Mất phương hướng! Có bao giờ bạn bị rơi vào tình trạng này chưa? Tôi nghĩ, dẫu là ai, làm gì hay ở địa vị nào ít nhất cũng đôi lần cảm thấy bản thân chẳng biết "đi về đâu". Nếu bạn còn mông lung thì chúng ta cùng chẩn bệnh xem có phải không nhé!
Nguyên nhân thì có nhiều nhưng đều có một điểm chung là cảm thấy rằng mình không biết phải làm gì tiếp theo, không biết mình phải đi về đâu, nỗ lực mà mình đang bỏ ra để làm gì. Tự hỏi cuộc sống chẳng nhẽ lại nhàm chán, trôi qua một cách vô ích vậy sao.
Tôn giáo luôn là điểm đến đáng tin cậy để con người nương tựa những khi gặp phiền muộn, buồn bã. Đó là khi họ vừa mất đi niềm tin và hy vọng, mà tôn giáo lại là suối nguồn của mọi sự tin tưởng về niềm tin và hy vọng. Khi con người khổ đau, bất lực chẳng biết đi về đâu, họ chẳng biết phải làm gì hay phải như thế nào, họ tìm đến tôn giáo với hy vọng sẽ có "thần thánh" nào đó "soi đường chỉ lối" để họ biết bản thân phải tiếp tục với cuộc sống này thế nào.
Sự linh nghiệm với những lời cầu nguyện ra sao thì tôi không rõ, nhưng có thể thấy rằng, thật tệ hại khi con người mất đi niềm tin và hy vọng. Bản thân tôi biết đến việc mất phương hướng chỉ với một câu nói của một thầy, khi ấy thầy đã nói: "Con làm thầy thất vọng quá, từ nay thầy không biết tin con như thế nào đây!". Lúc ấy, tôi đã thầm nghĩ, việc trốn ngủ trưa đi chơi thì có to tát gì mà sao thầy lại "dội một gáo nước lạnh" vào tôi như thế. Tôi cảm thấy hoang mang vì những lời nói ấy trong nhiều năm. Đó cũng là lời nhắc nhở lặp đi lặp lại khi tôi bắt đầu một việc nào đó. Điều đó nhắc nhớ tôi rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phải luôn "ăn ngay ở thẳng", "không có gì không sáng tỏ dưới ánh mặt trời"... "nếu sợ thì đừng làm, mà đã làm thì không sợ sệt gì nữa".
Trong quyển “Từ tốt tới vĩ đại” có trình bày về nguyên lý Stockdale. Giống như con người, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những khó khăn để tồn tại và phát triển. Nguyên lý Stockdale phát biểu rằng ” Mọi khó khăn rồi sẽ qua, bạn hãy đối mặt với nó“. Nguyên lý này giúp cho bạn thưởng thức cuộc sống ngay cả những lúc khó khăn nhờ vậy bạn sẽ vượt qua khó khăn với ít mất mát nhất.
Bạn chỉ cần tin rằng một ngày nào đó khó khăn sẽ qua chứ đừng đặt ra một mốc thời gian cụ thể. Có hai người tù, cả hai đều có niềm tin một ngày nào đó sẽ được ra khỏi tù nhưng cách nghĩ của hai người khác nhau. Một người thì chỉ tin rằng một lúc nào đó sẽ được ra và anh ta thoải mái sống trong tù, một người thì đặt ra mốc thời gian là năm sau mình sẽ được ra và mong chờ ngày đó tới nhanh, khi ngày đó tới mà anh ta vẫn không được ra anh ta lại tiếp tục đặt ra mục tiêu năm sau nữa. Dần dần người thứ hai mất dần niềm tin và gục ngã trong khi người thứ nhất vẫn còn nguyên niềm tin.
Có rất nhiều những nhu cầu có thể thỏa mãn mà không mất đồng nào nhưng con người lại có xu hướng hướng tới những nhu cầu tốn phí, phí càng nhiều họ càng nghĩ rằng mình sẽ được thỏa mãn nhiều hơn. Bạn hãy nhìn về hơn 10 năm trở lại đây, khi ấy, điện thoại, internet,điện-đường-trường-trạm còn khó khăn, những khoảng xanh và những sân chơi "free" chẳng thiếu cho những đứa trẻ như tôi tìm để đá bóng,... nhưng nay thì thế nào? Mọi thứ mọc lên khắp nơi, nhưng tất cả bạn phải trả phí cho bất kỳ yêu cầu nào. Những cái Free ngày một ít đi, nghĩa là ngày càng có nhiều người bị chi phối bởi quá nhiều thứ xung quanh. Một khi áp lực đồng tiền hay nhiều gánh nặng tác động, con người sẽ sinh ra những tâm lý và phản ứng tiêu cực để đáp trả.
Ta cứ trong vòng luẩn quẩn, kiếm tiền để mua những vật chất bên ngoài với mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ nhưng vì mải kiếm tiền nên cũng chẳng có thời gian để thưởng thức những vật chất đó. Thế mới có chuyện sắm biệt thự cho osin ở, tới ngày nghỉ lại vác nhau đi resort ở đâu đâu.
Càng hướng ra bên ngoài với mong muốn phải có nó thì mới thấy vui thì càng dễ mất phương hướng.
Mỗi một ham muốn là một mục tiêu, khi không tìm được con đường đi tới mục tiêu ta trở nên mất phương hướng. Ham muốn của bạn càng đơn giản trong thực hiện thì sẽ càng thấy thoải mái và ngày càng trở nên tự tin khi liên tiếp đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Đối với những nhu cầu hưởng thụ, hãy cố gắng hướng tới những nhu cầu thỏa mãn với chi phí càng thấp càng tốt. Nỗi sung sướng khi đạt được một cái gì đó bằng của nỗ lực chính mình... sâu sắc, dai dẳng hơn nhiều so với việc mua được bộ quần áo mới, sắm được cái xe mới, ăn món ăn ngon hay thậm chí là kiếm được cô bồ mới.
Bạn có nhận thấy là khi bạn sống giữa những người thành công bạn sẽ càng dễ mất phương hướng không? vì đơn giản là bạn mong ước những thành quả mà người khác đang có nhưng lại không biết cách thực hiện do đó bạn mất phương hướng.
Vì vậy có những lúc bạn phải tìm về nơi yên tĩnh, sống giữa những người bình thường, đọc các mảnh đời còn khổ cực hơn những gì mình có,…Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi từ bỏ các ham muốn.
Có không ít người trẻ, như tôi, giỏi hơn tôi rất nhiều, nhưng họ bị nhét vào những công việc nhạt nhẽo, rồi chào buổi sáng bằng những cái ngáp, dăm cốc cà phê nguội, họ mất hết động lực để phấn đấu, phát triển. Trước đó họ từng nói với tôi: “Tao sẽ học thêm cái này, cái kia, dành tiền đi chỗ này, chỗ khác” nhưng rồi với cái nhịp đều đều lặp lại ngày này qua ngày khác, họ dần như một cái bóng, chờ tiếng chuông reo báo hết giờ rồi về nhà, vạ vật vài vại bia, ăn bát cơm, lướt nét vài thông tin vô bổ rồi lại nằm ngủ. Họ không còn kể về những ước mơ vẫn cháy trong họ như trước nữa, thay vào đó, họ lo lắng về biên chế, đấu đá, cắt giảm ngân sách, xã hội thời cuộc rồi dần bất mãn với cuộc sống hiện có bây giờ.
Đó có lẽ là cái hoảng loạn tuổi hai mươi như tôi đọc ở đâu đó, tự nhiên dừng lại, ngơ ngác nhìn quanh, không biết mình ở đâu, muốn gì, đi tiếp thế nào. Tôi đã từng như vậy, khoảng thời gian gia đình nuôi cơm, trợ cấp – tôi thấm thía điều đó. Có những ngày tôi ngủ đến hết trưa, ăn vội một bữa ngoài đường, tạt ra làm cốc cà phê trên phố, lang thang phố sách đến tối mới mò về ăn bữa cơm qua loa cũng gia đình, ngày này qua ngày khác. Tôi nghĩ ra các thú tiêu khiển, các việc tiêu tiền, để cho mình cảm thấy bận rộn, và “đang sống” – mâu thuẫn ở chỗ tôi không làm ra tiền, không kiếm được tiền lúc ấy. Nếu không có chút ít bản lĩnh, tôi dám chắc tôi đã đánh mất mình vào những việc không hay trong những giây phút như vậy chỉ để có tiền tiêu, để say, để quên.
Khi chúng ta mất phương hướng chúng ta có xu hướng tìm tới một nơi yên tĩnh để tự mình suy nghĩ. Các dòng suy nghĩ cứ miên man hết dòng này tới dòng khác nhưng chỉ khiến ta mất phương hướng hơn.
Điều chúng ta cần làm khi mất phương hướng là phải làm khác đi cái chúng ta quen làm. Hãy đi gặp bạn bè, hãy học một khóa học, hãy đọc một cuốn sách, chơi một môn thể thao bạn yêu thích, tham gia một câu lạc bộ, đi làm từ thiện,…Khi buông lỏng chúng ta sẽ đạt được cái mình muốn.
Khi mất phương hướng chúng ta cũng có thói quen tìm kiếm những người cũng mất phương hướng như ta. Điều này không sai nhưng không nên lạm dụng. Khi ở bên những người cùng hoàn cảnh ta sẽ cảm thấy đồng cảm nhưng vấn đề sẽ vẫn còn đó, những người cùng hoàn cảnh sẽ không thể giúp ta thoát khỏi tình trạng này.
Trong ký ức của tôi, có một thời gian rất dài tôi nghĩ đến cái chết. Không phải vì tôi muốn chết đâu, nhưng khi sớm phải chứng kiến người thân của mình ra đi, nỗi ám ảnh đó cứ theo tôi mãi. Tôi nghĩ đến đủ thứ vấn đề về cái chết, những năm đầu thật là tệ nhưng về sau tôi học được một điều "dù ngày mai trời có sập thì tôi cũng cứ làm mọi việc bình thường như ngày ngày vẫn làm". Nghĩ như vậy, tôi bắt đầu tâm niệm rằng "phải sống tốt nhất mỗi ngày" để sau này không phải hối tiếc về phút giây nào mình chưa thật sự cố gắng hoặc hành động chưa đúng. Có lẽ vì thế mà cuộc sống của tôi sau này ít khi bị mất phương hướng hơn vì cứ phải nghĩ suy rằng phải làm thế nào để xử lý những gì đến với mình cách tốt nhất.
Chết là hết,nỗi sợ lớn nhất, chẳng có gì đáng sợ hơn chết. Trong khi bạn đang lo lắng về việc không kiếm được một công việc tốt, không có người yêu, cuộc sống vô vị nhàm chán thì bạn đã bỏ quên một điều rằng chưa chắc bạn đã sống được hết ngày mai.
Mỗi ngày có hàng trăm vụ tai nạn giao thông, một trong những clip mà tôi vô cùng ấn tượng đó là cảnh hai mẹ con đi qua đường; đứa con tung tăng kéo mẹ đi. Một chiếc ô tô con đi tới dừng lại nhường đường nhưng nó lại che khuất tầm nhìn của người mẹ với chiếc xe buýt đang phóng nhanh lên. Chiếc xe đâm vào đứa con bắn ra tới chục mét. Khi xem cảnh này, nếu ở địa vị người mẹ tôi sẽ sẵn sàng đánh đổi mọi thứ mình có bao gồm cả mạng sống để điều đó không xảy ra.
Chỉ một giây thôi, cuộc sống của người mẹ đã chuyển từ thiên đường xuống địa ngục; mà cũng có thể người mẹ sẽ mong ước có lại được cuộc sống mà trước đó bà cho rằng vô vị.
Thật kỳ cục là có người chán cuộc sống tới mức muốn tự tử. Bao nhiêu công cha mẹ nuôi họ thành hình người; có hàng triệu người còn thảm cảnh hơn họ vẫn cứ hiên ngang sống. Thế mà chỉ vì thấy cuộc sống vô vị mất phương hướng mà nghĩ tới tự tử.
Một phương thức rất đơn giản có thể khiến bạn thấy rằng mình vẫn còn hơn rất nhiều đó là vào thăm quan bệnh viện. Hãy tự nhiên vào như là một người nhà bệnh nhân, ngồi tại phòng khám, lân la phòng bệnh,… Nếu như chọn mấy khoa ung bướu thì lý tưởng nhất; bạn sẽ thấy mình quả là may mắn.
Nếu bạn đang ở độ tuổi dưới 30 thì bạn nên biết rằng sau tuổi 40 là lúc bố mẹ bạn và chính bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều bệnh tật. Bạn sẽ không có nhiều thời gian để còn cảm thấy cuộc sống quá bình lặng nữa. Hoặc nếu không có sự chuẩn bị kỹ đặc biệt là về tài chính thì bạn sẽ thấy rất bế tắc.
Bạn hãy ghi nhớ câu mà chắc chắn bạn đã từng nghe “Có nhiều người chỉ đơn giản muốn những cái mà bạn cho rằng đương nhiên mình phải có.”
Tôi biết có rất nhiều bạn đã và đang mất phương hướng với chuyện hôn nhân, với gia đình và khủng hoảng với nhiều mối quan hệ. Họ loay hoay để xoay sở và không biết phải "sống sao" cho "vừa lòng" người. Đã từ rất lâu, những trung tâm "hỗ trợ" tư vấn tâm lý ra đời. Tôi nghĩ đó là nơi tốt nhất để bạn có thể có được một lời tư vấn từ những chuyên gia đầu ngành. Bạn bè, gia đình, người thân cũng là một lựa chọn để bạn có thể chia sẻ và tìm được cho mình lời giải để thoát ra tình cảnh mất phương hướng. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là người ta thường tiếp nhận giải pháp thức thời hơn là những lời khuyên có tính thay đổi thói quen, tính cách. Điều đó thật là nguy hiểm.
Các chương trình Hướng Đạo Sinh cũng là nơi bạn có thể tìm thấy lời giải cho sự "chênh vênh". Ở các nước phát triển, vai trò của người đỡ đầu, người linh hướng vô cùng quan trọng. Những người ấy thường có đạo đức, kinh nghiệm và đủ sâu sắc để cho chúng ta lời khuyên, lời nhắc nhở hữu ích giúp chúng ta hạn chế việc mất phương hướng và lệch lối đi.
Điều quan trọng nhất giúp bạn không bị rơi vào trạng thái chán nản là bạn phải đam mê một cái gì đó. Bạn có thể biến đam mê thành tiền nhưng hầu hết trường hợp chúng ta không kiếm được tiền với việc đam mê. Ví dụ bạn có thể thích chạy bộ, bơi lội, bóng bàn, tennis, chơi với con,…
Đam mê giúp bạn loại bỏ các khoảng thời gian trống khiến bạn không còn thời gian nghĩ ngợi lung tung nữa, giúp bạn thấy cuộc sống có ý nghĩa.
Công việc dù sao cũng chiếm 1/3 cuộc đời vì vậy cảm nhận của bạn về công việc sẽ quyết định rất nhiều tới chất lượng sống của bạn.
Tìm được công việc mà mình yêu thích tất nhiên là tuyệt vời rồi. Ví dụ như anh nghiện game thì thích làm test game; anh thích bơi lội thích làm huấn luyện viên bơi lội, anh thích vẽ tranh muốn vẽ tranh bán được tiền, anh thích hát thì làm ca sỹ, anh thích đi du lịch muốn làm hướng dẫn viên,...
Nhưng nói chung giữa làm chơi và làm ăn tiền là cả một khoảng cách lớn. Nhiều khả năng chỉ một thời gian bạn sẽ chán công việc mà trước đó bạn cho rằng mình yêu thích.
Phương án an toàn không phải là chọn việc mình thích mà chọn việc mình có thể làm giỏi nhất. Làm giỏi sẽ dẫn tới thích còn thích chưa chắc đã dẫn tới làm giỏi. Muốn biết mình giỏi cái gì thì tự vấn lại trong quá khứ khi làm một việc gì mà bạn thấy quên đi thời gian, cảm thấy tự tin, bạn tự cảm thấy mình đã làm tốt hơn những người khác.
Mô típ chung của nhiều người là quá thiên về một cái gì đó. Người thì thích chơi mà ít đầu tư cho học tập và công việc; tới một lúc nào đó ngoảnh lại thấy mình chưa có gì. Người thì chúi mũi vào học tập, công việc; tới một lúc thấy mình chưa hưởng thụ được gì.
Trong mỗi giai đoạn cuộc sống do đặc điểm sinh học và môi trường ta phải ưu tiên cho một cái gì đó nhưng nguyên tắc là phải cân bằng được ba thứ Công việc – Gia đình – Sở thích cá nhân. Chỉ cần một cái thất bại thì cho dù hai cái kia thành công cũng khiến ta chán nản.
[full_width]
Đặc điểm
...
Nguyên nhân thì có nhiều nhưng đều có một điểm chung là cảm thấy rằng mình không biết phải làm gì tiếp theo, không biết mình phải đi về đâu, nỗ lực mà mình đang bỏ ra để làm gì. Tự hỏi cuộc sống chẳng nhẽ lại nhàm chán, trôi qua một cách vô ích vậy sao.
Làm thế nào khi bị mất phương hướng?
Tôn giáo
Tôn giáo luôn là điểm đến đáng tin cậy để con người nương tựa những khi gặp phiền muộn, buồn bã. Đó là khi họ vừa mất đi niềm tin và hy vọng, mà tôn giáo lại là suối nguồn của mọi sự tin tưởng về niềm tin và hy vọng. Khi con người khổ đau, bất lực chẳng biết đi về đâu, họ chẳng biết phải làm gì hay phải như thế nào, họ tìm đến tôn giáo với hy vọng sẽ có "thần thánh" nào đó "soi đường chỉ lối" để họ biết bản thân phải tiếp tục với cuộc sống này thế nào.
Sự linh nghiệm với những lời cầu nguyện ra sao thì tôi không rõ, nhưng có thể thấy rằng, thật tệ hại khi con người mất đi niềm tin và hy vọng. Bản thân tôi biết đến việc mất phương hướng chỉ với một câu nói của một thầy, khi ấy thầy đã nói: "Con làm thầy thất vọng quá, từ nay thầy không biết tin con như thế nào đây!". Lúc ấy, tôi đã thầm nghĩ, việc trốn ngủ trưa đi chơi thì có to tát gì mà sao thầy lại "dội một gáo nước lạnh" vào tôi như thế. Tôi cảm thấy hoang mang vì những lời nói ấy trong nhiều năm. Đó cũng là lời nhắc nhở lặp đi lặp lại khi tôi bắt đầu một việc nào đó. Điều đó nhắc nhớ tôi rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phải luôn "ăn ngay ở thẳng", "không có gì không sáng tỏ dưới ánh mặt trời"... "nếu sợ thì đừng làm, mà đã làm thì không sợ sệt gì nữa".
Trong quyển “Từ tốt tới vĩ đại” có trình bày về nguyên lý Stockdale. Giống như con người, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những khó khăn để tồn tại và phát triển. Nguyên lý Stockdale phát biểu rằng ” Mọi khó khăn rồi sẽ qua, bạn hãy đối mặt với nó“. Nguyên lý này giúp cho bạn thưởng thức cuộc sống ngay cả những lúc khó khăn nhờ vậy bạn sẽ vượt qua khó khăn với ít mất mát nhất.
Bạn chỉ cần tin rằng một ngày nào đó khó khăn sẽ qua chứ đừng đặt ra một mốc thời gian cụ thể. Có hai người tù, cả hai đều có niềm tin một ngày nào đó sẽ được ra khỏi tù nhưng cách nghĩ của hai người khác nhau. Một người thì chỉ tin rằng một lúc nào đó sẽ được ra và anh ta thoải mái sống trong tù, một người thì đặt ra mốc thời gian là năm sau mình sẽ được ra và mong chờ ngày đó tới nhanh, khi ngày đó tới mà anh ta vẫn không được ra anh ta lại tiếp tục đặt ra mục tiêu năm sau nữa. Dần dần người thứ hai mất dần niềm tin và gục ngã trong khi người thứ nhất vẫn còn nguyên niềm tin.
"Tham vọng"
Có rất nhiều những nhu cầu có thể thỏa mãn mà không mất đồng nào nhưng con người lại có xu hướng hướng tới những nhu cầu tốn phí, phí càng nhiều họ càng nghĩ rằng mình sẽ được thỏa mãn nhiều hơn. Bạn hãy nhìn về hơn 10 năm trở lại đây, khi ấy, điện thoại, internet,điện-đường-trường-trạm còn khó khăn, những khoảng xanh và những sân chơi "free" chẳng thiếu cho những đứa trẻ như tôi tìm để đá bóng,... nhưng nay thì thế nào? Mọi thứ mọc lên khắp nơi, nhưng tất cả bạn phải trả phí cho bất kỳ yêu cầu nào. Những cái Free ngày một ít đi, nghĩa là ngày càng có nhiều người bị chi phối bởi quá nhiều thứ xung quanh. Một khi áp lực đồng tiền hay nhiều gánh nặng tác động, con người sẽ sinh ra những tâm lý và phản ứng tiêu cực để đáp trả.
Ta cứ trong vòng luẩn quẩn, kiếm tiền để mua những vật chất bên ngoài với mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ nhưng vì mải kiếm tiền nên cũng chẳng có thời gian để thưởng thức những vật chất đó. Thế mới có chuyện sắm biệt thự cho osin ở, tới ngày nghỉ lại vác nhau đi resort ở đâu đâu.
Càng hướng ra bên ngoài với mong muốn phải có nó thì mới thấy vui thì càng dễ mất phương hướng.
Mỗi một ham muốn là một mục tiêu, khi không tìm được con đường đi tới mục tiêu ta trở nên mất phương hướng. Ham muốn của bạn càng đơn giản trong thực hiện thì sẽ càng thấy thoải mái và ngày càng trở nên tự tin khi liên tiếp đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Đối với những nhu cầu hưởng thụ, hãy cố gắng hướng tới những nhu cầu thỏa mãn với chi phí càng thấp càng tốt. Nỗi sung sướng khi đạt được một cái gì đó bằng của nỗ lực chính mình... sâu sắc, dai dẳng hơn nhiều so với việc mua được bộ quần áo mới, sắm được cái xe mới, ăn món ăn ngon hay thậm chí là kiếm được cô bồ mới.
Bạn có nhận thấy là khi bạn sống giữa những người thành công bạn sẽ càng dễ mất phương hướng không? vì đơn giản là bạn mong ước những thành quả mà người khác đang có nhưng lại không biết cách thực hiện do đó bạn mất phương hướng.
Vì vậy có những lúc bạn phải tìm về nơi yên tĩnh, sống giữa những người bình thường, đọc các mảnh đời còn khổ cực hơn những gì mình có,…Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi từ bỏ các ham muốn.
...
Công việc và Mục đích sống
Có không ít người trẻ, như tôi, giỏi hơn tôi rất nhiều, nhưng họ bị nhét vào những công việc nhạt nhẽo, rồi chào buổi sáng bằng những cái ngáp, dăm cốc cà phê nguội, họ mất hết động lực để phấn đấu, phát triển. Trước đó họ từng nói với tôi: “Tao sẽ học thêm cái này, cái kia, dành tiền đi chỗ này, chỗ khác” nhưng rồi với cái nhịp đều đều lặp lại ngày này qua ngày khác, họ dần như một cái bóng, chờ tiếng chuông reo báo hết giờ rồi về nhà, vạ vật vài vại bia, ăn bát cơm, lướt nét vài thông tin vô bổ rồi lại nằm ngủ. Họ không còn kể về những ước mơ vẫn cháy trong họ như trước nữa, thay vào đó, họ lo lắng về biên chế, đấu đá, cắt giảm ngân sách, xã hội thời cuộc rồi dần bất mãn với cuộc sống hiện có bây giờ.
Đó có lẽ là cái hoảng loạn tuổi hai mươi như tôi đọc ở đâu đó, tự nhiên dừng lại, ngơ ngác nhìn quanh, không biết mình ở đâu, muốn gì, đi tiếp thế nào. Tôi đã từng như vậy, khoảng thời gian gia đình nuôi cơm, trợ cấp – tôi thấm thía điều đó. Có những ngày tôi ngủ đến hết trưa, ăn vội một bữa ngoài đường, tạt ra làm cốc cà phê trên phố, lang thang phố sách đến tối mới mò về ăn bữa cơm qua loa cũng gia đình, ngày này qua ngày khác. Tôi nghĩ ra các thú tiêu khiển, các việc tiêu tiền, để cho mình cảm thấy bận rộn, và “đang sống” – mâu thuẫn ở chỗ tôi không làm ra tiền, không kiếm được tiền lúc ấy. Nếu không có chút ít bản lĩnh, tôi dám chắc tôi đã đánh mất mình vào những việc không hay trong những giây phút như vậy chỉ để có tiền tiêu, để say, để quên.
Khi chúng ta mất phương hướng chúng ta có xu hướng tìm tới một nơi yên tĩnh để tự mình suy nghĩ. Các dòng suy nghĩ cứ miên man hết dòng này tới dòng khác nhưng chỉ khiến ta mất phương hướng hơn.
Điều chúng ta cần làm khi mất phương hướng là phải làm khác đi cái chúng ta quen làm. Hãy đi gặp bạn bè, hãy học một khóa học, hãy đọc một cuốn sách, chơi một môn thể thao bạn yêu thích, tham gia một câu lạc bộ, đi làm từ thiện,…Khi buông lỏng chúng ta sẽ đạt được cái mình muốn.
Khi mất phương hướng chúng ta cũng có thói quen tìm kiếm những người cũng mất phương hướng như ta. Điều này không sai nhưng không nên lạm dụng. Khi ở bên những người cùng hoàn cảnh ta sẽ cảm thấy đồng cảm nhưng vấn đề sẽ vẫn còn đó, những người cùng hoàn cảnh sẽ không thể giúp ta thoát khỏi tình trạng này.
Hãy sống như "ngày mai bạn phải chết"
Trong ký ức của tôi, có một thời gian rất dài tôi nghĩ đến cái chết. Không phải vì tôi muốn chết đâu, nhưng khi sớm phải chứng kiến người thân của mình ra đi, nỗi ám ảnh đó cứ theo tôi mãi. Tôi nghĩ đến đủ thứ vấn đề về cái chết, những năm đầu thật là tệ nhưng về sau tôi học được một điều "dù ngày mai trời có sập thì tôi cũng cứ làm mọi việc bình thường như ngày ngày vẫn làm". Nghĩ như vậy, tôi bắt đầu tâm niệm rằng "phải sống tốt nhất mỗi ngày" để sau này không phải hối tiếc về phút giây nào mình chưa thật sự cố gắng hoặc hành động chưa đúng. Có lẽ vì thế mà cuộc sống của tôi sau này ít khi bị mất phương hướng hơn vì cứ phải nghĩ suy rằng phải làm thế nào để xử lý những gì đến với mình cách tốt nhất.
Chết là hết,nỗi sợ lớn nhất, chẳng có gì đáng sợ hơn chết. Trong khi bạn đang lo lắng về việc không kiếm được một công việc tốt, không có người yêu, cuộc sống vô vị nhàm chán thì bạn đã bỏ quên một điều rằng chưa chắc bạn đã sống được hết ngày mai.
Mỗi ngày có hàng trăm vụ tai nạn giao thông, một trong những clip mà tôi vô cùng ấn tượng đó là cảnh hai mẹ con đi qua đường; đứa con tung tăng kéo mẹ đi. Một chiếc ô tô con đi tới dừng lại nhường đường nhưng nó lại che khuất tầm nhìn của người mẹ với chiếc xe buýt đang phóng nhanh lên. Chiếc xe đâm vào đứa con bắn ra tới chục mét. Khi xem cảnh này, nếu ở địa vị người mẹ tôi sẽ sẵn sàng đánh đổi mọi thứ mình có bao gồm cả mạng sống để điều đó không xảy ra.
Chỉ một giây thôi, cuộc sống của người mẹ đã chuyển từ thiên đường xuống địa ngục; mà cũng có thể người mẹ sẽ mong ước có lại được cuộc sống mà trước đó bà cho rằng vô vị.
Thật kỳ cục là có người chán cuộc sống tới mức muốn tự tử. Bao nhiêu công cha mẹ nuôi họ thành hình người; có hàng triệu người còn thảm cảnh hơn họ vẫn cứ hiên ngang sống. Thế mà chỉ vì thấy cuộc sống vô vị mất phương hướng mà nghĩ tới tự tử.
Một phương thức rất đơn giản có thể khiến bạn thấy rằng mình vẫn còn hơn rất nhiều đó là vào thăm quan bệnh viện. Hãy tự nhiên vào như là một người nhà bệnh nhân, ngồi tại phòng khám, lân la phòng bệnh,… Nếu như chọn mấy khoa ung bướu thì lý tưởng nhất; bạn sẽ thấy mình quả là may mắn.
Nếu bạn đang ở độ tuổi dưới 30 thì bạn nên biết rằng sau tuổi 40 là lúc bố mẹ bạn và chính bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều bệnh tật. Bạn sẽ không có nhiều thời gian để còn cảm thấy cuộc sống quá bình lặng nữa. Hoặc nếu không có sự chuẩn bị kỹ đặc biệt là về tài chính thì bạn sẽ thấy rất bế tắc.
Bạn hãy ghi nhớ câu mà chắc chắn bạn đã từng nghe “Có nhiều người chỉ đơn giản muốn những cái mà bạn cho rằng đương nhiên mình phải có.”
Tìm kiếm sự trợ giúp
Tôi biết có rất nhiều bạn đã và đang mất phương hướng với chuyện hôn nhân, với gia đình và khủng hoảng với nhiều mối quan hệ. Họ loay hoay để xoay sở và không biết phải "sống sao" cho "vừa lòng" người. Đã từ rất lâu, những trung tâm "hỗ trợ" tư vấn tâm lý ra đời. Tôi nghĩ đó là nơi tốt nhất để bạn có thể có được một lời tư vấn từ những chuyên gia đầu ngành. Bạn bè, gia đình, người thân cũng là một lựa chọn để bạn có thể chia sẻ và tìm được cho mình lời giải để thoát ra tình cảnh mất phương hướng. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là người ta thường tiếp nhận giải pháp thức thời hơn là những lời khuyên có tính thay đổi thói quen, tính cách. Điều đó thật là nguy hiểm.
Các chương trình Hướng Đạo Sinh cũng là nơi bạn có thể tìm thấy lời giải cho sự "chênh vênh". Ở các nước phát triển, vai trò của người đỡ đầu, người linh hướng vô cùng quan trọng. Những người ấy thường có đạo đức, kinh nghiệm và đủ sâu sắc để cho chúng ta lời khuyên, lời nhắc nhở hữu ích giúp chúng ta hạn chế việc mất phương hướng và lệch lối đi.
Sống vì đam mê, đừng vì theo phong trào
Điều quan trọng nhất giúp bạn không bị rơi vào trạng thái chán nản là bạn phải đam mê một cái gì đó. Bạn có thể biến đam mê thành tiền nhưng hầu hết trường hợp chúng ta không kiếm được tiền với việc đam mê. Ví dụ bạn có thể thích chạy bộ, bơi lội, bóng bàn, tennis, chơi với con,…
Đam mê giúp bạn loại bỏ các khoảng thời gian trống khiến bạn không còn thời gian nghĩ ngợi lung tung nữa, giúp bạn thấy cuộc sống có ý nghĩa.
Thất nghiệp thì sao?
Công việc dù sao cũng chiếm 1/3 cuộc đời vì vậy cảm nhận của bạn về công việc sẽ quyết định rất nhiều tới chất lượng sống của bạn.
Tìm được công việc mà mình yêu thích tất nhiên là tuyệt vời rồi. Ví dụ như anh nghiện game thì thích làm test game; anh thích bơi lội thích làm huấn luyện viên bơi lội, anh thích vẽ tranh muốn vẽ tranh bán được tiền, anh thích hát thì làm ca sỹ, anh thích đi du lịch muốn làm hướng dẫn viên,...
Nhưng nói chung giữa làm chơi và làm ăn tiền là cả một khoảng cách lớn. Nhiều khả năng chỉ một thời gian bạn sẽ chán công việc mà trước đó bạn cho rằng mình yêu thích.
Phương án an toàn không phải là chọn việc mình thích mà chọn việc mình có thể làm giỏi nhất. Làm giỏi sẽ dẫn tới thích còn thích chưa chắc đã dẫn tới làm giỏi. Muốn biết mình giỏi cái gì thì tự vấn lại trong quá khứ khi làm một việc gì mà bạn thấy quên đi thời gian, cảm thấy tự tin, bạn tự cảm thấy mình đã làm tốt hơn những người khác.
Tóm lại:
Mô típ chung của nhiều người là quá thiên về một cái gì đó. Người thì thích chơi mà ít đầu tư cho học tập và công việc; tới một lúc nào đó ngoảnh lại thấy mình chưa có gì. Người thì chúi mũi vào học tập, công việc; tới một lúc thấy mình chưa hưởng thụ được gì.
Trong mỗi giai đoạn cuộc sống do đặc điểm sinh học và môi trường ta phải ưu tiên cho một cái gì đó nhưng nguyên tắc là phải cân bằng được ba thứ Công việc – Gia đình – Sở thích cá nhân. Chỉ cần một cái thất bại thì cho dù hai cái kia thành công cũng khiến ta chán nản.
[full_width]
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.