Gần đây tôi đọc khá nhiều về Triết học, tìm hiểu về Phật pháp. Nhưng điều khiến tôi chú ý và nghi vấn hơn cả chính là câu nói: "Đời vốn dĩ là tạm bợ", "Cuộc đời nãy là cõi tạm",... hay đoại loại những câu tương tự với hàm ý tương tự vậy.
Nhưng nghiệp duyên còn nặng, lòng phàm chưa dứt, ta vẫn đang lăn lộn vất vả để xây dựng toà lâu đài mộng ảo. Đã bao lần ta giành giật bon chen mà quên đi những cái đạt được cũng như sương khói, sự ngắn ngủi của một mạng người chỉ trong hơi thở vào ra. Nhắm mắt xuôi tay, bao nhiêu yêu thương còn chưa kịp gởi gắm, những tính toan còn dang dở nửa chừng, người thân thiết ở lại, danh vọng có còn đâu; và rồi theo dòng nghiệp thức mênh mang tái sanh quanh quẩn trong lục đạo xoay vần. Nỗi khổ luân hồi là thế, nhưng mấy ai đã vỡ lẽ và tự thấy xót thương cho chính bản thân mình. Nhìn ngoài kia, mỗi ngày trôi qua, bao nhiêu người nằm xuống được nhẹ nhàng, giọt nước mắt bi lụy còn vấn vương trên đôi mắt người đi kẻ ở. Dòng đời là thế, tình đời là thế, thảm thương và bi kịch vô cùng.
Nhưng bởi giấc mơ tiên con đã say, và đến bây giờ vẫn đang còn mộng mị. Nỗi khổ luân hồi không chỉ kiếp này mà vô lượng kiếp đã đong đầy xót xa nhưng nhiều khi vẫn chưa đủ để ta giật mình tỉnh thức. Có rất nhiều nỗi sợ, nhưng ta chưa từng hoặc ít sợ luân hồi. Thế Tôn từng dạy vòng luân hồi vô tận đáng sợ, vì Ngài thấy rõ sự vận hành của dòng nghiệp mà chúng sanh tạo ra trong những kiếp đã đi qua và nghìn trùng ác nghiệp được tạo gây. Và dòng nghiệp ấy đã vẽ lên bức tranh hệ lụy của kiếp người sẽ còn kéo dài đến khi nào chúng sanh chưa giác ngộ. Nỗi sợ thiếu cơm áo gạo tiền, sợ già bệnh chết và vô số nỗi sợ khác bủa vây, nhưng ta chưa từng biết sợ luân hồi.
Ta cứ rong chơi nhưng nhớ quay về, bởi bản chất cuộc đời là tham ái vô minh nên giọt nước mắt sẽ còn rơi khi lãng tử chưa dừng chân mỏi gối. Rồi một lúc nào đó đắng cay sẽ làm ta biết khổ mà quay đầu. Đức Phật từ bi và trí tuệ, hãy về dưới chân Ngài để một lần buông xuống tất cả những mộng ảo trần gian, để một lần được tắm mình trong dòng sữa pháp thiêng liêng, cho thân tâm được gột rửa những bụi trần đã in sâu trong tâm khảm.
Cõi đời tạm bợ, trần thế tạm nương, không gì là mãi mãi khi vô thường là bản chất phù sinh; nên ta hãy hướng tâm mình đến con đường đạo lý, đi tìm cái gì đó thanh cao và vững chãi lâu bền. Một khi đã giác ngộ thì thảnh thơi giữa biển đời sinh tử, ra vào tự tại ba cõi và tiếp tục công cuộc độ sanh. Được như thế mới không uổng phí kiếp người.
Tôi đọc càng nhiều thì tôi lại thấy mình chẳng biết gì. Trời đất vốn đã bao la, sự đời lại còn hơn thế. Tuy nhiên, tôi nhận thấy ở hầu hết các nhà thần học và triết gia (trừ tín đồ Phật pháp) đều không cho "cuộc đời là cõi tạm". Dù cuộc sống/ cuộc đời của mỗi người có kiếp lai sinh đi nữa thì cái "cõi tạm" này vẫn là quan trọng nhất. Bởi, không một ai chắc mình còn có kiếp sau, hay là đi về đâu sau khi nhắm mắt xuôi tay. Sự minh triết trên đời này là rốt cuộc chỉ là để khám và nguồn gốc và vai trò của sinh mệnh mỗi người trong trời đất. Và các lý luận đó đều được phát triển nhằm mục đích con người hiểu mình, hiểu người, hiểu thế-thời và khám phá bản thân, Hàm dưỡng và hoàn thiện bản thân theo cách tốt nhất có thể khi còn đương thế.Danh vọng có đó rồi mất đó, giàu sang phú quý mấy ai trăm năm, tình đời đổi thay, buồn vui đắp đổi. Dù kiếp này hay kiếp sau nữa thì những vinh quang thế gian vẫn sẽ là hư ảo mây bay. Khi nằm xuống chỉ là ba tấc đất không hơn không kém, tất cả để lại cho đời, ngoài tội phước theo mình mà thôi. Thấy được như thế, thì ta không mất công tốn sức để vun đắp cho những thành công tạm thời, mà ta đi tìm cái gì vĩnh hằng thiêng liêng. Cái cần đi tìm ấy là con đường tâm linh, là nội tâm vững chãi an nhiên không còn não phiền chi phối và sự tự do tự tại giữa cuộc đời. Đức Phật đã bỏ vinh quang thế gian để đi con đường này và Ngài đã thực chứng điều ấy. Những pháp âm vi diệu của Ngài còn vang vọng đến ngày hôm nay và ngàn sau nữa sẽ còn nhiều người thừa hưởng dòng sữa pháp nhiệm mầu.
Nhưng nghiệp duyên còn nặng, lòng phàm chưa dứt, ta vẫn đang lăn lộn vất vả để xây dựng toà lâu đài mộng ảo. Đã bao lần ta giành giật bon chen mà quên đi những cái đạt được cũng như sương khói, sự ngắn ngủi của một mạng người chỉ trong hơi thở vào ra. Nhắm mắt xuôi tay, bao nhiêu yêu thương còn chưa kịp gởi gắm, những tính toan còn dang dở nửa chừng, người thân thiết ở lại, danh vọng có còn đâu; và rồi theo dòng nghiệp thức mênh mang tái sanh quanh quẩn trong lục đạo xoay vần. Nỗi khổ luân hồi là thế, nhưng mấy ai đã vỡ lẽ và tự thấy xót thương cho chính bản thân mình. Nhìn ngoài kia, mỗi ngày trôi qua, bao nhiêu người nằm xuống được nhẹ nhàng, giọt nước mắt bi lụy còn vấn vương trên đôi mắt người đi kẻ ở. Dòng đời là thế, tình đời là thế, thảm thương và bi kịch vô cùng.
Đọc đến đây, một thoáng suy tư chợt khỏa lấp tâm trí tôi, và ít nhiều tôi không hoàn toàn đồng ý với những ý niệm đó. Kinh nghiệm sống cho chúng ta biết rằng, ngôn từ phát xuất từ con người. Nếu con người không gọi những cực nhọc, đau đớn, bi ai,... là Khổ mà dùng một từ khác để diễn đạt thì liệu những động từ như vậy có tồn tại. Ý niệm dẫn đến hành vi, ý niệm như thế nào thì cuộc đời người đó là chuỗi ngày thể hiện các ý niệm đó qua hành vi, thái độ và hành động.
Người Công giáo nhận các Thánh bổn mạng làm Idol của mình; cố gắng sửa đổi bản thân mình sao cho giống với thánh nhân. Đó là con đường nên đi, nhưng với tôi nó chưa phải lối đi tốt nhất. Bởi, một khi chúng ta mỗi người dùng từ "Tôi" để xưng hô với một ai đó, điều đó đồng nghĩa là chúng ta ngầm nói với người khác rằng, đó là "phẩm giá", "nhân-vị" của mỗi người. Bằng cách tư duy và thói quen làm việc tích cực thì liệu có gì chúng ta gọi là "khổ-cực" nữa.
Người Phật giáo luôn nhận định mọi thứ đều phát xuất từ TÂM, mà Tâm phần lớn được xem như là ý niệm. Ý niệm tốt, lành mạnh và tích cực thì dẫn đến thói quen tốt, nhân cách tốt, hành động theo hướng tích cực. Ý niệm xấu, không lành mạnh thì dẫn đến hành vi, thái độ "lệch chuẩn", phương hại người khác; nếu không hại mình hại người, không ích cho mình cho người thì việc đó, ý niệm đó chẳng phải là vô ích sao?.
Nhưng bởi giấc mơ tiên con đã say, và đến bây giờ vẫn đang còn mộng mị. Nỗi khổ luân hồi không chỉ kiếp này mà vô lượng kiếp đã đong đầy xót xa nhưng nhiều khi vẫn chưa đủ để ta giật mình tỉnh thức. Có rất nhiều nỗi sợ, nhưng ta chưa từng hoặc ít sợ luân hồi. Thế Tôn từng dạy vòng luân hồi vô tận đáng sợ, vì Ngài thấy rõ sự vận hành của dòng nghiệp mà chúng sanh tạo ra trong những kiếp đã đi qua và nghìn trùng ác nghiệp được tạo gây. Và dòng nghiệp ấy đã vẽ lên bức tranh hệ lụy của kiếp người sẽ còn kéo dài đến khi nào chúng sanh chưa giác ngộ. Nỗi sợ thiếu cơm áo gạo tiền, sợ già bệnh chết và vô số nỗi sợ khác bủa vây, nhưng ta chưa từng biết sợ luân hồi.
Ta cứ rong chơi nhưng nhớ quay về, bởi bản chất cuộc đời là tham ái vô minh nên giọt nước mắt sẽ còn rơi khi lãng tử chưa dừng chân mỏi gối. Rồi một lúc nào đó đắng cay sẽ làm ta biết khổ mà quay đầu. Đức Phật từ bi và trí tuệ, hãy về dưới chân Ngài để một lần buông xuống tất cả những mộng ảo trần gian, để một lần được tắm mình trong dòng sữa pháp thiêng liêng, cho thân tâm được gột rửa những bụi trần đã in sâu trong tâm khảm.
Cõi đời tạm bợ, trần thế tạm nương, không gì là mãi mãi khi vô thường là bản chất phù sinh; nên ta hãy hướng tâm mình đến con đường đạo lý, đi tìm cái gì đó thanh cao và vững chãi lâu bền. Một khi đã giác ngộ thì thảnh thơi giữa biển đời sinh tử, ra vào tự tại ba cõi và tiếp tục công cuộc độ sanh. Được như thế mới không uổng phí kiếp người.
"Chẳng biết rong chơi miền Tịnh độ
Làm người một kiếp cũng như không" (Nhất Hạnh)
"Ta chưa từng biết sợ luân hồi", điều đó đồng nghĩa với việc ta ít khi bị chi phối bởi sự luân hồi. Thế thì ta cứ mặc nhiên mà sống. Bớt phiền lo, bớt "cố chấp" không phải là điều tốt lành hơn sao?. Tôi không ủng hộ "thuyết vô thần" hay "thần thánh hóa" cá nhân nào đó. Nếu bạn tin và theo Phật thì xin giữ trọn niềm tin đó và sống cách vui vẻ, hữu dụng. Nếu tin Thiên Chúa thì hãy "chu toàn bổn phận cách vui vẻ - Đa Minh Savio" và "làm cho Danh Cha cả sáng", Đấng mà bạn tin, cậy, mến và tôn thờ.
Hãy làm giàu từ những nén bạc bạn được gởi trao. Nén bạc đó có thể là trí tuệ, nhanh nhẹn, thông hiểu, cơ hội, vận may, mắt-mũi-miệng-tai, thân thể xinh đẹp hay cường tráng,... Bạn sở hữu những nén bạc đó, và bao nén bạc khác được trao tặng bởi cách này hay cách khác.
Đức khiết tịnh trong tôn giáo đều giống nhau, đó còn là phương tiện để đưa đường dẫn lối và trở nên hiệp nhất với thần linh, Đấng tạo hóa. Song không có nghĩa là đó là phương pháp tốt nhất để đi đến cùng đích. Bản thân tôi yêu thích sự thinh lặng, trải qua nhiều quãng thời gian cách ly để kiếm tìm "sự thật", sự minh triết của cuộc đời. Và tôi hiểu rằng, đã là một con người, bẩm sinh chúng ta sinh ra trong sự đối thoại, rất khó để mà sống nếu thiếu đối thoại. Đối thoại chính là phương cách hữu hiệu nhất để làm cho mọi thứ trổ sinh, tốt đẹp hơn với thế giới loài người. Nếu không có đối thoại, hoặc khả năng đối thoại bị hạn chế thì chúng ta khác nào cỏ cây, những loài động vật khác. Với lý lẽ đó, chúng ta được mời gọi cởi mở tâm hồn mình để hòa mình vào dòng chảy của bao kiếp người. Chúng ta về đâu thì còn tùy vào dòng chảy mà chúng ta hòa cùng. Dù bản thân có khả năng chọn lựa và tách mình ra để đi lối đi của riêng mình, nhưng chúng ta chẳng thể nào tách mình ra để tự sinh tồn. Biển Chết chính là một minh họa cụ thể nhất.
Vì những lý do đó, xin ngừng quan niệm và cho rằng "Cuộc đời chỉ là phù du hay cõi tạm". Bởi nếu chúng ta không sống cho ra sống với giá trị sinh mệnh mình được tặng ban là hiện tại, là cuộc đời này thì chúng ta còn trông mong "cõi" nào ở đâu đó nữa?
hay lắm Ali ạ! Hãy sống cho ra sống ở thì hiện tại là đủ rồi! Chúc bạn ngủ ngon nha!
Trả lờiXóaThanks Trang nhiều!
Xóa