Type Here to Get Search Results !

Cải Thiện Kỹ Năng Đọc Mỗi Ngày

Có lẽ trong mỗi người chúng ta đều "tự cho mình đọc tốt". Đọc tốt không có nghĩa là đọc được chữ, nó chỉ chân phương là đọc mà thôi. Còn thế nào là "đọc tốt" là cả một sự rèn luyện chứ không phải ai cũng... tự nhiên mà có.

Bài viết này tôi viết theo yêu cầu của một người bạn, một trong những người đồng hành với M21love trong nhiều năm qua. Tôi nghĩ không điều gì M21love bày tỏ sự trân trọng và biết ơn bằng những việc làm cụ thể như vậy.


Đầu tiên, chúng ta phải nhớ rằng, có đọc tốt thì phải có đọc xấu. Xấu hay tốt thì đó là những thói quen và kỹ năng cần thiết.

Hãy trung thực với mình với những điều sau đây, bạn đã và đang có thói quen đọc xấu thế này hay không?

Thói quen 1: Đọc từng chữ một

Đây là cách trẻ con được dạy cách đọc, nhưng khi bạn tập trung vào các chữ riêng biệt bạn thường quên đi khái niệm chung của cái bạn đang đọc. Những người đọc từng chữ một nắm bắt được ít hơm những người đọc nhanh và đọc từng cụm từ một.

Thói quen 2:Đọc thầm trong đầu

Đây là thói quen đọc thầm từng chữ trong đầu khi bạn đọc sách. Dù ít hay nhiều, phần lớn mọi người làm như thế. Khi bạn đọc thầm bạn nghe thấy các từ được phát âm lên trong trí óc mình. Việc này tốn thời gian hơn cần thiết vì bạn hiểu được một từ nào đó nhanh hơn việc bạn nói ra chúng.

Thói quen 3:Cử động mắt không hiệu quả

Những người đọc chậm chú ý đến từng chữ một và từng dòng một. Đôi mắt thực ra có thể quét 3.81 cm một lần, tương đương khoảng bốn đến năm từ. Điều này cũng liên quan đến việc người đọc không sử dụng tầm nhìn ngoại biên của mình ở cuối mỗi dòng.

Thói quen 4:Đọc nháy lại

Đọc nháy lại là rất không cần thiết. Đôi khi có người quen với cách nhảy ngược lại để đọc những chữ mà họ mới đọc, thậm chí là quay lại vài câu chỉ để cho chắc rằng họ đóng chính xác những chữ họ đọc. Khi bạn đọc lại như thế, bạn sẽ mất đi cái dòng chảy và kết cấu của đoạn văn và sự nắm bắt toàn bộ chủ đề sẽ giảm sút.

Thói quen 5:Không tập trung

Nếu bạn cố gắng đọc khi đang xem TV, hay khi có nhiều thứ diễn ra xung quanh, bạn sẽ thấy rất khó để tập trung vào một từ, chứ đừng nói đễ các câu nối đuôi nhau. Trong một môi trường có nhiều sự sao nhãng sẽ làm bạn đọc chậm hơn.

Thói quen 6:Đọc từng dòng một

Chúng ta được dạy để đọc ngang rồi xuống, từng chữ, từng dòng, từng đoạn, từng trang, từng chương một theo thứ tự. Khi làm như thế, bạn sẽ dành cả sự chú ý của mình cho những thông tin thừa và vô ích. Thường thì có nhiều thông tin trong bài viết hơn lượng thông tin mà bạn thật sự cần.

Thói quen 7: Đọc nhưng không bao giờ ghi chú.

Gần như chúng ta ghi chú mỗi ghi được yêu cầu và làm khi cần thiết. Sợ bẩn sách? đó không phải lý do. Sợ hao mực, tốn tiền mua các loại bút nhớ dòng,... cũng không phải lý do. Thế thì vì lý do gì khiến chúng ta không thực hiện việc ghi chú?

Có rất nhiều thói quen xấu khác, nhưng cơ bản là những thói quen trên. Thứ nhất là nó làm tăng thời lượng đọc một tài liệu, cuốn sách,.. Thứ hai, nó làm giảm khả năng tiếp thu thông tin. Thứ ba, làm cho con người chúng ta trì trệ, lịch xịch và cảm thấy nhàm chán với việc đọc. Mà theo tôi nghĩ, không một hình thức nào làm cho con người tiếp nhận thông tin nhiều hơn là việc đọc. Tôi vẫn tin như vậy và luôn tin là như vậy.

Như thế nào là đọc Hiệu quả? Bài viết này chỉ hướng dẫn cách cải thiện kỹ năng đọc, còn việc đọc thế nào cho hay, truyền cảm xin hẹn vào một bài viết khác.

Hầu hết chúng ta có quá nhiều thứ phải đọc. Sách, báo, tạp chí, e-mail, blog, facebook làm bạn bị bội thực thông tin. Trừ phi bạn là một người ăn kiêng thông tin sành sỏi, ngoài ra bạn phải học cách lựa chọn.

Cái chính yếu của việc đọc là thu nhận thông tin càng nhiều càng tốt. Nguyên lý 80/20 khẳng định 80% kiến thức và kỹ năng quan trọng đến từ 20% tài liệu bạn đọc được. 20% này là liều lượng hiệu quả tối thiểu (MED) giúp bạn đạt được điều bạn muốn. Khi bạn có một chồng giấy để đọc, chắc chắn một vài tài liệu sẽ quan trọng hơn hết thảy với bạn trong hoàn cảnh hiện tại. Và đó chính là kết quả của việc phân loại ưu tiên sẽ giúp bạn đọc những tài liệu quan trọng nhất trước.

Biết rõ bạn muốn làm gì là điều cần thiết để phân loại ưu tiên chồng tài liệu của bạn hiệu quả. Nếu bạn dành thời gian để mô tả rõ ràng mục tiêu của mình, bạn sẽ dễ dàng nhận biết tài liệu này có giúp bạn đạt được điều bạn muốn không.

Đây là ví dụ thứ tự phân loại ưu tiện của tôi:
Sách: những thông tin chất lượng nhất nằm ở đây giúp bạn tạo ra sự thay đổi dài lâu. 1 sách/tuần.
Tạp chí học thuật: những bài báo được chứng nhận của chuyên gia
Báo và tạp chí: những bài viết hữu ích nhưng không và mang tính giải trí cho sở thích cá nhân. 1-3 báo/tuần
Email: công việc và giao tiếp quan trọng, kiểm tra email 2 lần/ngày
Facebook, Twitter, Google+: cập nhật tin tức từ những người thân, 1 lần/ngày
Blog: cái nhìn sâu và đáng tin cậy của một số blogger uy tín.

Trước khi đọc nội dung cuốn sách

Xác định mục đích của việc đọc sách: Mục đích sẽ chi phối toàn bộ quá trình đọc sách của các bạn. Xác định được mục đích, bạn sẽ tránh đọc tràn lan tốn thời gian mà chủ yếu tập trung vào nội dung quan trọng bạn muốn tìm hiểu. Mục đích đọc sách sẽ quyết định phương hướng khai thác vấn đề trong cùng một cuốn sách. Ví dụ: Khi đọc tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao có bạn tìm hiểu về cách miêu tả, diễn giải của tác giả, có bạn tìm hiểu về chuyện tình của Chí Phèo – Thị Nở, có bạn phân tích hoàn cảnh, cuộc sống của con người thời bấy giờ… Vậy, xác định mục tiêu đọc sách là bước đầu tiên quan trọng mà chúng ta nên làm.

Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách: Bạn nên đọc trang đầu và trang cuối cuốn sách để biết: Tên cuốn sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản…Việc làm này sẽ rất có ích khi bạn muốn giới thiệu với bạn bè một cuốn sách hay mà mình vừa đọc được hay tìm mua hoặc mượn trên kệ sách thư viện.

Xem mục lục: Mục lục phản ánh dàn ý chung, nội dung cơ bản của cuốn sách. Đọc mục lục bạn sẽ hình dung sơ bộ về nội dung cũng như thứ tự các phần được sắp xếp logic theo ý đồ tác giả. Lúc này bạn đặt câu hỏi: Vì sao tác giả lại sắp xếp theo thứ tự này? Từ đó nó tạo cảm hứng cho bạn tìm câu trả lời trong nội dung cuốn sách.

Đọc lời tựa: Bạn nên đọc lời tựa để biết cuốn sách viết về vấn đề gì, áp dụng cho đối tượng nào. Qua lời tựa của tác giả bạn đoán được ý đồ của tác giả, hình dung khái quát nội dung cơ bản, mục đích của cuốn sách mà tác giả mong muốn, biết được vấn đề quan trọng nhất mà cuốn sách sẽ đề cập tới.

Để nắm được nội dung của cuốn sách, lĩnh hội được kiến thức thì bạn phải đi sâu nghiên cứu cuốn sách. Muốn nghiên cứu cuốn sách một cách hiệu quả bạn phải có phương pháp đọc đúng cách:

Tích cực tư duy khi đọc: Có nhiều bạn đọc rất nhiều sách nhưng đọc hoàn toàn theo hướng thụ động, tiếp thu tất cả theo sự dẫn rắt của tác giả dẫn đến hệ quả số lượng sách bạn đọc tỷ lệ nghịch với kiến thức mà bạn nhận được. Tích cực tư duy khi đọc là luôn hình dung những ý tưởng trong sách thành những hình ảnh, sự vật, sự việc cụ thể, tiến hành so sánh, liên tưởng với những kiến thức, kinh nghiệm thực tế đã có để phát hiện ra bản chất của vấn đề, làm rõ những những thắc mắc và tăng vốn hiểu biết của mình. Từ đó bạn sẽ chuyển hóa những kiến thức trong sách thành của mình mãi mãi. Tư duy khi đọc cũng giúp bạn tập thể dục cho não, tăng khả năng ghi nhớ và sự thông minh của mình.

Tập trung khi đọc: Tập trung khi đọc là cách tốt nhất để bạn có thể suy nghĩ cặn kẽ, tư duy tích cực và ghi nhớ được nội dung cuốn sách. Để tập trung thì ngoài nỗ lực, nguồn cảm hứng của bản thân thì bạn nên chọn một không gian đọc yên tĩnh, thoáng mát, có ánh sáng, đọc trong tư thế thoải mái nhưng không nên nằm vì sẽ hại mắt và giảm khả năng ghi nhớ của bạn.

Rèn luyện kỹ thuật đọc
: Kỹ thuật đọc là những thao tác bạn sử dụng trong quá đọc. Kỹ thuật phải được rèn luyện thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt nhất. trong khi đọc, có một số điểm bạn cần phải chú ý:

+ Đọc bằng mắt và óc chứ không đọc bằng miệng.
+ Tránh đọc nhảy trở lại quá nhiều.
+ Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc.
+ Đọc với tốc độ biến đổi: Đoạn nào quan trọng thì đọc chậm, đọc kĩ; đoạn nào không quan trọng thì đọc nhanh, đọc lướt.
+ Cố gắng hiểu ý nghĩa của cả đoạn văn, đừng để ý đến từ, đến câu.
+ Tập đọc nhanh, nắm và thâu tóm nhanh cái chủ yếu, cái cơ bản của vấn đề.

Bạn cũng nên luyện tập để tăng dần tốc độ đọc. Tuy nhiên đọc nhanh không có nghĩa là đọc ngấu nghiến, vội vàng mà đọc nhanh là tóm thật nhanh, đủ, đúng nội dung. Bạn nên phán đoán trước khi đọc, nếu đã có mục đích đọc thì phần nào quan trọng bạn đọc kỹ, phần nào không quan trọng bạn đọc lướt qua, tránh lối đọc chàn lan tốn thời gian. Để rèn tốc độ đọc, bạn hãy lấy một quyển sách, chọn một trang đọc thật nhanh sau đó ghi ra những nội dung mà bạn tóm được. Đọc lại lần nữa để xem mình đã ghi đủ, đúng nội dung chưa. Rèn luyện như thế thường xuyên chắc chắn bạn sẽ nâng cao tốc độ đọc của mình, tiếp thu kiến thức nhanh hơn.

Ghi chép khi đọc
: Ghi chép là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình đọc sách. Ghi chép sẽ giúp tăng khả năng tập trung, ghi nhớ kiến thức, tổng hợp vấn đề. Đặc biệt ghi chép chính là việc bạn tóm gọn nội dung cốt lõi, tâm đắc của cả cuốn sách và sau này khi cần thiết bạn chỉ cần đọc lại những ghi chép đó là có thể hiểu được toàn bộ vấn đề tác giả đề cập trong cuốn sách.

Thế ghi chép như thế nào?

+ Đầu tiên bạn nêu các đề mục cuốn sách.
+ Ghi các luận điểm chính.
+ Ghi những câu nói hay, những đoạn phân tích giá trị, cụ thể, dễ hiểu.
+ Ghi những nhận xét, đánh giá của người đọc về cuốn sách.
+ Ghi những kiến thức mình rút ra được từ cuốn sách, những gì mình còn thắc mắc để có thể tìm câu trả lời ở những quyển sách tiếp theo.

Để cải thiện việc đọc, có nhiều công cụ và phương pháp. Chúng rất nhiều, tùy theo điều kiện hoàn cảnh mà bạn có thể chọn cho mình cách phù hợp.

1. Đọc sách bạn có
2. Đọc báo
3. Tài liệu.
4. Website
5. Tất cả những thứ bạn có thể và muốn đọc.

Ở đây, tôi giới thiệu với bạn 10 Website giúp bạn "luyện đọc", các trang web luyện đọc còn mang lại cho bạn những lợi ích sau đây:

- “Giá trị gia tăng” hàng đầu mà bạn nhận được là sự bồi dưỡng kiến thức tự nhiên, xã hội từ mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

- Kết hợp vừa giải trí, thư giãn vừa luyện đọc tiếng Anh với các câu truyện được trình bày dưới nhiều hình thức 3D sống động, đẹp mắt.

- Chưa kể, nhiều site còn cho phép bạn tải về rất nhiều tài liệu để tự học.

- Bạn còn có thể tìm thấy các hàng nghìn tư liệu học tiếng Anh phong phú khác nữa.

- Cuối cùng, đây thực sự là những trang web không thể bỏ qua cho những ai muốn nâng cao trình độ đọc tiếng Anh của bản thân.

[accordion][item title="10 Website giúp rèn luyện kỹ năng đọc"]
1. http://www.starfall.com/
Đây là một trong những website không thể bỏ qua giành cho những người mới học tiếng Anh. Thực tế, trang này được dùng để dạy anh ngữ cho TRẺ EM. Và với những người mới bắt đầu học tiếng Anh, mình nghĩ, các bạn cũng cần được chăm sóc như những đứa trẻ vậy. Web cung cấp một hệ thống truyện với ngôn ngữ đơn giản thông qua các hình ảnh flash bắt mắt, chưa kể, trong hạng mục download còn có rất nhiều tài liệu để bạn tự học nữa đấy.

2. http://www.turtlediary.com/kids-stories.html
Một website khác giành cho những người mới bắt đầu học tiếng Anh. Vốn những câu chuyện trong đó giành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 4, dài ngắn khác nhau tùy trình độ; nhưng cũng như trên, mình thấy rất thích hợp cho các bạn đang muốn tìm thêm nguồn để luyện đọc, bắt đầu từ những bài đơn giản. Tất nhiên, khi càng đọc nhiều thì bạn càng nhận được nhiều, cả về kiến thức và kỹ năng. Site hình ảnh rất đẹp, các câu chuyện được chia nhỏ theo từng câu hoặc từng đoạn tùy theo cấp độ bạn chọn với âm thanh rất đẹp nữa. Hi vọng các bạn vừa được giải trí, vừa học có hiệu quả nhé!

3. http://www.english-online.at/
Website này được thiết kế đặc biệt giành cho những người học tiếng Anh. Các bài báo được lựa chọn cẩn thận và viết lại một lần nữa, vì thế chúng dễ hiểu hơn rất nhiều. Mỗi bài báo có một danh sách từ mới ở cuối bài. HIện tại có hàng trăm topic và các bài báo tin tức đặc biệt thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chắc chắc cá từ mới này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp bạn ghi nhớ chúng một cách dễ dàng hơn. Vừa luyện đọc, hóa Mỹ vừa tăng vốn từ vựng học thuật nữa đấy, thật lợi cả đôi đường, đúng không!

4. http://www.manythings.org/voa/stories/
Một website kể và đọc các truyện của Mỹ giành riêng cho những người học tiếng Anh. Bạn muốn hiểu thêm về văn hóa Mỹ, cách người Mỹ suy nghĩ. Các câu chuyện ngắn chỉ kéo dài tầm 10’ sẽ cho bạn thời gian thư thái hoàn toàn khi nghe để ngấm giọng điệu/ ngữ điệu Mỹ trong khi bài đọc góp phần thúc đẩy kỹ năng đọc lướt và đọc tìm kiếm thông tin của bạn một cách tự nhiên nhất mà bạn không ngờ đế. Chưa kể, đọc qua truyện cũng là cách để bạn có thể học những câu trúc hoặc cách dùng từ đầy ẩn ý của người Mỹ nữa đấy.

5. http://reading.ecb.org/student/index.html
Website này có thể giúp bạn luyện kỹ năng đọc bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tự web đã điều hướng và cung cấp cho bạn những chiến lược học cụ thể, ví dụ visualizing (hình ảnh hóa), summarizing (tóm tắt), inferring (tìm kiếm nghĩa thực), making connections (tìm liên giữa các đoạn văn), synthesizing (sắp xếp lại), prior knowledge (hiểu sâu), evaluating (đánh giá). Web giống như “hộp đen” mà bạn không thể biết hết những điều nó đang chứa đựng trừ khi bạn trực tiếp trải nghiệm nó!

6. http://www.englishclub.com/reading/index.htm
Đã cùng tồn tại với người học tiếng Anh trong suốt 17 năm, Engish Club thực sự là một diễn đàn chia sẻ các kinh nghiệm cũng như tài liệu tiếng Anh rất có giá trị. Web chia làm nhiều chuyên mục khác nhau như các bài đọc được đề xuất (recommended reading); truyện ngắn (short story), hay những thành ngữ bạn có thể gặp trong cuộc sống. Dù giao diện không đẹp nhưng lượng kiến thức nó mang lại cũng không kém phần hữu dụng so với các web khác đâu nhé!

7. http://esl-bits.net/main2.htm
Web cung cấp 19 gói bài tập với nhiều dạng bài khác nhau sẽ kiểm tra mức độ đọc hiểu của bạn, cũng như giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng cho các kỳ thi sắp tới. Hãy đọc kỹ hướng dẫn của web để có thể học một cách tố nhất bạn nhé.

8. http://www.mightybook.com/story_books.html
“Tons of fun for everyone” là phương châm hoạt động của Mighty Book. Với phương châm ấy, Might Book đem lại cho đọc giải các thể loại sách, báo truyện phong phú, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng. Đặc biệt Might Book còn có các câu chuyện sách đọc rât thú vị, vui mắt. Khi nào mỏi mắt hãy mở một trang và nghe đọc nhé

9. http://pbskids.org/lions/
Hãy đọc kỹ hướng dẫn của web để có thể học một cách tốt nhất bạn nhé. Đây là một trang web giành cho các ông bố bà mẹ có con nhỏ. Đây là nơi chia sẻ các câu chuyện thiếu nhi. Bởi vậy hình ảnh, âm thanh cũng như ngôn ngữ dùng trong web khá đơn giản nhưng bắt mắt. Rất thích hợp cho người mới bắt đầu.

10. http://www.bbc.co.uk/bitesize/ks2/english/reading/
Một nguồn cũ nhưng chưa bao giờ lỗi thời. [/item][/accordion]
[full_width]

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.