Type Here to Get Search Results !

Tự tôn


Có một thanh niên từ Sài gòn về quê.

Gần tới cuối làng, thì thình lình bị bể bánh, anh đành phải dừng lại để thay bánh khác.

Lấy đâu ra chỗ vá xe. Anh đành thay bánh khác để chạy xe về nhà. Vì trời tối, nên anh không thể tìm được hết các con ốc đã tháo ra.

Cùng lúc ấy có một cậu bé đi ngang qua, thấy chuyện đứng lại nhìn, nó lễ phép chào Thầy, và tiếp sau đó là một chuỗi những câu hỏi, trong khi quan sát anh làm việc.

Lúc bối rối không biết làm thế nào để thay bánh xe mới vì không có ốc, cậu bé đề nghị là hãy tháo mỗi bánh xe còn lại một con ốc, như thế anh sẽ có ba con ốc để lắp vào các bánh xe, rồi chạy về nhà, vì đường về nhà dòng cũng không còn xa lắm.

Anh cảm thấy bực mình. Vì là một kỹ sư, một chuyên gia sửa chưa ô tô ở Sài gòn lại không biết gì sao. Nhưng vì không biết xoay sở làm sao, nên đành phải suy nghĩ lời của cầu bé, và làm theo.
Người ta có lý do chính đáng để dựa vào kiến thức, tài năng học được. Nhưng lại nguy hiểm khi chỉ dựa vào chính mình, cho đó là nhất, rồi coi thường khả năng người khác.
Khi dựa vào mình thái quá sẽ dễ bị chạm bị ái, sợ bẽ mặt, sợ thua thiệt.
Hậu quả của kiêu căng tự phụ là huỷ diệt. Hình ảnh Lucifer, Ađam Evà vẫn còn được nhắc lại để làm gương.
Người ta tự ái, vì nghĩ đến chính mình. Dĩ nhiên phải tự trọng, phải yêu mình, nhưng lại coi đó là chuẩn mực, rồi chê bai, phê phán người khác.
Người ta ích kỷ, vì chỉ nghĩ đến bản thân. Muốn người khác tôn vinh, phục vụ, quy phục mình, mà Blaise Pascal cho là cái tôi đáng ghét. Nhưng là cái tôi của người khác thì đáng ghét, còn cái tôi của mình thì đáng yêu.
Đức Khổng Tử khuyên: “Tai cần nghe cho nhiều, nhưng điều gì còn nghi ngờ thì gác lại, chớ nên nói. Điều gì chắc chắn mới nên nói, mà nói thì phải nói cho thận trọng, như vậy sẽ tránh được nhiều oán trách.
Mắt cần phải thấy cho rộng, nhưng việc gì còn bấp bênh thì hãy bỏ đi, đừng liều lĩnh. Việc gì đích xác mới nên làm, và phải làm cho dè dặt, như vậy ít hối hận”.
Con người rất hạn hữu, những hiểu biết của mình thật bé nhỏ, như hạt cát ở giữa đại dương.
Người khiêm tốn luôn được người khác đón nhận, quý mến giúp đỡ. Còn kẻ kiêu căng bị người khác xa lánh, chê cười.
Người khiêm tốn giống người con ngoan hiền hiếu thảo dễ thương. Còn kẻ kiêu căng giống người con ngỗ nghịch, hỗn lão, ngang ngược, đáng ghét.
Người khiêm tốn giống như cây xanh mơn mởn tạo nhiều bóng mát, còn kẻ kiêu căng giống cây già khô héo, khiến người ta muốn chặt đem đốt đi để thay thế cây khác. Người khiêm tốn giống như dòng nước mát khiến người ta chú ý, kín lấy đưa về. Còn kẻ kiêu căng giống thùng nước sôi làm người ta tránh xa để khỏi bị bỏng.
Người khiêm tốn giống như ánh trăng dịu mát làm hồn người nhẹ nhõm. Còn kẻ kiêu căng giống ánh nắng giữa trưa hè thiêu đốt khiến người ta phải khiếp sợ.
Người khiêm tốn giống những đám mây làm dịu mát da thịt. Còn kẻ kiêu căng giống như cơn giông tố kéo đến làm ta phải tránh xa, đề phòng.
Khiên tốn và kiêu căng, hai hình ảnh tương phản và đối nghịch nhau.
Một bên đại diện cho sự triển nở và thăng hoa, bên kia là rụi tàn, huỷ diệt.
Một bên là sức sống dồi dào, bên kia là sức lực suy giảm.
Một bên là hạnh phúc bình yên, bên kia là bất ổn lo âu.
Một bên là tin tưởng cộng tác, bên kia là nghi ngờ, đối phó.
Một bên là bác ái vị tha, bên kia là keo kiệt, vị kỷ.
Một bên là bao dung quảng đại, bên kia là quá khích, cố chấp.
Một bên là hào phóng, cho đi, bên kia là tính toán, góp về.
Kiêu căng tự phụ, con đường nhanh nhất đưa đến thất bại và huỷ diệt.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.