NGUỒN GỐC TÊN GỌI
Tên khoa học : Gladiolus x Gandavensis Van Houte. Gladiokus communis L. (họ Iridacaea).
Cây lai ơn (từ tiếng Latinh , các nhỏ bé của gladius, một thanh kiếm ) là một chi của cây lâu năm củ thực vật có hoa trong gia đình mống mắt ( Iridaceae ).Đôi khi gọi là lily thanh kiếm, nhiều nhất sử dụng rộng rãi tiếng Anh tên gọi chung cho loài cây này chỉ đơn giản là cây lay ơn (gladioli số nhiều, hoặc đôi khi gladioluses gladiolas).
Cây lai ơn (từ tiếng Latinh , các nhỏ bé của gladius, một thanh kiếm ) là một chi của cây lâu năm củ thực vật có hoa trong gia đình mống mắt ( Iridaceae ).Đôi khi gọi là lily thanh kiếm, nhiều nhất sử dụng rộng rãi tiếng Anh tên gọi chung cho loài cây này chỉ đơn giản là cây lay ơn (gladioli số nhiều, hoặc đôi khi gladioluses gladiolas).
Chi Lay ơn hay Chi Lay dơn (danh pháp khoa học: Gladiolus, phiên âm từ tiếng Pháp Glaïeul; từ dạng giảm nhẹ của tiếng Latinh: gladius - cây kiếm) là một chi hoa trưng biện khá phổ thông tại nhiều nước, được phương Tây đem sang phổ biến tại Việt Nam. Thân dài như cây kiếm nhỏ, có hoa (nhiều màu nhưng thường là mầu đỏ hay hồng) nở dọc theo thân cây.
PHÂN LOẠI
Giới (regnum): Plantae(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng) Eudicots
Bộ (ordo): Asparagales Măng tây
Họ (familia): Iridaceae
Phân họ: Ixioideae
Chi (genus): Gladiolus Cây lai ơn
Tông: Ixieae
L.
GIỐNG LOÀI
Chi này có khoảng 260 loài, phần lớn xuất phát từ châu Phi (163 loài từ Nam Phi[1]). Các chi Oenostachys, Homoglossum, Anomalesia và Acidanthera, theo truyền thống coi là các chi độc lập, hiện tại được gộp trong chi GladiolusChi"Lay ơn" có khoảng 260 loài, trong đó 250 loài có nguồn gốc từ vùng châu Phi hạ Sahara, phần lớn xuất xứ từ Nam Phi. Khoảng 10 loài có xuất xứ Âu-Á. Có 160 loài lay ơn đặc hữu của Nam Phi và 76 loài ở vùng nhiệt đới châu Phi. Các loài đa dạng, từ kích thước rất nhỏ đến khổng lồ, thường thấy trong thương mại.
Giống Glayơn trước đây gồm có:
Màu trắng: Maria Goretti, Princesse Des Neiges
Màu vàng: Gold Dust, Hopman’s Glory , Vinks Glory
Màu đỏ: Johan Van, Pride of holland, Sans Souci, Cardinal Spellman, Hawaii, Johan Strauss
Màu hồng: Spic An Span, Alfrel Nobel, Jenny Lind, Pricardie.
Màu tím: Gustave Mahier, Mabel Violet, Memorial Day.
Các loại khác; Polygone, Benares, Pactuolus, Gratia, Abu Hassan.
Những giống Glayơn nhập nội từ 1990 (chủ yếu từ Hà lan):
Màu vàng: Marrakesch.
Màu đỏ: Dunkel Rot, Mozambique
Màu tím: Bleu-violet
Màu hồng: Bono’s Memory, Glorianda,
Danh sách Các loài của Gladiolus
Xem bài viết Các loài của Gladiolus
Ý nghĩa
Cuộc họp vui vẻ và lời hẹn cho ngày mai
Xuất xứ
Hoa Glayơn có nguồn gốc từ Trung Au, Tây Á và Nam phi, được trồng trọt nhiều ở Đà Lạt vào khoảng năm 1955. Giống được nhập từ Hà Lan nhưng phải thông qua Pháp mới được đưa trực tiếp về Đà Lạt. Vùng sản xuất nhiều hoa Glayơn của Đà Lạt là Trường Sơn – Xuân trường, Xuân thọ, Tự phước, Sào nam – Phường 11, Thái phiên – Phường 12 và còn rải rác ở nhiều địa phương khác trong thành phố.
Tuy có nhập thêm những giống mới với những màu sắc phong phú hơn nhưng trong canh tác và trên thị trường tiêu thụ vẫn ưa chuộng giống hoa Glayơn đỏ đậm đã có trước đây (còn gọi là Glayơn đô).
Hoa Glayơn có thể trồng quanh năm ở Đà Lạt nhưng không thể trồng lặp 2 vụ liên tiếp. Hàng năm Đà Lạt cung cấp cho thị trường tiêu dùng trong nước khoảng 1,5 – 2 triệu cành hoa Glayơn.
Đặc điểm
Các loài thảo mộc quyến rũ sống lưu niên này là bán chịu hạn tại các vùng có khí hậu ôn hòa. Chúng phát triển từ thân hình tròn, đối xứng, bao xung quanh bằng các lớp vỏ màu hơi nâu, và có thớ sợi. Thân cây nói chung không có nhánh, chỉ có từ 1-9 lá nhỏ hình lưỡi kiếm, có gân sọc viền ngoài và được bao trong vỏ bọc ngoài. Lá thấp nhất là lá mầm. Phiến lá có thể phẳng hoặc có hình chữ thập.
Các cụm hoa thơm ngát gồm những bông hoa lớn, lưỡng tính xếp thành một phía, có 2 lá bắc màu xanh, dai, mọc đối diện nhau. Đài hoa và cánh hoa hầu có vẻ ngoài giống nhau. Chúng hợp nhất tại đế thành một cấu trúc hình ống và được gọi chung là lá đài. Lá đài sống lưng là lớn nhất, bao quanh 3 nhị. 3 lá đài ở ngoài có kích thước nhỏ hơn. Bao hoa có dạng hình phễu, gắn với nhị ở đáy. Vòi nhụy có 3 nhánh dạng chỉ, hình thìa, mỗi nhánh trải rộng về phía đỉnh.
Bầu nhụy là dạng quả nang 3 ngăn hình thuôn hoặc hình cầu, chứa nhiều hạt có lông màu nâu và nứt theo chiều dọc. Tại tâm của chúng là cấu trúc dễ thấy giống như cục nhỏ đặc trưng, là hạt thật sự không có lớp vỏ bọc mịn. Tại một số hạt cấu trúc này bị nhăn và có màu đen. Những hạt như vậy không thể nảy mầm.
Những bông hoa này có màu sắc rất đa dạng, từ hồng đến hơi đỏ, tía với các đốm trắng tương phản, từ trắng đến màu kem hoặc từ cam đến đỏ.
Những loài ở châu Phi nguyên thủy được thụ phấn nhờ các loài ong có tên là anthrophorine, nhưng có vài sự thay đổi diễn ra trong quá trình thụ phấn, đã cho phép sự thụ phấn nhờ chim hút mật, bướm, sâu bướm, ruồi và nhiều loài khác.
Lay ơn là thức ăn cho ấu trùng của bộ Lepidoptera, bao gồm cả bướm cánh sau vàng lớn (Noctua pronuba).
Lay ơn được lai ghép rất phổ biến, phục vụ cho việc trang trí vì có màu sắc rất phong phú. Những nhóm được ghép thông qua sự thụ phấn chéo giữa 4 hoặc 5 loài, tiếp theo là bằng chọn lọc, theo các tiêu chuẩn: Grandiflorus (tức là độ lớn của hoa, theo nghĩa La tinh), Primuline (màu sắc có chứa vòng benzothiazole, còn được biết tới như là Direct Yellow 7, Carnotine hoặc C.I. 49010) và Nanus (đặc tính lùn do di truyền). Chúng tạo ra những bông hoa được cắt tỉa rất tốt. Tuy nhiên, do chiều cao, cây trồng thường hay bị đổ rạp khi có gió lớn.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Hoa Glayơn
1. Giống :
Củ giống có kích thước tối thiểu 3cm, bắt đầu ra rễ, không bị bệnh hại trên củ. Số lượng củ giống được dùng trên 200 m2: 5000 củ.
2.Đất trồng hoa glaieul :
Hoa glaieul thích hợp khi trồng trên loại đất thịt nhẹ. có độ thông thoáng cao, giữ nhiệt, giữ ẩm tốt. Đất thường được làm, và xử lý kỹ trước khi tiến hành trồng.
3.Chế độ phân bón tính cho 1000m2
Lượng NPK (kg nguyên chất/ha) 75:50:75.
· Dùng khi bón lót :Phân chuồng 8 m3, không dùng phân cá; Vôi : 200 kg
· Giai đoạn khi bón thúc: bón phân theo tỷ lệ nguyên chất N:P:K (7.5:5.0:7.5).
· Giai đoạn xăm mồi 15 ngày sau khi trồng :Urê 3 kg; NPK (15:15:20) 3kg; DAP 5 kg; K2SO4 5 kg.
· Giai đoạn bón thúc 30 - 45 ngày sau khi trồng: Urê : 6 kg; NPK : 6 kg; DAP : 5 kg; K2SO4 : 7 kg.
Ngoài ra nên sử dụng phân vi khoáng và các loại phân qua lá để giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tương đối tốt.
4. Các loại sâu, bệnh hại chính của cây hoa glaieul và cách phòng trừ :
Nhìn chung cây hoa glaieul nếu chúng ta tiến hành phòng trừ, sâu bệnh tốt thì tình hình sâu, bệnh của cây là không đáng kể. Nên phun phòng các loại thuốc đặt trị theo liều lượng khuyến cáo và theo định kỳ.Tuy nhiên cũng có những trường hợp do điều kiện của thời tiết làm cho cây bị sâu, bệnh xâm nhập thì cần tiến hành xử lý ngay, tuỳ theo từng đối tượng sâu, bệnh khác.
Thông thường có thể bị các loại sâu, bệnh sau đây xâm nhập phá hoại.
+ Đốm lá : Pleospoaherbarum: dùng Daconil 500 sc
+ Bệnh gĩ sắt : Puccini gladioli: dùng Bayfidan 250 Ec
+ Bệnh thối củ : Stromatinia gladioli: dùng Rovral
+ Bệnh đốm vàng : Alternaria fasiculate : dùng Ridomyl Mz72BTN
Các loại thuốc trên chỉ dùng theo liều lượng khuyến cáo.
5. Chế độ chăm sóc :
Áp dụng chế độ chăm sóc bình thường và theo định kỳ. Các loại thuốc bảo vệ thực vật được dùng theo liều lượng chỉ dẫn và thực hiện định kỳ 10 ngày/lần.
Một số hình ảnh về Hoa Glayơn
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.