GIỚI THIỆU
Marketing không cần Quảng cáo cung cấp cho thế hệ các doanh nhân mới những lý thuyết nền tảng cần thiết để phát triển một kế hoạch marketing chi phí thấp không dựa vào quảng cáo. Tuy nhiên, đây không chỉ là cuốn sách về triết lý kinh doanh mà còn bao gồm đầy đủ những gợi ý chi tiết về cách kết hợp một kế hoạch marketing hiệu quả, từ hướng dẫn về cách thức xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, xác định giá cả, mối quan hệ nhân viên và nhà cung cấp, khả năng tiếp cận, hoạt động kinh doanh mở, hỗ trợ khách hàng cho đến nhiều chủ đề khác...
TÁC PHẨM
Tên sách: Marketing không cần quảng cáo (Marketing without Advertising)
Tác giả: Michael Phillips và Salli Rasberry
Người dịch: Nguyễn Ngọc Sơn
Số trang: 338, khổ 14x26
Giá bán: 86.000 VND
NXB Tổng hợp TPHCM
Tác giả: Michael Phillips và Salli Rasberry
Người dịch: Nguyễn Ngọc Sơn
Số trang: 338, khổ 14x26
Giá bán: 86.000 VND
NXB Tổng hợp TPHCM
TÓM LƯỢC
“Chi
quá nhiều tiền cho quảng cáo chính là thừa nhận thất
bại. Tôi thà đầu tư vào những yếu tố tạo ra lòng
trung thành để thúc đẩy mua hàng còn hơn là ném hàng
triệu đô –la vào một mẩu quảng cáo Super Bowl.”
Ward
hanson, tác giả cuốn “Những nguyên tắc marketing qua
mạng Internet”
Marketing
nghĩa là điều hành một doanh nghiệp hạng nhất và để
mọi người biết về nó. Mọi hành động của công ty
bạn đều thể hiện một thông điệp marketing. Việc xây
dựng hình ảnh doanh nghiệp không phải là sản phẩm của
một công ty quan hệ công chúng, mà là sự phản ánh những
việc bạn làm và cách thức bạn thực hiện công việc
đó.
Một
quảng cáo thông minh là thứ đi vào tâm trí mọi người.
Sự thực là, đa số chúng ta đều biết rất ít về
quảng cáo và chỉ hiểu chung chung về marketing. Là những
chuyên gia marketing cho doanh nghiệp của mình, chúng ta biết
rõ về nó hơn bất kỳ ai khác.
Bạn
có thể ngạc nhiên khi biết có rất nhiều doanh nghiệp
nhỏ thành công phát hiện ra rằng họ không cần quảng
cáo để trở nên thịnh vượng. Tất nhiên, phần lớn
những doanh nghiệp nhỏ - hơn 2/3 tại Hoa Kỳ - đã
ăn nên làm ra mà không cần đến quảng cáo.
Lưu
ý
Trong
cuốn sách này, chúng tôi phân biệt rõ giữa “quảng
cáo” – một hình thức phát đi những thông điệp của
bạn cho nhiều thành phần không hề mặn mà với nó trong
cộng đồng, với “niêm yết” – hình thức đưa thông
điệp của bạn đến trực tiếp với những người đặc
biệt quan tâm, yêu thích sản phẩm hay dịch vụ đó,
chẳng hạn như Những Trang Vàng.
Sau
đây là những con số dẫn chứng cụ thể về các doanh
nghiệp nhỏ và các khoản quảng cáo: Có khoảng 20 triệu
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp ở
Hoa Kỳ. Trong số này, có khoảng 2 triệu doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng; 5 triệu doanh nghiệp khác
kinh doanh trong lĩnh vực bán buôn, sản xuất, vận tải
hoặc khai khoáng. Trong đó, những doanh nghiệp có được
khách hàng nhờ quảng cáo chỉ chiếm thiểu số (chỉ có
30%). Số còn lại dựa vào khả năng thấu hiểu khách
hàng, danh tiếng và đôi khi là nhờ nhân viên bán hàng
hoặc đại diện được ủy thác của mình. Trong số 13
triệu doanh nghiệp còn lại, 70% là do các cá nhân điều
hành. Và những nhà đầu tư tự doanh này hiếm khi đánh
giá cao lợi ích của quảng cáo; còn doanh nghiệp do một
cá nhân điều hành, cho dù thuộc quyền sở hữu của một
luật sư, bác sĩ, hay chuyên viên tư vấn CNTT gần như phụ
thuộc hoàn toàn vào những lời giới thiệu cá nhân. Như
vậy, con số các doanh nghiệp có thể coi quảng cáo là
hữu ích chỉ chỉ còn dưới 19%. Chúng tôi cho rằng hầu
hết các doanh nghiệp này cũng không cần đến quảng cáo.
Có
bốn lý do chính chứng tỏ quảng cáo không thích hợp với
các doanh nghiệp nhỏ:
Quảng
cáo không hề mang lại lợi nhuận. Những lời khẳng định
rằng quảng cáo thậm chí tạo ra lợi nhuận biên
thường sai lầm.
Những
khách hàng bị thu hút bởi quảng cáo thường không trung
thành. Nói cách khác, quảng cáo không tạo ra nền tảng
khách hàng vững chắc cho hoạt động kinh doanh trong tương
lai.
Sự
phụ thuộc vào quảng cáo dễ đẩy doanh nghiệp vào tình
thế nguy hiểm khi thay đổi theo thị hiếu thất thường
của khách hàng và do đó doanh nghiệp có nhiều nguy cơ bị
thất bại.
Vì
một hiệu suất quảng cáo ấn tượng chỉ là trò lừa
bịp, những người làm quảng cáo ngày càng bị công
chúng coi là thiếu trung thực và không lôi cuốn (một
cách có ý thức lẫn vô thức). Những doanh nghiệp quảng
cáo rầm rộ thường bị nghi ngờ là cung cấp hàng hóa
và dịch vụ kém chất lượng.
Bây
giờ, chúng ta hãy xem xét những lý do này một cách chi
tiết hơn.
Chuyện
hoang đường về hiệu quả của quảng cáo
Luận
điệu do những người cổ súy quảng cáo đưa ra gần như
ngớ ngẩn một cách tội nghiệp: Nếu bạn có thể đánh
giá lợi ích của quảng cáo đối với doanh nghiệp của
mình thì việc quảng cáo là có hiệu quả; còn nếu bạn
không thể đánh giá những tác dụng có lợi của quảng
cáo thì công cụ đánh giá của bạn chưa đủ sức thuyết
phục. Hoặc bạn cần quảng cáo nhiều hơn. Hoặc bạn
cần một loại hình quảng cáo khác. Lý lẽ này có nhiều
điểm tương đồng với luận điệu duy lí vẫn được
những người cổ súy quảng cáo rêu rao là: tự mình làm
giàu bằng cách hình dung mình đang ăn nên làm ra. Nếu trở
nên giàu có ngay tức thì, bạn phải hoàn toàn chịu ơn
quảng cáo (và có lẽ bạn nên thưởng cho vị cố vấn
giúp bạn mường tượng được điều đó ít nhất 10%
hoa hồng). Còn nếu 6 tháng trôi qua mà vẫn giật gấu vá
vai thì bạn đã hình dung sai điều gì đó. Nó khiến
chúng ta nhớ đến một người đàn ông ở Chicago,
người đã đặt những bức tượng sư tử bằng đá cẩm
thạch trước nhà để xua đuổi lũ voi: “Thần kì chưa”
anh ta hớn hở reo lên “Tôi không thấy có con voi nào dám
bén mảng đến đây cả”.
James
B. Twichell, tác giả của Adcult đã viết
“Cho dù vẫn có những bằng chứng xác thực thể hiện
sự bất lực của quảng cáo, thì sự thật giản dị là
bạn không thể đong đếm được mối quan hệ giữa doanh
số tăng lên với gia tăng quảng cáo. Còn nếu bạn có
thể thì các công ty quảng cáo sẽ thu phí khách hàng theo
phần doanh số tăng lên chứ không phải theo không gian
quảng cáo họ đã mua.”
Nghịch
lý thay, mặc dù một số chủ doanh nghiệp nhỏ đang bắt
đầu nhận thấy rằng quảng cáo không mang lại hiệu
quả, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn quảng cáo. Tại sao
vậy? Có một số lý do sau đây: vì niềm tin cố hữu
trong đầu họ là quảng cáo mang lại hiệu quả, vì không
có mô hình nào khác và vì các chủ ngân hàng muốn coi
“chi phí quảng cáo” là một phần của đề xuất kinh
doanh.
Điều
quan trọng là phải nhận thức được đánh giá của bạn
về quảng cáo có thể bị lệch lạc một cách nghiêm
trọng. Bạn đã bị quảng cáo bủa vây ở mọi ngóc
ngách cuộc sống và bạn đã nghe không biết bao nhiêu lần
rằng quảng cáo mang lại hiệu quả. Để nhìn nhận quảng
cáo một cách khách quan, có thể bạn phải xem xét lại
một số đức tin cố hữu.
Từ
năm 1976, ngân sách quảng cáo đã tăng gấp đôi mỗi thập
kỉ và tăng trưởng 50% trong vòng 10 năm qua. “Hiện nay,
các công ty dành khoảng 162 tỷ USD mỗi năm để ‘rải
bom’ chúng ta bằng quảng cáo in và phát thanh; như vậy
tiêu tốn khoảng 623 USD cho mỗi người đàn ông, phụ nữ,
trẻ em ở Hoa Kỳ” ( bài viết “Sự
điên rồ của marketing”
của Laurie Ann Mazur đang trên tạp chí E, số Tháng 5 và 6
năm 1996). Information Resources, một công ty nguồn lực
marketing toàn cầu (www.infores.com)
đã nghiên cứu tác dụng của quảng cáo và rút ra kết
luận: “Không có bất cứ mối liên hệ nào giữa quảng
cáo và doanh số cao. Mối liên hệ giữa quảng cáo nhiều
và doanh số tăng là rất hời hợt”. Hoặc như George
Orwell đã nói, “Quảng cáo là tiếng gậy khua lạch cạch
bên trong một thùng nước vo gạo”.
Để
minh họa cho mức độ lan truyền của hệ tín ngưỡng
“quảng cáo phát huy tác dụng”, hãy xem xét việc nếu
doanh số của một sản phẩm cụ thể giảm mạnh, hầu
hết mọi người sẽ tìm kiếm mọi lời giải thích có
thể – mà không hề để ý tới việc nó có thể là hậu
quả của quảng cáo phản tác dụng.
Những
người theo chủ nghĩa hoài nghi sẽ quả quyết rằng bạn
hoàn toàn không thể bán một số mặt hàng tiêu dùng nhất
định – chẳng hạn như bia – mà không phát hàng loạt
quảng cáo đơn giản liên tục trên truyền hình. Chúng
tôi giới thiệu họ đến Công ty sản xuất bia Anchor
Steam ở San Francisco; vào năm 1995, công ty này đã bán được
103.000 thùng bia hảo hạng và thu về lợi nhuận đáng kể
mà không cần đến bất cứ chiến dịch quảng cáo
nào. Họ tin
vào sự tăng trưởng chậm và bền vững cũng như duy trì
một nền tảng khách hàng trung thành, hài lòng với sản
phẩm của họ. (Xem Chương
12 để biết
chi tiết về cách làm của họ).
Năm
2006, Cosco, một cửa hàng bán đồ giảm giá đã lập nên
kì tích khi liên tục vượt mặt Wal-Mart và Sam’s Club nhờ
phương châm kinh doanh chi phí thấp - dĩ nhiên bao gồm cả
việc không thực hiện quảng cáo.
Ngay
cả những thành công hiển nhiên có thể cũng không như
những gì chúng ta thấy. Hội đồng Cố vấn Nho
khô California (The California Raisin Advisory Board) đã
phát động một chiến dịch quảng cáo gây tiếng vang
nhất trong lịch sử quảng cáo. Trong những năm giữa thập
niên 80, công ty quảng cáo của Hội đồng này, Foote Cone
and Belding, lần đầu tiên tung ra chiến dịch “hoạt hình
đất sét” tầm cỡ quốc gia. Ngân sách hàng năm cho
chương trình này chiếm hơn 40 triệu USD. Những
quả nho khô nhảy
múa và bài hát “Tôi nghe thấy tiếng hát trên cành nho”
tạo ra một hình ảnh phổ biến đến mức mà doanh số
bán búp bê, các đồ chơi khác, cốc uống nước và các
sản phẩm phụ mang lại đạt gần 200 triệu USD doanh thu
và có hẳn một chương trình truyền hình cho trẻ em phát
vào thứ Bảy với các nhân vật nho khô. Trong hai năm đầu
tiên của chiến dịch, doanh thu nho khô tăng lên chủ yếu
là vì những người làm marketing cho bột ngũ cốc ăn liền
quá ấn tượng với sự phổ biến của chiến dịch này
đến nỗi họ đã tăng hàm lượng nho khô trong bột ngũ
cốc và tham gia vào chiến dịch quảng cáo.
Sau 4
năm, chiến dịch nho khô nhảy múa ngừng hoạt động.
Doanh thu tụt xuống thấp hơn trước khi chiến dịch bắt
đầu (Tạp chí Forbes, 17/6/1996). Tới những năm
đầu thập niên 90, Hội đồng Cố vấn Nho
khô California đã bị giải thể.
Internet
và mạng toàn cầu đã tạo ra cho chúng ta một cách thức
mới để kiểm tra tính hiệu quả của quảng cáo. Hàng
tỉ đô-la đã được đổ vào quảng cáo trước khi
Internet ra đời, nhưng không có nhà quảng cáo hữu tuyến
nào có thể tạo được quảng cáo trực tuyến ấn tượng.
Ngay cả Toys “R” US, nhà bán lẻ đồ chơi hàng đầu
nước Mỹ vẫn xếp sau eToys về mức độ nhận diện
thương hiệu trực tuyến cho dù Toys “R” US đã có lịch
sử 25 năm trong khi eToys chỉ mới thành lập được 2 năm.
Những thập kỉ quảng cáo liên tục vừa qua của Toys “R”
Us chẳng có nghĩa lí gì (Tạp chí Industry Standard,
số ra ngày 20 tháng Ba năm 2000). eBay – một trong những
mô hình thành công nhất trên Internet cũng không hề sử
dụng hình thức quảng cáo nào.
Craigslist
là một mô hình thành công với cách thức hoạt động
dựa vào cộng đồng đặt trụ sở chính tại San
Francisco. Rất tiện lợi, những bảng quảng cáo trực
tuyến chấp nhận những mẫu quảng cáo cổ điển gần
như về mọi thứ, từ công việc tới nhà cửa, vé xem
bóng đá cho đến đồ điện tử. Điểm nhấn của
Craiglist là nó cho phép người sử dụng đăng lên vô số
mẫu quảng cáo một cách miễn phí hoàn toàn – chỉ các
mẩu quảng cáo việc làm đăng trên ba thành phố lớn của
Mỹ là bị tính phí. Nó là một trang web đơn giản, không
cầu kì và không quảng cáo.
Mười
năm về trước, Craig Newmark bắt đầu lập trang web này
chỉ với mục đích thông báo cho mọi người các sự
kiện xảy ra tại Khu vực Vịnh. Nhưng giờ đây,
Craigslist đã có trang web tại 65 thành phố ở Mỹ và nhận
được phản hồi tích cực từ phía người sử dụng,
ngoài ra nó còn có trang web tại Toronto, Paris, Belgium,
Tokyo, Sydney và đang có ý định bành trướng thêm trong
tương lai.
Consumer
Reports, một tạp chí
trực tuyến có số lượng độc giả đông đảo hoạt
động rất thành công mà không hề đăng tải quảng cáo.
Bằng mô hình kinh doanh không quảng cáo,Consumer
Reports đã duy trì
được tính trung thực cao cùng hình ảnh tôn trọng sự
thật trong mắt độc giả, những người đề cao những
thông tin khách quan của tạp chí này.
Tờ New
York Times ngày 22 tháng 3 năm 2000 đã đưa ra bình
luận “Khác với những tờ báo cung cấp dịch vụ tư
vấn trực tuyến khác, Consumer Reports không
chấp nhận quảng cáo, không thu phí để giới thiệu một
hàng hóa cụ thể cho người tiêu dùng, và cũng không cung
cấp và bán dữ liệu của mình dưới dạng là nghiên cứu
thị trường cho những công ty mà sản phẩm của họ đang
trong giai đoạn được kiểm chứng.”
Consumer
Reports cũng xây dựng
một danh sách những công ty cam kết sẽ đảm bảo sự
trung thực khách quan của trang web. Đây là đánh giá của
họ về 300 công ty được xếp thứ hạng cao: “Những
công ty và trang web nằm trong danh sách này... đã đồng ý
tuân theo tôn chỉ của chúng tôi nhằm nâng cao uy tín của
chính mình. Họ ý thức được rằng nếu không trung thực
thì bạn sẽ không bao giờ quay lại lần thứ hai. Vì thế,
chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực phát triển thêm danh
sách này, để xây dựng trang web thành một điểm đến
an toàn, đáng tin cậy với người tiêu dùng ở mọi nơi.”
Tới
một mức độ nào đó, quảng cáo sẽ trở thành một
chứng nghiện: một khi bạn đã nghiện, rất khó có thể
dừng lại. Bạn
trở nên quen với việc đưa một khoản chi phí quảng cáo
cố định vào ngân sách của mình, và bạn không dám
ngừng lại vì một nỗi sợ hãi vô căn cứ là nguồn
khách hàng mới của mình sẽ cạn dần và những khoản
đầu tư đã đổ vào quảng cáo trước đó sẽ thành
“công cốc” nếu dừng lại.
Nhằm xem xét hiệu quả của chương trình quảng cáo rầm rộ của một dịch vụ máy tính nội bộở một công ty con, công ty chế tạo máy bay lớn nọ đã tiến hành một cuộc khảo sát để tìm racách thức vì sao 100 khách hàng mới nhất của công ty đã tìm thấy dịch vụ máy tính nói trên.Kết quả: 13% số những khách hàng này tìm đến dịch vụ nhờ chiến dịch quảng cáo,
23% tìmđến từ các cuộc gọi chào hàng,
56%
đăng ký do được các khách hàng khác và nhữngchuyên gia trong ngành giới thiệu, còn 8% không biết chắc chắn tại sao họ chọn dịch vụ máytính đó.
Đây đích thực là một kết quả khảo sát hoàn toàn phổ biến. Tuy
nhiên, như chúng ta có thể thấy từ ngân sách quảng cáo
khổng lồ của họ, rất ít công ty hành động dựa theo
thông tin nói trên. Nếu
vậy thì hẳn là họ đã dành ngân sách cho việc đẩy
mạnh hoạt động giới thiệu cá nhân. Thực
vậy, một số doanh nghiệp có vẻ như không tin tưởng
những gì nghiên cứu thị trường chỉ ra cho lắm – rằng
việc giới thiệu cá nhân phát huy tác dụng còn quảng
cáo thì không – rằng họ đổ tiền vào quảng cáo cũng
chỉ là muối bỏ bể.
Google
là một trong những công ty thành công nhất trong lịch sử.
Được sáng lập bởi hai sinh viên với khoản tiền vay từ
thẻ tín dụng và cứ thế từng bước phát triển, chỉ
trong 3 năm, công ty đã thu được lợi nhuận khá cao. Và
chỉ sau 5 năm, giá trị của công ty đã lên đến 50 tỉ
đô-la với gần 2.000 nhân viên.
Google
để những trang tìm kiếm gốc của mình hết sức đơn
giản, trắng trơn và dĩ nhiên làmiễn
phí quảng cáo. Nhưng Google không cho phép quảng cáo (kiểu
như những banner trên Yahoo) mà chỉ bán “những niêm yết”
và những niêm yết này độc lập với các kết quả tìm
kiếm cũng như không gây ảnh hưởng gì tới họ. Chính
sách này gần như chưa từng xuất hiện ở các tạp chí,
ti vi và báo in.
Không
chỉ có những công ty lớn, tầm cỡ quốc gia mới bị
thất vọng với hiệu quả quảng cáo.Những cửa hàng bán
lẻ ở địa phương khi triển khai chương trình phiếu
giảm giá kèm theo để đánh giá hiệu quả hoạt động
quảng cáo của mình cũng thấy rằng doanh số thu về thậm
chí không đủ để bù vào chi phí dành cho quảng cáo.
Mặc
dù vậy, những người ủng hộ quảng cáo vẫn không
ngừng thuyết phục các chủ doanh nghiệp nhỏ rằng:
• Việc
quảng cáo có thể được cải thiện; hãy tiếp
tục cố gắng (điệp khúc muôn thuở).
• Tất
cả những người đã xem quảng cáo nhưng không cắt phiếu
giảm giá đã biết đến doanh nghiệp của bạn và có thể
sử dụng nó trong tương lai. Hãy tiếp
tục quảng cáo (điệp khúc muôn thuở).
• Các
tác dụng của quảng cáo có tính tích lũy. Nhất định
phải duy trì quảng cáo (điệp khúc muôn thuở).
Nhưng những tác dụng lâu dài có lợi của quảng cáo liên tục là gì? Còn điều gì khác ngoài ý niệm không ngừng nhắc công chúng rằng bạn đang tồn tại? Tiến sĩ Julian L. Simon thuộc Đại học Illinois cho rằng chẳng có gì hết: “thực là hết sức hoang đường kỳ quái khi quy những hiệu ứng ngưỡng và thu nhập gia tăng là kết quả của quảng cáo lặp đi lặp lại, nhưng điều hoang đường đó lại được củng cố vững chắc đến nỗi gần như không gì lay chuyển được”.
Sử
dụng quảng cáo để khuếch trương thanh thế doanh nghiệp
thường cho kết quả ngược lại mong muốn; một doanh
nghiệp được quảng cáo rùm beng khắp nơi rất dễ bị
tổn thương trước sự công kích từ công chúng.
Lấy
nhà máy bia Coors làm ví dụ. Cách
đây 30 năm, sau khi nhà máy đã bành trướng lãnh thổ ban
đầu và trở thành một đơn vị nổi tiếng khắp mọi
miền đất nước với chi phí quảng cáo lớn (100 triệu
đô-la mỗi năm trong thập kỉ 80), thì Liên hiệp Công
đoàn Teamsters đã phát động một cuộc tẩy chay tiêu
dùng rất hiệu quả chống lại nhà máy này. Vào
những năm 90, tại
thị trấn Seattle, nơi phong trào công đoàn phát triển
mạnh, thị phần của Coors chưa đến 5%.Nhà máy bia Coors
của những năm 60 – đơn vị chủ yếu được biết đến
bởi lượng khách hàng trung thành ở các bang vùng Rocky
Mountain với 30% thị phần đồ uống – lại ít bị ảnh
hưởng từ cuộc tẩy chay đó hơn.
Một
ví dụ khác là công ty môi giới chứng khoán E. F. Hutton –
đơn vị đã chi ra nhiều triệu đô-la Mỹ để tạo dựng
một hình ảnh quảng cáo sai lầm: “Khi
E.F. Hutton nói, mọi người lắng nghe”. Đáng
chú ý là hình ảnh này mang lại kết quả ngược với sự
mong đợi khi Hutton bị bắt quả tang tham gia nhiều vụ
giao dịch tiền tệ bất hợp pháp có quy mô lớn. Có nhiều
câu chuyện bi hài xoay quanh những người “thực sự lắng
nghe khi E.F. Hutton nói” lại góp phần làm công ty nhanh
chóng suy sụp, và cuối cùng nó được một công ty môi
giới khác tiếp quản với giá rẻ như bèo. Tương
tự, công ty chế biến nông sản lớn nhưng ít tên tuổi
Archer Daniels Midland với trụ sở đặt tại vùng nông thôn
bang Illinois đã tự biến mình thành một thương
hiệu nổi tiếng bắng cách cam kết tài trợ những chương
trình truyền hình đại chúng. Và công
chúng đã quá quen thuộc với “ADM, Siêu thị của thế
giới,” vào thời điểm công ty này dính líu đến một
vụ bê bối giàn xếp giá và phải nộp 100 triệu USD tiền
phạt.
Việc
trở thành một thương hiệu tiếng tăm cũng có những bất
lợi nhất định. Martha Steward, nữ hoàng kinh doanh các sản
phẩm làm đẹp nhà cửa, người phụ nữ vươn lên từ
hai bàn tay trắng này đã biến mình thành trò hề, và đế
chế kinh doanh của bà đã lao đao khi bà bị buộc tội
gian lận trong giao dịch cổ phiếu.
Cổ
phiếu Omnimedia (công ty sở hữu thương hiệu Martha
Steward) đã rớt giá thê thảm từ 20 USD/cổ phiếu xuống
còn 5USD/cổ phiếu sau khi những cáo buộc chống lại bà
xuất hiện công khai, thua lỗ cổ phiếu trong ba quý là 1
tỉ đô-la. Phải mất hơn 3 năm và đến khi Martha được
phóng thích thì giá cổ phiếu trở lại mức huy hoàng lúc
đầu.
Bài
học rút ra từ những câu chuyện trên rất đơn giản. Nếu
các công ty này ít phụ thuộc vào quảng cáo hơn thì
những vấn đề của họ đã ít bị phơi bày ra trước
bàn dân thiên hạ hơn.
Đáng
buồn thay, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã liều “nhắm mắt
đưa chân” khi chi bộn tiền cho quảng cáo mà không bao
giờ đảm bảo được tính hiệu quả. Đôi
khi, điều này có nghĩa là chất lượng sản phẩm hoặc
dịch vụ của doanh nghiệp bị giảm xuống. Ngoài
ra, các chủ doanh nghiệp hoặc nhân viên phải hy sinh nhu
cầu riêng của mình để trả tiền cho quảng cáo. Chúng
tôi cho rằng tốt hơn hết là nên sử dụng tiền để
tài trợ cho một chuyến dã ngoại trong vùng, đưa gia đình
đi nghỉ ngắn ngày hoặc đầu tư tiền vào nâng vốn hữu
dụng cho doanh nghiệp.John Wanamaker, thương gia và nhà từ
thiện của hai thế kỷ diễn tả: “Phân
nửa số tiền tôi sử dụng cho quảng cáo bị lãng phí,
và vấn đề là tôi không biết đó là nửa nào”.
Nguồn BwPortal.com