Type Here to Get Search Results !

Hung Thổ Trạch

Thổ theo Hán-Việt tự điển của cụ Đào Duy Anh là đất. Trạch là nhà ở. Thổ trạch là miếng đất xây dựng nhà ở. Ở đây chúng tôi chỉ bàn về miếng đất tốt - xấu theo phong thủy để cất nhà ở và luận bàn trên phương diện khoa học kiến trúc.

Thổ trạch có hình dáng đẹp, ở vị trí tốt , địa lợi thì chủ nhân ăn nên làm ra, gia đình tốt đẹp, may mắn.

Và ngược lại, nếu thổ trạch nằm vị trí, hình dáng, hướng xấu thì gia đình gặp bao điều tại hại. Như vậy thử luận bàn về những điều kiêng kỵ khi lựa chọn thổ trạch có liên quan gì đến khoa học-kiến trúc không ?



* Các kiểu hung thổ trạch (miếng đất không hợp phong thủy)

Miếng đất hình thang mà cạnh lớn bên ngoài, cạnh nhỏ bên trong hoặc đầu voi đuôi chuột, hình tam giác mà dân gian thường gọi là tóp hậu thì có kiêng kỵ. Nhưng miếng đất này là hung thổ trạch, địa khí khó ngưng tụ nên khó ở và xây cất nhà cửa , chủ nhân ít gặp may mắn.

Đó là theo quan điểm phong thủy. Nhưng cũng có cách chế hóa biến xấu thành tốt. Nếu miếng đất này có bề ngang trước rộng trên 7 m ở chốn thị thành như TP.HCM chẳng hạn, thì có thể tận dụng thiết kế mặt bằng thành nhà ở vuông vắn. Còn phía không vuông vắn làm nơi cho thuê sinh thêm lợi nhuận cho chủ nhân.

Miếng đất mà phía trước có núi lớn (tương tự như ở thành phố phía trước có nhà cao tầng) theo phong thủy thì không tốt, không nên xây dựng nhà cửa, vì theo quan điểm khoa học thì do núi lớn (nhà cao tầng) che chắn hết gió (phong) nên không tốt.

Nhưng nếu ở đô thị lớn nhà cao tầng phía trước là khách sạn, nhà hàng, phía bên này buôn bán thì qủa đây là địa lợi, với điều kiên đây là miếng đất mặt tiền.

Hình dáng con đường cũng ảnh hưởng đến thổ trạch, nhưng thổ trạch có con đường đâm thẳng vào miếng đất, hay có con đường hình chữ đinh (T) thì không tốt, không có lợi cho chủ nhân.

Theo quy hoạch kiến trúc, những vị trí này dễ bị giải tỏa phóng đường, làm đường nối dài như chúng ta đã thấy những con đường ở TP.HCM: đường Cao Thắng nối dài; đường Lê Hồng Phong nối dài … Nhưng những vị trí này lại hợp cho thương mại vì dễ đập vào mằt người đi đường.

Nếu trước nhà có dòng sông lõm vào thì vị trí này không nên cất nhà. Một lý do đơn giản là do dòng sông của sông xói khóet vào đất nên miếng đất này dễ bị xói lở mà dân gian có câu “ Đất bồi thì ở, đất lở Thì đi “

Nếu bên phải miếng đất có cây cầu, thì địa thế này không tốt, xây dựng nhà ở đây sẽ gặp tai nạn giao thông . Theo quy hoạch giao thông, chiều lưu thông thường bên phải, nên xe từ nhà ra nếu rẽ phải mà không cẩn thận dễ va chạm nguy hiểm đấn tính mạng.

Đất có đường cong hướng vào trong nhà là hung thổ trạch. Điếu này cũng dễ hiệu là do thiết kế mặt bằng phải tránh lực ly tâm nên xe cộ ít dừng, buôn bán, ít có khách hàng, khó khăn.

Đất ở gần chùa, miếu mạo trong vòng vài trăm buớc chân thì địa khí khó ngưng tụ, mảnh đất này nếu cất nhà, chỉ hợp cho người già an dưỡng, không thích hợp để làm các lọai hình khác.

Đất đai gần mồ mả, nghĩa địa cũng không tốt để xây cất nhà cửa vì âm khí ở đây mạnh mẽ lấn át Dương khí làm chủ nhân ngày một thêm lụn bại, hao tài tiền của, bệnh tật.

Theo khoa học là do ở gần nghĩa địa, không khí, nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng do tử thi phân hủy. Nếu ăn ở gần bên chẳng khác nào hấp thụ âm khí mỗi ngày làm sức khỏe ngày càng giảm sút, lâu ngày sinh bệt tật, ốm đau, không còn sức khỏe để làm ăn.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.