Là người tiêu dùng, đặc biệt là người sử dụng máy giặt hàng ngày, không ai muốn những vật dụng đó mau hỏng. Ngoài các lý do về kỹ thuật, những thói quen "không tốt" đôi khi " làm giảm tuổi thọ của máy giặt nhanh chóng. "Của bền tại người", hãy là người tiêu dùng thông thái trong chính ngôi nhà của bạn, và bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất, và tránh những thiệt hại không đáng có.
1. Giặt quần áo vượt quá khối lượng giặt
Máy giặt có một khối lượng giặt nhất định. Một số người dùng cố nhồi nhét thật nhiều quần áo vào trong một lần giặt. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến động cơ của máy, có thể dẫn đến hao mòn hệ thống dây cu-roa và vòng bi của máy.
Bạn nên giặt quần áo theo khối lượng giặt đã ghi rõ trên vỏ máy hoặc trong hướng dẫn sử dụng.
2. Không lấy quần áo ra khỏi máy sau khi giặt
Nhiều người dùng có thói quen không lấy quần áo ra khỏi máy sau khi giặt. Để quần áo còn ướt nằm trong máy một thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra mùi hôi khó chịu cho lồng giặt và quần áo.
Nếu bạn không có thời gian phơi quần áo ngay, có thể cho quần áo vào chiếc giỏ nhựa rồi để ở khu vực thông thoáng. Hoặc ít nhất bạn phải mở cửa máy giặt sau khi máy đã giặt xong quần áo.
3. Không kéo dây khoá quần trong khi giặt
Một trong những thói quen có thể ảnh hưởng đến sự vận hành của máy đó là vẫn để mở dây kéo khoá quần. Khi đang giặt giũ, dây khoá kéo có thể bị mắc vào trong các lỗ trống bên trong lồng giặt. Ngoài ra khoá kéo quần còn có thể gây nên những vết xước trên cánh cửa máy giặt làm mất thẫm mỹ.
Trước khi giặt giũ bạn nên kiểm tra và đảm bảo tất cả khoá quần đều đã được kéo lên.
4. Giặt đồ lót có móc khoá
Các loại đồ lót của phụ nữ được thiết kế tỉ mỉ và trang bị một vài móc khoá nhỏ. Đó là những chi tiết thô cứng có thể gây phá huỷ lồng giặt trong quá trình máy vận hành.
Bạn có thể giặt tay các loại đồ lót này hoặc trang bị thêm túi giặt để bảo vệ quần áo và lồng giặt. Vỏ gối cũ cũng có thể làm túi giặt rất hiệu quả.
5. Sử dụng quá nhiều chất giặt tẩy
Nhiều người dùng có quan niệm sai lầm rằng sử dụng thật nhiều chất giặt tẩy để quần áo được sạch hơn. Thực ra thói quen này để lại một lượng lớn cặn bột giặt ở trong lồng giặt. Bảng điều khiển trên máy giặt cũng rất dễ hư hại nếu tiếp xúc phải chất tẩy hoặc cặn bột giặt.
Nếu phải sử dụng các chất giặt tẩy bạn nên đọc kỹ liều lượng trong hướng dẫn sử dụng.
6. Bỏ quên tiền xu trong quần áo
Tiền xu là một vật kim loại gây ra nhiều tác hại cho máy giặt. Tiền xu đôi khi bị chính bạn bỏ quên trong túi quần hoặc túi áo. Khi vào trong máy giặt, lúc máy vận hành sẽ gây ra nhiều va đập giữa tiền xu, cánh cửa máy giặt và lồng giặt. Lực va đập sẽ gây ra nhiều hỏng hóc hơn cả móc kéo khoá quần.
7. Cắm điện máy giặt ngay cả khi không dùng
Thông thường bạn ít khi rút phích cắm máy giặt ngay cả khi không sử dụng tới nó. Nếu dòng điện tăng giảm bất ngờ sẽ gây tổn hại tới các mạch điện bên trong và làm tan chảy những thành phần làm bằng nhựa trong bộ vi xử lý của máy.
Nên bảo vệ các thiết bị gia dụng đắt tiền như máy giặt bằng hệ thống ổn định điện áp. Nên rút phích cắm điện máy giặt khi không dùng nữa.
8. Giặt quần áo với nước lạnh
Vì mục đích tiết kiệm điện năng mà một số người dùng máy giặt thường giặt quần áo với nước lạnh. Thói quen này giúp tiết kiệm chi phí điện hằng tháng, giảm thiểu sự co rút và phai màu quần áo. Tuy nhiên, nếu máy giặt thường xuyên được thực hiện chu kỳ bảo trì với nước nóng, máy giặt sẽ vận hành tốt hơn và làm quần áo có mùi dễ chịu hơn.
Lưu ý: Bạn có bảo trì máy giặt thường xuyên bằng cách cho nước nóng vào trong máy giặt nếu máy không có sẵn chế độ nước nóng, thêm một ít giấm ăn rồi khởi động cho máy chạy đúng một chu kỳ giặt bình thường. Cách làm này giúp loại bỏ cặn bột giặt tích tụ lâu ngày trong lồng giặt.
oh... Bài viết đã cung cấp cho mình những kiến thức hữu ích, trước đế giờ mình thường không để ý đến việc kéo dây khoá quần trong khi giặt. Bài viết rát hay và bổ ích, mk không liên quan chứ mình đang bị bọng mỡ mắt dưới và muốn khắc phục nó, ai biết bí quyết gì không có thể chia sẻ cho mình thêm kiến thức với.
Trả lờiXóa