Lễ Tạ ơn (tiếng Anh: Thanksgiving) là một ngày lễ hằng năm tại Hoa Kỳ và Canada. Có ý nghĩa lúc đầu là tạ ơn Thiên Chúa đã cho sống no đủ và an lành.
Ngày và nơi diễn ra lễ Tạ ơn đầu tiên là chủ đề của một cuộc tranh cãi nhỏ. Mặc dù lễ Tạ ơn sớm nhất đã được kiểm chứng diễn ra vào ngày 8 tháng 9 năm 1565 tại khu vực ngày nay là Saint Augustine, Florida, nhưng "lễ Tạ ơn đầu tiên" theo truyền thống được coi là đã diễn ra tại khu vực thuộc thuộc địa Plymouth vào năm 1621.
Ngày nay, tại Hoa Kỳ, lễ Tạ ơn được tổ chức vào ngày thứ Năm lần thứ tư của tháng 11 vì thế ngày này có thể không phải là ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11 như nhiều người lầm tưởng (thí dụ năm 2012 có đến 5 ngày thứ năm). Tại Canada, nơi có cuộc thu hoạch sớm hơn, ngày lễ này được tổ chức vào ngày thứ Hai lần thứ hai của tháng 10.
Sự tích về ngày lễ tạ ơn
Vào khoảng thế kỷ 16-17, một tộc người thường được gọi là Pilgrim ở Anh bị hoàng đế lúc đó bắt cải đạo để theo tôn giáo của ông ta. Những người này không chấp nhận và bị giam vào tù. Sau khi giam một thời gian vị hoàng đế truyền họ lại và hỏi lần nữa, họ vẫn quyết không cải đạo. Hoàng đế không giam họ vào tù nữa mà nói với họ rằng nếu họ không theo điều kiện của ông ta thì họ phải rời khỏi nước Anh.
Những người Pilgrims rời khỏi Anh đến Hà Lan sinh sống nhưng họ sớm nhận ra mình không thể hoà nhập ở nơi này và lo sợ con cháu của họ sẽ bị mất gốc, một số nhóm người rời khỏi Hà Lan để đến Tân Thế Giới (Châu Mỹ) sinh sống. Những người Pilgrims đi trên một con thuyền tên là Mayflower, họ đặt chân đến Massachusetts khi đang mùa đông. Đói và lạnh, một nửa trong số họ không qua nổi mùa đông khắc nghiệt. Đến mùa xuân, họ may mắn gặp được những thổ dân da đỏ tốt bụng và cho họ ít lương thực. Người da đỏ dạy họ những cách sinh tồn ở vùng đất này như cách trồng hoa màu, săn bắt,... Khi người Pilgrims đã có thể tự lo cho bản thân được, họ tổ chức một buổi tiệc để tạ ơn Chúa Trời vì đã cho họ có thể sống đến ngày hôm nay, họ mời những người da đỏ và cùng nhau ăn uống vui vẻ. Từ đó về sau, hằng năm con cháu của người Pilgrims luôn tổ chức lễ tạ ơn để cám ơn cho những gì tốt đẹp đã đến với cuộc sống.
Tổ chức mừng lễ tạ ơn truyền thống
Lễ Tạ ơn thường được tổ chức với một buổi tiệc buổi tối cùng với gia đình và bạn bè. Tại Canada và Hoa Kỳ, nó là một ngày quan trọng để gia đình sum họp với nhau, và người ta thường đi xa để về với gia đình. Người ta thường được nghỉ bốn ngày cuối tuần cho ngày lễ này tại Hoa Kỳ: họ được nghỉ làm hay học vào ngày thứ Năm và thứ Sáu của tuần đó. Lễ Tạ ơn thường được tổ chức tại nhà, khác với ngày Lễ Độc lập Hoa Kỳ hay Giáng Sinh, những ngày lễ mà có nhiều tổ chức công cộng (như đốt pháo hoa hay đi hát dạo). Tại Canada, nó là một cuối tuần ba ngày, người ta thường được nghỉ vào ngày thứ Hai thứ nhì của tháng 10 mỗi năm.
Từ cuối thập niên 1930, mùa mua sắm cho Giáng Sinh tại Hoa Kỳ chính thức bắt đầu khi ngày Lễ Tạ ơn chấm dứt. Tại Thành phố New York, cuộc diễu hành Lễ Tạ ơn của Macy được tổ chức hằng năm vào ngày này tại Manhattan. Diễu hành thường có nhiều khán đài với nhiều chủ đề, có bong bóng lớn hình các nhân vật trên TV và các ban nhạc từ những trường trung học. Diễu hành này lúc nào cũng kết thúc với một Ông già Nôen. Có nhiều cuộc diễu hành khác tại nhiều thành phố khác.
Trong khi ngày thứ Sáu sau ngày Lễ Tạ ơn là ngày mua sắm đông nhất trong năm tại Hoa Kỳ, nhiều cửa hàng đã bắt đầu chào đón khách hàng với các món hàng cho mùa lễ ngay sau Halloween.
Bóng bầu dục (American football) thường là một phần quan trọng trong ngày Lễ Tạ ơn tại Hoa Kỳ cũng như tại Canada. Các đội chuyên nghiệp thường đấu nhau trong ngày này để khán giả có thể xem trên truyền hình. Thêm vào đó, nhiều đội banh trung học hay đại học cũng đấu nhau vào cuối tuần đó, thường với các đối thủ lâu năm.
Tại Hoa Kỳ, người ta thường tưởng nhớ đến một bữa ăn tổ chức trong năm 1621 giữa người da đỏ Wampanoag và nhóm Pilgrim đã di cư tại Massachusetts. Nhiều chi tiết của câu chuyện là truyền thuyết được đặt ra trong những năm 1890 và đầu thế kỷ 20 để tạo một biểu hiện sự đoàn kết quốc gia sau Nội chiến Hoa Kỳ cũng như để đồng hóa các người nhập cư.
Tại Canada, Lễ Tạ ơn là một cuối tuần ba ngày. Trong khi ngày Lễ Tạ ơn nằm vào ngày thứ Hai, người Canada có thể ăn buổi tiệc trong bất cứ ngày nào trong ba ngày cuối tuần đó. Việc này thường dẫn đến việc ăn một buổi tiệc với nhóm người này hôm này, rồi với nhóm khác hôm kia.
Lễ Tạ ơn gắn liền với các lễ hội ngày mùa thường được tổ chức ở châu Âu từ xưa. Lễ hội này đầu tiên tại Bắc Mỹ được tổ chức tại Newfoundland bởi Martin Frobisher và nhóm Thám hiểm Frobisher năm 1578, để mừng tạ Chúa đã cho sống sót, qua cuộc hành trình dài và nhiều bão tố từ Anh [3] Một lễ hội khác được tổ chức vào ngày 4 tháng 12, 1619 khi 38 người khai hoang từ giáo khu Berkeley xuống thuyền tại Virginia và tạ ơn Thượng đế. Trước đó, cũng có một buổi tiệc Tạ ơn tổ chức bởi Francisco Vásquez de Coronado (cùng với nhóm người da đỏ Teya) ngày 23 tháng 5 năm 1541 tại Texas, để ăn mừng việc họ tìm ra lương thực. Một số người cho rằng đây là cuộc tổ chức Tạ ơn thật sự đầu tiên tại Bắc Mỹ. Một sự kiện tương tự xảy ra một phần tư thế kỷ sau vào ngày 8 tháng 9 năm 1565 tại St. Augustine, Florida khi Pedro Menéndez de Avilés gặp đất liền; ông và những người trên thuyền đã tổ chức một buổi tiệc với người bản xứ.(Nguồn Wikipedia)
Sau khi rời Plymouth, những ngày đầu tiên, gió tốt yên lành.
Nhưng sau đó mây đen ùn ùn kéo tới từ phía Bắc.. Cơn giông bão bắt đầu.
Một trong những hành khách tên William Bradford bị ngọn khổng lồ sóng quét ra khỏi khoang tàu và được cứu như một phép lạ.
Ông là người thứ 13 ký tờ Mayflower Compact Act và cũng có mặt trong buổi lễ Tạ Ơn lần đầu.
Ông sinh 10 con và 82 cháu. Tưởng tượng nếu như ông buông tay và không được cứu sống thì sẽ không có hai ông tổng thống Bush và Roosevelt và Humphrey Bogart bởi vì các vị này là cháu chắt của John Howland và Elizabeth Tilley.