Type Here to Get Search Results !

Đi du học cần những kỹ năng nào?

Đi du học nghĩa là bạn sẽ rời xa gia đình, bè bạn để đến nơi "đất khách quê người". Điều đó còn đồng nghĩa với việc bạn phải tự lực cánh sinh trong mọi chuyện.
Những kỹ năng dưới đây được xếp vào hạng “tối cần thiết” để bạn sẵn sàng cho bất kì tình huống nào và trưởng thành dần lên trong cuộc sống xa gia đình.
Kỹ năng tự lập

Du học có nghĩa là bạn phải tự làm mọi việc từ bé đến lớn, tự nấu ăn, tự giặt giũ, tự chăm sóc, tự lau dọn, tự chi tiêu, tự học… Môi trường của một du học sinh bắt buộc bạn phải như thế. Bởi lẽ không ai có thể giúp đỡ bạn như khi còn sống với gia đình.

Tự lập giúp bạn học cách để giải quyết tất cả moi việc khó dễ dù trước đây bạn chưa làm bao giờ, giúp bạn có được hàng tá kinh nghiệm rút ra trong cuộc sống hàng ngày, giúp bạn biết được khả năng cũng như hạn chế của mình, nhờ đó mà bạn trưởng thành hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cách tốt nhất để bạn có được kỹ năng này – hay kỹ năng nào khác - chính là phải luyện tập và thực hành.

Vì thế, bạn phải đặt kỹ năng này lên đầu tiên để phấn đấu và hoàn thiện bản thân mình hơn.

Kỹ năng quyết đoán trong tất cả mọi việc

Ở kỹ năng này, muốn bạn rèn luyện tính vững vàng, tự tin vào bản thân, quyết đoán hơn trong mọi tình huống.

Trong nhiều trường hợp, tính quyết đoán rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn ứng phó linh hoạt vượt qua khó khăn, giải quyết tình huống nhanh gọn và có hiệu quả.

Bạn hãy xem, một người có thái độ tích cực, khi gặp khó khăn đều tự bảo mình những câu “phải làm thế này, phải giải quyết thế kia…” để họ có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề chứ không chỉ đổ thừa với bất kỳ lí do nào vì không giải quyết được, hoặc để đấy mặc mọi chuyện tiếp diễn ra sao.  

Bạn hãy học và thể hiện sự quyết đoán của mình, đấy là kỹ năng cần thiết và nó giúp bạn luôn có hiệu quả trong công việc.

Kỹ năng xây dựng các mối quan hệ

Du học là bạn có thêm nhiều mối quan hệ, sự va chạm với các nền văn hóa khác nhau. Nhưng thử tưởng tượng xem, bạn sống trong một môi trường mà không có một mối quan hệ tốt nào được xây dựng sẽ ra sao? Xét trong phạm vi nhỏ, ở lớp học mới, bạn ngồi một chỗ, giương mắt u buồn nhìn người khác mãi ư? Nơi sinh hoạt mới, bạn bị bỏ rơi kiểu như không ai biết đến sự tồn tại của mình. Bạn bị lạc trong một đám đông ở nơi xa lạ. Bạn sẽ giải quyết mọi chuyện như thế nào? Lúc này chẳng phải tốt nhất là bạn nên mở rộng các mối quan hệ hơn?

Vậy đấy! Xây dựng một mối quan hệ tốt là kỹ năng vô cùng cần thiết đối với mỗi người. Luôn luôn có lợi cho bạn trong mọi môt trường hợp. Hãy mở rộng các mối quan hệ hơn. Ngoài việc xây dựng sự liên kết từ bạn bè, còn có thể tận dụng những tiện ích mà xã hội thông tin ngày nay đem lại. Hãy liên kết Facebook, dùng Yahoo Messenger hay các công cụ chat khác để thăm hỏi mọi người theo một hướng tích cực, dừng đi quá sâu vào cuộc sống ảo. Chỉ cần bắt đầu từ những việc nhỏ và đơn giản nhất, bạn sẽ thấy lợi ích từ việc đầu tư vào những mối quan hệ.

Kỹ năng yêu thương chính mình
      
Ở lứa tuổi này, hầu như ai cũng có một chút vấn đề với lòng tự tin! Bạn không tự tin là do cái tôi của bạn chưa đủ mạnh mẽ, tức là bạn thiếu tình yêu dành cho bản thân mình. 

Vì vậy, hãy yêu thương mình vì những ưu điểm và cả khuyết điểm, và chấp nhận thực tế rằng bạn cũng như mọi người khác, đều không hoàn hảo. Như thế không có nghĩa là bạn không phải không học cách thay đổi để tốt lên, mà chi đơn giản là hãy mở rộng lòng hơn với bản thân, đừng tự chỉ trích, đừng quá khắt khe cho dù còn nhiều khiếm khuyết phải sửa đổi, học cách tha thứ cho những gì bạn cảm thấy mình thật tệ.

Bạn hãy nhớ phương châm này: “Yêu bản thân mình là khởi đầu của một tình cảm kéo dài cả cuộc đời”.

Kỹ năng chi tiêu, quản lý tiền bạc

Chắc hẳn bạn đã gặp tình huông như sau: Bạn nhìn thấy một vật gì đấy trong cửa hàng và thấy rằng vật này rất cần cho mình bỏ tiền ra mua ngay lúc ấy, nhưng sau đó một tuần hay một tháng chắc chắn bạn không còn nhớ đến chúng nữa nếu chúng – thật – sư - không – cần – thiết. Ham muốn có được những món đồ vật mà mình thích nhưng không thực sự cần thiết là thói quen “có hại cho túi tiền” của bạn.

Vì thế. Hãy tự lập bảng chi tiêu và tiết kiệm cho chính mình, bằng cách ghi chép cụ thể rõ ràng những món đồ thật sự cần đến, tự tính xem một tháng bạn cần chi khoảng bao nhiêu tiền và có thể để dành được bao nhiêu cho những trường hơp cần kíp. Chắc chắn bạn sẽ làm chủ được túi tiền của mình.