Type Here to Get Search Results !

Hanami: Ngắm hoa Đào


Hanami là một nét đẹp trong văn hóa Nhật Bản. Hana là hoa -mi là xem, nghĩa là xem hoa. Cũng được hiểu là ngày hội xem hoa nhưng chủ yếu là xem hoa đào. 

Theo nghiên cứu thì Hanami đã có từ 1200 năm trước. Thói quen về thẩm mỹ đã dẫn người Nhật tham dự nhiều cuộc lễ hội hết mình cùng với thiên nhiên. Về lễ hội hoa, thì có hội hoa đào vào mùa xuân, có hội hoa cúc vào mùa thu. Khi xem hoa đào thì có âm nhạc và thi ca. Trong các triều đại xưa nhờ Hanami mà tập trung được nhiều nhà thơ nổi tiếng, do đó thơ ca phát triển tột đỉnh.

Dưới thời vua Nara khi nói đến mùa xuân là nói đến hoa mai, đến thời Heian hoa đào trở thành biểu tượng của mùa xuân.
Trên đường từ Narita về thành phố, nhìn những hàng cây anh đào hai bên đường khô khốc, lặng ngắt câm nín trong buốt giá, cái háo hức ban đầu biến mất, nhường chỗ cho cảm giác se sắt đâu đó trong cõi lòng.

...Rồi những ngày tiếp theo vẫn là những ngày mưa lạnh. Và cũng thật bận rộn với công việc, nên lòng không nghĩ ngợi gì đến hoa đào nữa! Mãi đến những ngày cuối tuần thời tiết bắt đầu ấm dần lên. Trên truyền hình ngoài việc, dự báo thời tiết còn dự báo về tình hình hoa đào khi nào nở, nở ở đâu trên khắp quần đảo Nhật Bản. Năm nay theo như thông báo thì tại đền Yasukuni là nơi có hoa đào nở sớm nhất ở Tokyo. Chủ nhật đó tôi cùng người bạn “ khăn gói quả mướp” đến đền Yasukuni. Đó là lần đầu tiên tôi được diễm phúc hòa vào dòng người như bất tận dự lễ Hanami. 

Hanami là một nét đẹp trong văn hóa Nhật Bản. Hana là hoa -mi là xem, nghĩa là xem hoa. Cũng được hiểu là ngày hội xem hoa nhưng chủ yếu là xem hoa đào. 

Đặc tính của người Nhật là thường tìm thấy sự đồng cảm và cảm hứng trong cái đẹp của thiên nhiên. Họ tìm thấy nơi hoa đào một tính cách rất phù hợp với tâm hồn và tinh thần của người Nhật Bản. Nguồn gốc của lễ hội Hanami là dịp vui chơi của giới bình dân. Chính nông dân là người phát hiện cái đẹp của hoa anh đào đầu tiên. Mỗi năm trước khi vào vụ mùa, mọi người thường rủ nhau lên núi xem hoa, uống rượu, vui chơi… Ngày xưa người ta không gọi là Hanami mà là gọi là Yamami tức là xem hoa trên núi. Và hoa đào thời đó mọc tự nhiên trong núi rừng và rất đẹp, chứ chưa được trồng ở công viên như bây giờ. Vào thời Edo, người ta mới nghiên cứu chọn lọc loại hoa đào núi (Yamazakura) nào phù hợp để đem về trồng ở công viên, đường phố. Phổ biến nhất là loại hoa đào Somei- Yoshino có màu hồng nhạt.

Theo nghiên cứu thì Hanami đã có từ 1200 năm trước. Thói quen về thẩm mỹ đã dẫn người Nhật tham dự nhiều cuộc lễ hội hết mình cùng với thiên nhiên. Về lễ hội hoa, thì có hội hoa đào vào mùa xuân, có hội hoa cúc vào mùa thu. Khi xem hoa đào thì có âm nhạc và thi ca. Trong các triều đại xưa nhờ Hanami mà tập trung được nhiều nhà thơ nổi tiếng, do đó thơ ca phát triển tột đỉnh.

Dưới thời vua Nara khi nói đến mùa xuân là nói đến hoa mai, đến thời Heian hoa đào trở thành biểu tượng của mùa xuân.
Ngày nay, ngắm hoa đào là một phong tục lâu đời của người Nhật. Khi mùa hoa đào nở bất cứ ở đâu cũng có lễ hội Hanami suốt ngày đêm. Tất cả mọi tầng lớp dân chúng đều ngắm hoa theo cách riêng của mình. Dù là Hanami của Hoàng gia, quan chức hay của giới bình dân… thì cũng ngắm hoa đào, uống rượu, thưởng thức những món ăn truyền thống Nhật Bản…Tuy nhiên câu chuyện của từng nhóm thì được đưa đẩy khác nhau theo ngẫu hứng… Hanami là dịp để giao lưu, tiếp xúc thoải mái.

Chúng tôi đến Đền chiến sĩ Yasukuni, trước khi vào thưởng hoa trong đền phải băng qua khu vực ẩm thực phục vụ cho lễ hội ngắm hoa. Nơi đây chủ yếu bán các món ăn nhẹ theo lối truyền thống Nhật Bản, đặc biệt có cả kẹo tơ, kẹo yến thoòng và khoai lang nướng trên đá… gần giống với các món quà bình dị của VN. 

Bước vào cổng Torri thứ nhất là đã đến khu vực ngắm hoa đào. La liệt trước mắt là những đám đông đang ngồi tụ tập vui vầy trên những tấm bạt, tấm tatami…trải dưới đất. Bên dưới những tán hoa đào màu hồng nhạt vờn nhẹ trong gió, nổi bật lên trên nền trời trong xanh của mùa xuân, là cảnh tượng thật náo nhiệt của những người tham dự. Họ nhảy, ca hát vang trời, thi nhau tranh luận, cười cợt thả giàn… Tôi lấy làm ngạc nhiên khi thấy người Nhật vốn bình thản kín đáo, nay họ lại hết sức cởi mở, tự do trong ngày hội hoa đào như không còn là chính họ nữa. Phải chăng họ đang được giải thoát khỏi những ràng buộc, hệ lụy đời thường?

Qua cổng Torri thứ 2, theo tập tục trước khi vào đền, mọi người phải tẩy uế, tượng trưng cho sự thanh khiết nội tâm là rửa tay và súc miệng nơi một máng nước đặc biệt. Ngay khi mới vào cổng chính (Thần Môn) đã thấy rất nhiều cây hoa đào đang nở rộ trong khuôn viên đền. Có những cây đào cổ thụ ẩn chứa một sức sống mãnh liệt, không những bung những cánh hoa màu trắng đón gió trên những cành cao mà ngay cả nơi dưới gốc xù xì gần sát mặt đất cũng nứt mầm đơm hoa. Bên cạnh khu Kaikan có những cây hoa đào tươi thắm, được trồng xen kẽ với những cụm trà- mi cũng có sắc hồng, trông thật mỹ miều quyền quý.

Tuy cùng nền tảng văn hóa chung của các nước Đông Á nhưng người Nhật Bản, Việt Nam và Trung Quốc có những rung cảm khác nhau về hoa anh đào.

Người Nhật Bản cho rằng hoa anh đào tượng trưng cho mùa xuân rất giống với tính cách người Nhật. Vì đặc điểm của hoa anh đào là rơi xuống vào lúc nó đạt tới độ tươi đẹp nhất - nên được ví như tinh thần võ sĩ đạo, biết chết một cách cao đẹp, Nhật Bản có câu: Là hoa thì hãy là hoa đào/ Là người thì hãy là Samurai.

Hoa anh đào là một nguồn cảm hướng bất tận đối với các nhà thơ Nhật Bản. Với những vần Haiku khi nhắc đến hoa đào đã làm rung động mãi biết bao tâm hồn: Một cành đào đơn sơ/ Một buổi sáng đẹp trời/ Trang điểm một hồ sâu (Buson). Một cành hoa đơn sơ, một buổi sáng đẹp trời, một mặt nước trong vắt, là ba yếu tố hòa quyện cô đọng của cái đẹp thuần khiết. Thể hiện cái đẹp của niềm an lạc: Hoa đào đang rơi/ Tâm của người đàn ông/ Trở nên yên tỉnh lại (Koyuni)

Khi nhìn hoa đào rơi, đó là một biểu tượng sống động về sự vô thường trong cuộc sống thật bấp bênh và ngắn ngủi. Để từ đó biết quý trọng những giây phút của hiện tại. Ngắm hoa đào rơi sẽ mang đến sự yên tĩnh cho những tâm hồn dao động: Trước cành hoa đào/ Rộ đời hương sắc 
Nam mô hoa đào (Basho). Nam mô là nương tựa, là hướng về… Nhà thơ thiền Basho mà người Nhật gọi là: “Vị hành giả của cát bụi và ánh sáng” đã cúi đầu đảnh lễ hoa đào và tôn xưng hoa đào là Phật. Thật không một danh xưng nào cao cả hơn nữa.

Sau khi có dịp sống nguyên vẹn với một mùa hoa anh đào, trong tâm trí tôi cũng có đôi lần bừng tỉnh để ngộ ra một đôi điều về bản chất của cuộc sống. Như thánh Mahatma Gandhi nói: “Cái gì mà tuổi thơ ta đã có thì cái đó sẽ điều động ta suốt cuộc đời”. Như những cành hoa đào được đem đi trồng ở các nước khác để thể hiện sự bang giao, thì dù ở đâu, đến tháng 4 hàng năm cũng đua nhau nở và những cánh hoa vẫn nguyên màu và dáng vẻ của cố quốc Phù Tang. Còn tôi lặng ngắm hoa đào ở xứ người mà lòng dâng lên niềm thương nhớ quê nhà xứ Huế. Ước chi Đồi Vọng Cảnh trở thành một đồi mai vàng bên dòng Hương Giang; mỗi độ xuân về, hoa mai nở rộ, mảng màu vàng rực rỡ bên cạnh màu xanh ngọc bích của sông nước đẹp biết bao…Từng nụ hoa đào không rực rỡ, không ấn tượng nhưng một rừng hoa đào sao tuyệt vời đến thế!

Nhớ đến quê hương mình, từng nụ hoa mai tươi thắm rạng ngời nhưng sao chẳng bao giờ thấy được một mảng màu vàng rộng lớn, lộng lẫy để chan hòa với sắc nước, nền trời bát ngát bao la.

Phải chăng cách thưởng ngoạn hoa đào của người Nhật và cách thưởng ngoạn hoa mai của người mình khác nhau điểm đó nên con đường phát triển của hai dân tộc cũng khác nhau! 
Theo dulich.tuoitre.com.vn


Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.