Hoa Sala / Cannonball / Ayauma
Tên khoa học: Couroupita guianensis
Hoa Sala hay hoa Đầu Lân là một loại hoa mọc từ thân cây chứ không mọc từ cành hay ngọn như những loài hoa khác, hoa rất thơm nên được dùng trong mỹ phẫm và trong hương liệu.
Least Concern ( IUCN 2.3 )
Phân loại khoa học
Giới: Plantae Plantae
(Không xếp hạng): Angiosperms Thực vật hạt kín
(Không xếp hạng): Eudicots
(Không xếp hạng): Asterids
Bộ: Ericales
Họ: Lecythidaceae
Chi: Couroupita
Các loài: C. guianensis
Tên nhị thức
Couroupita guianensis
Aubl.
Nguồn gốc - Tên gọi
Tên Tha La phát nguyên do chữ của người Thuỷ Chân Lạp hay Khmer là “Schla", được người Việt đọc trại thành "Tha La", nó là vùng đất xưa nơi người Chân Lạp định cư, trước khi sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Vì là tên của người Khmer nên nó có âm thanh lạ tai của ngoại ngữ khi chúng ta dùng mà không mang nghĩa Việt ngữ nào hết. Nhưng nếu phải dịch từ ngữ "Schla" thí nó có nghĩa là trạm, trại, nhà lồng, nhà mát. Vùng Tha La ngày xưa là rừng rậm hoang vu, đã được quan quân và con dân chúa Nguyễn đến khai phá và định cư từ hơn 200 năm trước. Đất Tây Ninh cũng có nhiều chỗ cùng mang tên Tha La. Tại nhiều tỉnh khác như Châu Đốc, Trà Vinh, có đồng bào Khmer ở, cũng có nhiều địa danh Tha La nhưng nó không nổi tiếng như ThaLa Xóm Đạo của Trảng Bàng để rồi địa danh này được đưa luôn vào văn học và âm nhạc Việt Nam. Tha La theo dấu chân của Trảng Bàng khi thì vì Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh, có dạo thời Pháp thuộc Trảng Bàng bị sáp nhập vào Gia Định, rồi lại được tách riêng theo Tây Ninh thời đệ nhất VNCH, rồi Trảng Bàng lại bị chia cắt vào đất tỉnh mới là Hậu Nghĩa thời đệ nhị CH, rồi chính quyền hiện nay lại sát nhập Tha La, Trảng Bàng vào tỉnh Tây Ninh. Điều hiển nhiên mà nhiều người Tây Ninh hay Gò Dầu, Trảng Bàng cứ xem Tha La thuộc địa phận Tây Ninh vì sự gắn bó lịch sử từ nguyên thủy.
Đặc điểm
Sala có thể mọc cao lên đến 15m, tên khoa học là Couropita Guianensis, thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae). Hoa chỉ mọc từ thân chính, có màu cam lẫn đỏ thắm và hồng, và mọc thành chùm trên cọng dài có khi tới 3m. Quả to tròn màu xám (hình thù như trái đạn thần công nên tên tiếng Anh còn gọi là Canon-ball tree) có mùi hắc khó ngửi, muốn trồng thành cây phải đợi hạt bên trong thối đi mới nảy mầm, rồi bổ quả thối ra để lấy hạt trồng. Quá trình này diễn ra đúng theo quan niệm phồn thực về sinh, diệt và tái tạo trong Ấn Giáo. Ở Sài Gòn, có thể thấy một số cây sala trồng trong Chùa Già Lam, Thảo Cầm Viên, Tao Đàn, Khu du lịch Bình Quới … Trong văn chương, bài thơ Đây Tha La Xóm Đạo của Vũ Anh Khanh, mô tả một xóm đạo thuộc vùng nổi tiếng về “cây ngọt trái lành” ở Tây Ninh, cho thấy có sự giao thoa giữa các đạo Hindu, Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo ở một vùng đất vốn thuộc văn hóa Khmer.
Trái Sala lại không có ai ăn vì có mùi hơi khó ngữi . Trái thường được dùng theo kinh nghiệm dân gian như một loại vacine thiên nhiên cho gia cầm để ngăn ngừa dịch bệnh.
Phân bố
Cây có nguồn gốc Cannonball, các khu rừng nhiệt đới của miền đông bắc Nam Mỹ, đặc biệt là các lưu vực sông Amazon. Cây này được trồng trong các khu vườn nhiệt đới: Ấn Độ và Thái Lan.
Ý nghĩa - Biểu trưng
Hoa Sala cũng được coi là Thánh Hoa, hoa của Phật vì tương truyền rằng thái tử Siddhattha , tiền thân đức Phật Thích Ca được sinh hạ bên cây Sala tại vườn Lumbini Sala grove.
Lumbini ngày nay nằm bên trong lãnh thổ Nepal, cách biên giới Ấn Độ khoảng vài cây số.
Một điều rất thú vị là hoa Sala cũng là hình tượng cho Dharma - Phật pháp - biểu tượng của lòng nhân đức, bao dung, trung thành và sự thông thái.
Khi Đức phật về cỏi niết bàn, ngài chọn nơi tịnh là giữa hai cây Sala nên trong hầu hết những bức phù điêu về Sleeping Buddha, cây Sala cùng với hoa Sala đang nở rộ cũng thường đuợc chạm trổ kèm theo.
Các loại cây được trồng rộng rãi trong Shiva ngôi đền ở Ấn Độ . In Hindi it is called Shiv Kamal . Trong Tiếng Hin-ddi nó được gọi là Shiv Kamal. Nó được gọi là cây Nagalingam trong Tamil . Trong tiếng Bengali, nó được gọi là Nagkeshar. Những bông hoa được gọi là hoa Shivalinga trong Tiếng Hin-ddi; Nagalinga Pushpa ở Kannada ; Nagamalli Mallikarjuna hoa hoặc hoa trong tiếng Telugu . Hindu tôn trọng nó như một cây thiêng liêng bởi vì các cánh hoa của hoa giống với mui xe của Naga , một con rắn thiêng liêng, bảo vệ một Shiva linga , sự kỳ thị.
Tại Sri Lanka, Thái Lan và các nước Phật giáo khác, cây thường được trồng ở chùa.
Cây Sala trong Phật giáo
Như cây Bồ Đề trong Phật Giáo Đại Thừa, Sala thường trồng trong các sân chùa Nam Tông ở Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và một số chùa Khmer Nam Bộ. Tín đồ Hindu Giáo Ấn Độ cũng xem cây sala thiêng liêng và thường trồng nơi đền thờ thần Shiva. Do kết cấu cả chùm hoa trông giống rắn thần (naga), mỗi bông là đầu và miệng phùng mang che phần nhụy trung tâm có hình một lingam của thần Shiva và nhiều shivalingam nhỏ bao quanh, nên được gọi là Nagalingam hay “hoa Shivalingam”. Hình tượng này làm ta liên hệ đến con rắn hổ mang chín đầu bảo vệ Đức Phật trong lúc ngài ngồi nhập định 49 ngày dưới cội cây bồ đề. Hoa sala có mùi rất thơm, hương tỏa xa thanh thoát, được xem là loài hoa vô ưu hay ưu đàm. Sala nở rộ tượng trưng cho Phật Pháp (Dharma), và Đức Phật cuối cùng đã chọn giữa bóng hai cây này (song thọ) để nằm nghỉ và đi vào Niết Bàn.
Trong phù điêu nghệ thuật Phật Giáo thường mô tả thân mẫu Đức Phật là Hoàng Hậu Maya sinh nở trong vườn Lumbini, khi bà đưa cánh tay phải lên vịn cành hái một đóa hoa sala và đã hạ sinh Thái Tử Siddhartha. Hoa sala mọc từng chùm trực tiếp từ thân cây chứ không mọc từ cành hay ngọn như những loài hoa khác, khiến ta có thể lý giải về biểu tượng Đức Phật được sinh ra từ cạnh sườn của Hoàng Hậu Maya. Hình tượng nữ Yashi (Dạ xoa) thân thể với vẻ đẹp lý tưởng đầy gợi cảm, nàng đang đứng dưới bóng cây sala với bàn tay phải với lấy cành cây, thường thấy mô tả trong nghệ thuật điêu khắc cổ. Thuật ngữ salabhanjika nguyên thủy gắn bó với lễ hội phồn thực “hái hoa sala”, điêu khắc thể hiện những hình tượng đồng nhất người nữ với cây, nhất là cây hoa sala. Ở Ấn Độ, ngày nay cây sala vẫn được thờ cúng, đặc biệt với những cặp hiếm muộn.
Thuật ngữ “sala song thụ” trong tiếng Phạn nghĩa là sự kiên cố. Khi Phật nhập diệt, hai cây “sala song thụ” cũng như người, chúng đau buồn và lá đều biến thành màu trắng như một rừng chim hạc. Kinh Đại Bát Niết Bàn kể rằng trên đoạn đường cuối cùng trong chuyến vân du về Câu Thi Na (Kushinagara) cùng với A Nan Đa, vị thị giả của mình, Đức Phật bảo: “Này A Nan Đa, ta cảm thấy mệt mỏi quá và muốn nằm nghĩ, hãy trải tấm tọa cụ ra giữa hai cây sala, đầu hướng về phương Bắc”. Và khi Ngài nằm xuống thì hai cây sala bỗng nở hoa mặc dù lúc đó không phải là mùa ra hoa. Rồi những đóa hoa tươi thắm làm thành một cơn mưa hoa ngọt ngào, dịu mát như để tiễn đưa đấng Đạo Sư về với cảnh giới chân như muôn thuở.
Kinh Đại Bát Niết Bàn kể rằng trên đoạn đường cuối cùng trong chuyến vân du về Câu Thi Na (Kushinagara) cùng với A Nan Đa, vị thị giả của mình, Đức Phật bảo: “Này A Nan Đa, ta cảm thấy mệt mỏi quá và muốn nằm nghĩ, hãy trải tấm tọa cụ ra giữa hai cây sala, đầu hướng về phương Bắc”.
Và khi Ngài nằm xuống thì hai cây sala bỗng nở hoa mặc dù lúc đó không phải là mùa ra hoa. Rồi những đóa hoa tươi thắm làm thành một cơn mưa hoa ngọt ngào, dịu mát như để tiễn đưa đấng Đạo Sư về với cảnh giới chân như muôn thuở.
Ứng dụng trong y học
Cây Cannonball có chứa các chất kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và giảm đau. Các loại cây được sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh và đau bụng. Nước éptừ lá được dùng để chữa các bệnh ngoài da, và pháp sư của Nam Mỹ thậm chí còn sử dụng bộ phận của cây để điều trị bệnh sốt rét.
Trong văn chương
Bài thơ Đây Tha La Xóm Đạo của Vũ Anh Khanh, mô tả một xóm đạo thuộc vùng nổi tiếng về “cây ngọt trái lành” ở Tây Ninh, cho thấy có sự giao thoa giữa các đạo Hindu, Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo ở một vùng đất vốn thuộc văn hóa Khmer.
HẬN THA LANhạc: Sơn Thảo - Ý thơ Vũ Anh Khanh
Ðây Tha La Ðây xóm đạo tiêu điều
Cây buồn quanh hận thù dâng ai oán
Ðây mênh mông,Tha La buồn quạnh quẽ
Kìa rừng cây trái ngọt khách một dạo về thăm xóm
Hồn ngây ngất và buồn xưa lây lất
Nhìn hoa máu rưng sầu.
Ðây Tha La Ðây xóm đạo hoang tàn
Mây trời vây quanh màu tang khói lửa
Bao năm qua, Tha La còn chờ đó
Ðoàn người đi giết thù đã hẹn về từ dạo ấy
Lòng viễn khách, bồi hồi như thương tiếc
Mùa thu nắng hanh vàng.
Tha La ơi, xóm đạo ơi
Còn đâu nữa chiếc áo ngày xưa
Ðành khép kín, khoác vào bộ chiến y
Lòng hờn căm, một chiều xưa lửa dậy
Nghe não nùng chưa,Tha La sầu khuất biếc
Xóm đạo chắc hận thù.
Ðây Tha La Ðây xóm đạo yên lành
Nay còn Ðây một rừng xanh suối mát
Tha La ơi, khi nao giặc tan hết
Ngày vui xưa trở lại, khách sẽ hẹn về thăm xóm
Hồn lây lất, và buồn xưa chất ngất
Hận kia đến bao giờ.
THA LA XÓM ĐẠO Thơ Vũ Anh Khanh*********
Đây Tha La xóm đạo,
Có trái ngọt, cây lành.
Tôi về thăm một dạo,
Giữa mùa nắng vàng hanh,
Ngậm ngùi,Tha la bảo:
- Đây rừng xanh, rừng xanh,
Bụi đùn quanh ngõ vắng,
Khói đùn quanh nóc tranh,
Gió đùn quanh mây trắng,
Và lửa loạn xây thành.
Viễn khách ơi! Hãy dừng chân cho hỏi
Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng
Đây Tha La, một xóm đạo ven rừng.
Có trái ngọt, cây lành im bóng lá,
Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ
Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ!
Về chi đây! Khách hỡi! Có ai chờ?
Ai đưa đón?
Xin thưa, tôi lạc bước!
Không là duyên, không là bèo kiếp trước,
Không có ai chờ, đưa đón tôi đâu!
Rồi quạnh hiu, khách lặng lẽ cúi đầu,
Tìm hoa rụng lạc loài trên vệ cỏ.
Nghìn cánh hoa bay ngẩn ngơ trong gió
Gạo rưng rưng, nghìn hoa máu rưng rưng.
Nhìn hoa rơi, lòng khách bỗng bâng khuâng
Tha La hỏi: - Khách buồn nơi đây vắng?
- Không, tôi buồn vì mây trời đây trắng!
- Và khách buồn vì tiếng gió đang hờn?
Khách nhẹ cười, nghe gió nổi từng cơn.
Gió vun vút, gió rợn rùng, gió rít,
Bỗng đâu đây vẳng véo von tiếng địch:
- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Bao người đi thề chẳng trở lại nhà
Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn!
Tiếng địch càng cao, não nùng ai oán
Buồn trưa trưa, lây lất buồn trưa trưa
Buồn xưa xưa, ngây ngất buồn xưa xưa
Lòng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh
Khách rùng mình, ngẩn ngơ người hiu quạnh
- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Đây mênh mông xóm đạo với rừng già
Nắng lổ đổ rụng trên đầu viễn khách.
Khách bước nhẹ theo con đường đỏ quạch.
Gặp cụ già đang ngắm gió bâng khuâng
Đang đón mây xa... Khách bỗng ngại ngần:
- Kính thưa cụ, vì sao Tha La vắng?
Cụ ngạo nghễ cười rung rung râu trắng,
Nhẹ bảo chàng: "Em chẳng biết gì ư?
Bao năm qua khói loạn phủ mịt mù!
Người nước Việt ra đi vì nước Việt
Tha La vắng vì Tha La đã biết,
Thương giống nòi, đau đất nước lầm than".
***
Trời xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng
Ngày hiu quạnh. ờ...Ơ...Hơ... Tiếng hát,
Buồn như gió lượn, lạnh dài đôi khúc nhạc.
Tiếng hát rằng:
Tha La hận quốc thù,
Tha La buồn tiếng kiếm.
Não nùng chưa! Tha La nguyện hy sinh
ờ... Ơ... Hơ... Có một đám Chiên lành
Quỳ cạnh Chúa một chiều xưa lửa dậy
Quỳ cạnh chúa, đám Chiên lành run rẩy:
- Lạy đức Thánh Cha!
Lạy đức Thánh Mẹ!
Lạy đức Thánh Thần
Chúng con xin về cõi tục để làm dân...
Rồi... cởi trả áo tu,
Rồi... xếp kinh cầu nguyện
Rồi... nhẹ bước trở về trần...
Viễn khách ơi! Viễn khách ơi!
Người hãy ngừng chân,
Nghe Tha La kể, nhưng mà thôi khách nhé!
Đất đã chuyển rung lòng bao thế hệ
Trời Tha La vần vũ đám mây tang,
Vui gì đâu mà tâm sự?
Buồn làm chi cho bẽ bàng!
ờ... Ơ... Hơ...ờ... ơ Hơ... Tiếng hát;
Rung lành lạnh, ngân trầm đôi khúc nhạc,
Buồn tênh tênh, não lòng lắm khách ơi!
Tha La thương người viễn khách quá đi thôi!
***
Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trông nắng đổ
Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ.
Lá rừng cao vàng rụng lá rừng bay...
Giờ khách đi. Tha La nhắn câu này:
- Khi hết giặc, khách hãy về thăm nhé!
Hãy về thăm xóm đạo
Có trái ngọt cây lành
Tha La dâng ngàn hoa gạo
Và suối mát rừng xanh
Xem đám Chiên hiền thương áo trắng
Nghe trời đổi gió nhớ quanh quanh...
Bài hát
HẬN THA LA
(Nhạc Lời DZũng Chinh)
Đây suối rừng xanh đồn quanh
Đầy mây trắng nghìn hoa với cây lành
Còn gì viễn khách về đây chi hỡi người
Đất Việt giặc tràn lan
Biết Tha La hận căm
Nhẹ bước gặp cụ già, ngạo nghễ đang ngóng gió
Em chẳng biết gì ư ?
Cười run run râu trắng
Đã từ bao năm qua khói loạn phủ mịt mù
Nghe gió quạnh hiu, ngừoi ơi còn ai biết gì vui đễ tâm tình
Còn làm đất đá chuyển rung bao thế hệ có từng đoàn người trai
Biết bao nhiêu người đi, thề chẳng trở lại nhà, mà giờ nay đã chết!
Nghe gió rít từng cơn, buồn trưa trưa lây lất
và buồn xưa xưa ngây ngất lòng càng não nùng
Khách về chi đây, nghe tiếng hát khách hận gió lay buồn
Tiếng hờn ai oán, cời ra áo một chiều thu lửa dậy
Nghe não nùng chưa,
Tha La buồn tiên kiếp, Tha La giận mùa thu
Ôi khi hết giặc xong
Hãy về thăm Tha La có trái ngọt cây lành
Cây lá ngẩn ngơ nằm trên nghìn hoa máu làm hoen cả ven rừng
Lòng người viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh với rừng già mong manh
Đám mây tan phủ quanh, trời tối về nghẹn ngàn hàng
Lạnh dài đôi khúc hát
Vang giữa chiến trường xa, giặc đang gieo tang tóc
Từng đoàn trai ra đi đã thề chẳng về nhà
Tản mạn về Sala
Chúng ta không đủ tài liệu để biết Tha La có tham gia phong trào Cần Vương và Văn Thân chống Pháp hay không, nhưng chắc chắn vào mùa Thu năm 1945, thanh niên Tha La, nhất là thành phần trí thức đã tích cực tham gia phong trào kháng chiến ở đất Nam Kỳ. Và chính thời điểm nầy, nhà thơ Vũ Anh Khanh cũng gia nhập đi theo phong trào kháng chiến, ông đã làm bài thơ để đời, trong đó có những câu cho thấy rằng người Tha La đã đặt tình yêu quê hương tổ quốc lên trên hết:
"Trời xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng
Ngày hiu quạnh. ờ...Ơ...Hơ... Tiếng hát,
Buồn như gió lượn, lạnh dài đôi khúc nhạc.
Tiếng hát rằng:
Tha La hận quốc thù
Tha La hận quốc nhục
Tha La buồn viễn kiến .
Não nùng chưa! Tha La nguyện hy sinh..."
Pháp là ân nhân của nền đạo, nhưng lại là kẻ thù của dân tộc. Dù phải chọn lựa khó khăn, thanh niên Tha La đã dứt khoát ra đi kháng chiến, bỏ lại ngôi nhà thờ hoang vắng. Tha La đã trở thành một trong những địa bàn của Đoàn Thanh Niên Tiền Phong. Đặc biệt, không phải chỉ có dân thường mà cả những vị tu sĩ cũng tạm xếp áo dòng để vô bưng, ví dụ trường hợp của linh mục Nguyễn Bá Kính ra đi năm 1946.(Việt Hải)
Have you ever thought about publishing an e-book or guest
Trả lờiXóaauthoring on other blogs? I have a blog based on the same subjects you discuss and would love to have you
share some stories/information. I know my viewers would enjoy your work.
If you're even remotely interested, feel free to shoot me an e mail.
Feel free to visit my web blog - learn more ()