Type Here to Get Search Results !

Graffiti là gì?

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nước trên thế giới gọi Graffiti là nghệ thuật tội lỗi (Art crimes). Thực tế, Graffiti đã gây cho chính quyền nhiều đô thị lớn trên thế giới những cơn “đau đầu kinh niên”. Và nhiều nơi đã gọi Graffiti là hiểm hoạ của những đô thị... Vậy Graffiti là gì?

GRAFFITI LÀ GÌ?

Graffiti, có người gọi là nguệch họa, đó là một hành động "nổi loạn" của bọn trẻ cũng ở các khu phố nghèo da đen để tự khẳng định mình (theo suy nghĩ của chúng). Chúng đã dùng những bình sơn xịt để xịt tên của mình lên các bức tường để mọi người biết đến mình. Gần với hình thức này, trước đó chúng ta thấy có "tag", một hình thức ký tên của mình lên mặt đường của các tay anh chị trùm du đãng vào thập niên 60 để đánh dấu lãnh địa. Nhưng "graffiti" mất nhiều công sức, thời gian hơn "tag" nhiều và cũng có vẻ... nghệ thuật hơn.

Theo nghĩa gốc, Graffiti là tranh (hoặc ký hiệu) của con người thời cổ đại khắc trên những vách hang động. Trong xã hội phương Tây xưa, Graffiti còn ám chỉ những bức hí họa khá đơn giản trên các khu vực sinh hoạt cộng đồng. Đến nay, Graffiti chỉ còn giới hạn nghĩa, ám chỉ những bức tranh tường do giới thanh niên trong trào lưu hip-hop vẽ lên những khoảng tường, hay bất cứ mặt phẳng nào mà họ tìm được trên đường phố, khu dân cư.

NGUỒN GỐC

Graffity không ai biết xuất xứ từ đâu nhưng người làm cho môn nghệ thuật này nổi thiếng là TAKI 183, một thanh niên người Hi lạp sống tại Brooklyn, washington Heights.

Do sự túng thiếu, sự bạo tàn của các băng đảng và cả sự lơ là của giới cầm quyền mà nhiều nơi ở Bronx và Brooklyn gần như bị hoang phế. Và đó cũng là nơi hoạt động của các graffiti, chúng xịt tên mình vào những nơi mà chúng có thể xịt. Nhưng việc làm này cũng chỉ với những "xịt sĩ" biết với nhau. Các "xịt sĩ" nảy ra "sáng kiến" là muốn để mọi người trong cả thành phố biết đến, cần phải xịt lên các bức tường ở thành phố New York và hiệu quả nhất là xịt lên các toa tàu điện, để những "tác phẩm" của mình được mang đi khắp các phố phường.

Nhưng graffiti gần như là một trò ăn theo trong không khí ồn ào của DJ, rap, và những bước nhảy giang hồ ở những công viên của các khu phố nghèo tràn đầy băng đảng và những hành động bạo lực. Họ chỉ là những người đứng dưới sàn nhảy và trổ tài nguệch họa của mình.

Graffiti thật sự trổ tài trong ngôi nhà chung đó với những hình vẽ, kiểu chữ theo một phong cách rất riêng của mình, và các nghệ sĩ biểu diễn hiphop trên sân khấu đã lưu dấu ấn đó vào những trang phục mà họ cho là đầy tính chất... hiphop.

NGHỆ THUẬT GRAFFITI

Graffiti là 1 nền văn hóa của Hiphop. Như các bạn biết hiphop có 3 nền văn hóa chính là graffiti, DJing and MCing (DJ=DiscJockey - Người chơi đĩa vinyl, MC= Master of Ceremony - Hoạt Náo Viên) & Breakdance. Chúng xảy ra trong cùng một thời điểm và tại cùng một nơi, cho dù gốc rễ là khác nhau.

3 nền văn hóa đó đã tạo nên 1 tam giác, cái mà chúng ta gọi là Văn Hóa HipHop hiện nay. Mội số người cho rằng thứ âm nhạc là một phần của tam giác đó thì chính xác là Rap và có đủ căn cứ hợp lệ để nói về thể loại này, song các MC (hay còn gọi là các rapper) sẽ ko tồn tại nếu ko kèm theo DJ, và những vũ công Breakdance cũng sẽ không tồn tại nếu thiếu các nhịp từ các DJ và các tác giả Graf vẽ các B-Boys (vũ công), và sự tôn trọng của DJ, MCe đối với họ.

Ba văn hóa đó có điểm chung là một sự sáng tạo kiệt suất trong sự chuyển động (Breakdance), nghệ thuật hình tượng (Graffity), việc sản xuất âm nhạc, scratching và phối âm (DJ), viết nên những nhịp và trình diễn theo phong cách (MC)!!!

Hiphop cũng như các nền văn hóa của nó xuất hiện như một loại văn hóa đường phố, nhưng khi có bàn tay của những người hoạt động chuyên nghiệp biến cải và nhất là sự tác động bằng những sản phẩm băng đĩa, phim ảnh..., bộ mặt và tầm ảnh hưởng của hiphop thay đổi đáng kể và nhanh ch'ong lan tràn trong giới trẻ của nhiều nước trên thế giới. Cho đến nay, nó là một trào lưu có tác động lên nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội và "thôi miên" giới trẻ ở rất nhiều quốc gia...

Graffiti 1 nghệ thuật đường phố mà giới trẻ rất ưu thích. Con người, thời trang... tất cả đều mang phong cách hiphop.

Những phong cách vẽ của graffiti

1. Tag style: những chữ ký loằng ngoằng, truyền bá tên tuổi, địa chỉ… 

2. Throw up: có thêm đường viền vào các chữ cái và có phần thân chữ. 
được’’phát minh’’ khi đường viền thêm vào các chữ cái .vớI nghĩa’throw-up’’- rờI bỏ ý nghĩ /chỉ là chữ ký/lúc này có cả phần thân chữ rồI, tăng thêm bề mặt sơn và kick cỡ của đầu xịt cũng bắt đầu phảI tính đến sao cho phù hợp vớI chữ vẽ. Thêm vào nữa là đề tài ‘’bomb war’’ có vẻ là đề tài chính cho style này. Qúa trình vẽ ‘’throw-up’’ thường rất nhanh chóng, chỉ vài ba phút vì bề mặt sơn nếu không được xử lý nhanh và khéo sẽ chảy xuống thành nhỏ giọt và thế là tiêu…à, còn nữa ! những chữ cái được viết theo phong cách này thường giống như đám mây tròn tròn, bong bóng tròn tròn như kiểu chữ béo ấy –nên ta còn có thể gọI phong cách vẽ này theo tên nữa là ‘’bubble style’’! 
3. Blockbuster style: chữ tạo nên bởi nhiều hình đều nhau có góc vuông sắc cạnh.
là bước phát triển tiếp theo, kết nốI lịch sử Graffiti vớI hình dạng của chữ (lúc đầu chỉ là những sign-chữ ký thôi mà). VớI tính chất chữ dễ dàng để đọc được, phong cách này có các chữ tạo nên bởI nhiều hình đều nhau có góc vuông sắc cạnh, không rườm rà wa . Vậy mà fong cách này đưa ra thêm nhiều kiểu vẽ khác lạ bởI kiểu chữ có thể xô nghiêng. Thường thì chúng ta hay thấy kiểu blockbuster này trên …TV- trong các toa điện ngầm, trong các ngõ ngóc nghách của nhà ga tàu hoả … 
4. Simple style (Free style): giành cho những người thích các dạng hình học cơ bản : hình tròn vuông, tam giác…với các chữ tách rời nhau về khoảng cách, có sự phụ trợ của một số hoa văn trang trí.
phong cách tiêu biêu ‘’ không phức tạp’’ này dành cho những ngườI thích các hình dạng cơ bản hình học : tròn vuông tam giác…vớI các chữ tách rờI nhau về khoảng cách nhưng lại có nét gì đó thống nhất vớI nhau. Điều wuan trọng là sự có mặt của các yếu tố khác (một số hoa văn trang trí) - thực tế là những phần nốI tiếp của đuôi chữ, thân chữ là những hoa văn đậm rồi mờ dần trong những lỗ thủng hoa văn… đạI khái là có hoa văn rất đẹp!!! đây là nét mớI trong Graffiti - tạo cơ hộI cho các writer vẽ thêm nhiều hình dáng trang trí hơn – dùng để làm dấu hiệu cho cả một nhóm hoặc trưòng hợp text dài quá mà vẫn muốn phong phú về màu.
5. 3D style: chữ được mô tả như những khối hình, có sự phân chia không gian
là style khác biệt nhất có thể gặp ở Graffiti : không còn là đường viền ngoài chữ , lúc này sự phân chia không gian đã xuất hiện . các chữ được mô tả như những khốI hình , được vẽ rất kỹ lưỡng trông cứ như khốI thật trên tường vậy!!! Style 3D này ra đờI và phát triển ra sao được bàn cãi nhiều nhất ,ngườI thì bảo nó là một phần của văn hoá Graffiti, người thì bảo nó là công việc của một hoạ sỹ mỹ thuật hơn là của một writer, tốn rất nhiều nước bọt và tiền tổ chức họp tranh luận.Loại hình 3D này được phát triển những năm 90 ở châu âu, ngoài vẽ lên tường ngườI ta còn nghiên cứu trên các chất liệu như vải vẽ, gỗ,… 
6. Wild style: các hình có tính chất cơ học, hòa trộn từ các phong cách trên
- một phần của wild style đã phát triển mạnh mẽ và đặc biệt các hình có tính chất dynamic-cơ học (có hướng chuyển động) có mặt trong semi (bánh răng cưa, đinh ốc, vòng xick, link kiện robot…) được hoà trộn cùng các tính chất của các phong cách nói trên đã gây sự chú ý lớn: từ phía *********, từ phía các nghệ sỹ mỹ thuật và đặc biệt là từ dân hiphop (sát nhập hiphop culture) .chữ cái của wild style rất phức tạp khiến cho cả writer nhiều khi cũng khó có thể kiểm soát được phần việc mình làm - tạo nên một sự lĩnh hội khá là khó khăn cho những ngườI không rành lắm về khoản Graffiti này: quá náo loạn, quá mạnh mẽ rực rỡ…

7. Art style
Đây là đỉnh cao của nghệ thuật Graffiti, đó không còn là những chữ cái thông thường hay các hoa văn trang trí phức tap như WILD STYLE nữa mà ART STYLE là một tác phẩm nghệ thuật thật sự, một bức trang được vẽ trên tường bằng sơn xịt.Khi nhìn vào tác phẩm Art Style bạn ko thể tin đấy có thể xịt ra những đường nét đó bằng sơn xịt.Hiện giờ Mỹ là nơi sở hữu nhiều tác phẩm Art Style nhất.

MANH NHA Ở VIỆT NAM

Cuối năm 2004, lần đầu tiên tại Việt Nam có một đêm diễn chính thức những vũ điệu breakdance của 15 nhóm breakdance trong nước với bộ tứ Havijoko đến từ nước Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên breakdance được mọi người chú ý đến với tư cách là một nghệ thuật trình diễn độc lập (Trước đó vẫn có khá nhiều nhóm breakdance trong nước biểu diễn minh hoạ cho các ca khúc sôi động). Và cũng bắt đầu từ thời điểm đó người ta nhắc nhiều đến văn hoá hip-hop.

Thực ra thứ văn hoá đã bắt đầu xâm nhập vào giới trẻ của Việt Nam từ những năm đầu thập kỷ 90 (TK20) qua những vũ điệu breakdance, và các bản nhạc rap. Làn sóng hip-hop được tiếp sức khi có nhiều phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến.

Theo PGS Đặng Cảnh Khanh-Giám đốc viện nghiên cứu thanh niên-xét theo khía cạnh hip-hop là một phần của tiểu văn hoá thanh niên thì cũng có những cái hay của nó: “Khiến các nhà khoa học xã hội nhận ra rằng bên cạnh dòng văn hoá chính thống của xã hội còn có một dòng chảy văn hoá khác. Dòng chảy ấy có thể là ít khuôn phép, ít bài bản và không hàn lâm nhưng lại rất mạnh mẽ và sáng tạo”. Tuy nhiên, mặt trái của hip-hop cũng đã xuất hiện.

Ở Việt Nam, vài năm gần đây những bức tranh tường của “dân” hip-hop đã trở nên khá phổ biến. Từ trong lòng thành phố ra tới vùng ngoại ô, khu dân cư mới quy hoạch, vẫn thấy bóng dáng của graffiti.

Gặp một số hộ dân ở tổ 60 phường Vĩnh Hưng (Hoàng Mai, Hà Nội), đa số tỏ ra rất bức xúc với những hình ảnh loằng ngoằng vẽ trên tường nhà mình; nhiều người nói: “Đây thật sự là một hành động phi văn hoá. Nếu họ (dân hip-hop) thích thì cứ về vẽ ở trong nhà mình mà ngắm, ai cấm? Đằng này, khắp tường phố chỗ nào cũng thấy những hình, những chữ khó hiểu, gai mắt không thể chịu nổi”.

Anh công an khu vực xin không nêu tên trên báo nói rằng: “Chúng tôi cũng chưa có biện pháp xử lý, nếu bắt quả tang đối tượng vẽ bậy thì chỉ nhắc nhở bắt tẩy xoá, cùng lắm thì chỉ phạt hành chính vì lỗi gây mất mỹ quan thành phố. Vả lại, những đối tượng vẽ bậy thường vẽ vào buổi đêm nên việc bắt quả tang là rất khó”.

Thực tế chỉ với một vài lọ sơn xì giá chưa tới 20 nghìn đồng một lọ, dân hip-hop có thể tha hồ vẽ, làm “đau đầu, nhức mắt” người khác. Tới một quán cà phê có khá nhiều graffiti nằm gần trường Cán bộ thương mại, hỏi dò chủ quán vẽ một bức như vậy có khó không và mất thời gian bao lâu, Tuấn-chủ quán-nhìn những mảng tường loè loẹt graffiti hãnh diện: “Ba tuần đấy, ngốn hết 400 nghìn tiền sơn. Mà phải là loại tay nghề “cứng” mới vẽ được như vậy”. “Vậy những bức tranh trên tường ngoài đường kia thì mất bao lâu?- Tuấn đáp cộc lốc: “10 phút. Mà cũng tuỳ!”.

Được biết ngay cả “dân” hip-hop “xịn” cũng không thích giới mình vẽ bậy. Lê Anh Phước-quản trị trang web Viethiphop nói: “Theo suy nghĩ của tôi, chúng ta chưa có các nghệ sĩ graffiti "đủ tầm" để cho ra đời một tác phẩm đúng nghĩa. Lời khuyên của tôi cho các bạn trẻ yêu thích graffiti là chỉ nên dừng lại ở các phác thảo trên giấy. Bởi việc xịt sơn lên tường nơi công cộng hay nhà riêng của người khác rõ ràng là vi phạm pháp luật".

Báo chí đã thông tin tuyên truyền nhiều, nhưng đâu đó vẫn có một bộ phận “cư dân” hip-hop muốn làm những việc bất quy tắc, bất chấp sự khó chịu của người khác. Liệu trong tương lai, chúng ta có phải tổ chức một cuộc làm sạch graffiti như với nạn “Khoan cắt bê-tông” trước kia không?

MỐI ĐE DOẠ CỦA CÁC ĐÔ THỊ

Thực tế tại nhiều đô thị trên thế giới, graffiti hoành hành như một thứ dịch bệnh không thể ngăn cản nổi. Mỗi năm các thành phố lớn như Niu Y-oóc, Luân Đôn, Mông-trê-an… phải bỏ ra hàng trăm triệu USD để “tân trang” lại bộ mặt thành phố.

Nhiều nơi đưa ra giải pháp xây dựng những tuyến phố dành riêng cho graffiti, nhưng những bức tranh tường này vẫn lan tràn khắp nơi khiến thành phố ngổn ngang những màu sắc nhức mắt. Chính quyền phải yêu cầu cảnh sát bắt phạt những đối tượng vẽ bậy. Nhưng đến nay vấn nạn graffiti vẫn chưa thể giải quyết hoàn toàn.

CÁC TRANG WEB VẼ GRAFFITI 


THAM KHẢO THÊM

LÀM THẾ NÀO VẼ GRAFFITI?

KIỂU CHỮ CHẢY

VẼ TRÊN GIẤY

SIMI GRAFFITI

GRAFFITI 3D

BOOM GRAFFITI