
Đôi khi chúng ta chủ quan cho rằng bé không biết gì, thực sự bé nhận thức được rất nhiều thông tin từ thế giới xung quanh. Vì vậy, khi bé làm sai, thay vì chúng ta chỉ trích và bảo rằng bé đã SAI, hãy nói cho bé biết làm như thế nào là ĐÚNG. Người lớn cần phải học cách để đưa ra những phản hồi tích cực. Thay vì chúng ta chê bai rằng bé làm điều này là XẤU, thì hãy hướng dẫn cho bé làm thế nào để ĐẸP hơn.
Khi trẻ con dậy thì, cao lên, những đứa bé cùng trang lứa khác không cao kịp, thì bé sẽ có cảm giác mình dị hợm, nổi bật giữa đám đông một cách không cần thiết, từ đó bé sẽ có xu hướng đi khom lưng. Chúng ta phải sửa cho bé, trong khi đứng, khi bước đi, khi ngồi học, lưng đều phải thẳng. Hãy nói cho bé biết rằng con đang gieo một thói quen xấu, thì khi lớn lên lưng con sẽ khòm, không được đẹp như công chúa, dáng đi sẽ rất xấu, không sửa được nữa.
Chúng ta dễ dàng nhìn thấy cái sai của người khác và nói về điều dở chứ không nói về điều mà người ta cần làm đúng. Hãy đừng chỉ nhìn thấy cái sai của bé và chỉ trích, mà hãy uốn bé về cái đúng. Hãy phân tích cụ thể bản chất của vấn đề, và chỉ cho bé biết trong việc này, điều nào bé đã hành xử đúng, điều nào cần thiết phải điều chỉnh lại. Khi bé làm sai, nếu chúng ta cứ la mắng và trách phạt bé, thì không những bé không thay đổi được mà còn làm cho bé có cảm giác rằng mình thấp hèn, thui chột sự phát triển, định hình về tư cách và phong cách cho bé khi trưởng thành.
Ví dụ như đối với một cậu bé lần đầu tiên ăn cắp tiền. Thông thường trong trường hợp này chúng ta hay có những phản ứng tiêu cực, la mắng bé, trách phạt bé. Chúng ta bắt đầu một bài thuyết giảng về sự trung thực, về ý thức, về trách nhiệm, chứ chúng ta không nói cho bé biết điều gì là đúng trong lứa tuổi của con. Chúng ta chỉ nhìn thấy kết quả mà không nhìn thấy chuỗi nguyên nhân dẫn đến kết quả đó. Thật ra không phải bé ăn cắp vì muốn có thứ này thứ kia, có thể bé ăn cắp vì nhu cầu muốn khẳng định mình, có tiền để trong túi giống như người lớn. Vậy thì điều cần thiết là hãy giải thích cho bé rõ ràng thế nào là ăn cắp? Ăn cắp là lấy cái không phải của mình mà không xin phép người kia, điều đó làm xấu hình ảnh của người đàn ông và không ai khen ngợi. Không ai thích chơi với người ăn cắp hết. Với thời gian, chúng ta có quyền hy vọng điều đó không tái diễn.


Thói quen được tạo thành từ những hành động nhỏ nhặt trong cuộc sống nhưng thực sự nó gắn với tính cách của bạn, số phận của bạn. 


Thói quen luôn đồng hành với mỗi người trong cuộc sống. Thói quen nhiều người nghĩ chỉ là những điều nhỏ nhặt, nhưng thực sự, nó làm nên con người bạn, số phận bạn. Tạo được một thói quen tốt, đó là thành công rất lớn của mỗi người.
Một người tự lập là phải biết tự vận động, đừng để bạn bè và người khác áp đặt ra cho bạn điều gì là quan trọng. Chính bản thân bạn mới biết điều gì là cần nhất trong học tập cho bạn trong lúc này, bởi bạn nắm được những điểm yếu cũng như những hạn chế của mình rõ hơn ai hết.
Điều này có nghĩa là bạn phải có khả năng xác định rõ những ưu tiên của bạn, thời gian và những điểm mạnh của bạn. Khi học hay làm bất cứ một việc gì, bạn phải luôn cố gắng hết sức để hoàn thành nó. 
Chần chừ trong công việc, để dành việc sang ngày hôm sau, đó là tâm lí chung của rất nhiều người. Hãy tuân theo những ưu tiên bạn đã đặt ra cho chính mình, và đừng để ai đó hay những ý thích của họ khiến bạn sao nhãng những cái đích của mình.
Hãy hoàn thành tốt công việc của ngày hôm nay ngay từ bây giờ.
Nếu bạn hài lòng với những gì bạn làm, đỉểm số sẽ chỉ là sự kiểm chứng cho phần nổi của những công việc của bạn, nói cách khác, điểm chỉ là một kết quả trong số những điều bạn thu được. 


NHỮNG THÓI QUEN XẤU NÊN THAY ĐỔI
Thật là kinh khủng khi hàng ngày phải làm việc và đối mặt với một đồng nghiệp có nhiều thói quen xấu. Do vậy, bạn phải biết những thói quen nào có lợi nên phát huy và thói quen nào xấu cần từ bỏ càng nhanh càng tốt. Dưới đây là 10 thói quen xấu mà bạn nên từ bỏ:

1. Nói chuyện điện thoại quá to
Khi nói chuyện điện thoại, bạn nên nói to vừa đủ để phía bên kia nghe rõ, không nên nói quá to. Hơn nữa, ở nơi làm việc bạn cũng cần phải hạn chế các cuộc điện thoại cá nhân. Luôn để điện thoại di động ở chế độ rung. Những tiếng nhạc điện thoại quá lớn và không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng đến công việc của những người xung quanh.

2. Luôn trì hoãn mọi công việc
Sự trì hoãn chính là kẻ cắp thời gian và là kẻ thù của công việc. Liên tiếp lỡ hẹn deadline công việc làm đồng nghiệp thất vọng về bạn, thiếu lòng tin vào lời hứa của bạn. Do vậy, hãy thực hiện và hoàn thành công việc ngay khi có thể.

3. Lạm dụng Internet quá nhiều
Bạn thường xuyên sử dụng Internet cho các mục đích không phải là công việc, truy cập vào các trang mạng xã hội, viết email cho bạn bè…? Sự lạm dụng Internet thái quá sẽ khiến đồng nghiệp nghĩ rằng bạn lười biếng, không chịu làm việc.

4. Chơi điện tử
Bạn đã bao giờ không hoàn thành việc đúng thời hạn chỉ vì chơi điện tử chưa? Nếu câu trả lời của bạn là “Có” thì bạn hãy từ bỏ ngay thói quen này. Bạn có thể từ bỏ bằng cách xoá hết các trò chơi điện tử trong máy tính làm việc của bạn ở văn phòng.

5. Bật nhạc quá to
Hãy bật nhỏ iPod trong giờ làm việc. Ở hầu hết các công sở, nhân viên đều có thể nghe nhạc trong giờ làm việc. Tuy nhiên, nếu iPod của bạn bật quá lớn thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến mọi người xung quanh. Tiếng nhạc to sẽ khiến họ khó tập trung vào công việc. Do vậy, hãy thật lịch sự khi muốn nghe nhạc trong giờ làm việc.

6. Luôn kiếm cớ để không thực hiện công việc
Đây là một thói xấu rất dễ gặp ở hầu hết các nhân viên. Bạn luôn kiếm cớ để “bao biện” cho những việc bạn chưa hoàn thành? Nếu thói quen này lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ chẳng một đồng nghiệp nào còn tin tưởng vào những lờ bạn nói hết cả.

7. Không nhiệt tình với đồng nghiệp
Thật là khó chịu khi ngồi làm việc gần một đồng nghiệp cả ngày chỉ biết ngồi tại bàn làm việc và chơi ô chữ hay đánh móng tay/chân trong khi đó những người xung quanh thì phải “vùi đầu” vào một “núi” công việc. Bạn nên linh hoạt và sẵn sàng, nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp.

8. Hay than vãn, phàn nàn
Phàn nàn và than vãn về mọi điều xảy ra xung quanh bạn không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi mà còn khiến đồng nghiệp cảm thấy khó chịu. Nói xấu đồng nghiệp hoặc sếp trong một khoảng thời gian dài sẽ không gây thiện cảm chút nào với đồng nghiệp hết cả.

9. Nói xấu đồng nghiệp
Nếu bạn thường có thói quen này, đấy là điều thật kinh khủng, cản bước thành công của bạn, bạn sẽ mất nhiều thời gian phung phí và vô ích, cách khắc phục tốt nhất là giũ nguyên tắc tuyệt đối không nói xấu người khác, thay vào đó hay giúp đỡ, nghĩ về nhưng việc tốt hơn, nếu nói xấu người khác, bản thân hành động đó là là xấu rồi, bạn đến cơ quan để làm việc chứ không phải làm mất đoàn kết nội bộ, tài sản vô hình mà công ty dàn công xây dựng.

10. Cơ thể phát ra mùi khó chịu
Mùi cơ thể do vệ sinh cá nhân kém hoặc do mùi nước hoa nồng nặc có thể ảnh hưởng không tốt đến những đồng nghiệp xung quanh bạn, đặc biệt là khi phòng làm việc của bạn kín. Để tránh không gây khó chịu cho đồng nghiệp do những mùi cơ thể phát ra, bạn nên sử dụng lăn nách, sữa tắm thường xuyên, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, không ăn trứng hoặc hành ở văn phòng. Nếu bạn muốn hút thuốc lá, bạn có thể ra ngoài cho bay hết mùi khói thuốc, không hút trong khu vực làm việc.
[full_width]

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.