Type Here to Get Search Results !

Những Quan Niệm Sai Lầm Về Nước

Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.

Bên cạnh nước "thông thường" còn có nước nặng và nước siêu nặng. Ở các loại nước này, các nguyên tử hiđrô bình thường được thay thế bởi các đồng vị đơteri và triti. Nước nặng có tính chất vật lý (điểm nóng chảy cao hơn, nhiệt độ sôi cao hơn, khối lượng riêng cao hơn) và hóa học khác với nước thường.

Nguồn nước là vô tận. Nước chiếm 3/4 bề mặt trái đất nên ta thường nói “nhiều như nước”. Nhưng để phục vụ cho sinh hoạt thì chỉ có khoảng 1% là nước sạch, còn 27% là nước nhiễm mặn và khoảng 2% là nước đóng băng.

Tất cả nước trên trái đất đều “quanh quẩn” trong một vòng tuần hoàn, chẳng hề có thêm nguồn nước “mới” nào cả. Chúng ta vẫn đang sử dụng đi sử dụng lại cùng một nguồn nước đã dùng từ hàng triệu năm trước đây.


Nước đun sôi là sạch. Việc đun sôi chỉ giúp diệt vi khuẩn có trong nước chứ không có tác dụng tiêu hủy một số hợp chất của các kim loại nặng như chì, thủy ngân hay các gốc acid như nitrit (NO2). Ngược lại, nếu trong nước có các chất này, việc đun sôi nước gây bay hơi sẽ khiến nồng độ chất độc trong nước càng cao, nguy cơ gây độc càng lớn.

Nước trong là nước sạch. Quan niệm này lại càng sai. Trong hay đục chỉ là cảm quan. Nước tuy trong nhưng có thể còn rất nhiều tạp chất như vi khuẩn, các hợp chất của kim loại nặng hay các hợp chất hữu cơ hòa tan mà ta không nhìn thấy được, và chúng vẫn gây hại cho sức khỏe.

Nước máy là nước sạch. Điều này chỉ có giá trị tương đối so với nước ao, hồ, sông, suối. Để khử trùng nước máy, người ta phải dùng đến các hóa chất và chúng có thể tác dụng với một số chất hữu cơ để trở nên có hại cho cơ thể. Quá trình vận chuyển nước từ nhà máy đến các hộ gia đình có thể gặp rò rỉ, gây nhiễm bẩn.

Nước càng tinh khiết càng tốt. Nước tinh khiết có thể hiểu nôm na là một dạng nước tinh lọc công nghiệp, không màu, không mùi, được tiệt trùng, đảm bảo vô hại khi sử dụng nhưng cũng không mang các chất khoáng vi lượng cần thiết cho con người. Vì thế, chưa thể gọi nó là nguồn nước tốt vì thiếu các yếu tố khoáng vi lượng.

Nước khoáng là nguồn nước tốt nhất. Theo Tổ chức Nông Lương quốc tế và tổ chức Y tế thế giới thì nước khoáng thiên nhiên phải chứa một lượng muối khoáng hòa tan nhất định ở một tỷ lệ có lợi cho cơ thể. Chất khoáng bao gồm các khoáng vi lượng như bicarbonnat canxi, carbonat, magiê, fluor, iod, kẽm, sắt... và cả những chất khoáng không mong muốn như nitrat (NO3), nitrit (NO2), amonium (NH4). Mỗi loại nước khoáng tự nhiên đều có hàm lượng chất khoáng riêng. Có loại hàm lượng khoáng vài trăm mg/l gọi là nước khoáng giải khát, có loại với hàm lượng khoáng trên 1.000 mg/l được xem là nước khoáng trị bệnh.

Nước khoáng trị bệnh khi dùng phải có ý kiến của bác sĩ, bởi nếu uống không đúng cách còn có thể gây bệnh. Ví dụ người bị sỏi thận canxi không nên uống nhiều nước khoáng có canxi.

Đăng nhận xét

1 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.