Triều Tiên cho nổ, đánh sập văn phòng liên lạc với Hàn Quốc
Yonhap cho biết có khói đen và tiếng nổ lớn trong khu công nghiệp liên Triều ở Kaesong ngày 16/6 khi Bình Nhưỡng cho phá hủy văn phòng liên lạc với Hàn Quốc.
Trả lời Yonhap, Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 16/6 xác nhận Triều Tiên đã cho nổ văn phòng liên lạc liên Triều. Thời điểm phá hủy được tiết lộ là 14h49 (giờ địa phương).
Dẫn nhiều nguồn tin quân sự, Yonhap cho biết có khói đen và tiếng nổ lớn từ khu vực thị trấn Kaesong ở lãnh thổ Triều Tiên, gần biên giới liên Triều, vào trưa 16/6. Đây là nơi đặt khu công nghiệp liên Triều có cùng tên gọi và văn phòng liên lạc giữa hai miền bán đảo.
Triều Tiên trước đó cảnh báo sẽ đóng cửa văn phòng liên lạc liên Triều tại Kaesong. Bà Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong Un và hiện là Phó trưởng ban thứ nhất của Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, thông báo giao quân đội Triều Tiên lên kế hoạch cho bước trả đũa tiếp theo sau "các hoạt động thù địch" của Hàn Quốc.
Căng thẳng bán đảo leo thang sau khi nhóm người Triều Tiên đào tẩu thả bong bay rải truyền đơn chống phá ở biên giới liên Triều. Bình Nhưỡng cáo buộc Seoul làm ngơ cho các hoạt động thù địch tái diễn tại biên giới và đã trả đũa bằng cách cắt mọi liên lạc giữa hai miền.
Khu công nghiệp Keasong là một đặc khu kinh tế được Hàn Quốc và Triều Tiên phối hợp quản lý. Theo Sputnik, khu công nghiệp có khoảng 124 công ty Hàn Quốc hoạt động với hơn 54.000 lao động Triều Tiên.
Trả lời Yonhap, Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 16/6 xác nhận Triều Tiên đã cho nổ văn phòng liên lạc liên Triều. Thời điểm phá hủy được tiết lộ là 14h49 (giờ địa phương).
Dẫn nhiều nguồn tin quân sự, Yonhap cho biết có khói đen và tiếng nổ lớn từ khu vực thị trấn Kaesong ở lãnh thổ Triều Tiên, gần biên giới liên Triều, vào trưa 16/6. Đây là nơi đặt khu công nghiệp liên Triều có cùng tên gọi và văn phòng liên lạc giữa hai miền bán đảo.
Triều Tiên trước đó cảnh báo sẽ đóng cửa văn phòng liên lạc liên Triều tại Kaesong. Bà Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong Un và hiện là Phó trưởng ban thứ nhất của Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, thông báo giao quân đội Triều Tiên lên kế hoạch cho bước trả đũa tiếp theo sau "các hoạt động thù địch" của Hàn Quốc.
Căng thẳng bán đảo leo thang sau khi nhóm người Triều Tiên đào tẩu thả bong bay rải truyền đơn chống phá ở biên giới liên Triều. Bình Nhưỡng cáo buộc Seoul làm ngơ cho các hoạt động thù địch tái diễn tại biên giới và đã trả đũa bằng cách cắt mọi liên lạc giữa hai miền.
Khu công nghiệp Keasong là một đặc khu kinh tế được Hàn Quốc và Triều Tiên phối hợp quản lý. Theo Sputnik, khu công nghiệp có khoảng 124 công ty Hàn Quốc hoạt động với hơn 54.000 lao động Triều Tiên.
Hàn Quốc tuyên bố 'sẽ không chịu đựng Triều Tiên thêm nữa'
Người phát ngôn Nhà Xanh, ông Yoon Do-han, ngày 17-6 tuyên bố Hàn Quốc "sẽ không tiếp tục chịu đựng những lời lẽ và hành động vô lý của Triều Tiên thêm nữa".
Tuyên bố từ phía Nhà Xanh đến một ngày sau khi Triều Tiên cho nổ sập văn phòng liên lạc với Hàn Quốc.
Tình hình quan hệ giữa hai bên bắt đầu căng thẳng hơn sau khi Bình Nhưỡng chỉ trích Seoul liên quan đến hoạt động thả truyền đơn chống phá nước này.
Mỹ đã phản ứng với việc Triều Tiên cho nổ văn phòng liên Triều, tuyên bố hoàn toàn ủng hộ nỗ lực của Seoul trong quan hệ liên Triều và kêu gọi Bình Nhưỡng "kiềm chế các hành động phản tác dụng".
Hồi đầu tuần, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã có bài phát biểu về quan hệ liên Triều trong buổi kỷ niệm 20 năm hội nghị thượng đỉnh Seoul - Bình Nhưỡng. Trong đó, ông Moon tái khẳng định sự cam kết của mình với 2 thỏa thuận thượng đỉnh vào năm 2018 cùng Triều Tiên, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng không đi ngược lại các thỏa thuận này.
Bà Kim hôm 16-6 đã lên tiếng chỉ trích bài phát biểu của ông Moon. Ngoài phê phán quan điểm của ông Moon, bà Kim đã gọi phần phát biểu của ông là "sự ngụy biện không biết xấu hổ".
Tuyên bố từ phía Nhà Xanh đến một ngày sau khi Triều Tiên cho nổ sập văn phòng liên lạc với Hàn Quốc.
Tình hình quan hệ giữa hai bên bắt đầu căng thẳng hơn sau khi Bình Nhưỡng chỉ trích Seoul liên quan đến hoạt động thả truyền đơn chống phá nước này.
Mỹ đã phản ứng với việc Triều Tiên cho nổ văn phòng liên Triều, tuyên bố hoàn toàn ủng hộ nỗ lực của Seoul trong quan hệ liên Triều và kêu gọi Bình Nhưỡng "kiềm chế các hành động phản tác dụng".
Hồi đầu tuần, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã có bài phát biểu về quan hệ liên Triều trong buổi kỷ niệm 20 năm hội nghị thượng đỉnh Seoul - Bình Nhưỡng. Trong đó, ông Moon tái khẳng định sự cam kết của mình với 2 thỏa thuận thượng đỉnh vào năm 2018 cùng Triều Tiên, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng không đi ngược lại các thỏa thuận này.
Bà Kim hôm 16-6 đã lên tiếng chỉ trích bài phát biểu của ông Moon. Ngoài phê phán quan điểm của ông Moon, bà Kim đã gọi phần phát biểu của ông là "sự ngụy biện không biết xấu hổ".
Triều Tiên từ chối đặc phái viên hòa giải của Hàn Quốc
Ngày 17-6, Triều Tiên khẳng định nước này từ chối lời đề nghị về việc gửi đặc phái viên của Hàn Quốc và tuyên bố tái triển khai quân đội tại các khu vực biên giới của thành phố Kaesong và núi Kumgang (Kim Cương).
Đáp lại cùng ngày, người phát ngôn Nhà Xanh chỉ trích Bình Nhưỡng vì đã tiết lộ đề nghị không công bố của Hàn Quốc về việc cử đặc phái viên để xoa dịu tình hình căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên.
Theo Hãng tin Reuters, đây là một trong những động thái mới nhất của Triều Tiên trong việc vô hiệu hóa các hiệp định hòa bình liên Triều.
Cảnh báo nói trên do Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đăng một ngày sau khi nước này cho nổ văn phòng liên lạc liên Triều ở Kaesong, một phần trong hiệp định năm 2018 mà lãnh đạo hai nước đã thống nhất, trong bối cảnh căng thẳng bùng nổ liên quan đến các tờ rơi tuyên truyền do những người Triều Tiên trốn ra nước ngoài gửi về chống phá.
KCNA tường thuật rằng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ngày 15-6 đã đề nghị gửi cố vấn an ninh quốc gia Chung Eui Yong và lãnh đạo tình báo Suh Hoon làm đặc phái viên nhưng bà Kim Yo Jong, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, "đã thẳng thừng từ chối đề nghị không thiện chí và nham hiểm" của Hàn Quốc.
KCNA viết: "Ông (Tổng thống Hàn Quốc) Moon 'rất ủng hộ việc gửi các đặc phái viên' để 'giải quyết khủng hoảng' và thường xuyên đưa ra các đề xuất phi lý, nhưng ông ấy phải hiểu rõ rằng các chiêu trò như vậy sẽ không còn hiệu quả với chúng ta nữa".
"Giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay giữa miền Bắc và miền Nam mà nguyên nhân là do sự bất tài và thiếu trách nhiệm của chính quyền Hàn Quốc là không thể và chỉ có thể chấm dứt khi được trả bằng cái giá phù hợp".
Hiện văn phòng của tổng thống Hàn Quốc chưa phản hồi về việc này.
Cũng trong sáng 17-6, Triều Tiên thông báo sẽ triển khai lại quân đội tại các khu vực biên giới của thành phố Kaesong và núi Kumgang. Nước này cũng cho biết sẽ thiết lập lại các đồn biên phòng đã được tháo dỡ theo thỏa thuận giảm căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Seoul.
Các đơn vị pháo binh gần khu biên giới biển phía tây, nơi những người đào tẩu thường xuyên gửi tờ rơi chống phá sẽ được tăng cường, cảnh báo sẵn sàng lên mức "chiến đấu cao nhất".
Triều Tiên cũng khởi động chiến dịch rải truyền đơn chống Hàn Quốc tại khu vực biên giới. Các địa điểm thuận lợi cho việc phát tờ rơi chống lại Hàn Quốc sẽ mở ra trên toàn chiến tuyến. Nỗ lực phát tán tờ rơi sẽ được đảm bảo về mặt quân sự.
Đáp lại cùng ngày, người phát ngôn Nhà Xanh chỉ trích Bình Nhưỡng vì đã tiết lộ đề nghị không công bố của Hàn Quốc về việc cử đặc phái viên để xoa dịu tình hình căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên.
Theo Hãng tin Reuters, đây là một trong những động thái mới nhất của Triều Tiên trong việc vô hiệu hóa các hiệp định hòa bình liên Triều.
Cảnh báo nói trên do Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đăng một ngày sau khi nước này cho nổ văn phòng liên lạc liên Triều ở Kaesong, một phần trong hiệp định năm 2018 mà lãnh đạo hai nước đã thống nhất, trong bối cảnh căng thẳng bùng nổ liên quan đến các tờ rơi tuyên truyền do những người Triều Tiên trốn ra nước ngoài gửi về chống phá.
KCNA tường thuật rằng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ngày 15-6 đã đề nghị gửi cố vấn an ninh quốc gia Chung Eui Yong và lãnh đạo tình báo Suh Hoon làm đặc phái viên nhưng bà Kim Yo Jong, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, "đã thẳng thừng từ chối đề nghị không thiện chí và nham hiểm" của Hàn Quốc.
KCNA viết: "Ông (Tổng thống Hàn Quốc) Moon 'rất ủng hộ việc gửi các đặc phái viên' để 'giải quyết khủng hoảng' và thường xuyên đưa ra các đề xuất phi lý, nhưng ông ấy phải hiểu rõ rằng các chiêu trò như vậy sẽ không còn hiệu quả với chúng ta nữa".
"Giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay giữa miền Bắc và miền Nam mà nguyên nhân là do sự bất tài và thiếu trách nhiệm của chính quyền Hàn Quốc là không thể và chỉ có thể chấm dứt khi được trả bằng cái giá phù hợp".
Hiện văn phòng của tổng thống Hàn Quốc chưa phản hồi về việc này.
Cũng trong sáng 17-6, Triều Tiên thông báo sẽ triển khai lại quân đội tại các khu vực biên giới của thành phố Kaesong và núi Kumgang. Nước này cũng cho biết sẽ thiết lập lại các đồn biên phòng đã được tháo dỡ theo thỏa thuận giảm căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Seoul.
Các đơn vị pháo binh gần khu biên giới biển phía tây, nơi những người đào tẩu thường xuyên gửi tờ rơi chống phá sẽ được tăng cường, cảnh báo sẵn sàng lên mức "chiến đấu cao nhất".
Triều Tiên cũng khởi động chiến dịch rải truyền đơn chống Hàn Quốc tại khu vực biên giới. Các địa điểm thuận lợi cho việc phát tờ rơi chống lại Hàn Quốc sẽ mở ra trên toàn chiến tuyến. Nỗ lực phát tán tờ rơi sẽ được đảm bảo về mặt quân sự.
Báo Ấn Độ: Chi tiết vụ đụng độ đẫm máu giữa binh sĩ Trung - Ấn
Đài India Today ngày 17.6 đưa tin khá chi tiết diễn biến của vụ đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực tranh chấp ở cao nguyên Ladakh khiến nhiều người thiệt mạng.
Hãng tin ANI đưa tin Trung Quốc hứng chịu 43 ca thương vong, trong khi quân đội Ấn Độ xác nhận ít nhất 20 binh sĩ nước này thiệt mạng trong vụ đụng độ vào đêm 15.6 tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh ở Kashmir. Còn báo Times of India hôm 17.6 nói thông tin tình báo Mỹ cho hay phía Trung Quốc có 35 quân nhân thương vong, bao gồm cả người chết và bị thương.
Đây là vụ đụng độ thảm khốc nhất giữa binh sĩ 2 nước kể từ vụ đụng độ năm 1967 ở Nathu La khiến 80 binh sĩ Ấn Độ và hơn 300 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.
Theo India Today, hai bên tổ chức đàm phán cấp trung tướng vào ngày 6.6 nhằm giải quyết tình trạng căng thẳng tại phía đông Ladakh. Sau khi hai bên đồng ý rằng các binh sĩ Trung Quốc sẽ rút lui về khu vực của họ tại thung lũng Galwan, dự kiến đối thoại cấp thiếu tướng sẽ diễn ra vào ngày 16.6.
Tuy nhiên, sau đó vài ngày, phía Trung Quốc quay trở lại và dựng lều “bên phía Ấn Độ” nên các binh sĩ Ấn Độ dỡ bỏ lều, dẫn đến xô xát và một số binh sĩ bị thương.
Các binh sĩ Trung Quốc quay trở lại với số lượng đông hơn vào cuối tuần và xảy ra một số pha ném đá vào nhau hôm 14.6. Đến tối 15.6, đụng độ nổ ra tại một điểm gần sông Galwan và nhanh chóng leo thang khiến nhiều binh sĩ Ấn Độ bị rơi xuống sông.
Do các binh sĩ Trung Quốc không rút lui, một nhóm tuần tra phi vũ trang của quân đội Ấn Độ do đại tá Santosh Babu chỉ huy trung đoàn Bihar 16 dự kiến sẽ thảo luận với phía Trung Quốc. Các binh sĩ Trung Quốc từ chối rút lui và cố ý làm tình hình xấu đi khi ném đá và dùng gậy quấn dây thép gai và đóng đinh để tấn công, khiến phía Ấn Độ đáp trả.
Sau đợt tấn công đầu tiên, ông Babu cùng một binh sĩ bị thương được đưa về phía sau, để lại một số binh sĩ khác bị thương bị phía Trung Quốc bắt giữ.
Gần 40 phút sau, một thiếu tướng chỉ huy nhóm binh sĩ trở lại khu vực và tiếp tục đụng độ, khiến 55 - 56 binh sĩ Trung Quốc bị thương.
Các vụ đụng độ xảy ra gần vách đá và nhiều binh sĩ bị xô xuống sông Galwan đang chảy xiết trong điều kiện nhiệt độ thấp. Theo các nguồn tin, phía Trung Quốc vượt trội hơn Ấn Độ về số binh sĩ. Dường như có một sĩ quan Trung Quốc cấp hàm thiếu tướng tại đồn gần đó vẫy tay kêu gọi binh sĩ 2 bên dừng tay.
Vụ đụng độ kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ, với nhiều người bị chấn thương đầu do bị ném đá và tấn công bằng gậy quấn dây thép gai, và kết thúc sau nửa đêm. Thi thể nhiều binh sĩ được vớt lên từ dòng sông và nhiều người bị thương nặng đã không qua khỏi vào sáng hôm sau.
Các nguồn tin cho biết nhiều cuộc đối thoại cấp đại tá được tổ chức ngay tại khu vực trên trong ngày 16.6. Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc khá im ắng về vụ đụng độ và Bộ Ngoại giao nước này cho hay tình hình chung ở biên giới là "ổn định và trong tầm kiểm soát".
Hãng tin ANI đưa tin Trung Quốc hứng chịu 43 ca thương vong, trong khi quân đội Ấn Độ xác nhận ít nhất 20 binh sĩ nước này thiệt mạng trong vụ đụng độ vào đêm 15.6 tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh ở Kashmir. Còn báo Times of India hôm 17.6 nói thông tin tình báo Mỹ cho hay phía Trung Quốc có 35 quân nhân thương vong, bao gồm cả người chết và bị thương.
Đây là vụ đụng độ thảm khốc nhất giữa binh sĩ 2 nước kể từ vụ đụng độ năm 1967 ở Nathu La khiến 80 binh sĩ Ấn Độ và hơn 300 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.
Theo India Today, hai bên tổ chức đàm phán cấp trung tướng vào ngày 6.6 nhằm giải quyết tình trạng căng thẳng tại phía đông Ladakh. Sau khi hai bên đồng ý rằng các binh sĩ Trung Quốc sẽ rút lui về khu vực của họ tại thung lũng Galwan, dự kiến đối thoại cấp thiếu tướng sẽ diễn ra vào ngày 16.6.
Tuy nhiên, sau đó vài ngày, phía Trung Quốc quay trở lại và dựng lều “bên phía Ấn Độ” nên các binh sĩ Ấn Độ dỡ bỏ lều, dẫn đến xô xát và một số binh sĩ bị thương.
Các binh sĩ Trung Quốc quay trở lại với số lượng đông hơn vào cuối tuần và xảy ra một số pha ném đá vào nhau hôm 14.6. Đến tối 15.6, đụng độ nổ ra tại một điểm gần sông Galwan và nhanh chóng leo thang khiến nhiều binh sĩ Ấn Độ bị rơi xuống sông.
Do các binh sĩ Trung Quốc không rút lui, một nhóm tuần tra phi vũ trang của quân đội Ấn Độ do đại tá Santosh Babu chỉ huy trung đoàn Bihar 16 dự kiến sẽ thảo luận với phía Trung Quốc. Các binh sĩ Trung Quốc từ chối rút lui và cố ý làm tình hình xấu đi khi ném đá và dùng gậy quấn dây thép gai và đóng đinh để tấn công, khiến phía Ấn Độ đáp trả.
Sau đợt tấn công đầu tiên, ông Babu cùng một binh sĩ bị thương được đưa về phía sau, để lại một số binh sĩ khác bị thương bị phía Trung Quốc bắt giữ.
Gần 40 phút sau, một thiếu tướng chỉ huy nhóm binh sĩ trở lại khu vực và tiếp tục đụng độ, khiến 55 - 56 binh sĩ Trung Quốc bị thương.
Các vụ đụng độ xảy ra gần vách đá và nhiều binh sĩ bị xô xuống sông Galwan đang chảy xiết trong điều kiện nhiệt độ thấp. Theo các nguồn tin, phía Trung Quốc vượt trội hơn Ấn Độ về số binh sĩ. Dường như có một sĩ quan Trung Quốc cấp hàm thiếu tướng tại đồn gần đó vẫy tay kêu gọi binh sĩ 2 bên dừng tay.
Vụ đụng độ kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ, với nhiều người bị chấn thương đầu do bị ném đá và tấn công bằng gậy quấn dây thép gai, và kết thúc sau nửa đêm. Thi thể nhiều binh sĩ được vớt lên từ dòng sông và nhiều người bị thương nặng đã không qua khỏi vào sáng hôm sau.
Các nguồn tin cho biết nhiều cuộc đối thoại cấp đại tá được tổ chức ngay tại khu vực trên trong ngày 16.6. Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc khá im ắng về vụ đụng độ và Bộ Ngoại giao nước này cho hay tình hình chung ở biên giới là "ổn định và trong tầm kiểm soát".
Bắc Kinh đóng cửa trường học, hủy hơn 1.200 chuyến bay sau khi phát hiện triệu chứng lạ ở một số bệnh nhân COVID-19
Theo Thời báo Hoàn cầu, bác sĩ Ma Yanfang – Trưởng ban vấn đề y khoa tại Bệnh viện Ditan Bắc Kinh – cho biết bệnh nhân COVID-19 xuất hiện triệu chứng lạ là chuyện bình thường, vì chủng virus này vẫn còn mới và cần thời gian để quan sát và nghiên cứu thêm.
Trước đó, tại nhiều quốc gia khác, các bệnh nhân COVID-19 cũng biểu hiện nhiều triệu chứng lạ như đau bụng, ngón chân sưng tấy. Bác sĩ Ma giải thích môi trường, lối sống và cơ địa mỗi người khác nhau có thể gây ra đa dạng triệu chứng theo từng vùng.
"Virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập vào nhiều hệ thống cơ quan khác nhau trên cơ thể người. Chúng ta cần tập trung hơn để phát hiện những nguy cơ lây nhiễm”, bác sĩ Ma cho biết.
Giải thích lý do vì sao những ca bệnh mới tại Bắc Kinh chỉ có triệu chứng nhẹ, bác sĩ Ma cho hay trong lần bùng phát này, chủ yếu người trẻ mắc bệnh và tình trạng lây nhiễm đươc kiểm soát ngay trong giai đoạn đầu.
Sáng 17/6, Bắc Kinh ghi nhận 31 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc tính từ 11/6 lên tới 137 trường hợp. Trình từ gien của chủng virus SARS-CoV-2 tìm thấy tại chợ đầu mối Tân Phát Địa cho thấy nó có nguồn gốc từ châu Âu.
Bắc Kinh đóng cửa trở lại toàn bộ trường học và hủy hơn 1.200 chuyến bay khi thành phố ghi nhận 137 ca nCoV liên quan đến chợ Tân Phát Địa.
Giới chức Bắc Kinh hôm nay thông báo toàn bộ trường mẫu giáo, tiểu học và trung học trong thành phố, phần lớn mới mở cửa trở lại, được lệnh đóng cửa và quay lại hình thức học trực tuyến. Trước đó, giới chức nâng mức báo động lên cấp hai, cấp cao thứ hai trong hệ thống phản ứng khẩn cấp Covid-19 gồm 4 cấp.
Theo các hạn chế cấp hai, đường và đường cao tốc vẫn mở, các công ty và nhà máy tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, sự di chuyển của người dân trong và ngoài thành phố được kiểm soát chặt chẽ. Tại khu vực có nguy cơ cao, người dân bị cách ly với bên ngoài và được xét nghiệm. Tại 27 khu phố được chỉ định là khu vực có rủi ro trung bình, người dân phải kiểm tra thân nhiệt và xét nghiệm.
"Tình hình dịch bệnh ở thủ đô vô cùng nghiêm trọng", phát ngôn viên thành phố Bắc Kinh Xu Hejian cảnh báo tại cuộc họp báo hôm qua.
Giới chức cho biết từ ngày 30/5, hơn 200.000 người đã tới chợ Tân Phát Địa, nơi cung cấp hơn 70% rau quả cho Bắc Kinh. Hàng chục nghìn người liên quan đến chợ đang được xét nghiệm. Bắc Kinh hiện ghi nhận 137 ca nhiễm liên quan đến cụm dịch mới chỉ trong 6 ngày qua.
Thủ đô của Trung Quốc cũng đã hủy ít nhất 1.255 chuyến bay đến và rời thành phố trong hôm nay, tương đương gần 70% chuyến bay của thành phố. Quan chức kêu gọi người dân không rời khỏi thành phố, trong khi một số tỉnh đã thực hiện cách ly đối với những người đến từ Bắc Kinh.
Trước khi cụm dịch mới bùng phát, hầu hết ca nhiễm gần đây ở Trung Quốc là công dân từ nước ngoài trở về và chính phủ đã tuyên bố chiến thắng đại dịch. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc nói rằng loại virus gây bùng phát dịch ở Bắc Kinh là một "chủng dịch lớn" ở châu Âu.
Trước đó, tại nhiều quốc gia khác, các bệnh nhân COVID-19 cũng biểu hiện nhiều triệu chứng lạ như đau bụng, ngón chân sưng tấy. Bác sĩ Ma giải thích môi trường, lối sống và cơ địa mỗi người khác nhau có thể gây ra đa dạng triệu chứng theo từng vùng.
"Virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập vào nhiều hệ thống cơ quan khác nhau trên cơ thể người. Chúng ta cần tập trung hơn để phát hiện những nguy cơ lây nhiễm”, bác sĩ Ma cho biết.
Giải thích lý do vì sao những ca bệnh mới tại Bắc Kinh chỉ có triệu chứng nhẹ, bác sĩ Ma cho hay trong lần bùng phát này, chủ yếu người trẻ mắc bệnh và tình trạng lây nhiễm đươc kiểm soát ngay trong giai đoạn đầu.
Sáng 17/6, Bắc Kinh ghi nhận 31 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc tính từ 11/6 lên tới 137 trường hợp. Trình từ gien của chủng virus SARS-CoV-2 tìm thấy tại chợ đầu mối Tân Phát Địa cho thấy nó có nguồn gốc từ châu Âu.
Bắc Kinh đóng cửa trở lại toàn bộ trường học và hủy hơn 1.200 chuyến bay khi thành phố ghi nhận 137 ca nCoV liên quan đến chợ Tân Phát Địa.
Giới chức Bắc Kinh hôm nay thông báo toàn bộ trường mẫu giáo, tiểu học và trung học trong thành phố, phần lớn mới mở cửa trở lại, được lệnh đóng cửa và quay lại hình thức học trực tuyến. Trước đó, giới chức nâng mức báo động lên cấp hai, cấp cao thứ hai trong hệ thống phản ứng khẩn cấp Covid-19 gồm 4 cấp.
Theo các hạn chế cấp hai, đường và đường cao tốc vẫn mở, các công ty và nhà máy tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, sự di chuyển của người dân trong và ngoài thành phố được kiểm soát chặt chẽ. Tại khu vực có nguy cơ cao, người dân bị cách ly với bên ngoài và được xét nghiệm. Tại 27 khu phố được chỉ định là khu vực có rủi ro trung bình, người dân phải kiểm tra thân nhiệt và xét nghiệm.
"Tình hình dịch bệnh ở thủ đô vô cùng nghiêm trọng", phát ngôn viên thành phố Bắc Kinh Xu Hejian cảnh báo tại cuộc họp báo hôm qua.
Giới chức cho biết từ ngày 30/5, hơn 200.000 người đã tới chợ Tân Phát Địa, nơi cung cấp hơn 70% rau quả cho Bắc Kinh. Hàng chục nghìn người liên quan đến chợ đang được xét nghiệm. Bắc Kinh hiện ghi nhận 137 ca nhiễm liên quan đến cụm dịch mới chỉ trong 6 ngày qua.
Thủ đô của Trung Quốc cũng đã hủy ít nhất 1.255 chuyến bay đến và rời thành phố trong hôm nay, tương đương gần 70% chuyến bay của thành phố. Quan chức kêu gọi người dân không rời khỏi thành phố, trong khi một số tỉnh đã thực hiện cách ly đối với những người đến từ Bắc Kinh.
Trước khi cụm dịch mới bùng phát, hầu hết ca nhiễm gần đây ở Trung Quốc là công dân từ nước ngoài trở về và chính phủ đã tuyên bố chiến thắng đại dịch. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc nói rằng loại virus gây bùng phát dịch ở Bắc Kinh là một "chủng dịch lớn" ở châu Âu.
Làn sóng các sĩ quan nghỉ việc vẫn đang lan rộng khắp nước Mỹ giữa làn sóng biểu tình sắc tộc
Tại Minneapolis, ít nhất bảy sĩ quan cảnh sát đã từ chức từ khi nổ ra các cuộc biểu tình sau cái chết của Floyd vào cuối tháng 5. Gần 20 sĩ quan khác cũng đang cân nhắc rời nhiệm sở. Con số trên không kể 4 sĩ quan đã mất việc trong vụ Floyd.
Ở Atlanta, tâm điểm của các cuộc biểu tình trong tuần này sau khi một người đàn ông da màu Rayshard Brooks tử vong sau khi bị bắn từ phía sau. Cảnh sát trưởng Atlanta đã từ chức và viên cảnh sát trực tiếp ra tay bị sa thải.
Trước vụ Brooks, nhiều người đã cáo buộc 6 sĩ quan của lực lượng cảnh sát thành phố có hành động không đúng mực đối với 2 sinh viên đại học bị kẹt xe do các cuộc biểu tình. Kết quả, 8 sĩ quan đã từ chức trong tháng này.
Ở Nam Florida, 10 SWAT của thành phố cũng đã từ chức vì lo ngại về sự an toàn, đồng thời nói rằng họ cảm thấy "bị hạn chế bởi việc chính trị hóa các chiến thuật".
Nhiều nhà lãnh đạo các bang đã lập tức phản ứng, thay đổi cách quản trị hệ thống, hứa hẹn cải cách hơn nữa hệ thống pháp luật cũng như hành động nhanh chóng hơn đối với các cuộc biểu tình.
Ở Atlanta, tâm điểm của các cuộc biểu tình trong tuần này sau khi một người đàn ông da màu Rayshard Brooks tử vong sau khi bị bắn từ phía sau. Cảnh sát trưởng Atlanta đã từ chức và viên cảnh sát trực tiếp ra tay bị sa thải.
Trước vụ Brooks, nhiều người đã cáo buộc 6 sĩ quan của lực lượng cảnh sát thành phố có hành động không đúng mực đối với 2 sinh viên đại học bị kẹt xe do các cuộc biểu tình. Kết quả, 8 sĩ quan đã từ chức trong tháng này.
Ở Nam Florida, 10 SWAT của thành phố cũng đã từ chức vì lo ngại về sự an toàn, đồng thời nói rằng họ cảm thấy "bị hạn chế bởi việc chính trị hóa các chiến thuật".
Nhiều nhà lãnh đạo các bang đã lập tức phản ứng, thay đổi cách quản trị hệ thống, hứa hẹn cải cách hơn nữa hệ thống pháp luật cũng như hành động nhanh chóng hơn đối với các cuộc biểu tình.
Giáo sư nổi tiếng Steve Hanke chưa chịu tin Việt Nam chống dịch hoàn hảo
Giáo sư Steve Hanke (77 tuổi) là nhà kinh tế học ứng dụng, công tác tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) nổi tiếng. Ông được xem là nhà cải cách tiền tệ tại nhiều nước đang phát triển. Trong giai đoạn 1981 - 1982, ông là chuyên gia kinh tế cấp cao trong hội đồng tư vấn kinh tế cho tổng thống Ronald Reagan.
Steve Hanke cũng là cây bút chuyên phân tích về kinh tế trên các tạp chí uy tín, trong đó có Forbes.
Ngày 10-6, ông Hanke cho đăng tải bài viết cùng hình ảnh dẫn nguồn từ trang Worldometers, trong đó đề cập đến những quốc gia nhiều khả năng cung cấp số liệu không tin cậy. Trong danh sách này có các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Venezuela, Ai Cập, Syria, Yemen, Thổ Nhĩ Kỳ.
Riêng Việt Nam được chú thích "Không cung cấp dữ liệu". Giáo sư Hanke ví những quốc gia này như những "quả táo hư", gần nghĩa với "con sâu" trong câu tục ngữ "Con sâu làm rầu nồi canh".
Bài viết thu hút hơn 3.800 lượt retweet, gần giống với chia sẻ trên Facebook. Tài khoản Twitter của Steve Hanke có hơn 258.000 lượt theo dõi.
Ngay sau khi sự việc diễn ra, nhiều người trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối trực tiếp hoặc gián tiếp với Hanke.
Đến ngày 16-6 (giờ Mỹ), giáo sư Steve Hanke cho đăng tải một dòng tweet khác "bào chữa", nhưng chưa chính thức xin lỗi hay cho xóa tweet trước đó.
Lần này, GS Hanke viết: "Khác với biểu đồ tôi đăng tải tuần rồi. Việt Nam hóa ra sở hữu số liệu 'hoàn hảo' trong cuộc chiến chống COVID-19. Con số chính thức từ Việt Nam cho thấy nước này chưa ghi nhận ca tử vong nào", giáo sư Hanke dẫn số liệu từ Bộ Y tế Việt Nam.
Đặc biệt, chữ "hoàn hảo" (perfect) được ông đặt trong dấu ngoặc kép.
Trả lời bên dưới dòng tweet này, nhiều tài khoản Việt Nam vẫn chưa hài lòng và muốn Hanke phải lên tiếng xin lỗi đường hoàng vì những thông tin sai lệch của mình.
Steve Hanke cũng là cây bút chuyên phân tích về kinh tế trên các tạp chí uy tín, trong đó có Forbes.
Ngày 10-6, ông Hanke cho đăng tải bài viết cùng hình ảnh dẫn nguồn từ trang Worldometers, trong đó đề cập đến những quốc gia nhiều khả năng cung cấp số liệu không tin cậy. Trong danh sách này có các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Venezuela, Ai Cập, Syria, Yemen, Thổ Nhĩ Kỳ.
Riêng Việt Nam được chú thích "Không cung cấp dữ liệu". Giáo sư Hanke ví những quốc gia này như những "quả táo hư", gần nghĩa với "con sâu" trong câu tục ngữ "Con sâu làm rầu nồi canh".
Bài viết thu hút hơn 3.800 lượt retweet, gần giống với chia sẻ trên Facebook. Tài khoản Twitter của Steve Hanke có hơn 258.000 lượt theo dõi.
Ngay sau khi sự việc diễn ra, nhiều người trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối trực tiếp hoặc gián tiếp với Hanke.
Đến ngày 16-6 (giờ Mỹ), giáo sư Steve Hanke cho đăng tải một dòng tweet khác "bào chữa", nhưng chưa chính thức xin lỗi hay cho xóa tweet trước đó.
Lần này, GS Hanke viết: "Khác với biểu đồ tôi đăng tải tuần rồi. Việt Nam hóa ra sở hữu số liệu 'hoàn hảo' trong cuộc chiến chống COVID-19. Con số chính thức từ Việt Nam cho thấy nước này chưa ghi nhận ca tử vong nào", giáo sư Hanke dẫn số liệu từ Bộ Y tế Việt Nam.
Đặc biệt, chữ "hoàn hảo" (perfect) được ông đặt trong dấu ngoặc kép.
Trả lời bên dưới dòng tweet này, nhiều tài khoản Việt Nam vẫn chưa hài lòng và muốn Hanke phải lên tiếng xin lỗi đường hoàng vì những thông tin sai lệch của mình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp về cải cách ngành cảnh sát, kêu gọi cấm cảnh sát kẹp cổ gây ngạt thở
"Chúng ta phải phá vỡ mô hình thất bại cũ", ông Trump nói trong buổi họp báo tại Nhà Trắng ngày 16.6, theo AFP.
Tổng thống Mỹ có quyền lực hạn chế đối với ngành cảnh sát do chính quyền cấp bang điều hành. Tuy nhiên, Tổng thống Trump khẳng định ông sẽ dùng các khoản ngân sách tài trợ liên bang làm đòn bẩy để thuyết phục chính quyền các bang "áp dụng những tiêu chuẩn nghề nghiệp cao nhất" trong ngành cảnh sát.
Sắc lệnh hành pháp của ông Trump khuyến khích cải tổ quy trình tuyển dụng, chia sẻ dữ liệu về cảnh sát có hồ sơ xấu và tăng tiền hỗ trợ cho lực lương cảnh sát thực hiện những nhiệm vụ phức tạp liên quan đến người bị bệnh tâm thần hoặc nghiện ma túy.
Một điểm nổi bật trong sắc lệnh của Tổng thống Trump là kêu gọi ban hành lệnh cấm kẹp cổ gây nghẹt thở trừ trường hợp tính mạng của cảnh sát bị đe dọa. Ông Trump cho rằng đề xuất về lệnh cấm này có thể được trình lên Thượng viện để thảo luận nhằm bổ sung vào luật.
Chủ nhân Nhà Trắng gọi sáng kiến của ông là "bước tiến lớn" hướng tới "nền công lý an toàn, đẹp đẽ và thanh lịch". Tuy nhiên, các chính trị gia đảng Dân chủ, bao gồm Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, chỉ trích động thái này của ông Trump.
"Sắc lệnh hành pháp yếu kém của tổng thống không thể giúp chống lại dịch bệnh phân biệt chủng tộc đang lan rộng và sự tàn bạo của cảnh sát. Trong thời điểm đáng buồn này, chúng ta cần phải có sự thay đổi táo bạo, không thể đầu hàng một cách nhu mì", bà Pelosi nói trong một tuyên bố.
Cũng tại buổi họp báo, Tổng thống Trump cho biết ông vừa có buổi gặp gỡ riêng với gia đình của một số người da màu bị giết chết trong những vụ chạm trán với cảnh sát.
Tuy nhiên, ông Trump nhấn mạnh: "Người dân Mỹ biết rõ một sự thật là: không có cảnh sát, sẽ có sự hỗn loạn… Chỉ có một số lượng rất nhỏ cảnh sát có hành vi sai phạm".
Trong khi đó, đảng Dân chủ, các tổ chức bảo vệ nhân quyền và những người biểu tình yêu cầu có một cuộc đánh giá toàn diện văn hóa làm việc của cảnh sát và cho rằng việc cắt giảm ngân sách cho ngành cảnh sát là cần thiết để mang lại sự thay đổi.
Tổng thống Mỹ có quyền lực hạn chế đối với ngành cảnh sát do chính quyền cấp bang điều hành. Tuy nhiên, Tổng thống Trump khẳng định ông sẽ dùng các khoản ngân sách tài trợ liên bang làm đòn bẩy để thuyết phục chính quyền các bang "áp dụng những tiêu chuẩn nghề nghiệp cao nhất" trong ngành cảnh sát.
Sắc lệnh hành pháp của ông Trump khuyến khích cải tổ quy trình tuyển dụng, chia sẻ dữ liệu về cảnh sát có hồ sơ xấu và tăng tiền hỗ trợ cho lực lương cảnh sát thực hiện những nhiệm vụ phức tạp liên quan đến người bị bệnh tâm thần hoặc nghiện ma túy.
Một điểm nổi bật trong sắc lệnh của Tổng thống Trump là kêu gọi ban hành lệnh cấm kẹp cổ gây nghẹt thở trừ trường hợp tính mạng của cảnh sát bị đe dọa. Ông Trump cho rằng đề xuất về lệnh cấm này có thể được trình lên Thượng viện để thảo luận nhằm bổ sung vào luật.
Chủ nhân Nhà Trắng gọi sáng kiến của ông là "bước tiến lớn" hướng tới "nền công lý an toàn, đẹp đẽ và thanh lịch". Tuy nhiên, các chính trị gia đảng Dân chủ, bao gồm Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, chỉ trích động thái này của ông Trump.
"Sắc lệnh hành pháp yếu kém của tổng thống không thể giúp chống lại dịch bệnh phân biệt chủng tộc đang lan rộng và sự tàn bạo của cảnh sát. Trong thời điểm đáng buồn này, chúng ta cần phải có sự thay đổi táo bạo, không thể đầu hàng một cách nhu mì", bà Pelosi nói trong một tuyên bố.
Cũng tại buổi họp báo, Tổng thống Trump cho biết ông vừa có buổi gặp gỡ riêng với gia đình của một số người da màu bị giết chết trong những vụ chạm trán với cảnh sát.
Tuy nhiên, ông Trump nhấn mạnh: "Người dân Mỹ biết rõ một sự thật là: không có cảnh sát, sẽ có sự hỗn loạn… Chỉ có một số lượng rất nhỏ cảnh sát có hành vi sai phạm".
Trong khi đó, đảng Dân chủ, các tổ chức bảo vệ nhân quyền và những người biểu tình yêu cầu có một cuộc đánh giá toàn diện văn hóa làm việc của cảnh sát và cho rằng việc cắt giảm ngân sách cho ngành cảnh sát là cần thiết để mang lại sự thay đổi.
Ba người Việt vào Top 100 nhà khoa học châu Á năm 2020
Tạp chí AsianScientist vừa công bố danh sách 100 nhà khoa học tiêu biểu của châu Á năm nay do có giải thưởng quốc tế hoặc giải thưởng quốc gia năm 2019 trong nghiên cứu khoa học hoặc lãnh đạo trong học viện, ngành công nghiệp.
Trong đó, Việt Nam có 3 nhà khoa học nữ được vinh danh. Đó là PGS-TS Hồ Thị Thanh Vân, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Quan hệ Đối ngoại Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM; tiến sĩ Phạm Thị Thu Hà, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu di truyền và giống, Trường ĐH Tôn Đức Thắng và tiến sĩ Trần Thị Hồng Hạnh, Nghiên cứu viên chính Viện Hóa sinh biển (Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam).
PGS-TS Hồ Thị Thanh Vân được vinh danh trong lĩnh vực khoa học vật liệu. Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hà được vinh danh trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong khi đó, tiến sĩ Trần Thị Hồng Hạnh được ghi nhận ở lĩnh vực khoa học cuộc sống.
Cả ba nhà khoa học nữ của Việt Nam đều được trao giải thưởng L'Oréal - UNESSCO vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học năm 2019. Đề tài được bình giải của PGS-TS Hồ Thị Thanh Vân là "Đề án nghiên cứu tổng hợp xúc tác nano hợp kim Pt-Mo trên vật liệu nano Ti0,8W0,2O2, để nâng cao khả năng chịu đầu độc CO và giảm giá thành cho loại pin nhiên liệu sử dụng trực tiếp methanol là một dạng năng lượng tái tạo".
Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hà nhận giải với đề án nghiên cứu về phát triển các giống lúa chịu mặn thông qua chọn lọc bằng dấu chuẩn phân tử và phổ biến chúng ở các vùng bị ảnh hưởng của điều kiện mặn tại ĐBSCL.
Tiến sĩ Trần Thị Hồng Hạnh được vinh danh vì những nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu sử dụng phương pháp sắc ký vân tay kết hợp thiết bị hiện đại, để đánh giá thành phần dược liệu và chất lượng dược liệu. Phương pháp này có thể áp dụng trong đánh giá thành phần thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ dược liệu.
Asian Scientist là tạp chí của Singapore ra đời bản online từ năm 2011. Bản in chính thức được xuất bản từ năm 2014. Đây là năm thứ 3 tạp chí này công bố danh sách các nhà khoa học hàng đầu khu vực với những nghiên cứu, đổi mới và có đóng góp đáng kể ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong danh sách công bố lần đầu tiên năm 2016, Việt Nam cũng có 2 nhà khoa học nữ được lọt vào danh sách là tiến sĩ Trần Liên Hà Phương (Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM) và tiến sĩ Đặng Thị Oanh (Trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông, ĐH Thái Nguyên).
Năm 2017, PGS-TS Lê Thị Kim Phụng (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) cũng được vinh danh ở mục các nhà khoa học thuộc lĩnh vực khoa học nông nghiệp.
Năm 2018, Việt Nam có 2 người được bầu chọn vào danh sách này là GS-TS Phan Thanh Sơn Nam, Trưởng khoa Kỹ thuật hoá học Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) và PGS-TS Nguyễn Sum, Giảng viên khoa Toán Trường ĐH Quy Nhơn.
3 nhà khoa học nữ Việt Nam lọt top 100 nhà khoa học châu Á 2020 là TS. Trần Thị Hồng Hạnh, PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân, TS. Phạm Thị Thu Hà (từ trái qua phải) |
Trong đó, Việt Nam có 3 nhà khoa học nữ được vinh danh. Đó là PGS-TS Hồ Thị Thanh Vân, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Quan hệ Đối ngoại Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM; tiến sĩ Phạm Thị Thu Hà, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu di truyền và giống, Trường ĐH Tôn Đức Thắng và tiến sĩ Trần Thị Hồng Hạnh, Nghiên cứu viên chính Viện Hóa sinh biển (Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam).
PGS-TS Hồ Thị Thanh Vân được vinh danh trong lĩnh vực khoa học vật liệu. Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hà được vinh danh trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong khi đó, tiến sĩ Trần Thị Hồng Hạnh được ghi nhận ở lĩnh vực khoa học cuộc sống.
Cả ba nhà khoa học nữ của Việt Nam đều được trao giải thưởng L'Oréal - UNESSCO vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học năm 2019. Đề tài được bình giải của PGS-TS Hồ Thị Thanh Vân là "Đề án nghiên cứu tổng hợp xúc tác nano hợp kim Pt-Mo trên vật liệu nano Ti0,8W0,2O2, để nâng cao khả năng chịu đầu độc CO và giảm giá thành cho loại pin nhiên liệu sử dụng trực tiếp methanol là một dạng năng lượng tái tạo".
Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hà nhận giải với đề án nghiên cứu về phát triển các giống lúa chịu mặn thông qua chọn lọc bằng dấu chuẩn phân tử và phổ biến chúng ở các vùng bị ảnh hưởng của điều kiện mặn tại ĐBSCL.
Tiến sĩ Trần Thị Hồng Hạnh được vinh danh vì những nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu sử dụng phương pháp sắc ký vân tay kết hợp thiết bị hiện đại, để đánh giá thành phần dược liệu và chất lượng dược liệu. Phương pháp này có thể áp dụng trong đánh giá thành phần thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ dược liệu.
Asian Scientist là tạp chí của Singapore ra đời bản online từ năm 2011. Bản in chính thức được xuất bản từ năm 2014. Đây là năm thứ 3 tạp chí này công bố danh sách các nhà khoa học hàng đầu khu vực với những nghiên cứu, đổi mới và có đóng góp đáng kể ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong danh sách công bố lần đầu tiên năm 2016, Việt Nam cũng có 2 nhà khoa học nữ được lọt vào danh sách là tiến sĩ Trần Liên Hà Phương (Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM) và tiến sĩ Đặng Thị Oanh (Trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông, ĐH Thái Nguyên).
Năm 2017, PGS-TS Lê Thị Kim Phụng (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) cũng được vinh danh ở mục các nhà khoa học thuộc lĩnh vực khoa học nông nghiệp.
Năm 2018, Việt Nam có 2 người được bầu chọn vào danh sách này là GS-TS Phan Thanh Sơn Nam, Trưởng khoa Kỹ thuật hoá học Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) và PGS-TS Nguyễn Sum, Giảng viên khoa Toán Trường ĐH Quy Nhơn.
Lượng magma khổng lồ hình thành đầy bí ẩn, núi lửa Trung Quốc sắp thức giấc sau 500.000 năm?
Theo SCMP, các nhà nghiên cứu nhận thấy hai buồng chứa đầy magma bên dưới núi lửa Wei, nằm ở quần thể núi lửa Wudalianchi, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu đánh giá buồng chứa magma bên trong núi lửa cao tới 100 mét và rộng 5km.
Đây được coi là phát hiện bất ngờ vì núi lửa Wei đã ngủ yên kể từ lần phun trào cuối cùng cách đây 500.000 năm.
Nhà địa vật lý Zhang Haijiang và các cộng sự thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, đã trực tiếp có mặt ở 100 khu vực xung quanh núi lửa Wei.
Các nhà nghiên cứu sử dụng cảm biến để phát hiện các dấu vết bất thường ẩn sâu dưới lòng đất, đặc biệt là magma. Hai buồng chứa magma được phát hiện ở độ sâu lần lượt là 15km và 8km bên dưới ngọn núi lửa.
Các buồng chứa magma này lớn đến mức chúng có thể liên hệ trực tiếp đến núi lửa Changbai nằm ở khu vực giáp biên giới Triều Tiên và Trung Quốc.
Các nghiên cứu dự đoán núi lửa có thể phun trào trở lại nếu lượng magma được lấp đầy khoảng 40% bên trong các buồng chứa. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, 15% vật chất bên trong buồng chứa hiện là đá nóng chảy.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng hoạt động núi lửa ở phía đông bắc Trung Quốc là rất đáng chú ý, có thể đang quay trở lại giai đoạn phun trào và cần theo dõi thường xuyên.
Xu Jiandong, nhà nghiên cứu núi lửa tại văn phòng giám sát động đất ở Bắc Kinh, nói đợt phun trào cuối cùng tại quần thể núi lửa ở Wudalianchi là vào đầu thế kỷ 18, tạo thành hai ngọn núi lửa Laohei và Huoshao.
“Chúng tôi không phát hiện dấu hiệu bất thường ở hai ngọn núi lửa này kể từ đó”, ông Xu nói.
Trong khi đó, lượng magma khổng lồ hình thành bên dưới núi lửa Wei, như theo nghiên cứu của nhà địa vật lý Zhang là điều hết sức bí ẩn, chưa thể giải thích được, ông Xu nói.
Theo ông Xu, cần phải thiết lập thêm các trạm đo đạc ở núi lửa Wei để thu thập dữ liệu địa chấn một cách chi tiết và chính xác hơn.
Ở thời điểm hiện tại, chính phủ Trung Quốc chưa phê duyệt kế hoạch lập trạm giám sát núi lửa ở khu vực, ông Xu nói.
Các nhà nghiên cứu đánh giá buồng chứa magma bên trong núi lửa cao tới 100 mét và rộng 5km.
Đây được coi là phát hiện bất ngờ vì núi lửa Wei đã ngủ yên kể từ lần phun trào cuối cùng cách đây 500.000 năm.
Nhà địa vật lý Zhang Haijiang và các cộng sự thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, đã trực tiếp có mặt ở 100 khu vực xung quanh núi lửa Wei.
Các nhà nghiên cứu sử dụng cảm biến để phát hiện các dấu vết bất thường ẩn sâu dưới lòng đất, đặc biệt là magma. Hai buồng chứa magma được phát hiện ở độ sâu lần lượt là 15km và 8km bên dưới ngọn núi lửa.
Các buồng chứa magma này lớn đến mức chúng có thể liên hệ trực tiếp đến núi lửa Changbai nằm ở khu vực giáp biên giới Triều Tiên và Trung Quốc.
Các nghiên cứu dự đoán núi lửa có thể phun trào trở lại nếu lượng magma được lấp đầy khoảng 40% bên trong các buồng chứa. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, 15% vật chất bên trong buồng chứa hiện là đá nóng chảy.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng hoạt động núi lửa ở phía đông bắc Trung Quốc là rất đáng chú ý, có thể đang quay trở lại giai đoạn phun trào và cần theo dõi thường xuyên.
Xu Jiandong, nhà nghiên cứu núi lửa tại văn phòng giám sát động đất ở Bắc Kinh, nói đợt phun trào cuối cùng tại quần thể núi lửa ở Wudalianchi là vào đầu thế kỷ 18, tạo thành hai ngọn núi lửa Laohei và Huoshao.
“Chúng tôi không phát hiện dấu hiệu bất thường ở hai ngọn núi lửa này kể từ đó”, ông Xu nói.
Trong khi đó, lượng magma khổng lồ hình thành bên dưới núi lửa Wei, như theo nghiên cứu của nhà địa vật lý Zhang là điều hết sức bí ẩn, chưa thể giải thích được, ông Xu nói.
Theo ông Xu, cần phải thiết lập thêm các trạm đo đạc ở núi lửa Wei để thu thập dữ liệu địa chấn một cách chi tiết và chính xác hơn.
Ở thời điểm hiện tại, chính phủ Trung Quốc chưa phê duyệt kế hoạch lập trạm giám sát núi lửa ở khu vực, ông Xu nói.
Covid-19 bùng phát mạnh ở nhiều bang của Mỹ
Theo Reuters, các bang gồm Arizona, Florida, Oklahoma, Oregon và Texas đồng loạt ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng trong ngày 16/6 sau khi chạm mốc kỷ lục từ trước đến nay hồi tuần trước. Bang Nevada cũng ghi nhận số ca mắc mới cao thứ hai từ trước đến nay. Số người nhập viện cũng đang tăng kỷ lục.
Tại trung tâm y tế Tucson ở bang Arizona, chỉ còn duy nhất 1 giường trống tại khoa hồi sức cấp cứu dành riêng cho bệnh nhân Covid-19. Bác sĩ Steven Oscherwitz, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại đây, cho biết bệnh viện có kế hoạch mở rộng quy mô giường bệnh cho khoa hồi sức cấp cứu trong vài ngày tới.
Tại bang Texas, Thống đốc Greg Abbott cho biết, số ca mắc Covid-19 tăng kỷ lục là do bang mở rộng xét nghiệm. Ông John Hellerstedt, một quan chức Texas, nói tình hình hiện tại vẫn trong tầm kiểm soát, song tình hình có thể thay đổi bất cứ lúc nào. “Dịch có thể bùng phát mạnh trở lại và gây sức ép lên hệ thống y tế”, ông Hellerstedt cho hay.
Giới chức y tế nhiều bang cho rằng, số ca mắc Covid-19 tăng vọt là do các doanh nghiệp bắt đầu mở cửa trở lại. Nhiều địa phương cũng sẵn sàng cho kịch bản làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai khi hàng chục nghìn người xuống đường tham gia các cuộc biểu tình sắc tộc gần 1 tháng qua.
Mỹ hiện vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với hơn 2 triệu ca mắc, trong đó gần 120.000 người đã tử vong. Một mô hình phân tích của Đại học Washington mới đây dự báo, số người chết vì Covid-19 tại Mỹ có thể lên 200.000 người vào tháng 10 tới.
Mỹ sẽ có vắc xin trong năm nay?
Theo số liệu của Reuters, số ca mắc Covid-19 ở 17 của bang Mỹ đều tăng mạnh trong tuần trước. Điều này làm dấy lên lo ngại làn sóng lây nhiễm thứ hai tại Mỹ.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump tiếp tục vẽ ra một “bức tranh màu hồng” về đại dịch khi khuyến khích mở cửa kinh tế trở lại và nối lại các cuộc vận động tranh cử.
Phó Tổng thống Mike Pence phản bác những cảnh báo về nguy cơ làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai. “Gần đây, truyền thông gióng lên cảnh báo về làn sóng lây nhiễm thứ hai. Sự hoảng loạn này là thái quá. Chúng ta đang chiến thắng trong cuộc chiến chống lại kẻ thù vô hình”, ông Pence viết trong bài bình luận đăng tải trên Thời báo phố Wall.
Cấp phó của Tổng thống Trump cũng ca ngợi năng lực xét nghiệm của Mỹ với 500.000 xét nghiệm mỗi ngày. Ông Pence tin nước Mỹ sẽ có vắc xin ngừa Covid-19 vào mùa thu năm nay, mặc dù giới chuyên gia cảnh báo sẽ chưa thể có vắc xin trong tương lai gần.
Trong một diễn biến liên quan khác, Bộ Y tế và các Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho biết Chính phủ sẽ chỉ hỗ trợ tài chính đối với khoảng 7 trong tổng số 14 loại vắc xin thử nghiệm chống Covid-19 đang được nghiên cứu hiện nay.
Giới chức chính phủ cho biết, họ hy vọng nhiều người dân Mỹ sẽ được tiếp cận miễn phí vắc xin ngừa Covid-19 ngay khi vắc xin này được phân phối vào đầu năm tới.
Tại trung tâm y tế Tucson ở bang Arizona, chỉ còn duy nhất 1 giường trống tại khoa hồi sức cấp cứu dành riêng cho bệnh nhân Covid-19. Bác sĩ Steven Oscherwitz, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại đây, cho biết bệnh viện có kế hoạch mở rộng quy mô giường bệnh cho khoa hồi sức cấp cứu trong vài ngày tới.
Tại bang Texas, Thống đốc Greg Abbott cho biết, số ca mắc Covid-19 tăng kỷ lục là do bang mở rộng xét nghiệm. Ông John Hellerstedt, một quan chức Texas, nói tình hình hiện tại vẫn trong tầm kiểm soát, song tình hình có thể thay đổi bất cứ lúc nào. “Dịch có thể bùng phát mạnh trở lại và gây sức ép lên hệ thống y tế”, ông Hellerstedt cho hay.
Giới chức y tế nhiều bang cho rằng, số ca mắc Covid-19 tăng vọt là do các doanh nghiệp bắt đầu mở cửa trở lại. Nhiều địa phương cũng sẵn sàng cho kịch bản làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai khi hàng chục nghìn người xuống đường tham gia các cuộc biểu tình sắc tộc gần 1 tháng qua.
Mỹ hiện vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với hơn 2 triệu ca mắc, trong đó gần 120.000 người đã tử vong. Một mô hình phân tích của Đại học Washington mới đây dự báo, số người chết vì Covid-19 tại Mỹ có thể lên 200.000 người vào tháng 10 tới.
Mỹ sẽ có vắc xin trong năm nay?
Theo số liệu của Reuters, số ca mắc Covid-19 ở 17 của bang Mỹ đều tăng mạnh trong tuần trước. Điều này làm dấy lên lo ngại làn sóng lây nhiễm thứ hai tại Mỹ.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump tiếp tục vẽ ra một “bức tranh màu hồng” về đại dịch khi khuyến khích mở cửa kinh tế trở lại và nối lại các cuộc vận động tranh cử.
Phó Tổng thống Mike Pence phản bác những cảnh báo về nguy cơ làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai. “Gần đây, truyền thông gióng lên cảnh báo về làn sóng lây nhiễm thứ hai. Sự hoảng loạn này là thái quá. Chúng ta đang chiến thắng trong cuộc chiến chống lại kẻ thù vô hình”, ông Pence viết trong bài bình luận đăng tải trên Thời báo phố Wall.
Cấp phó của Tổng thống Trump cũng ca ngợi năng lực xét nghiệm của Mỹ với 500.000 xét nghiệm mỗi ngày. Ông Pence tin nước Mỹ sẽ có vắc xin ngừa Covid-19 vào mùa thu năm nay, mặc dù giới chuyên gia cảnh báo sẽ chưa thể có vắc xin trong tương lai gần.
Trong một diễn biến liên quan khác, Bộ Y tế và các Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho biết Chính phủ sẽ chỉ hỗ trợ tài chính đối với khoảng 7 trong tổng số 14 loại vắc xin thử nghiệm chống Covid-19 đang được nghiên cứu hiện nay.
Giới chức chính phủ cho biết, họ hy vọng nhiều người dân Mỹ sẽ được tiếp cận miễn phí vắc xin ngừa Covid-19 ngay khi vắc xin này được phân phối vào đầu năm tới.
Báo Australia: Trên con đường đưa TQ đến vị trí số 1 thế giới, ông Tập đã quên mất những điều "căn bản"
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đặt ra mục tiêu đưa Trung Quốc lên vị trí số 1 thế giới về các lĩnh vực tân tiến nhất, nhưng đã quên mất những điều rất đỗi căn bản, tờ Sydney Morning Herald (SMH - Australia) bình luận.
Cụ thể, SMH cho rằng trong khi Bắc Kinh mải tìm cách đạt được những tiến bộ trong ngành máy tính lượng tử, trí tuệ nhân tạo và làm chủ không gian, thì quốc gia này đã lãng quên một trong 4 khái niệm được coi là nền tảng của vật lý: Đó là định luật III của Isaac Newton về hai vật tương tác nhau sẽ chịu lực tác động bằng nhau nhưng ngược chiều.
Vì sao Định luật III lại được nhắc đến trong bài viết này? Theo SMH, khi Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh tham vọng thống trị toàn cầu, thì sự phản đối mà nước này nhận được sẽ ngày càng gia tăng. Sự phản đối này không chỉ đến từ phía Mỹ, mà còn từ nhiều quốc gia, cá nhân và thực thể khác.
Một trong những đối tượng đã "tỉnh ngộ" gần đây là Tổng Thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg. Trước đây, mục tiêu của NATO là bảo vệ châu Âu trước Nga. Thế nhưng ông Stoltenberg mới đây đã nêu đích danh Trung Quốc là một "mối đe dọa". Trong một bài diễn văn đáng chú ý tuần trước, ông Stoltenberg đã nhận định rằng "mối đe dọa" Trung Quốc quá lớn khiến Mỹ không thể tự mình chống đỡ.
Theo Tổng Thư ký NATO, Trung Quốc vẫn chưa phải là "kẻ thù", nhưng nước này đã được coi là mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu: "Họ [Trung Quốc] là nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ 2 thế giới. Họ đang đầu tư rất nhiều vào việc phát triển các loại khí tài hiện đại, trong đó bao gồm các loại tên lửa có khả năng tấn công các nước đồng minh NATO".
Và, như tạp chí The Economist đã đặt tiêu đề cho bài báo của mình: "NATO đã 'để mắt' tới Trung Quốc".
Lí do khiến NATO cảm thấy nguy hiểm, đó là vì sức ảnh hưởng của Trung Quốc không còn dừng lại ở khu vực châu Á, mà Trung Quốc đã "tiến gần hơn" đến khu vực của NATO, theo ông Stoltenberg: "Chúng ta thấy quân đội Trung Quốc hiện diện ở Bắc Cực, ở châu Phi. Chúng ta thấy họ đầu tư vào các cơ sở hạ tầng trọng yếu. Và họ đang hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn với Nga. Tất cả những điều này đều đe dọa an ninh của NATO".
Theo SMH, một điều có thể khẳng định chắc chắn là bài phát biểu của ông Stoltenberg có ít nhiều ảnh hưởng từ những diễn biến chính trị gần đây, bởi Mỹ là thành viên chủ chốt của NATO, nên ông này biết rằng việc nêu tên Trung Quốc là mối quan ngại an ninh sẽ giúp ông lấy được lòng Washington.
Nhưng không chỉ có Washington. Nhiều cường quốc Tây Âu gần đây cũng đã ngày càng cảnh giác trước những ý định của Bắc Kinh. Ví dụ, Đức đã sửa đổi các luật lệ của mình để tăng cường bảo vệ các công ty Đức trước nguy cơ bị Trung Quốc thâu tóm.
Anh cũng đang suy nghĩ lại về việc hợp tác với "gã khổng lồ" viễn thông của Trung Quốc, tập đoàn Huawei. Các nghị sĩ Anh đã nổi giận vì cách Bắc Kinh phản ứng trước đại dịch và họ đã yêu cầu Thủ tướng Boris Johnson phải xem xét về việc Huawei tham gia vào mạng 5G của Anh.
Bất chấp những yếu tố chính trị, việc NATO coi Bắc Kinh là một trong những mối quan ngại trọng tâm là một bước ngoặt mang tính lịch sử, SMH bình luận.
Thậm chí, ông Stoltenberg còn đưa ra lời bình luận có thể khiến bất kỳ Tổng thống Mỹ nào phật ý: "So với Trung Quốc, Mỹ thậm chí không phải là nền kinh tế lớn nhất. Trung Quốc sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, họ đang dẫn đầu trong việc đầu tư vào nhiều công nghệ tiên tiến, trong đó bao gồm các lĩnh vực như máy tính lượng tử hay trí tuệ nhân tạo... Điều quan trọng hơn cả là chúng ta - Bắc Mỹ và châu Âu phải cùng hợp lực - vì chúng ta không thể xử lý điều này đơn độc".
Ông Stoltenberg đã kêu gọi NATO cần hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia dân chủ phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương, như "Australia, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, để bảo vệ các quy tắc và thể chế toàn cầu đã bảo vệ chúng ta an toàn trong nhiều thập kỷ".
Bên cạnh đó, SMH cũng đã đề cập tới nhóm các quốc gia G7, vốn được cho là không mấy quan tâm về Trung Quốc, nhưng gần đây đã trở nên ngày càng lo lắng nhiều hơn trước.
Theo đó, nhóm 7 quốc gia có kỹ nghệ tiên tiến này thường thảo luận về vấn đề kinh tế, nhưng tuần trước Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất rằng kỳ họp thượng đỉnh tiếp theo của nhóm này nên đưa ra một bản tuyên bố nhằm lên án việc Trung Quốc dự định thông qua dự luận an ninh quốc gia dành riêng cho Hồng Kông.
Cùng thời điểm này, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã công bố một báo cáo, trong đó cáo buộc Trung Quốc và Nga lợi dụng đại dịch để "gây tổn hại" bằng cách tung ra một "làn sóng lớn" của các tin giả, trò lừa bịp về dịch vụ y tế, lừa đảo trực tuyến, thuyết âm mưu... trên mạng xã hội.
Mỗi ngày, thế giới lại càng nhận thức rõ hơn về Trung Quốc, và giống như định luật III Newton, những hành động của Trung Quốc đã và đang nhận về những sự phản đối, báo SMH kết luận.
Cụ thể, SMH cho rằng trong khi Bắc Kinh mải tìm cách đạt được những tiến bộ trong ngành máy tính lượng tử, trí tuệ nhân tạo và làm chủ không gian, thì quốc gia này đã lãng quên một trong 4 khái niệm được coi là nền tảng của vật lý: Đó là định luật III của Isaac Newton về hai vật tương tác nhau sẽ chịu lực tác động bằng nhau nhưng ngược chiều.
Vì sao Định luật III lại được nhắc đến trong bài viết này? Theo SMH, khi Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh tham vọng thống trị toàn cầu, thì sự phản đối mà nước này nhận được sẽ ngày càng gia tăng. Sự phản đối này không chỉ đến từ phía Mỹ, mà còn từ nhiều quốc gia, cá nhân và thực thể khác.
Một trong những đối tượng đã "tỉnh ngộ" gần đây là Tổng Thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg. Trước đây, mục tiêu của NATO là bảo vệ châu Âu trước Nga. Thế nhưng ông Stoltenberg mới đây đã nêu đích danh Trung Quốc là một "mối đe dọa". Trong một bài diễn văn đáng chú ý tuần trước, ông Stoltenberg đã nhận định rằng "mối đe dọa" Trung Quốc quá lớn khiến Mỹ không thể tự mình chống đỡ.
Theo Tổng Thư ký NATO, Trung Quốc vẫn chưa phải là "kẻ thù", nhưng nước này đã được coi là mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu: "Họ [Trung Quốc] là nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ 2 thế giới. Họ đang đầu tư rất nhiều vào việc phát triển các loại khí tài hiện đại, trong đó bao gồm các loại tên lửa có khả năng tấn công các nước đồng minh NATO".
Và, như tạp chí The Economist đã đặt tiêu đề cho bài báo của mình: "NATO đã 'để mắt' tới Trung Quốc".
Lí do khiến NATO cảm thấy nguy hiểm, đó là vì sức ảnh hưởng của Trung Quốc không còn dừng lại ở khu vực châu Á, mà Trung Quốc đã "tiến gần hơn" đến khu vực của NATO, theo ông Stoltenberg: "Chúng ta thấy quân đội Trung Quốc hiện diện ở Bắc Cực, ở châu Phi. Chúng ta thấy họ đầu tư vào các cơ sở hạ tầng trọng yếu. Và họ đang hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn với Nga. Tất cả những điều này đều đe dọa an ninh của NATO".
Theo SMH, một điều có thể khẳng định chắc chắn là bài phát biểu của ông Stoltenberg có ít nhiều ảnh hưởng từ những diễn biến chính trị gần đây, bởi Mỹ là thành viên chủ chốt của NATO, nên ông này biết rằng việc nêu tên Trung Quốc là mối quan ngại an ninh sẽ giúp ông lấy được lòng Washington.
Nhưng không chỉ có Washington. Nhiều cường quốc Tây Âu gần đây cũng đã ngày càng cảnh giác trước những ý định của Bắc Kinh. Ví dụ, Đức đã sửa đổi các luật lệ của mình để tăng cường bảo vệ các công ty Đức trước nguy cơ bị Trung Quốc thâu tóm.
Anh cũng đang suy nghĩ lại về việc hợp tác với "gã khổng lồ" viễn thông của Trung Quốc, tập đoàn Huawei. Các nghị sĩ Anh đã nổi giận vì cách Bắc Kinh phản ứng trước đại dịch và họ đã yêu cầu Thủ tướng Boris Johnson phải xem xét về việc Huawei tham gia vào mạng 5G của Anh.
Bất chấp những yếu tố chính trị, việc NATO coi Bắc Kinh là một trong những mối quan ngại trọng tâm là một bước ngoặt mang tính lịch sử, SMH bình luận.
Thậm chí, ông Stoltenberg còn đưa ra lời bình luận có thể khiến bất kỳ Tổng thống Mỹ nào phật ý: "So với Trung Quốc, Mỹ thậm chí không phải là nền kinh tế lớn nhất. Trung Quốc sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, họ đang dẫn đầu trong việc đầu tư vào nhiều công nghệ tiên tiến, trong đó bao gồm các lĩnh vực như máy tính lượng tử hay trí tuệ nhân tạo... Điều quan trọng hơn cả là chúng ta - Bắc Mỹ và châu Âu phải cùng hợp lực - vì chúng ta không thể xử lý điều này đơn độc".
Ông Stoltenberg đã kêu gọi NATO cần hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia dân chủ phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương, như "Australia, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, để bảo vệ các quy tắc và thể chế toàn cầu đã bảo vệ chúng ta an toàn trong nhiều thập kỷ".
Bên cạnh đó, SMH cũng đã đề cập tới nhóm các quốc gia G7, vốn được cho là không mấy quan tâm về Trung Quốc, nhưng gần đây đã trở nên ngày càng lo lắng nhiều hơn trước.
Theo đó, nhóm 7 quốc gia có kỹ nghệ tiên tiến này thường thảo luận về vấn đề kinh tế, nhưng tuần trước Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất rằng kỳ họp thượng đỉnh tiếp theo của nhóm này nên đưa ra một bản tuyên bố nhằm lên án việc Trung Quốc dự định thông qua dự luận an ninh quốc gia dành riêng cho Hồng Kông.
Cùng thời điểm này, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã công bố một báo cáo, trong đó cáo buộc Trung Quốc và Nga lợi dụng đại dịch để "gây tổn hại" bằng cách tung ra một "làn sóng lớn" của các tin giả, trò lừa bịp về dịch vụ y tế, lừa đảo trực tuyến, thuyết âm mưu... trên mạng xã hội.
Mỗi ngày, thế giới lại càng nhận thức rõ hơn về Trung Quốc, và giống như định luật III Newton, những hành động của Trung Quốc đã và đang nhận về những sự phản đối, báo SMH kết luận.
DKG đe dọa đánh tụt hạng Việt Nam khỏi danh sách những nơi an toàn nhất thế giới trước Covid-19, Forbes phải lên tiếng
Biên tập viên của Forbes, tờ báo đăng lại bảng xếp hạng của DKG, cũng bày tỏ sự không hài lòng với lời giải thích được đưa ra về việc xếp Việt Nam thứ 20 trong top 1 và đe dọa đưa Việt Nam xuống top 2.
Ngày 5/6, Forbes dẫn đánh giá của DKG về danh sách 100 quốc gia và vùng lãnh thổ an toàn nhất trong đại dịch Covid-19. Bài viết được thực hiện bởi John Koetsier, cộng tác viên cao cấp của tờ Forbes.
Việc Việt Nam đứng thứ 20 trong bảng xếp hạng khiến Koetsier và Forbes nhận nhiều phản hồi nhiều về thứ tự xếp hạng này. Bản cập nhật ngày 13/6 tiếp tục thổi bùng sự không hài lòng bởi cách lý giải của DKG với cách họ xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ, ngay cả từ tác giả bài viết.
Theo báo cáo dài 250 trang của DKG, Thụy Sĩ là nơi an toàn nhất thế giới trước Covid-19. Nam Sudan được cho là nơi nguy hiểm nhất. Vậy còn nước Mỹ, ổ dịch lớn nhất thế giới với hơn 2,1 triệu người nhiễm và 116.000 chết? Mỹ đứng thứ 58, ngay sau Romania và đứng 2 bậc phía trên nước Nga.
Theo công bố, báo cáo này dựa vào 130 thông số định lượng và định tính cũng như 11.400 dữ liệu liên quan đến kiểm dịch, theo dõi và phát hiện, sự sẵn sàng của hạ tầng y tế cũng như hiệu quả của chính phủ trong kiểm soát dịch bệnh.
Báo cáo này được thực hiện bởi Deep Knowledge Group (DKG), một tập đoàn gồm các công ty và tổ chức phi lợi nhuận, thuộc sở hữu của công ty đầu tư Deep Knowledge Ventures được thành lập năm 2014 tại Hồng Kông.
Trong báo cáo được đưa ra hàng tháng, thứ hạng của các quốc gia thay đổi. Ban đầu, các nơi có phản ứng nhanh với khủng hoảng và sẵn sàng cao cho chống dịch, được xếp hạng cao nhất. Tuy nhiên, trong bảng xếp hạng mới nhất, các nền kinh tế lớn đang được xếp hạng cao hơn.
Thụy Sỹ và Đức đứng số 1 và số 2 trong bảng xếp hạng này nhờ khả năng phục hồi của nền kinh tế cũng như sự cẩn trọng của họ trong việc gỡ bỏ các biện pháp cách ly xã hội theo khoa học thay vì hy sinh sức khỏe và an toàn của cộng đồng cho kinh tế.
Trong khi đó, các nước châu Phi cận Sahara và Nam Mỹ cùng một số nước ở Trung Đông và châu Á – Thái Bình Dương được cho là nguy cơ cao nhất.
Việt Nam đứng cuối trong top 1 của bảng xếp hạng, tức là ở vị trí thứ 20. Phía trên Việt Nam đều là những quốc gia và vùng lãnh thổ có số ca mắc Covid-19 nhiều hơn Việt Nam.
Với dân số 100 triệu người, Việt Nam cũng là quốc gia lớn nhất chưa có người thiệt mạng vì Covid-19. Trong số 334 ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam, đã có 323 ca phục hồi. Bệnh nhân nặng nhất, phi công người Anh, cũng đã bước qua cửa tử và không cần ghép phổi để sống sót.
Trong bản cập nhật ngày 13/6, câu chuyện của Việt Nam và các nước trong vùng biển Caribbean là tâm điểm.
"Như tôi đã đề cập ở đầu câu chuyện, tôi nhận được ý kiến từ những người ở Caribbean và Việt Nam hỏi tại sao họ không được xếp hạng cao hơn. Một số người còn bày tỏ lo ngại về sự phân biệt chủng tộc hoặc thiên vị trong bảng xếp hạng này. Tôi đã chuyển những thắc mắc này tới DKG và đây là cách giải thích của họ", John Koetsier cho biết.
Theo đó, DKG thừa nhận xếp hạng hiện tại của họ chưa lý tưởng trong trường hợp của một số quốc gia cụ thể. DKG cho biết họ gặp vấn đề trong việc thu thập dữ liệu đáng tin cậy. Tuy nhiên, với việc lặp lại liên tục trong 3 tháng qua, DKG cho rằng việc phân tích trở nên chính xác và toàn diện hơn, kéo theo đó là xếp hạng chính xác hơn.
"Liên quan đến Việt Nam, có lẽ chúng tôi đã sai lầm khi đưa quốc gia này vào nhóm 1. Trong lần xếp hạng tiếp theo, chúng tôi có thể chuyển quốc gia này sang nhóm 2.
Trong những ngày qua, chúng tôi nhận được một số thông tin bổ sung từ các chuyên gia châu Á và dường như Việt Nam đang che giấu các ca nhiễm bệnh", phía DKG cho biết nhưng không đưa dẫn chứng cụ thể.
Đối với các nước Caribbean, DKG mô tả đây là những nơi có cơ sở hạ tầng y tế kém phát triển, thiếu sự hiệu quả trong quản lý chống khủng hoảng và không có kinh nghiệm để vô hiệu hóa các mối đe dọa sinh học.
Họ nói rằng cảm giác an toàn xuất phát từ sự tách biệt về mặt địa lý của các hòn đảo. Khi những hòn đảo được du khách tiếp cận, DKG tin rằng vấn đề sẽ sớm nảy sinh. Họ không đưa ra dẫn chứng cho đánh giá của mình.
Phản hồi lại nhận định này, chính bản thân biên tập viên Koetsier của Forbes cũng chắc chắn rằng nó không làm hài lòng những người quan tâm đến bản xếp hạng.
Thậm chí, nó còn khiến cho uy tín của bảng xếp hạng này giảm xuống khi những người thực nhiện thừa nhận nó không hoàn hảo nhưng lại đưa ra đánh giá cảm tính về quốc gia này với quốc gia khác.
"Tôi vẫn kiên định rằng những nghiên cứu của mình về Việt Nam cho thấy quốc gia này hoàn toàn không giấu dịch", Koetsier nhấn mạnh.
Trong vai trò người đưa tin về bảng xếp hạng của DKG, cái mà tác giả mô tả là sự phát tán thông tin có khả năng xuất phát từ sự thiên vị hoặc phân biệt chủng tộc, Koetsier khẳng định sẽ liên hệ với các nhà chức trách Việt Nam và các nước Caribbean để có thêm thông tin. Bài báo sẽ tiếp tục được cập nhật.
Ngày 5/6, Forbes dẫn đánh giá của DKG về danh sách 100 quốc gia và vùng lãnh thổ an toàn nhất trong đại dịch Covid-19. Bài viết được thực hiện bởi John Koetsier, cộng tác viên cao cấp của tờ Forbes.
Việc Việt Nam đứng thứ 20 trong bảng xếp hạng khiến Koetsier và Forbes nhận nhiều phản hồi nhiều về thứ tự xếp hạng này. Bản cập nhật ngày 13/6 tiếp tục thổi bùng sự không hài lòng bởi cách lý giải của DKG với cách họ xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ, ngay cả từ tác giả bài viết.
Theo báo cáo dài 250 trang của DKG, Thụy Sĩ là nơi an toàn nhất thế giới trước Covid-19. Nam Sudan được cho là nơi nguy hiểm nhất. Vậy còn nước Mỹ, ổ dịch lớn nhất thế giới với hơn 2,1 triệu người nhiễm và 116.000 chết? Mỹ đứng thứ 58, ngay sau Romania và đứng 2 bậc phía trên nước Nga.
Theo công bố, báo cáo này dựa vào 130 thông số định lượng và định tính cũng như 11.400 dữ liệu liên quan đến kiểm dịch, theo dõi và phát hiện, sự sẵn sàng của hạ tầng y tế cũng như hiệu quả của chính phủ trong kiểm soát dịch bệnh.
Báo cáo này được thực hiện bởi Deep Knowledge Group (DKG), một tập đoàn gồm các công ty và tổ chức phi lợi nhuận, thuộc sở hữu của công ty đầu tư Deep Knowledge Ventures được thành lập năm 2014 tại Hồng Kông.
Trong báo cáo được đưa ra hàng tháng, thứ hạng của các quốc gia thay đổi. Ban đầu, các nơi có phản ứng nhanh với khủng hoảng và sẵn sàng cao cho chống dịch, được xếp hạng cao nhất. Tuy nhiên, trong bảng xếp hạng mới nhất, các nền kinh tế lớn đang được xếp hạng cao hơn.
Thụy Sỹ và Đức đứng số 1 và số 2 trong bảng xếp hạng này nhờ khả năng phục hồi của nền kinh tế cũng như sự cẩn trọng của họ trong việc gỡ bỏ các biện pháp cách ly xã hội theo khoa học thay vì hy sinh sức khỏe và an toàn của cộng đồng cho kinh tế.
Trong khi đó, các nước châu Phi cận Sahara và Nam Mỹ cùng một số nước ở Trung Đông và châu Á – Thái Bình Dương được cho là nguy cơ cao nhất.
Việt Nam đứng cuối trong top 1 của bảng xếp hạng, tức là ở vị trí thứ 20. Phía trên Việt Nam đều là những quốc gia và vùng lãnh thổ có số ca mắc Covid-19 nhiều hơn Việt Nam.
Với dân số 100 triệu người, Việt Nam cũng là quốc gia lớn nhất chưa có người thiệt mạng vì Covid-19. Trong số 334 ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam, đã có 323 ca phục hồi. Bệnh nhân nặng nhất, phi công người Anh, cũng đã bước qua cửa tử và không cần ghép phổi để sống sót.
Trong bản cập nhật ngày 13/6, câu chuyện của Việt Nam và các nước trong vùng biển Caribbean là tâm điểm.
"Như tôi đã đề cập ở đầu câu chuyện, tôi nhận được ý kiến từ những người ở Caribbean và Việt Nam hỏi tại sao họ không được xếp hạng cao hơn. Một số người còn bày tỏ lo ngại về sự phân biệt chủng tộc hoặc thiên vị trong bảng xếp hạng này. Tôi đã chuyển những thắc mắc này tới DKG và đây là cách giải thích của họ", John Koetsier cho biết.
Theo đó, DKG thừa nhận xếp hạng hiện tại của họ chưa lý tưởng trong trường hợp của một số quốc gia cụ thể. DKG cho biết họ gặp vấn đề trong việc thu thập dữ liệu đáng tin cậy. Tuy nhiên, với việc lặp lại liên tục trong 3 tháng qua, DKG cho rằng việc phân tích trở nên chính xác và toàn diện hơn, kéo theo đó là xếp hạng chính xác hơn.
"Liên quan đến Việt Nam, có lẽ chúng tôi đã sai lầm khi đưa quốc gia này vào nhóm 1. Trong lần xếp hạng tiếp theo, chúng tôi có thể chuyển quốc gia này sang nhóm 2.
Trong những ngày qua, chúng tôi nhận được một số thông tin bổ sung từ các chuyên gia châu Á và dường như Việt Nam đang che giấu các ca nhiễm bệnh", phía DKG cho biết nhưng không đưa dẫn chứng cụ thể.
Đối với các nước Caribbean, DKG mô tả đây là những nơi có cơ sở hạ tầng y tế kém phát triển, thiếu sự hiệu quả trong quản lý chống khủng hoảng và không có kinh nghiệm để vô hiệu hóa các mối đe dọa sinh học.
Họ nói rằng cảm giác an toàn xuất phát từ sự tách biệt về mặt địa lý của các hòn đảo. Khi những hòn đảo được du khách tiếp cận, DKG tin rằng vấn đề sẽ sớm nảy sinh. Họ không đưa ra dẫn chứng cho đánh giá của mình.
Phản hồi lại nhận định này, chính bản thân biên tập viên Koetsier của Forbes cũng chắc chắn rằng nó không làm hài lòng những người quan tâm đến bản xếp hạng.
Thậm chí, nó còn khiến cho uy tín của bảng xếp hạng này giảm xuống khi những người thực nhiện thừa nhận nó không hoàn hảo nhưng lại đưa ra đánh giá cảm tính về quốc gia này với quốc gia khác.
"Tôi vẫn kiên định rằng những nghiên cứu của mình về Việt Nam cho thấy quốc gia này hoàn toàn không giấu dịch", Koetsier nhấn mạnh.
Trong vai trò người đưa tin về bảng xếp hạng của DKG, cái mà tác giả mô tả là sự phát tán thông tin có khả năng xuất phát từ sự thiên vị hoặc phân biệt chủng tộc, Koetsier khẳng định sẽ liên hệ với các nhà chức trách Việt Nam và các nước Caribbean để có thêm thông tin. Bài báo sẽ tiếp tục được cập nhật.
Máy bay Đài Loan xua đuổi chiến đấu cơ J-10 Trung Quốc
Theo Sputnik, truyền thông Đài Loan hôm 16.6 cho biết, máy bay Đài Loan đã phát thông điệp cảnh báo chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc ở gần vùng nhận dạng phòng không (ADIZ).
ADIZ là khu vực bầu trời mà radar quân sự có thể giám sát, vượt qua vùng lãnh hải và chủ quyền lãnh thổ dưới mặt đất.
Theo nguồn tin trên truyền thông Đài Loan, máy bay quân sự cất cánh từ hòn đảo đã phát đi thông điệp cảnh báo hai lần. Chiến đấu cơ Trung Quốc sau đó quay đầu rời đi. “Máy bay quân sự của Trung Quốc chú ý. Các anh đã xâm phạm không phận của chúng tôi, làm ảnh hưởng đến sự an toàn của máy bay chúng tôi, hãy quay đầu ngay lập tức”, phi công Đài Loan phát thông điệp cảnh báo.
Cùng thời điểm với chiếc J-10 bị Đài Loan ngăn chặn, có hai máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 của không quân Mỹ bay qua không phận Đài Loan.
Một chiếc bay theo hướng xuống Biển Đông, chiếc còn lại hướng ra biển Hoa Đông.
Đây là diễn biến mới nhất trong hàng loạt những cuộc chạm trán trên không bên bờ eo biển Đài Loan trong hai tuần qua.
Hôm 12.6, một máy bay vận tải hoặc máy bay cảnh báo sớm Y-8 của Trung Quốc bay sát không phận Đài Loan trong nhiều giờ.
Ở thời điểm đó, Đài Loan mới phóng thử tên lửa phòng không. Hôm 9.6, các chiến đấu cơ Su-30 của Trung Quốc cũng bị máy bay Đài Loan ngăn chặn.
Trung Quốc coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời, sớm muộn cũng thống nhất với đại lục. Bắc Kinh coi các chuyến bay qua đảo Đài Loan của máy bay Mỹ là hành động xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng.
ADIZ là khu vực bầu trời mà radar quân sự có thể giám sát, vượt qua vùng lãnh hải và chủ quyền lãnh thổ dưới mặt đất.
Theo nguồn tin trên truyền thông Đài Loan, máy bay quân sự cất cánh từ hòn đảo đã phát đi thông điệp cảnh báo hai lần. Chiến đấu cơ Trung Quốc sau đó quay đầu rời đi. “Máy bay quân sự của Trung Quốc chú ý. Các anh đã xâm phạm không phận của chúng tôi, làm ảnh hưởng đến sự an toàn của máy bay chúng tôi, hãy quay đầu ngay lập tức”, phi công Đài Loan phát thông điệp cảnh báo.
Cùng thời điểm với chiếc J-10 bị Đài Loan ngăn chặn, có hai máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 của không quân Mỹ bay qua không phận Đài Loan.
Một chiếc bay theo hướng xuống Biển Đông, chiếc còn lại hướng ra biển Hoa Đông.
Đây là diễn biến mới nhất trong hàng loạt những cuộc chạm trán trên không bên bờ eo biển Đài Loan trong hai tuần qua.
Hôm 12.6, một máy bay vận tải hoặc máy bay cảnh báo sớm Y-8 của Trung Quốc bay sát không phận Đài Loan trong nhiều giờ.
Ở thời điểm đó, Đài Loan mới phóng thử tên lửa phòng không. Hôm 9.6, các chiến đấu cơ Su-30 của Trung Quốc cũng bị máy bay Đài Loan ngăn chặn.
Trung Quốc coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời, sớm muộn cũng thống nhất với đại lục. Bắc Kinh coi các chuyến bay qua đảo Đài Loan của máy bay Mỹ là hành động xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng.