Mỹ chính thức cấm vận vợ chồng tổng thống Syria
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố đạo luật Caesar chính thức có hiệu lực vào ngày 17.6, theo đó Tổng thống Bashar al-Assad và đệ nhất phu nhân Syria, bà Asma, nằm trong danh sách bị Mỹ cấm vận.
Đạo luật Caesar, do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký vào tháng 12.2019, áp đặt lệnh cấm vận nặng nề nhất từ trước đến nay đối với chính quyền Damascus, nhằm gây sức ép buộc Tổng thống al-Assad phải quay về bàn đàm phán.
Lệnh cấm lần này được thực thi đối với 39 cá nhân và công ty làm ăn kinh doanh với chính quyền Syria, trong đó có vợ chồng Tổng thống al-Assad, theo Reuters.
Ngoại trưởng Pompeo đặc biệt nêu đích danh đệ nhất phu nhân Asma al-Assad, mà ông cáo buộc là đã trở thành một trong những kẻ hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến tại Syria nhờ sự hỗ trợ của chồng và gia đình.
Không dừng lại ở đó, Ngoại trưởng Pompeo cho hay Mỹ sẽ tăng cường cấm vận Syria trong nhiều thời gian tới.
Hồi đầu tháng 5, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tiếp tục nối lại cấm vận chống Syria trong lúc cuộc xung đột vẫn tiếp tục diễn ra tại quốc gia Trung Đông.
Đạo luật Caesar, do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký vào tháng 12.2019, áp đặt lệnh cấm vận nặng nề nhất từ trước đến nay đối với chính quyền Damascus, nhằm gây sức ép buộc Tổng thống al-Assad phải quay về bàn đàm phán.
Lệnh cấm lần này được thực thi đối với 39 cá nhân và công ty làm ăn kinh doanh với chính quyền Syria, trong đó có vợ chồng Tổng thống al-Assad, theo Reuters.
Ngoại trưởng Pompeo đặc biệt nêu đích danh đệ nhất phu nhân Asma al-Assad, mà ông cáo buộc là đã trở thành một trong những kẻ hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến tại Syria nhờ sự hỗ trợ của chồng và gia đình.
Không dừng lại ở đó, Ngoại trưởng Pompeo cho hay Mỹ sẽ tăng cường cấm vận Syria trong nhiều thời gian tới.
Hồi đầu tháng 5, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tiếp tục nối lại cấm vận chống Syria trong lúc cuộc xung đột vẫn tiếp tục diễn ra tại quốc gia Trung Đông.
Cựu bộ trưởng tư pháp Nhật Bản và vợ bị bắt
Công tố viên Nhật Bản hôm 18/6 đã bắt giữ cựu bộ trưởng tư pháp Katsuyuki Kawai và vợ vì các vấn đề tài chính trong chiến dịch tranh cử.
Ông Katsuyuki Kawai, Hạ nghị sĩ 57 tuổi, bị nghi ngờ đã mua chuộc các thành viên hội đồng địa phương để giúp vợ ông, bà Anri Kawai, giành ghế ở Thượng viện vào tháng 7/2019, theo Nikkei Asian Review. Cả hai người đều thuộc đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe.
Các công tố viên cho rằng ông Kawai đã đưa tổng cộng 25 triệu yen (233.000 USD) tiền mặt cho khoảng 100 người, chủ yếu là thị trưởng và thành viên hội đồng quận với lý do hỗ trợ cho hoạt động chính trị của họ hoặc chúc mừng họ thắng cử.
Ông Katsuyuki Kawai đã từ chức bộ trưởng tư pháp vào tháng 10 năm ngoái trong khi bị điều tra. Lần gần nhất một cựu bộ trưởng Nhật Bản bị bắt là vào năm 2002. Ông Kawai cũng từng là cố vấn chính sách đối ngoại cho Thủ tướng Abe.
Nghị sĩ không thể bị bắt trong một phiên họp Quốc hội Nhật Bản mà không có sự đồng ý của quốc hội, vì vậy các công tố viên đã đợi cho đến khi phiên họp kết thúc vào hôm 17/6.
Bà Anri Kawai, 46 tuổi, vướng vào các cáo buộc thư ký của bà đã trả nhiều tiền hơn mức cho phép cho các tình nguyện viên vận động tranh cử cho bà trên những chiếc xe tải có phát loa. Thư ký của bà đã bị kết tội hôm 16/6. Điều này làm tăng khả năng kết quả bầu cử của bà sẽ bị xóa bỏ.
Nhật Bản kiểm soát tài chính các chiến dịch tranh cử nghiêm ngặt để đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các ứng viên. Cặp đôi nói trên đã ra khỏi LDP hôm 17/6 để giảm thiệt hại chính trị cho đảng.
Vụ bê bối xảy ra trong khi ông Abe đang vật lộn với hậu quả kinh tế của đại dịch Covid-19. Tỷ lệ ủng hộ chính phủ của ông đã giảm xuống vì những phản ứng chậm chạp trước đại dịch.
Ông Katsuyuki Kawai, Hạ nghị sĩ 57 tuổi, bị nghi ngờ đã mua chuộc các thành viên hội đồng địa phương để giúp vợ ông, bà Anri Kawai, giành ghế ở Thượng viện vào tháng 7/2019, theo Nikkei Asian Review. Cả hai người đều thuộc đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe.
Các công tố viên cho rằng ông Kawai đã đưa tổng cộng 25 triệu yen (233.000 USD) tiền mặt cho khoảng 100 người, chủ yếu là thị trưởng và thành viên hội đồng quận với lý do hỗ trợ cho hoạt động chính trị của họ hoặc chúc mừng họ thắng cử.
Ông Katsuyuki Kawai đã từ chức bộ trưởng tư pháp vào tháng 10 năm ngoái trong khi bị điều tra. Lần gần nhất một cựu bộ trưởng Nhật Bản bị bắt là vào năm 2002. Ông Kawai cũng từng là cố vấn chính sách đối ngoại cho Thủ tướng Abe.
Nghị sĩ không thể bị bắt trong một phiên họp Quốc hội Nhật Bản mà không có sự đồng ý của quốc hội, vì vậy các công tố viên đã đợi cho đến khi phiên họp kết thúc vào hôm 17/6.
Bà Anri Kawai, 46 tuổi, vướng vào các cáo buộc thư ký của bà đã trả nhiều tiền hơn mức cho phép cho các tình nguyện viên vận động tranh cử cho bà trên những chiếc xe tải có phát loa. Thư ký của bà đã bị kết tội hôm 16/6. Điều này làm tăng khả năng kết quả bầu cử của bà sẽ bị xóa bỏ.
Nhật Bản kiểm soát tài chính các chiến dịch tranh cử nghiêm ngặt để đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các ứng viên. Cặp đôi nói trên đã ra khỏi LDP hôm 17/6 để giảm thiệt hại chính trị cho đảng.
Vụ bê bối xảy ra trong khi ông Abe đang vật lộn với hậu quả kinh tế của đại dịch Covid-19. Tỷ lệ ủng hộ chính phủ của ông đã giảm xuống vì những phản ứng chậm chạp trước đại dịch.
Thầy giáo 53 tuổi đang có vợ, đính hôn với học trò cũ 21 tuổi
Cụ thể, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết và hình ảnh thân mật của ông N.V.T. (53 tuổi) và cô gái 21 tuổi tên T.P.N. (học trò cũ của ông T.) Nguồn tin của PV Dân trí cho biết, ông T. đã có vợ và hai con, nhưng ngày 1/12/2019 đã làm lễ đính hôn với cô N.
Những hình ảnh về lễ đính hôn, nhẫn cưới và những ảnh thân mật đều được đăng trên hai trang cá nhân có tên T.P.N. và N.V.T.
Được biết, ông N.V.T. là giáo viên dạy Ngữ văn và Giáo dục công dân của trường THCS-THPT Hiếu Nhơn (huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long).
Bà V.T.H.Đ (giáo viên tại huyện Vũng Liêm, vợ ông T.) cho biết: “Việc quan hệ ngoài luồng của chồng, tôi chỉ mới biết thời gian gần đây. Vì tôi không sử dụng mạng xã hội Facebook. Anh T. có biểu hiện “lạ” là từ trước Tết Nguyên đán, hay bỏ bê gia đình nên tôi làm đơn li hôn gửi ra tòa.
Sau đó anh T. cũng đi khỏi nhà, không liên lạc được. Ngày 17/4/2020, anh T. đến ký đơn ly hôn rồi bỏ đi bặt tăm luôn. Tôi vô cùng bất ngờ trước thông tin anh T. và cô gái kia tổ chức lễ đính hôn vào ngày 1/12/2019”, bà D. nói.
Trao đổi với báo chí về sự việc trên, bà Trương Thanh Nhuận, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long cho biết, Sở đang chỉ đạo trường THCS-THPT Hiếu Nhơn (huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long) nơi thầy N.V.T. công tác thực hiện xử lý đối với thầy.
“Sở đã chỉ đạo trường thực hiện đúng theo quy định, nếu nghỉ quá 7 ngày không có lý do thì mức xử lý đến buộc thôi việc. Hiện tại trường đang làm theo quy trình, từng bước xử lý đúng theo quy định”, bà Nhuận nói.
Những hình ảnh về lễ đính hôn, nhẫn cưới và những ảnh thân mật đều được đăng trên hai trang cá nhân có tên T.P.N. và N.V.T.
Được biết, ông N.V.T. là giáo viên dạy Ngữ văn và Giáo dục công dân của trường THCS-THPT Hiếu Nhơn (huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long).
Bà V.T.H.Đ (giáo viên tại huyện Vũng Liêm, vợ ông T.) cho biết: “Việc quan hệ ngoài luồng của chồng, tôi chỉ mới biết thời gian gần đây. Vì tôi không sử dụng mạng xã hội Facebook. Anh T. có biểu hiện “lạ” là từ trước Tết Nguyên đán, hay bỏ bê gia đình nên tôi làm đơn li hôn gửi ra tòa.
Sau đó anh T. cũng đi khỏi nhà, không liên lạc được. Ngày 17/4/2020, anh T. đến ký đơn ly hôn rồi bỏ đi bặt tăm luôn. Tôi vô cùng bất ngờ trước thông tin anh T. và cô gái kia tổ chức lễ đính hôn vào ngày 1/12/2019”, bà D. nói.
Trao đổi với báo chí về sự việc trên, bà Trương Thanh Nhuận, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long cho biết, Sở đang chỉ đạo trường THCS-THPT Hiếu Nhơn (huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long) nơi thầy N.V.T. công tác thực hiện xử lý đối với thầy.
“Sở đã chỉ đạo trường thực hiện đúng theo quy định, nếu nghỉ quá 7 ngày không có lý do thì mức xử lý đến buộc thôi việc. Hiện tại trường đang làm theo quy trình, từng bước xử lý đúng theo quy định”, bà Nhuận nói.
Quốc hội nhất trí bỏ hộ kinh doanh ra khỏi Luật Doanh nghiệp
Sáng 17-6, với 90,68% đại biểu biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) với 10 chương, 218 điều. Đáng chú ý, luật đã bỏ hẳn một chương (chương VIIa) quy định về hộ kinh doanh để xây dựng một luật riêng.
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự luật về nội dung này, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết có hai loại ý kiến về quy định đối với hộ kinh doanh. Trong đó, một số ý kiến đồng ý với việc quy định một chương về hộ kinh doanh trong dự thảo Luật, một số ý kiến khác đồng ý xem xét, ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Trên cơ sở đa số ý kiến ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu theo hướng bỏ quy định tại Chương VIIa về hộ kinh doanh; bỏ quy định về chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp (Điều 199a)” - ông Thanh nói.
Ông Thanh cũng cho hay để bảo đảm tính liên tục cho đến khi ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh, cần thiết giao Chính phủ hướng dẫn đăng ký và hoạt động đối với hộ kinh doanh (khoản 4 Điều 217 quy định về điều khoản thi hành).
Trước đó, thảo luận tại hội trường ngày 21-5 về dự luật này, nhiều ĐBQH cho rằng đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp thì ít có lợi. Cụ thể số hộ kinh doanh hiện nhiều gấp 5-6 lần số DN, bản chất hoạt động, cách thức và quy mô của hộ kinh doanh rất khác so với DN, nếu bị coi như là DN thì hoạt động của các hộ kinh doanh có thể gặp khó khăn.
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự luật về nội dung này, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết có hai loại ý kiến về quy định đối với hộ kinh doanh. Trong đó, một số ý kiến đồng ý với việc quy định một chương về hộ kinh doanh trong dự thảo Luật, một số ý kiến khác đồng ý xem xét, ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Trên cơ sở đa số ý kiến ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu theo hướng bỏ quy định tại Chương VIIa về hộ kinh doanh; bỏ quy định về chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp (Điều 199a)” - ông Thanh nói.
Ông Thanh cũng cho hay để bảo đảm tính liên tục cho đến khi ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh, cần thiết giao Chính phủ hướng dẫn đăng ký và hoạt động đối với hộ kinh doanh (khoản 4 Điều 217 quy định về điều khoản thi hành).
Trước đó, thảo luận tại hội trường ngày 21-5 về dự luật này, nhiều ĐBQH cho rằng đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp thì ít có lợi. Cụ thể số hộ kinh doanh hiện nhiều gấp 5-6 lần số DN, bản chất hoạt động, cách thức và quy mô của hộ kinh doanh rất khác so với DN, nếu bị coi như là DN thì hoạt động của các hộ kinh doanh có thể gặp khó khăn.
Cháy ở Tân Phú, cha và con gái chết, người mẹ bị bỏng nặng
Theo thông tin ban đầu, khoảng 1h10 sáng 18-6, người dân xung quanh phát hiện phòng trọ trong hẻm đường Kênh 19/5 (phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú) có khói bốc lên nên tri hô và báo cơ quan chức năng.
Lực lượng chức năng địa phương sau đó đến nơi dập lửa, phát hiện hai thi thể nằm trên gác lửng phòng trọ, một người bị phỏng nặng được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Xác minh ban đầu cho thấy vụ hỏa hoạn khiến hai người tử vong là anh Quách Văn H. (45 tuổi, thường trú huyện Châu Thành, Trà Vinh) và con gái là Quách Triệu V. (9 tuổi, đang học lớp 3). Người bị phỏng nặng là chị Nguyễn Thị L. (44 tuổi, vợ anh H.).
Sau khi vụ cháy xảy ra, UBND quận Tân Phú giao cơ quan công an điều tra, làm rõ nguyên nhân, đồng thời tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ gia đình nạn nhân 50 triệu đồng. Bước đầu, cơ quan chức năng nhận định có khả năng đây là vụ tự thiêu.
Một số người dân sống gần phòng trọ với nạn nhân cho biết, anh H. và chị L. đã từng ly thân rồi sau đó quay trở lại với nhau. Trong thời gian hàn gắn tình cảm, cả 2 thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã.
Tối ngày 17/6, anh H. xin chị L. ngủ lại một đêm với con gái để chuẩn bị đi Phú Quốc thì đến rạng sáng 18/6 xảy ra hoả hoạn.
Trước đó vào lúc 1h10 ngày 18/6, người dân xung quanh phòng trọ phát hiện có khói bốc lên nên truy hô và báo cơ quan chức năng.
Đến 1h30 cùng ngày, Công an phường Sơn Kỳ cùng các đơn vị liên quan đã dập được đám cháy trước khi Đội Cảnh sát PCCC & CNCH Công an quận Tân Phú có mặt.
Qua kiểm tra, công an phát hiện 2 thi thể nằm chết trên gác lửng của phòng trọ, 1 người bị bỏng được đưa đi cấp cứu. Hai người tử vong là anh H. cùng con gái và người bị bỏng là chị L., vợ anh H..
Nguyên nhân vụ việc vẫn đang được điều tra.
Lực lượng chức năng địa phương sau đó đến nơi dập lửa, phát hiện hai thi thể nằm trên gác lửng phòng trọ, một người bị phỏng nặng được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Xác minh ban đầu cho thấy vụ hỏa hoạn khiến hai người tử vong là anh Quách Văn H. (45 tuổi, thường trú huyện Châu Thành, Trà Vinh) và con gái là Quách Triệu V. (9 tuổi, đang học lớp 3). Người bị phỏng nặng là chị Nguyễn Thị L. (44 tuổi, vợ anh H.).
Sau khi vụ cháy xảy ra, UBND quận Tân Phú giao cơ quan công an điều tra, làm rõ nguyên nhân, đồng thời tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ gia đình nạn nhân 50 triệu đồng. Bước đầu, cơ quan chức năng nhận định có khả năng đây là vụ tự thiêu.
Một số người dân sống gần phòng trọ với nạn nhân cho biết, anh H. và chị L. đã từng ly thân rồi sau đó quay trở lại với nhau. Trong thời gian hàn gắn tình cảm, cả 2 thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã.
Tối ngày 17/6, anh H. xin chị L. ngủ lại một đêm với con gái để chuẩn bị đi Phú Quốc thì đến rạng sáng 18/6 xảy ra hoả hoạn.
Trước đó vào lúc 1h10 ngày 18/6, người dân xung quanh phòng trọ phát hiện có khói bốc lên nên truy hô và báo cơ quan chức năng.
Đến 1h30 cùng ngày, Công an phường Sơn Kỳ cùng các đơn vị liên quan đã dập được đám cháy trước khi Đội Cảnh sát PCCC & CNCH Công an quận Tân Phú có mặt.
Qua kiểm tra, công an phát hiện 2 thi thể nằm chết trên gác lửng của phòng trọ, 1 người bị bỏng được đưa đi cấp cứu. Hai người tử vong là anh H. cùng con gái và người bị bỏng là chị L., vợ anh H..
Nguyên nhân vụ việc vẫn đang được điều tra.
Ấn Độ trúng cử Hội đồng Bảo an giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc
Ấn Độ sẽ đại diện cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương giữ ghế không thường trực tại HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2021-2022. Đây là lần thứ 8 New Delhi trúng cử nhưng sự việc gây chú ý vì đang giữa căng thẳng với Bắc Kinh, một ủy viên thường trực.
Theo Hãng thông tấn AFP, Ấn Độ đã giành được 184 phiếu ủng hộ từ 192 nước tham gia phiên bỏ phiếu ngày 17-6 (giờ Mỹ). Kết quả này đồng nghĩa New Delhi sẽ có một ghế cùng bàn với Bắc Kinh chỉ vài ngày sau cuộc đụng độ chết người ở biên giới hai nước.
Mặc dù quyền hạn không bằng nước thường trực như Trung Quốc, nhưng vị trí ủy viên không thường trực cho phép Ấn Độ thảo luận và thể hiện quan điểm về các vấn đề quan trọng của quốc tế tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ).
Tờ India Today cho biết đây là lần thứ 8 Ấn Độ trúng cử ghế ủy viên không thường trực của cơ quan quyền lực nhất LHQ. Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đã nhiều lần thúc giục mở rộng số thành viên thường trực của HĐBA cùng với một số cường quốc hạng trung khác nhưng không thành công.
Ngoài Ấn Độ, Mexico, Na Uy và Ireland cũng trúng cử vị trí ủy viên không thường trực nhiệm kỳ 2021-2022. Theo AFP, bất chấp chiến dịch vận động mạnh mẽ, Canada đã thua cuộc khi để mất ghế đại diện phương Tây vào tay Na Uy và Ireland.
Trong khi đó, các quốc gia châu Phi vẫn chưa có đại diện nào cho nhiệm kỳ 2021-2022. Djibouti và Kenya đều không nhận được số phiếu cần thiết nên sẽ phải bước vào bỏ phiếu vòng hai dự kiến diễn ra trong ngày 18-6 (giờ Mỹ).
Djibouti thuộc cộng đồng Pháp ngữ và Kenya, quốc gia nói tiếng Anh, đều tự nêu bật vai trò của mình trong việc tìm kiếm hòa bình ở vùng Sừng châu Phi. Djibouti là nơi có các căn cứ của Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp với khoảng cách giữa những nơi này chỉ vài chục kilomet.
Theo AFP, lo sợ gian lận hoặc thao túng kết quả, Đại hội đồng LHQ đã quyết định không lựa chọn ủy viên không thường trực bằng phiếu bầu điện tử. Thay vào đó, đại diện các nước thành viên sẽ lần lượt bỏ phiếu kín trực tiếp tại phòng họp Đại hội đồng.
Để trúng cử, mỗi ứng viên cần giành được tối thiếu 128/192 sự ủng hộ của các nước thành viên. HĐBA LHQ có tổng cộng 15 nước, bao gồm 5 nước thường trực có quyền phủ quyết là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc.
Theo Hãng thông tấn AFP, Ấn Độ đã giành được 184 phiếu ủng hộ từ 192 nước tham gia phiên bỏ phiếu ngày 17-6 (giờ Mỹ). Kết quả này đồng nghĩa New Delhi sẽ có một ghế cùng bàn với Bắc Kinh chỉ vài ngày sau cuộc đụng độ chết người ở biên giới hai nước.
Mặc dù quyền hạn không bằng nước thường trực như Trung Quốc, nhưng vị trí ủy viên không thường trực cho phép Ấn Độ thảo luận và thể hiện quan điểm về các vấn đề quan trọng của quốc tế tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ).
Tờ India Today cho biết đây là lần thứ 8 Ấn Độ trúng cử ghế ủy viên không thường trực của cơ quan quyền lực nhất LHQ. Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đã nhiều lần thúc giục mở rộng số thành viên thường trực của HĐBA cùng với một số cường quốc hạng trung khác nhưng không thành công.
Ngoài Ấn Độ, Mexico, Na Uy và Ireland cũng trúng cử vị trí ủy viên không thường trực nhiệm kỳ 2021-2022. Theo AFP, bất chấp chiến dịch vận động mạnh mẽ, Canada đã thua cuộc khi để mất ghế đại diện phương Tây vào tay Na Uy và Ireland.
Trong khi đó, các quốc gia châu Phi vẫn chưa có đại diện nào cho nhiệm kỳ 2021-2022. Djibouti và Kenya đều không nhận được số phiếu cần thiết nên sẽ phải bước vào bỏ phiếu vòng hai dự kiến diễn ra trong ngày 18-6 (giờ Mỹ).
Djibouti thuộc cộng đồng Pháp ngữ và Kenya, quốc gia nói tiếng Anh, đều tự nêu bật vai trò của mình trong việc tìm kiếm hòa bình ở vùng Sừng châu Phi. Djibouti là nơi có các căn cứ của Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp với khoảng cách giữa những nơi này chỉ vài chục kilomet.
Theo AFP, lo sợ gian lận hoặc thao túng kết quả, Đại hội đồng LHQ đã quyết định không lựa chọn ủy viên không thường trực bằng phiếu bầu điện tử. Thay vào đó, đại diện các nước thành viên sẽ lần lượt bỏ phiếu kín trực tiếp tại phòng họp Đại hội đồng.
Để trúng cử, mỗi ứng viên cần giành được tối thiếu 128/192 sự ủng hộ của các nước thành viên. HĐBA LHQ có tổng cộng 15 nước, bao gồm 5 nước thường trực có quyền phủ quyết là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc.
Mỹ phản đối Google, Facebook nối cáp quang tới Hong Kong
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 17-6 đề xuất Google và Facebook không lắp đặt hệ thống cáp quang dung lượng cao đi qua Hong Kong, do những lo ngại về tác động của việc Trung Quốc xúc tiến soạn thảo luật an ninh mới dành cho đặc khu này đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Tuyến cáp quang xuyên Thái Bình Dương, do hai công ty truyền thông và công nghệ của Mỹ là Google và Facebook đầu tư, theo kế hoạch sẽ kết nối Mỹ, Đài Loan, Philippines và Hong Kong. Tuy nhiên, các quan chức Bộ Tư pháp Mỹ đã khuyến nghị thay đổi kế hoạch này.
Theo hãng tin Channel News Asia, hệ thống cáp quang này sẽ truyền thông tin liên lạc của Mỹ xuyên qua Thái Bình Dương đến Hong Kong trước tiên rồi mới đến các khu vực khác ở châu Á.
“Chính vì vậy, việc lắp đặt tuyến cáp quang đi qua Hong Kong có thể sẽ vô tình làm lộ hệ thống thông tin của Mỹ và của cả thế giới cho Bắc Kinh” - Bộ Tư pháp Mỹ lập luận khi gửi đơn khuyến nghị lên Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC).
“Tuyến cáp này sẽ thay đổi hệ thống truyền tải và lưu trữ thông tin của Mỹ trên toàn thế giới” - ông Adam Hickey, một quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp Mỹ chuyên giám sát các vấn đề viễn thông, tuyên bố.
“Việc lắp đặt hệ thống cáp quang đi qua Hong Kong sẽ biến nơi đây thành trung tâm kết nối dữ liệu của Mỹ ở khu vực châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của bộ phận tình báo Trung Quốc” - ông Hickey nói thêm.
Google và Facebook lần đầu tiên đề xuất dự án xây dựng mạng lưới cáp quang trải dài dưới đáy biển với tên gọi là Pacific Light từ ba năm trước, nhằm mục đích đẩy nhanh tốc độ truyền tải dữ liệu trên toàn thế giới.
Dự án cũng nhằm mục đích tạo kết nối tốt hơn giữa Mỹ và các nước châu Á, với tuyến cáp quang đi qua Mỹ, Hong Kong, Đài Loan và Philippines.
Theo tờ Politico, quá trình xây dựng tuyến cáp quang vẫn đang được tiến hành, nhưng một số hoạt động của nó đã bị đình trệ khi chính phủ Mỹ muốn xem xét kỹ lưỡng lại tác động của hệ thống cáp quang đến an ninh nước này.
Những lo ngại xung quanh dự án Pacific Light đã bắt đầu xuất hiện từ năm 2019, khi Mỹ muốn cân nhắc một số đối tác người Trung Quốc có liên quan đến dự án.
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn trong những tháng gần đây liên quan đến đại dịch COVID-19 cũng như việc Trung Quốc quyết định xây dựng luật an ninh quốc gia mới dành cho Hong Kong.
Tuyến cáp quang xuyên Thái Bình Dương, do hai công ty truyền thông và công nghệ của Mỹ là Google và Facebook đầu tư, theo kế hoạch sẽ kết nối Mỹ, Đài Loan, Philippines và Hong Kong. Tuy nhiên, các quan chức Bộ Tư pháp Mỹ đã khuyến nghị thay đổi kế hoạch này.
Theo hãng tin Channel News Asia, hệ thống cáp quang này sẽ truyền thông tin liên lạc của Mỹ xuyên qua Thái Bình Dương đến Hong Kong trước tiên rồi mới đến các khu vực khác ở châu Á.
“Chính vì vậy, việc lắp đặt tuyến cáp quang đi qua Hong Kong có thể sẽ vô tình làm lộ hệ thống thông tin của Mỹ và của cả thế giới cho Bắc Kinh” - Bộ Tư pháp Mỹ lập luận khi gửi đơn khuyến nghị lên Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC).
“Tuyến cáp này sẽ thay đổi hệ thống truyền tải và lưu trữ thông tin của Mỹ trên toàn thế giới” - ông Adam Hickey, một quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp Mỹ chuyên giám sát các vấn đề viễn thông, tuyên bố.
“Việc lắp đặt hệ thống cáp quang đi qua Hong Kong sẽ biến nơi đây thành trung tâm kết nối dữ liệu của Mỹ ở khu vực châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của bộ phận tình báo Trung Quốc” - ông Hickey nói thêm.
Google và Facebook lần đầu tiên đề xuất dự án xây dựng mạng lưới cáp quang trải dài dưới đáy biển với tên gọi là Pacific Light từ ba năm trước, nhằm mục đích đẩy nhanh tốc độ truyền tải dữ liệu trên toàn thế giới.
Dự án cũng nhằm mục đích tạo kết nối tốt hơn giữa Mỹ và các nước châu Á, với tuyến cáp quang đi qua Mỹ, Hong Kong, Đài Loan và Philippines.
Theo tờ Politico, quá trình xây dựng tuyến cáp quang vẫn đang được tiến hành, nhưng một số hoạt động của nó đã bị đình trệ khi chính phủ Mỹ muốn xem xét kỹ lưỡng lại tác động của hệ thống cáp quang đến an ninh nước này.
Những lo ngại xung quanh dự án Pacific Light đã bắt đầu xuất hiện từ năm 2019, khi Mỹ muốn cân nhắc một số đối tác người Trung Quốc có liên quan đến dự án.
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn trong những tháng gần đây liên quan đến đại dịch COVID-19 cũng như việc Trung Quốc quyết định xây dựng luật an ninh quốc gia mới dành cho Hong Kong.
Thủ tướng Anh gặp tai nạn bên ngoài điện Westminster
Xe chở Thủ tướng Anh Boris Johnson đã gặp một vụ tai nạn nhỏ bên ngoài Cung điện Westminster ở thủ đô London khi một người biểu tình cố lao vào đoàn xe của ông.
Sự việc xảy ra vào sáng 17-6 khi đoàn xe của Thủ tướng Johnson đang rời Cung điện Westminster để rẽ vào Quảng trường Quốc hội. Toàn bộ sự việc đã lọt vào camera của một trong những người biểu tình.
Khi một người biểu tình lao vào đoàn xe, tài xế của ông Johnson đã thắng gấp. Tuy nhiên, tài xế xe hộ tống phía sau đã không phản ứng đủ nhanh và đâm vào xe của thủ tướng.
Mặc dù vậy, có vẻ như lực tông không quá mạnh nên xe chỉ bị móp phần đuôi xe và không có ai bên trong xe thủ tướng bị thương.
Người biểu tình lao vào đoàn xe thủ tướng là một người Kurd. Ông này đang biểu tình phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công các tay súng người Kurd ở Iraq.
Sau khi gây rối, ông này đã bị các sĩ quan cảnh sát bắt giữ và đưa đến Cung điện Westminster để thẩm vấn. Cảnh sát cho biết ông ta bị bắt vì vi phạm trật tự công cộng và cản trở giao thông.
Phát ngôn viên số 10 phố Downing xác nhận Thủ tướng Johnson không bị thương và nói thêm rằng đoạn video đã cho thấy toàn bộ sự việc.
Sự việc xảy ra vào sáng 17-6 khi đoàn xe của Thủ tướng Johnson đang rời Cung điện Westminster để rẽ vào Quảng trường Quốc hội. Toàn bộ sự việc đã lọt vào camera của một trong những người biểu tình.
Khi một người biểu tình lao vào đoàn xe, tài xế của ông Johnson đã thắng gấp. Tuy nhiên, tài xế xe hộ tống phía sau đã không phản ứng đủ nhanh và đâm vào xe của thủ tướng.
Mặc dù vậy, có vẻ như lực tông không quá mạnh nên xe chỉ bị móp phần đuôi xe và không có ai bên trong xe thủ tướng bị thương.
Người biểu tình lao vào đoàn xe thủ tướng là một người Kurd. Ông này đang biểu tình phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công các tay súng người Kurd ở Iraq.
Sau khi gây rối, ông này đã bị các sĩ quan cảnh sát bắt giữ và đưa đến Cung điện Westminster để thẩm vấn. Cảnh sát cho biết ông ta bị bắt vì vi phạm trật tự công cộng và cản trở giao thông.
Phát ngôn viên số 10 phố Downing xác nhận Thủ tướng Johnson không bị thương và nói thêm rằng đoạn video đã cho thấy toàn bộ sự việc.
Ngoại trưởng Ấn nói thẳng với Vương Nghị: Các ông đã ủ mưu tấn công từ trước
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar không ngần ngại tố cáo Bắc Kinh trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Vương Nghị tối 17-6. Cuộc gọi kết thúc khi hai bên đều đồng ý giảm căng thẳng ở biên giới.
Đây là cuộc điện đàm cấp cao đầu tiên giữa Bắc Kinh và New Delhi sau vụ đụng độ ở khu vực Ladakh khiến hàng chục binh sĩ mỗi bên thương vong ngày 15-6.
Phát biểu trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận giảm căng thẳng hồi đầu tháng 6 giữa hai nước. Ông Jaishankar nhấn mạnh xô xát chết người xảy ra là do binh sĩ Trung Quốc đã tràn sang Đường kiểm soát thực tế (LAC) phía Ấn Độ và tìm cách xây dựng một công trình tại thung lũng Galwan.
"Trung Quốc đã tính toán và ủ mưu từ trước nên sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho tình trạng bạo lực và thương vong. Những hành động của các ông cũng cho thấy ý định thay đổi hiện trạng bất chấp những gì mà chúng ta đã thỏa thuận", tờ India Today dẫn lại lời ông Jaishankar chỉ trích.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc xác nhận cuộc điện đàm. Theo giới quan sát, không ngạc nhiên khi phía Trung Quốc phát thông cáo theo hướng có lợi cho mình.
Trong tuyên bố được phát đi tối 17-6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói ông Vương Nghị đã mạnh mẽ yêu cầu Ấn Độ "điều tra kỹ lưỡng" và trừng phạt những người chịu trách nhiệm.
"Ấn Độ không nên đánh giá sai tình hình hiện tại hay đánh giá thấp ý chí mạnh mẽ của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình", tuyên bố có đoạn nhấn mạnh.
Trung Quốc và Ấn Độ đều đổ lỗi cho nhau trong sự cố ngày 15-6, vụ đụng độ mới nhất trên tuyến biên giới hàng ngàn kilomet vẫn chưa phân định xong giữa hai nước.
Mặc dù đưa ra các thông tin trái ngược nhau sau cuộc điện đàm tối 17-6, điểm chung tích cực là cả hai ngoại trưởng đều cam kết sẽ giảm căng thẳng tại biên giới, theo Hãng thông tấn AFP.
Quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh chứng kiến một loạt cuộc xung đột, đối đầu quân sự tại biên giới trong các năm 1962, 1967 và 1987. Năm 2017, hai nước còn bị lôi kéo vào cuộc đối đầu kéo dài hơn 2 tháng tại cao nguyên Doklam của Bhutan.
Đây là cuộc điện đàm cấp cao đầu tiên giữa Bắc Kinh và New Delhi sau vụ đụng độ ở khu vực Ladakh khiến hàng chục binh sĩ mỗi bên thương vong ngày 15-6.
Phát biểu trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận giảm căng thẳng hồi đầu tháng 6 giữa hai nước. Ông Jaishankar nhấn mạnh xô xát chết người xảy ra là do binh sĩ Trung Quốc đã tràn sang Đường kiểm soát thực tế (LAC) phía Ấn Độ và tìm cách xây dựng một công trình tại thung lũng Galwan.
"Trung Quốc đã tính toán và ủ mưu từ trước nên sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho tình trạng bạo lực và thương vong. Những hành động của các ông cũng cho thấy ý định thay đổi hiện trạng bất chấp những gì mà chúng ta đã thỏa thuận", tờ India Today dẫn lại lời ông Jaishankar chỉ trích.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc xác nhận cuộc điện đàm. Theo giới quan sát, không ngạc nhiên khi phía Trung Quốc phát thông cáo theo hướng có lợi cho mình.
Trong tuyên bố được phát đi tối 17-6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói ông Vương Nghị đã mạnh mẽ yêu cầu Ấn Độ "điều tra kỹ lưỡng" và trừng phạt những người chịu trách nhiệm.
"Ấn Độ không nên đánh giá sai tình hình hiện tại hay đánh giá thấp ý chí mạnh mẽ của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình", tuyên bố có đoạn nhấn mạnh.
Trung Quốc và Ấn Độ đều đổ lỗi cho nhau trong sự cố ngày 15-6, vụ đụng độ mới nhất trên tuyến biên giới hàng ngàn kilomet vẫn chưa phân định xong giữa hai nước.
Mặc dù đưa ra các thông tin trái ngược nhau sau cuộc điện đàm tối 17-6, điểm chung tích cực là cả hai ngoại trưởng đều cam kết sẽ giảm căng thẳng tại biên giới, theo Hãng thông tấn AFP.
Quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh chứng kiến một loạt cuộc xung đột, đối đầu quân sự tại biên giới trong các năm 1962, 1967 và 1987. Năm 2017, hai nước còn bị lôi kéo vào cuộc đối đầu kéo dài hơn 2 tháng tại cao nguyên Doklam của Bhutan.
Binh lính Ấn Độ kể về cuộc truy sát của “biệt đội tử thần” Trung Quốc
"Biệt đội tử thần" của quân đội Trung Quốc đã săn lùng binh sĩ Ấn Độ tại thung lũng Galwan vào đêm 15-6. Theo lời những lính Ấn Độ sống sót, đó là cuộc truy sát khốc liệt.
Đây là vụ đụng độ dẫn đến nhiều thương vong nhất tại khu vực biên giới Trung - Ấn từ năm 1967. Một quan chức quân sự cấp cao của Ấn Độ nói với BBC rằng ban đầu chỉ có 55 lính Ấn Độ chiến đấu với 300 lính Trung Quốc – lực lượng này được mô tả như "biệt đội tử thần".
"Họ đánh vào đầu các binh sĩ của chúng tôi bằng dùi cui kim loại quấn dây thép gai. Các binh sĩ của chúng tôi đã chiến đấu bằng tay không" - quan chức quân sự nói.
Trong khi đó, một quan chức chính phủ Ấn Độ khác - người tham gia tìm kiếm những người sống sót - cho News18 biết vụ ẩu đả kéo dài tới 8 giờ đồng hồ. Binh lính Trung Quốc được trang bị những thanh sắt, dùi cui quấn trong dây thép gai truy sát lính Ấn Độ thuộc Trung đoàn Bihar 16.
Một sĩ quan Ấn Độ khác cho biết: "Ngay cả những người không vũ trang chạy trốn vào sườn đồi cũng bị giết chết". Trong số những người thiệt mạng bao gồm những người nhảy xuống sông Galwan với hy vọng trốn thoát.
Trung Quốc không công bố con số thương vong. Các báo cáo chưa được xác nhận trên phương tiện truyền thông Ấn Độ cho biết ít nhất 40 binh sĩ Trung Quốc tử vong. Ít nhất 23 binh sĩ Ấn Độ chết trong vụ đụng độ, bao gồm 16 sĩ quan chỉ huy của Trung đoàn Bihar 16, và một số được cho là mất tích.
Các nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết ít nhất 20 binh sĩ bị thương nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng và hơn 110 người đang được điều trị. Một sĩ quan tiết lộ con số thương vong có thể sẽ tăng lên.
Theo báo chí Ấn Độ, Ấn Độ và Trung Quốc tổ chức đàm phán cấp trung tướng vào ngày 6-6 nhằm giải quyết tình trạng căng thẳng tại phía Đông Ladakh. Sau khi hai bên đồng ý rằng lính Trung Quốc sẽ rút lui về khu vực của họ tại thung lũng Galwan, dự kiến đối thoại cấp thiếu tướng sẽ diễn ra vào ngày 16-6. Vài ngày sau, Trung Quốc quay trở lại và dựng lều bên phía Ấn Độ nên các binh sĩ Ấn Độ dỡ bỏ lều, dẫn đến xô xát và một số binh sĩ bị thương.
Cuối tuần, binh lính Trung Quốc quay trở lại với số lượng đông hơn và xảy ra một số pha ném đá vào nhau hôm 14-6. Một nguồn tin cho biết lính Trung Quốc đóng trên sườn núi cao đã ném những tảng đá lớn về phía binh lính Ấn Độ. Các quan chức quân đội Ấn Độ cho biết PLA đã bàn giao nhiều thi thể trong sáng 15-6. Trong số này có không ít người bị kéo lôi đi trong lúc đấu tay đôi và bị giết.
Đến tối 15-6, đụng độ nổ ra tại một điểm gần sông Galwan và nhanh chóng leo thang khiến nhiều binh lính Ấn Độ bị rơi xuống sông. Do các phía Trung Quốc không rút lui, một nhóm tuần tra phi vũ trang của quân đội Ấn Độ do đại tá Santosh Babu - chỉ huy trung đoàn Bihar 16 - dự kiến sẽ thảo luận với Trung Quốc.
Các binh sĩ Trung Quốc từ chối rút lui, làm tình hình xấu đi khi ném đá và dùng gậy quấn dây thép gai để tấn công, khiến phía Ấn Độ đáp trả. PLA cáo buộc binh lính của đại tá Babu đã đi qua vùng đệm ngăn cách hai bên, vi phạm các giao thức quản lý biên giới bắt buộc sử dụng cờ trắng và biểu ngữ để báo hiệu cho phía bên kia.
Ajai Shukla, nhà phân tích quốc phòng hàng đầu của Ấn Độ, nhận định con sông Galwan vốn hòa bình giờ trở thành một điểm nóng bởi vì nó là nơi mà Đường Kiểm soát Thực tiễn (LAC) nằm gần nhất với con đường Ấn Độ mới xây dọc theo sông Shyok tới Daulet Beg Oldi (DBO) - khu vực xa xôi và dễ tổn thương nhất dọc theo LAC tại Ladakh.
Đây là vụ đụng độ dẫn đến nhiều thương vong nhất tại khu vực biên giới Trung - Ấn từ năm 1967. Một quan chức quân sự cấp cao của Ấn Độ nói với BBC rằng ban đầu chỉ có 55 lính Ấn Độ chiến đấu với 300 lính Trung Quốc – lực lượng này được mô tả như "biệt đội tử thần".
"Họ đánh vào đầu các binh sĩ của chúng tôi bằng dùi cui kim loại quấn dây thép gai. Các binh sĩ của chúng tôi đã chiến đấu bằng tay không" - quan chức quân sự nói.
Trong khi đó, một quan chức chính phủ Ấn Độ khác - người tham gia tìm kiếm những người sống sót - cho News18 biết vụ ẩu đả kéo dài tới 8 giờ đồng hồ. Binh lính Trung Quốc được trang bị những thanh sắt, dùi cui quấn trong dây thép gai truy sát lính Ấn Độ thuộc Trung đoàn Bihar 16.
Một sĩ quan Ấn Độ khác cho biết: "Ngay cả những người không vũ trang chạy trốn vào sườn đồi cũng bị giết chết". Trong số những người thiệt mạng bao gồm những người nhảy xuống sông Galwan với hy vọng trốn thoát.
Trung Quốc không công bố con số thương vong. Các báo cáo chưa được xác nhận trên phương tiện truyền thông Ấn Độ cho biết ít nhất 40 binh sĩ Trung Quốc tử vong. Ít nhất 23 binh sĩ Ấn Độ chết trong vụ đụng độ, bao gồm 16 sĩ quan chỉ huy của Trung đoàn Bihar 16, và một số được cho là mất tích.
Các nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết ít nhất 20 binh sĩ bị thương nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng và hơn 110 người đang được điều trị. Một sĩ quan tiết lộ con số thương vong có thể sẽ tăng lên.
Theo báo chí Ấn Độ, Ấn Độ và Trung Quốc tổ chức đàm phán cấp trung tướng vào ngày 6-6 nhằm giải quyết tình trạng căng thẳng tại phía Đông Ladakh. Sau khi hai bên đồng ý rằng lính Trung Quốc sẽ rút lui về khu vực của họ tại thung lũng Galwan, dự kiến đối thoại cấp thiếu tướng sẽ diễn ra vào ngày 16-6. Vài ngày sau, Trung Quốc quay trở lại và dựng lều bên phía Ấn Độ nên các binh sĩ Ấn Độ dỡ bỏ lều, dẫn đến xô xát và một số binh sĩ bị thương.
Cuối tuần, binh lính Trung Quốc quay trở lại với số lượng đông hơn và xảy ra một số pha ném đá vào nhau hôm 14-6. Một nguồn tin cho biết lính Trung Quốc đóng trên sườn núi cao đã ném những tảng đá lớn về phía binh lính Ấn Độ. Các quan chức quân đội Ấn Độ cho biết PLA đã bàn giao nhiều thi thể trong sáng 15-6. Trong số này có không ít người bị kéo lôi đi trong lúc đấu tay đôi và bị giết.
Đến tối 15-6, đụng độ nổ ra tại một điểm gần sông Galwan và nhanh chóng leo thang khiến nhiều binh lính Ấn Độ bị rơi xuống sông. Do các phía Trung Quốc không rút lui, một nhóm tuần tra phi vũ trang của quân đội Ấn Độ do đại tá Santosh Babu - chỉ huy trung đoàn Bihar 16 - dự kiến sẽ thảo luận với Trung Quốc.
Các binh sĩ Trung Quốc từ chối rút lui, làm tình hình xấu đi khi ném đá và dùng gậy quấn dây thép gai để tấn công, khiến phía Ấn Độ đáp trả. PLA cáo buộc binh lính của đại tá Babu đã đi qua vùng đệm ngăn cách hai bên, vi phạm các giao thức quản lý biên giới bắt buộc sử dụng cờ trắng và biểu ngữ để báo hiệu cho phía bên kia.
Ajai Shukla, nhà phân tích quốc phòng hàng đầu của Ấn Độ, nhận định con sông Galwan vốn hòa bình giờ trở thành một điểm nóng bởi vì nó là nơi mà Đường Kiểm soát Thực tiễn (LAC) nằm gần nhất với con đường Ấn Độ mới xây dọc theo sông Shyok tới Daulet Beg Oldi (DBO) - khu vực xa xôi và dễ tổn thương nhất dọc theo LAC tại Ladakh.
Trung Quốc | Tỉ phú địa ốc Vương Chấn Hoa hôm 17-6 bị kết án 5 năm tù giam, án tù tối đa dành cho tội danh ấu dâm.
Phán quyết được Tòa án quận Putuo Thượng Hải đưa ra vào chiều 17-6 (giờ địa phương). Một phụ nữ 49 tuổi, người đã dẫn hai bé gái tới khách sạn 5 sao ở TP Thượng Hải cho ông Vương, cũng bị kết án 4 năm tù giam.
Phán quyết này chấm dứt vụ án xung quanh tỉ phú ấu dâm họ Vương và Tập đoàn Phát triển Đất đai Tương lai (FLD) của ông ta gần một năm qua.
Ông Vương, 58 tuổi, bị bắt giữ sau khi một phụ nữ cáo buộc ông ta tấn công tình dục con gái mình trong một khách sạn ở TP Thượng Hải vào tháng 6 năm ngoái. Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương Trung Quốc cho biết tỉ phú này "lấy trẻ em làm trò chơi" và mô tả điều đó là "bẩn thỉu và tục tĩu".
Ông Vương bị các công tố viên buộc tội lạm dụng tình dục trẻ em tại phiên điều trần kín hôm 16-6. Chưa rõ ông này và người phụ nữ kể trên có kháng cáo hay không. Theo luật hình sự Trung Quốc, tội hiếp dâm có khung hình phạt từ 3-10 năm tù giam, còn lạm dụng tình dục trẻ em có khung hình phạt tối đa là 5 năm tù giam.
Bản án dành cho ông Vương được đưa ra một ngày sau khi ông Hạng Tuấn Ba, cựu Chủ tịch Ủy ban Giám sát bảo hiểm Trung Quốc (CIRC), lãnh án 11 năm tù về cáo buộc tham nhũng.
Trong khi đó, FLD là một trong những tập đoàn phát triển nhanh nhất khi thành lập chưa đầy 3 thập kỷ trước, hiện đổi tên thành Tập đoàn Seazen. Sau vụ bê bối, ông Vương mất tất cả chức vụ trong tập đoàn. FLD đã đưa con trai duy nhất của ông Vương lên làm chủ tịch.
Cổ phiếu của FLD tăng 5% lên 7,3 HKD (94 xu Mỹ) tại Hồng Kông hôm 16-6, giảm khoảng 26% kể từ khi ông Vương bị bắt giữ hồi tháng 7 năm ngoái.
Phán quyết này chấm dứt vụ án xung quanh tỉ phú ấu dâm họ Vương và Tập đoàn Phát triển Đất đai Tương lai (FLD) của ông ta gần một năm qua.
Ông Vương, 58 tuổi, bị bắt giữ sau khi một phụ nữ cáo buộc ông ta tấn công tình dục con gái mình trong một khách sạn ở TP Thượng Hải vào tháng 6 năm ngoái. Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương Trung Quốc cho biết tỉ phú này "lấy trẻ em làm trò chơi" và mô tả điều đó là "bẩn thỉu và tục tĩu".
Ông Vương bị các công tố viên buộc tội lạm dụng tình dục trẻ em tại phiên điều trần kín hôm 16-6. Chưa rõ ông này và người phụ nữ kể trên có kháng cáo hay không. Theo luật hình sự Trung Quốc, tội hiếp dâm có khung hình phạt từ 3-10 năm tù giam, còn lạm dụng tình dục trẻ em có khung hình phạt tối đa là 5 năm tù giam.
Bản án dành cho ông Vương được đưa ra một ngày sau khi ông Hạng Tuấn Ba, cựu Chủ tịch Ủy ban Giám sát bảo hiểm Trung Quốc (CIRC), lãnh án 11 năm tù về cáo buộc tham nhũng.
Trong khi đó, FLD là một trong những tập đoàn phát triển nhanh nhất khi thành lập chưa đầy 3 thập kỷ trước, hiện đổi tên thành Tập đoàn Seazen. Sau vụ bê bối, ông Vương mất tất cả chức vụ trong tập đoàn. FLD đã đưa con trai duy nhất của ông Vương lên làm chủ tịch.
Cổ phiếu của FLD tăng 5% lên 7,3 HKD (94 xu Mỹ) tại Hồng Kông hôm 16-6, giảm khoảng 26% kể từ khi ông Vương bị bắt giữ hồi tháng 7 năm ngoái.
Ngoại trưởng Pompeo gặp ông Dương Khiết Trì tại Hawaii
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Mike Pompeo đã gặp nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Hawaii hôm 17/6 trong bối cảnh mối quan hệ hai nước đang xấu đi.
Trước đó, hôm 13/6, South China Morning Post cho biết phái đoàn Mỹ tham dự cuộc gặp sẽ do Ngoại trưởng Mike Pompeo dẫn đầu.
Về phía Trung Quốc, trưởng phái đoàn sẽ là ông Dương Khiết Trì, nguyên là bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương.
Đây là lần thảo luận đầu tiên của Ngoại trưởng Pompeo với ông Dương Khiết Trì kể từ cuộc điện đàm hôm 15/4 về vấn đề Covid-19. Cả hai chưa gặp mặt kể từ năm 2019.
Mỹ và Trung Quốc đều không công bố chương trình nghị sự của cuộc gặp tại Hawaii. Reuters dẫn lời các nhà ngoại giao và nguồn thạo tin cho biết cuộc họp do phía Trung Quốc yêu cầu.
Thời gian qua, Mỹ và Trung Quốc bất đồng ý kiến về nhiều vấn đề, bao gồm xử lý đại dịch Covid-19 và luật an ninh mới của Bắc Kinh với Hong Kong.
Ông Pompeo cho rằng Trung Quốc đã có thể cứu được hàng trăm nghìn mạng người trước đại dịch Covid-19 toàn cầu bằng cách xử lý minh bạch hơn. Ngoại trưởng Mỹ cũng cáo buộc Bắc Kinh từ chối chia sẻ thông tin về Covid-19.
Ngoại trưởng Pompeo đã mạnh mẽ chỉ trích Bắc Kinh. Căng thẳng ngày càng leo thang giữa hai cường quốc về vấn đề Triều Tiên. Mỹ và Trung Quốc cùng quan ngại về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Các chuyên gia cho rằng quan hệ Mỹ - Trung đang trở nên tồi tệ nhất trong nhiều năm. Thậm chí vào giữa tháng 5, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tỏ ý ông có thể cắt đứt quan hệ với Bắc Kinh.
Trước đó, hôm 13/6, South China Morning Post cho biết phái đoàn Mỹ tham dự cuộc gặp sẽ do Ngoại trưởng Mike Pompeo dẫn đầu.
Ông Dương Khiết Trì (trái) và Ngoại trưởng Pompeo tại Washington, Mỹ, tháng 11/2018. Ảnh: Reuters |
Về phía Trung Quốc, trưởng phái đoàn sẽ là ông Dương Khiết Trì, nguyên là bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương.
Đây là lần thảo luận đầu tiên của Ngoại trưởng Pompeo với ông Dương Khiết Trì kể từ cuộc điện đàm hôm 15/4 về vấn đề Covid-19. Cả hai chưa gặp mặt kể từ năm 2019.
Mỹ và Trung Quốc đều không công bố chương trình nghị sự của cuộc gặp tại Hawaii. Reuters dẫn lời các nhà ngoại giao và nguồn thạo tin cho biết cuộc họp do phía Trung Quốc yêu cầu.
Thời gian qua, Mỹ và Trung Quốc bất đồng ý kiến về nhiều vấn đề, bao gồm xử lý đại dịch Covid-19 và luật an ninh mới của Bắc Kinh với Hong Kong.
Ông Pompeo cho rằng Trung Quốc đã có thể cứu được hàng trăm nghìn mạng người trước đại dịch Covid-19 toàn cầu bằng cách xử lý minh bạch hơn. Ngoại trưởng Mỹ cũng cáo buộc Bắc Kinh từ chối chia sẻ thông tin về Covid-19.
Ngoại trưởng Pompeo đã mạnh mẽ chỉ trích Bắc Kinh. Căng thẳng ngày càng leo thang giữa hai cường quốc về vấn đề Triều Tiên. Mỹ và Trung Quốc cùng quan ngại về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Các chuyên gia cho rằng quan hệ Mỹ - Trung đang trở nên tồi tệ nhất trong nhiều năm. Thậm chí vào giữa tháng 5, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tỏ ý ông có thể cắt đứt quan hệ với Bắc Kinh.
Báo Nhật: Gây hấn ở Biển Đông, biển Hoa Đông, Trung Quốc hậu Covid ngày càng hung hăng
Soha - Tờ báo Nhật Nikkei Asian Review bình luận, Trung Quốc ngày càng đặt ra rủi ro lớn hơn cho thế giới.
Hậu Covid, một trong những vấn đề khiến Trung Quốc quan ngại là là tình trạng mất việc. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp chính thức ở nước này là khoảng 6%, nhưng nếu tính cả những người lao động nhập cư bị mất việc ở các thành phố, con số này sẽ vọt lên khoảng 20%, theo một ước tính riêng, tờ Nikkei Asian Review cho hay.
Bài phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trước Quốc hội ngày 22/5 đã không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Ông cũng không giấu diếm sự lo lắng của mình về tình trạng mất việc.
Ngân hàng Thế giới dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 1,0% trong năm nay, mức tăng trưởng thấp nhất kể từ khi đất nước bắt đầu chính sách mở cửa vào cuối những năm 1970.
Robert Zoellick, kiến trúc sư chính sách Trung Quốc của cựu Tổng thống George W. Bush, cho rằng, nếu nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể kiểm soát dịch COVID-19, điều đó sẽ gây ra áp lực cho chính nhà lãnh đạo nền kinh tế thứ 2 thế giới.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tình hình ổn định trong nước của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hành vi của họ đối với các quốc gia khác như thế nào? Tờ Nikkei Asian Review đưa ra 3 khả năng chính:
Thứ nhất, Trung Quốc có thể cố gắng tránh va chạm không cần thiết với nước khác để tập trung vào việc bảo vệ ổn định trong nước.
Thứ hai, Trung Quốc có thể trở nên hiếu chiến hơn về mặt ngoại giao, áp dụng lập trường cứng rắn đối với nhiều quốc gia.
Khả năng thứ ba, giao thoa giữa 2 lựa chọn đầu tiên, rằng Bắc Kinh sẽ có thái độ thân thiện hay thù địch, tùy thuộc vào cách họ nhìn nhận mối quan hệ song phương với quốc gia khác.
Hành vi của Trung Quốc kể từ khi bắt đầu bùng phát Covid-19 cho thấy lựa chọn thứ 2 nhiều khả năng xảy ra.
Cụ thể, trong thời gian qua, Trung Quốc không hề giảm nhiệt ở các điểm "nóng" mà tiếp tục thể hiện quan điểm cứng rắn. Vào ngày 8/5, theo thông báo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG), 4 tàu hải cảnh Trung Quốc đã di chuyển vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Khoảng 50 phút sau đó, hai tàu Trung Quốc bắt đầu đuổi theo một tàu cá Nhật Bản tại khu vực cách Uotsuri, đảo lớn nhất trong Senkaku/Điếu Ngư, khoảng 12 km về phía tây nam, theo hãng tin Jiji Press.
Hồi tháng 4, Bắc Kinh đơn phương lập đơn vị hành chính cấp huyện đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, tàu sân bay Liêu Ninh của nước này đã tiến hành các cuộc tập trận ở eo biển Đài Loan. Với Mỹ, Bắc Kinh đang ở bên bờ vực của một cuộc chiến tranh lạnh mới với Washington.
Trước đây, Bắc Kinh từng giảm căng thẳng với các đồng minh và đối tác của Mỹ, như Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và các nước ở Đông Nam Á khi quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington leo thang.
Bắc Kinh đã sử dụng chiến thuật này vào năm 1989. Sau sự kiện Thiên An Môn, Trung Quốc đã tiến gần hơn đến Nhật Bản như một bước đầu tiên hướng tới quá trình "phá băng" trong quan hệ với các nước phương Tây. Một quan chức cao cấp của Nhật Bản tại thời điểm đó đã mô tả kế hoạch của Trung Quốc là nhờ Nhật Bản để chấm dứt sự cô lập.
Thời điểm đó, Trung Quốc được lãnh đạo bởi Đặng Tiểu Bình, người được cho là có chính sách đối ngoại tinh tế và điềm tĩnh. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, khi Trung Quốc thể hiện tham vọng siêu cường, nước này có thể tìm cách đẩy dư luận trong nước bằng cách hướng sự quan tâm ra các vấn đề bên ngoài, có lập trường cứng rắn một cách vô lý đối với một số quốc gia và có các động thái khó đoán.
Tờ báo Nhật cho rằng, thế giới đang đối phó với một Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn trên mọi phương diện. Nhưng cùng với tham vọng của mình, Trung Quốc cũng phải đối mặt với các vấn đề nội bộ. Đối phó với một nước lớn đang có nhiều vấn đề nội bộ nhưng sở hữu sức mạnh quân sự và kinh tế đáng kể sẽ là một thách thức thậm chí còn khó khăn hơn trong tương lai.
Kinh tế tăng trưởng thấp nhất trong 50 năm
Hậu Covid, một trong những vấn đề khiến Trung Quốc quan ngại là là tình trạng mất việc. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp chính thức ở nước này là khoảng 6%, nhưng nếu tính cả những người lao động nhập cư bị mất việc ở các thành phố, con số này sẽ vọt lên khoảng 20%, theo một ước tính riêng, tờ Nikkei Asian Review cho hay.
Bài phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trước Quốc hội ngày 22/5 đã không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Ông cũng không giấu diếm sự lo lắng của mình về tình trạng mất việc.
Ngân hàng Thế giới dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 1,0% trong năm nay, mức tăng trưởng thấp nhất kể từ khi đất nước bắt đầu chính sách mở cửa vào cuối những năm 1970.
Robert Zoellick, kiến trúc sư chính sách Trung Quốc của cựu Tổng thống George W. Bush, cho rằng, nếu nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể kiểm soát dịch COVID-19, điều đó sẽ gây ra áp lực cho chính nhà lãnh đạo nền kinh tế thứ 2 thế giới.
Chính sách đối ngoại cứng rắn, khó đoán
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tình hình ổn định trong nước của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hành vi của họ đối với các quốc gia khác như thế nào? Tờ Nikkei Asian Review đưa ra 3 khả năng chính:
Thứ nhất, Trung Quốc có thể cố gắng tránh va chạm không cần thiết với nước khác để tập trung vào việc bảo vệ ổn định trong nước.
Thứ hai, Trung Quốc có thể trở nên hiếu chiến hơn về mặt ngoại giao, áp dụng lập trường cứng rắn đối với nhiều quốc gia.
Khả năng thứ ba, giao thoa giữa 2 lựa chọn đầu tiên, rằng Bắc Kinh sẽ có thái độ thân thiện hay thù địch, tùy thuộc vào cách họ nhìn nhận mối quan hệ song phương với quốc gia khác.
Hành vi của Trung Quốc kể từ khi bắt đầu bùng phát Covid-19 cho thấy lựa chọn thứ 2 nhiều khả năng xảy ra.
Cụ thể, trong thời gian qua, Trung Quốc không hề giảm nhiệt ở các điểm "nóng" mà tiếp tục thể hiện quan điểm cứng rắn. Vào ngày 8/5, theo thông báo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG), 4 tàu hải cảnh Trung Quốc đã di chuyển vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Khoảng 50 phút sau đó, hai tàu Trung Quốc bắt đầu đuổi theo một tàu cá Nhật Bản tại khu vực cách Uotsuri, đảo lớn nhất trong Senkaku/Điếu Ngư, khoảng 12 km về phía tây nam, theo hãng tin Jiji Press.
Hồi tháng 4, Bắc Kinh đơn phương lập đơn vị hành chính cấp huyện đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, tàu sân bay Liêu Ninh của nước này đã tiến hành các cuộc tập trận ở eo biển Đài Loan. Với Mỹ, Bắc Kinh đang ở bên bờ vực của một cuộc chiến tranh lạnh mới với Washington.
Trước đây, Bắc Kinh từng giảm căng thẳng với các đồng minh và đối tác của Mỹ, như Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và các nước ở Đông Nam Á khi quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington leo thang.
Bắc Kinh đã sử dụng chiến thuật này vào năm 1989. Sau sự kiện Thiên An Môn, Trung Quốc đã tiến gần hơn đến Nhật Bản như một bước đầu tiên hướng tới quá trình "phá băng" trong quan hệ với các nước phương Tây. Một quan chức cao cấp của Nhật Bản tại thời điểm đó đã mô tả kế hoạch của Trung Quốc là nhờ Nhật Bản để chấm dứt sự cô lập.
Thời điểm đó, Trung Quốc được lãnh đạo bởi Đặng Tiểu Bình, người được cho là có chính sách đối ngoại tinh tế và điềm tĩnh. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, khi Trung Quốc thể hiện tham vọng siêu cường, nước này có thể tìm cách đẩy dư luận trong nước bằng cách hướng sự quan tâm ra các vấn đề bên ngoài, có lập trường cứng rắn một cách vô lý đối với một số quốc gia và có các động thái khó đoán.
Tờ báo Nhật cho rằng, thế giới đang đối phó với một Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn trên mọi phương diện. Nhưng cùng với tham vọng của mình, Trung Quốc cũng phải đối mặt với các vấn đề nội bộ. Đối phó với một nước lớn đang có nhiều vấn đề nội bộ nhưng sở hữu sức mạnh quân sự và kinh tế đáng kể sẽ là một thách thức thậm chí còn khó khăn hơn trong tương lai.
Covid-19 | Hơn 8,2 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 8,2 triệu ca nhiễm và hơn 445.000 người chết do nCoV, trong bối cảnh vẫn còn nhiều "điểm nóng" như Nam Mỹ, Ấn Độ.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 8.248.185 ca nhiễm và 445.144 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 144.850 và 6.736 so với hôm qua. Tổng cộng 4.298.944 người đã bình phục.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 2.190.315 ca nhiễm và 118.535 ca tử vong, tăng lần lượt 8.473 và 268 ca trong 24 giờ qua. Vài tuần sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn nCoV, một số bang của Mỹ ghi nhận số người nhập viện vì Covid-19 cao chưa từng thấy. Theo dự báo, đến ngày 1/10, số ca tử vong vì nCoV có thể lên tới hơn 201.000.
Giới chuyên gia đang lo ngại kế hoạch tổ chức vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump, cùng làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc, có nguy cơ khiến tình hình dịch bệnh tồi tệ hơn. Hôm 15/6, ông chủ Nhà Trắng nói rằng họ sẽ không ghi nhận thêm bất kỳ ca nhiễm nào nếu ngừng xét nghiệm nCoV. "Nếu ngừng xét nghiệm bây giờ, chúng ta sẽ ghi nhận rất ít trường hợp", ông nói.
Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 16.463 ca nhiễm và 698 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 904.734 và 44.657. Sao Paulo, bang giàu có và đông dân nhất Brazil với 46 triệu cư dân, cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh.
Các nhà nghiên cứu bày tỏ lo ngại số người chết vì Covid-19 trên thực tế tại Brazil bị che đậy, căn cứ vào tình trạng thiếu xét nghiệm, cùng sự tăng vọt số ca tử vong vượt mức, tức số người chết vượt quá dự đoán dựa trên tỷ lệ tử vong cùng kỳ những năm trước đây. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định hệ thống y tế của nước này vẫn chịu được áp lực.
Tương tự Brazil, tình hình dịch bệnh tại các nước Mỹ Latin khác cũng chưa hạ nhiệt, như tại Peru và Mexico. Nền kinh tế của Peru đã sụt giảm hơn 40% so với cùng kỳ tháng 4. Tuy nhiên, các trường học, nhà hàng, quán bar vẫn phải đóng cửa.
Mexico báo cáo 150.264 ca nhiễm và 17.580 ca tử vong, tăng lần lượt 3.427 và 439. Một số ngành công nghiệp tại nước này đã hoạt động trở lại, trong khi biên giới phía bắc với Mỹ sẽ đóng ít nhất tới ngày 21/7. Giới chức y tế Mexico cảnh báo số ca nhiễm tại nước này có nguy cơ vẫn tăng khi quá trình làm phẳng đường cong dịch đang chững lại.
Nga, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 193 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 7.284. Số ca nhiễm tăng thêm 8.248, lên 545.458. Tổng thống Vladimir Putin cho rằng Nga xử lý khủng hoảng tốt hơn Mỹ, bởi giới chức liên bang và cấp vùng ở nước này đã phối hợp ăn ý với nhau, không có bất đồng giống như Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình tỏ ra hoài nghi số liệu Nga công bố.
Anh báo cáo thêm 1.279 ca nhiễm và 233 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 298.136 và 41.969. Nước này đang tiến hành tái mở cửa một cách thận trọng. Các cửa hàng quần áo hoạt động trở lại hôm 15/6, nhưng khách không được sử dụng phòng thử đồ. Hiệu sách cho phép đọc lướt, nhưng khách hàng phải đặt những cuốn sách họ chạm vào mà không mua vào chỗ "cách ly" riêng.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm qua cho biết ông nhận thức rất rõ về ý nghĩa của việc duy trì các quy tắc cách biệt cộng đồng, cam kết làm mọi cách để đưa đất nước trở về trạng thái bình thường nhanh nhất có thể, mà không gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Tây Ban Nha chưa công bố số liệu. Tình trạng khẩn cấp tại nước này sẽ được duy trì ít nhất tới ngày 21/6. Cùng ngày, nước này cũng dự kiến mở lại biên giới với các quốc gia EU, trừ Bồ Đào Nha.
Italy ghi nhận thêm 210 ca nhiễm, nâng tổng số lên 237.500, trong khi số người chết là 34.405, tăng 34 trường hợp. Khu vực Lombardy ở phía bắc, nơi dịch bệnh bùng phát, vẫn là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nước này còn ghi nhận hai ổ dịch mới ở thủ đô Rome, trong bối cảnh toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar, phương tiện công cộng đã mở cửa trở lại, người dân cũng được tự do di chuyển khắp đất nước.
Đức báo cáo thêm 205 ca nhiễm và hai ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 188.249 và 8.887. Nước này sẽ duy trì các biện pháp cách biệt cộng đồng đến ngày 29/6.
Hàng nghìn người hôm 14/6 tham gia biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại thủ đô Berlin, nhưng vẫn duy trì khoảng cách an toàn. Cùng với Bỉ, Pháp và Hy Lạp, Đức đã mở cửa biên giới cho các nước trong khối EU từ hôm 15/6.
Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.563 ca nhiễm, nâng tổng số lên 192.439, trong đó 9.065 người chết, tăng 115 trường hợp so với hôm trước. Đây là ngày thứ ba liên tiếp nước này ghi nhận hơn 100 ca tử vong mới. Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Sima Sadat Lari cảnh báo các con số thậm chí có thể tồi tệ hơn nếu người dân không chịu ở nhà trong kỳ nghỉ sắp tới.
Arab Saudi ghi nhận thêm 4.267 ca nhiễm và 41 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 136.315 và 1.052. Nước này sẽ chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV từ ngày 21/6, trừ thành phố Mecca. Tuy nhiên, giới chức chưa công bố liệu họ có cho phép tổ chức lễ hành hương Hajj, dự kiến vào cuối tháng 7, hay không.
Tại Nam Á, Ấn Độ ghi nhận 347.983 ca nhiễm và 10.033 ca tử vong, tăng lần lượt 4.957 và 118. Hơn 1.000 ca nhiễm mới được ghi nhận mỗi ngày tại thủ đô Delhi, nơi thiếu giường bệnh trầm trọng. Hệ thống y tế Ấn Độ còn đang chuẩn bị đối mặt với các căn bệnh theo mùa như sốt xuất huyết và sốt rét, được cho là sẽ khiến việc xử lý Covid-19 trở nên khó khăn hơn.
Trung Quốc chưa công bố số liệu.
Tình hình Covid-19 tại nước này trở nên phức tạp sau khi phát hiện ổ dịch liên quan đến chợ đầu mối Tân Phát Địa ở Bắc Kinh, gây lo ngại về làn sóng dịch bệnh thứ hai. Thủ đô Trung Quốc đã chuyển sang chế độ thời chiến ở cấp quận và dự kiến xét nghiệm hàng trăm nghìn người.
Singapore, vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, hiện ghi nhận 40.969 ca nhiễm, tăng 151, trong đó 26 người chết. Ca nhiễm ở Singapore chủ yếu là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá.
Chính phủ Singapore hôm qua quyết định hoãn xây dựng nhà ga thứ 5 tại sân bay Changi, một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới, ít nhất hai năm, nhằm đánh giá ảnh hưởng của Covid-19 tới lĩnh vực hàng không và tương lai của ngành du lịch.
Indonesia ghi nhận 1.106 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 40.400, trong đó 2.231 người chết, tăng 33 ca. Tuy nhiên, giới chuyên gia ước tính số liệu tại Indonesia trên thực tế cao hơn nhiều so với thống kê, do tỷ lệ xét nghiệm thấp gần nhất thế giới.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 8.248.185 ca nhiễm và 445.144 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 144.850 và 6.736 so với hôm qua. Tổng cộng 4.298.944 người đã bình phục.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 2.190.315 ca nhiễm và 118.535 ca tử vong, tăng lần lượt 8.473 và 268 ca trong 24 giờ qua. Vài tuần sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn nCoV, một số bang của Mỹ ghi nhận số người nhập viện vì Covid-19 cao chưa từng thấy. Theo dự báo, đến ngày 1/10, số ca tử vong vì nCoV có thể lên tới hơn 201.000.
Giới chuyên gia đang lo ngại kế hoạch tổ chức vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump, cùng làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc, có nguy cơ khiến tình hình dịch bệnh tồi tệ hơn. Hôm 15/6, ông chủ Nhà Trắng nói rằng họ sẽ không ghi nhận thêm bất kỳ ca nhiễm nào nếu ngừng xét nghiệm nCoV. "Nếu ngừng xét nghiệm bây giờ, chúng ta sẽ ghi nhận rất ít trường hợp", ông nói.
Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 16.463 ca nhiễm và 698 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 904.734 và 44.657. Sao Paulo, bang giàu có và đông dân nhất Brazil với 46 triệu cư dân, cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh.
Các nhà nghiên cứu bày tỏ lo ngại số người chết vì Covid-19 trên thực tế tại Brazil bị che đậy, căn cứ vào tình trạng thiếu xét nghiệm, cùng sự tăng vọt số ca tử vong vượt mức, tức số người chết vượt quá dự đoán dựa trên tỷ lệ tử vong cùng kỳ những năm trước đây. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định hệ thống y tế của nước này vẫn chịu được áp lực.
Tương tự Brazil, tình hình dịch bệnh tại các nước Mỹ Latin khác cũng chưa hạ nhiệt, như tại Peru và Mexico. Nền kinh tế của Peru đã sụt giảm hơn 40% so với cùng kỳ tháng 4. Tuy nhiên, các trường học, nhà hàng, quán bar vẫn phải đóng cửa.
Mexico báo cáo 150.264 ca nhiễm và 17.580 ca tử vong, tăng lần lượt 3.427 và 439. Một số ngành công nghiệp tại nước này đã hoạt động trở lại, trong khi biên giới phía bắc với Mỹ sẽ đóng ít nhất tới ngày 21/7. Giới chức y tế Mexico cảnh báo số ca nhiễm tại nước này có nguy cơ vẫn tăng khi quá trình làm phẳng đường cong dịch đang chững lại.
Nga, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 193 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 7.284. Số ca nhiễm tăng thêm 8.248, lên 545.458. Tổng thống Vladimir Putin cho rằng Nga xử lý khủng hoảng tốt hơn Mỹ, bởi giới chức liên bang và cấp vùng ở nước này đã phối hợp ăn ý với nhau, không có bất đồng giống như Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình tỏ ra hoài nghi số liệu Nga công bố.
Anh báo cáo thêm 1.279 ca nhiễm và 233 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 298.136 và 41.969. Nước này đang tiến hành tái mở cửa một cách thận trọng. Các cửa hàng quần áo hoạt động trở lại hôm 15/6, nhưng khách không được sử dụng phòng thử đồ. Hiệu sách cho phép đọc lướt, nhưng khách hàng phải đặt những cuốn sách họ chạm vào mà không mua vào chỗ "cách ly" riêng.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm qua cho biết ông nhận thức rất rõ về ý nghĩa của việc duy trì các quy tắc cách biệt cộng đồng, cam kết làm mọi cách để đưa đất nước trở về trạng thái bình thường nhanh nhất có thể, mà không gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Tây Ban Nha chưa công bố số liệu. Tình trạng khẩn cấp tại nước này sẽ được duy trì ít nhất tới ngày 21/6. Cùng ngày, nước này cũng dự kiến mở lại biên giới với các quốc gia EU, trừ Bồ Đào Nha.
Italy ghi nhận thêm 210 ca nhiễm, nâng tổng số lên 237.500, trong khi số người chết là 34.405, tăng 34 trường hợp. Khu vực Lombardy ở phía bắc, nơi dịch bệnh bùng phát, vẫn là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nước này còn ghi nhận hai ổ dịch mới ở thủ đô Rome, trong bối cảnh toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar, phương tiện công cộng đã mở cửa trở lại, người dân cũng được tự do di chuyển khắp đất nước.
Đức báo cáo thêm 205 ca nhiễm và hai ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 188.249 và 8.887. Nước này sẽ duy trì các biện pháp cách biệt cộng đồng đến ngày 29/6.
Hàng nghìn người hôm 14/6 tham gia biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại thủ đô Berlin, nhưng vẫn duy trì khoảng cách an toàn. Cùng với Bỉ, Pháp và Hy Lạp, Đức đã mở cửa biên giới cho các nước trong khối EU từ hôm 15/6.
Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.563 ca nhiễm, nâng tổng số lên 192.439, trong đó 9.065 người chết, tăng 115 trường hợp so với hôm trước. Đây là ngày thứ ba liên tiếp nước này ghi nhận hơn 100 ca tử vong mới. Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Sima Sadat Lari cảnh báo các con số thậm chí có thể tồi tệ hơn nếu người dân không chịu ở nhà trong kỳ nghỉ sắp tới.
Arab Saudi ghi nhận thêm 4.267 ca nhiễm và 41 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 136.315 và 1.052. Nước này sẽ chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV từ ngày 21/6, trừ thành phố Mecca. Tuy nhiên, giới chức chưa công bố liệu họ có cho phép tổ chức lễ hành hương Hajj, dự kiến vào cuối tháng 7, hay không.
Tại Nam Á, Ấn Độ ghi nhận 347.983 ca nhiễm và 10.033 ca tử vong, tăng lần lượt 4.957 và 118. Hơn 1.000 ca nhiễm mới được ghi nhận mỗi ngày tại thủ đô Delhi, nơi thiếu giường bệnh trầm trọng. Hệ thống y tế Ấn Độ còn đang chuẩn bị đối mặt với các căn bệnh theo mùa như sốt xuất huyết và sốt rét, được cho là sẽ khiến việc xử lý Covid-19 trở nên khó khăn hơn.
Trung Quốc chưa công bố số liệu.
Tình hình Covid-19 tại nước này trở nên phức tạp sau khi phát hiện ổ dịch liên quan đến chợ đầu mối Tân Phát Địa ở Bắc Kinh, gây lo ngại về làn sóng dịch bệnh thứ hai. Thủ đô Trung Quốc đã chuyển sang chế độ thời chiến ở cấp quận và dự kiến xét nghiệm hàng trăm nghìn người.
Singapore, vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, hiện ghi nhận 40.969 ca nhiễm, tăng 151, trong đó 26 người chết. Ca nhiễm ở Singapore chủ yếu là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá.
Chính phủ Singapore hôm qua quyết định hoãn xây dựng nhà ga thứ 5 tại sân bay Changi, một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới, ít nhất hai năm, nhằm đánh giá ảnh hưởng của Covid-19 tới lĩnh vực hàng không và tương lai của ngành du lịch.
Indonesia ghi nhận 1.106 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 40.400, trong đó 2.231 người chết, tăng 33 ca. Tuy nhiên, giới chuyên gia ước tính số liệu tại Indonesia trên thực tế cao hơn nhiều so với thống kê, do tỷ lệ xét nghiệm thấp gần nhất thế giới.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
Mỹ | TT. Trump ký luật trừng phạt quan chức Trung Quốc vì vấn đề Tân Cương
Trong thông cáo được phát đi rạng sáng 18-6 (giờ VN), Nhà Trắng xác nhận ông Trump đã ký thông qua đạo luật trừng phạt các quan chức Trung Quốc vì vấn đề Tân Cương.
Đạo luật, vốn nhận được sự tán thành cao của lưỡng viện Quốc hội Mỹ, yêu cầu chính quyền Trump xác định cụ thể các cá nhân Trung Quốc chịu trách nhiệm cho việc "giam giữ, tra tấn và quấy rối" người Duy Ngô Nhĩ cùng các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương.
Các biện pháp trừng phạt bao gồm cấm nhập cảnh Mỹ và đóng băng tất cả tài sản của các cá nhân này ở Mỹ. Hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị đưa vào các trung tâm cải tạo, điều mà Bắc Kinh một mực phủ nhận và nói rằng đây chỉ là các trung tâm đào tạo nghề.
Việc ông Trump thông qua đạo luật diễn ra ngay trước thềm cuộc gặp trực tiếp của ông Pompeo và ông Dương Khiết Trì tại Hawaii. Nội dung cuộc gặp không được hé lộ nhưng theo một số nguồn tin là để giải quyết "trên tinh thần cởi mở" những căng thẳng ngày càng chồng chất giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đáng chú ý, ngay trước cuộc gặp, ông Pompeo cùng 6 người đồng cấp trong nhóm G7 đã ra một tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc xem xét lại dự luật an ninh quốc gia sắp sửa áp lên Hong Kong.
"Chúng tôi cũng vô cùng lo ngại rằng hành động này sẽ hạn chế và đe dọa các quyền tự do cơ bản của người dân, vốn được bảo vệ bởi luật pháp và sự tồn tại của một hệ thống tư pháp độc lập", tuyên bố có đoạn nêu rõ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng.
Đạo luật, vốn nhận được sự tán thành cao của lưỡng viện Quốc hội Mỹ, yêu cầu chính quyền Trump xác định cụ thể các cá nhân Trung Quốc chịu trách nhiệm cho việc "giam giữ, tra tấn và quấy rối" người Duy Ngô Nhĩ cùng các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương.
Các biện pháp trừng phạt bao gồm cấm nhập cảnh Mỹ và đóng băng tất cả tài sản của các cá nhân này ở Mỹ. Hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị đưa vào các trung tâm cải tạo, điều mà Bắc Kinh một mực phủ nhận và nói rằng đây chỉ là các trung tâm đào tạo nghề.
Việc ông Trump thông qua đạo luật diễn ra ngay trước thềm cuộc gặp trực tiếp của ông Pompeo và ông Dương Khiết Trì tại Hawaii. Nội dung cuộc gặp không được hé lộ nhưng theo một số nguồn tin là để giải quyết "trên tinh thần cởi mở" những căng thẳng ngày càng chồng chất giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đáng chú ý, ngay trước cuộc gặp, ông Pompeo cùng 6 người đồng cấp trong nhóm G7 đã ra một tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc xem xét lại dự luật an ninh quốc gia sắp sửa áp lên Hong Kong.
"Chúng tôi cũng vô cùng lo ngại rằng hành động này sẽ hạn chế và đe dọa các quyền tự do cơ bản của người dân, vốn được bảo vệ bởi luật pháp và sự tồn tại của một hệ thống tư pháp độc lập", tuyên bố có đoạn nêu rõ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng.
Chính quyền Trump kiện cựu cố vấn "diều hâu" John Bolton
Dân Trí - Chính quyền Trump đã đệ đơn kiện cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton nhằm ngăn chặn ông ra mắt cuốn hồi ký Nhà Trắng do lo ngại nó chứa nhiều thông tin mật, có thể tổn hại tới an ninh quốc gia.
Đơn kiện diễn ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump nói rằng ông Bolton có thể vi phạm luật nếu cuốn hồi ký được xuất bản.
Theo kế hoạch, cuốn sách mang tên “Căn phòng nơi điều đó xảy ra: Hồi ký Nhà Trắng” của ông Bolton dự kiến được xuất bản vào ngày 23/6.
Hội đồng an ninh quốc gia Nhà Trắng (NSC) “đã xác định rằng bản thảo hiện thời của cuốn hồi ký có các đoạn - một số dài tới vài đoạn - chứa thông tin nhạy cảm liên quan tới an ninh quốc gia”, đơn kiện viết.
Việc xuất bản cuốn sách “có thể gây ra tổn thất không thể sửa chữa, vì việc tiết lộ các thông tin nhạy cảm trong bản thảo rõ ràng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ”, đơn kiện nhấn mạnh.
Tổng thống Trump đã sa thải ông Bolton khỏi vị trí cố vấn an ninh quốc gia hồi tháng 9 năm ngoái sau 17 tháng. Ông Bolton từng được xem là một nhân vật có quan điểm cứng rắn trong chính quyền Mỹ, đặc biệt trong vấn đề Iran và Triều Tiên.
Hồi đầu tuần này, ông Trump nói rằng ông Bolton biết rõ các thông tin nhạy cảm trong cuốn sách, và rằng ông chưa thực hiện quá trình phê duyệt cần thiết mà các cựu quan chức chính phủ từng tiếp cận các thông tin nhạy cảm cần phải trải qua trước khi xuất bản bất kỳ cuốn sách nào.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr cho hay, Bộ này đang yêu cầu ông Bolton hoàn thành quá trình phê duyệt và “xóa bỏ cần thiết các thông tin nhạy cảm”.
Luật sư Charles Cooper của ông Bolton cho biết họ đang xem xét đơn kiện và sẽ phản hồi thích hợp.
Trong khi đó, hãng xuất bản Simon & Schuster cho rằng đơn kiện là một nỗ lực của chính quyền Trump nhằm ngăn chặn “việc xuất bản một cuốn sách mà dường như không có lợi cho Tổng thống”. Hãng này khẳng định, ông Bolton đã hợp tác đầy đủ với NSC về quá trình xét duyệt.
Hãng trên nói thêm rằng đó là một cuốn sách mà ông Trump “không muốn đọc”. Cuốn sách sẽ cung cấp cái nhìn của người trong cuộc về “quá trình đưa ra các quyết định một cách ngẫu hứng và không nhất quán của ông Trump”.
Đơn kiện diễn ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump nói rằng ông Bolton có thể vi phạm luật nếu cuốn hồi ký được xuất bản.
Theo kế hoạch, cuốn sách mang tên “Căn phòng nơi điều đó xảy ra: Hồi ký Nhà Trắng” của ông Bolton dự kiến được xuất bản vào ngày 23/6.
Hội đồng an ninh quốc gia Nhà Trắng (NSC) “đã xác định rằng bản thảo hiện thời của cuốn hồi ký có các đoạn - một số dài tới vài đoạn - chứa thông tin nhạy cảm liên quan tới an ninh quốc gia”, đơn kiện viết.
Việc xuất bản cuốn sách “có thể gây ra tổn thất không thể sửa chữa, vì việc tiết lộ các thông tin nhạy cảm trong bản thảo rõ ràng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ”, đơn kiện nhấn mạnh.
Tổng thống Trump đã sa thải ông Bolton khỏi vị trí cố vấn an ninh quốc gia hồi tháng 9 năm ngoái sau 17 tháng. Ông Bolton từng được xem là một nhân vật có quan điểm cứng rắn trong chính quyền Mỹ, đặc biệt trong vấn đề Iran và Triều Tiên.
Hồi đầu tuần này, ông Trump nói rằng ông Bolton biết rõ các thông tin nhạy cảm trong cuốn sách, và rằng ông chưa thực hiện quá trình phê duyệt cần thiết mà các cựu quan chức chính phủ từng tiếp cận các thông tin nhạy cảm cần phải trải qua trước khi xuất bản bất kỳ cuốn sách nào.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr cho hay, Bộ này đang yêu cầu ông Bolton hoàn thành quá trình phê duyệt và “xóa bỏ cần thiết các thông tin nhạy cảm”.
Luật sư Charles Cooper của ông Bolton cho biết họ đang xem xét đơn kiện và sẽ phản hồi thích hợp.
Trong khi đó, hãng xuất bản Simon & Schuster cho rằng đơn kiện là một nỗ lực của chính quyền Trump nhằm ngăn chặn “việc xuất bản một cuốn sách mà dường như không có lợi cho Tổng thống”. Hãng này khẳng định, ông Bolton đã hợp tác đầy đủ với NSC về quá trình xét duyệt.
Hãng trên nói thêm rằng đó là một cuốn sách mà ông Trump “không muốn đọc”. Cuốn sách sẽ cung cấp cái nhìn của người trong cuộc về “quá trình đưa ra các quyết định một cách ngẫu hứng và không nhất quán của ông Trump”.
Phạt 400.000 tài xế trong tháng tổng kiểm soát
Trong tháng tổng kiểm soát phương tiện (14/5-15/6), CSGT cả nước xử phạt hơn 400.000 tài xế vi phạm, chủ yếu là người đi xe máy vi phạm nồng độ cồn, tốc độ.
Ngày 17/6, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết CSGT toàn quốc đã xử phạt 14.800 xe khách, 4.200 xe container, 50.890 xe tải, trên 287.000 xe máy, tạm giữ trên 60.000 xe. Các vi phạm chủ yếu là điều khiển xe khi trong máu và khí thở có cồn với trên 20.000 tài xế, chạy quá tốc độ với trên 33.000 tài xế và gần 50.000 người không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép bị tẩy xóa.
Đánh giá hiệu quả đợt tổng kiểm soát phương tiện, trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục trưởng CSGT, cho rằng phần lớn người dân chấp hành các quy định khi tham gia giao thông, số vụ tai nạn, người chết do tai nạn giảm sâu. Tình trạng đua xe trái phép không còn diễn ra như trong đợt giãn cách xã hội.
Theo ông Dũng, trung bình 10 xe thì cảnh sát dừng một xe, hạn chế ảnh hưởng đến người dân, tuy nhiên "cũng không thể tránh khỏi bất tiện, đổi lại người dân có ý thức hơn, luôn trang bị đầy đủ giấy tờ và tham gia giao thông đúng luật hơn".
Trả lời câu hỏi nửa cuối năm CSGT có mở tiếp đợt tổng kiểm soát phương tiện, tướng Dũng nói: "Tổng kiểm soát chỉ làm khi rất cần thiết, được cấp trên giao trong bối cảnh nhiều vi phạm nghiêm trọng, xâm phạm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Thời gian tới, các đơn vị chỉ làm theo kế hoạch, chuyên đề ở phạm vi hẹp".
Ngày 17/6, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết CSGT toàn quốc đã xử phạt 14.800 xe khách, 4.200 xe container, 50.890 xe tải, trên 287.000 xe máy, tạm giữ trên 60.000 xe. Các vi phạm chủ yếu là điều khiển xe khi trong máu và khí thở có cồn với trên 20.000 tài xế, chạy quá tốc độ với trên 33.000 tài xế và gần 50.000 người không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép bị tẩy xóa.
Đánh giá hiệu quả đợt tổng kiểm soát phương tiện, trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục trưởng CSGT, cho rằng phần lớn người dân chấp hành các quy định khi tham gia giao thông, số vụ tai nạn, người chết do tai nạn giảm sâu. Tình trạng đua xe trái phép không còn diễn ra như trong đợt giãn cách xã hội.
Theo ông Dũng, trung bình 10 xe thì cảnh sát dừng một xe, hạn chế ảnh hưởng đến người dân, tuy nhiên "cũng không thể tránh khỏi bất tiện, đổi lại người dân có ý thức hơn, luôn trang bị đầy đủ giấy tờ và tham gia giao thông đúng luật hơn".
Trả lời câu hỏi nửa cuối năm CSGT có mở tiếp đợt tổng kiểm soát phương tiện, tướng Dũng nói: "Tổng kiểm soát chỉ làm khi rất cần thiết, được cấp trên giao trong bối cảnh nhiều vi phạm nghiêm trọng, xâm phạm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Thời gian tới, các đơn vị chỉ làm theo kế hoạch, chuyên đề ở phạm vi hẹp".
Trong 6 tháng năm 2020, toàn quốc xảy ra 6.780 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.235 người, bị thương 4.930 người. So với cùng kỳ năm 2019, giảm 1.598 vụ, giảm 572 người chết, giảm 1.419 người bị thương.
Khởi tố 3 cán bộ, làm việc với ông Tất Thành Cang
Thông tin mới nhất từ cơ quan CSĐT Công an TP.HCM, trong ngày 17/6 đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can đối với 3 người gồm: Trần Công Thiện - nguyên Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận; Huỳnh Phước Long – nguyên thành viên HĐQT công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (SADECO), nguyên Trưởng phòng Quản lý đầu tư kinh doanh vốn thuộc Văn phòng Thành uỷ TP.HCM và Đỗ Công Hiệp - nguyên Kế toán trưởng SADECO.
3 người này bị khởi tố để điều tra hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Liên quan đến vụ án này, giữa tháng 5/2019, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt giam đối với ông Tề Trí Dũng - Tổng giám đốc công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (gọi tắt là IPC) và bà Hồ Thị Thanh Phúc - Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) cùng về về tội "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Trước đó, đầu tháng 1/2020 ông Trần Công Thiện cũng bị khởi tố cùng Nguyễn Văn Minh, nguyên Chủ tịch HĐTV công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận về hành vi “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí". Những sai phạm của ông Thiện được xác định trong vụ án công ty Tân Thuận bán rẻ 30ha đất công ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho công ty Quốc Cường Gia Lai mà Thành uỷ kịp thời ngăn chặn.
Trở lại việc 3 người bị khởi tố hôm nay, được biết có liên quan đến sai phạm của công ty Tân Thuận đã để doanh nghiệp tư nhân thôn tính Sadeco. một doanh nghiệp tiềm năng của Nhà nước.
Đựợc biết, năm 1994, UBND TP.HCM thành lập công ty Sadeco để triển khai dự án khu đô thị mới Nam Sài Gòn, từ đó đến nay doanh nghiệp này phát triển lớn mạnh. Trước giai đoạn cổ phần hoá Sadeco (trước năm 2015) công ty Tân Thuận chiếm đến 74% vốn góp Nhà nước. Khi duyệt đề án tái cơ cấu Sadeco, UBND TP.HCM đã yêu cầu không được giảm vốn góp Nhà nước tại Sadeco.
Tuy nhiên, những người đại diện vốn Nhà nước tại Sadeco sau đó đã biểu quyết tăng vốn điều lệ tại công ty theo hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim, dẫn đến hệ luỵ là công ty Nguyễn Kim chiếm tới 54% vốn điều lệ, nắm quyền chi phối Sadeco.
Trước đó, vào năm 2015 nhóm cổ đông Nhà nước cũng đã bán hơn 5,2 triệu cổ phần tại Sadeco cho một công ty, để rồi công ty này lại bán lại cho công ty Nguyễn Kim.
Đáng nói việc bán cổ phần không đúng quy định, không được thẩm định giá mà chỉ định giá bán. Việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là công ty Nguyễn Kim trong giai đoạn mà Sadeco không thực sự cần vốn, cụ thể số tiền 360 tỷ đồng mà công ty Nguyễn Kim chi mua cổ phiếu hiện gửi trong một ngân hàng, đến nay chưa sử dụng đến.
Những diễn biến trên cho thấy, Sadeco đã bị công ty tư nhân thâu tóm tinh vi, có một kế hoạch chi tiết. Sự việc này có sự tiếp tay, lợi ích nhóm của nhóm đại diện vốn Nhà nước tại công ty Tân Thuận, công ty Sadeco như ông Tề Trí Dũng, bà Hồ Thị Thanh Phúc…
Đáng nói, vụ việc có sự đồng ý về mặt chủ trương của ông Tất Thành Cang, khi đó giữ cương vị Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM.
Cụ thể ngày 18/5/2017, Văn phòng Thành uỷ TP.HCM có thông báo 495 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của ông Tất Thành Cang, Phó bí thư thường trực Thành uỷ chấp thuận chủ trương, phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Sadeco. Từ việc này nguồn vốn Nhà nước giảm, dẫn đến mất quyền kiểm soát tại Sadeco - vốn được coi là “gà đẻ trứng vàng” trong số các doanh nghiệp Nhà nước do chính quyền TP.HCM quản lý.
Công ty Tân Thuận giải trình đã được sự chấp thuận chủ trương của Thường trực Thành ủy. Tuy nhiên, Thanh tra TP cho rằng, nội dung này không chính xác, bởi thông báo số 495 chỉ truyền đạt ý kiến cá nhân của ông Tất Thành Cang.
Nguồn tin cho hay, trong giai đoạn này Công an cũng đã làm việc với ông Tất Thành Cang - nguyên Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM để làm rõ các thông tin liên quan.
3 người này bị khởi tố để điều tra hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Liên quan đến vụ án này, giữa tháng 5/2019, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt giam đối với ông Tề Trí Dũng - Tổng giám đốc công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (gọi tắt là IPC) và bà Hồ Thị Thanh Phúc - Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) cùng về về tội "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Trước đó, đầu tháng 1/2020 ông Trần Công Thiện cũng bị khởi tố cùng Nguyễn Văn Minh, nguyên Chủ tịch HĐTV công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận về hành vi “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí". Những sai phạm của ông Thiện được xác định trong vụ án công ty Tân Thuận bán rẻ 30ha đất công ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho công ty Quốc Cường Gia Lai mà Thành uỷ kịp thời ngăn chặn.
Trở lại việc 3 người bị khởi tố hôm nay, được biết có liên quan đến sai phạm của công ty Tân Thuận đã để doanh nghiệp tư nhân thôn tính Sadeco. một doanh nghiệp tiềm năng của Nhà nước.
Đựợc biết, năm 1994, UBND TP.HCM thành lập công ty Sadeco để triển khai dự án khu đô thị mới Nam Sài Gòn, từ đó đến nay doanh nghiệp này phát triển lớn mạnh. Trước giai đoạn cổ phần hoá Sadeco (trước năm 2015) công ty Tân Thuận chiếm đến 74% vốn góp Nhà nước. Khi duyệt đề án tái cơ cấu Sadeco, UBND TP.HCM đã yêu cầu không được giảm vốn góp Nhà nước tại Sadeco.
Tuy nhiên, những người đại diện vốn Nhà nước tại Sadeco sau đó đã biểu quyết tăng vốn điều lệ tại công ty theo hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim, dẫn đến hệ luỵ là công ty Nguyễn Kim chiếm tới 54% vốn điều lệ, nắm quyền chi phối Sadeco.
Trước đó, vào năm 2015 nhóm cổ đông Nhà nước cũng đã bán hơn 5,2 triệu cổ phần tại Sadeco cho một công ty, để rồi công ty này lại bán lại cho công ty Nguyễn Kim.
Đáng nói việc bán cổ phần không đúng quy định, không được thẩm định giá mà chỉ định giá bán. Việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là công ty Nguyễn Kim trong giai đoạn mà Sadeco không thực sự cần vốn, cụ thể số tiền 360 tỷ đồng mà công ty Nguyễn Kim chi mua cổ phiếu hiện gửi trong một ngân hàng, đến nay chưa sử dụng đến.
Những diễn biến trên cho thấy, Sadeco đã bị công ty tư nhân thâu tóm tinh vi, có một kế hoạch chi tiết. Sự việc này có sự tiếp tay, lợi ích nhóm của nhóm đại diện vốn Nhà nước tại công ty Tân Thuận, công ty Sadeco như ông Tề Trí Dũng, bà Hồ Thị Thanh Phúc…
Đáng nói, vụ việc có sự đồng ý về mặt chủ trương của ông Tất Thành Cang, khi đó giữ cương vị Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM.
Cụ thể ngày 18/5/2017, Văn phòng Thành uỷ TP.HCM có thông báo 495 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của ông Tất Thành Cang, Phó bí thư thường trực Thành uỷ chấp thuận chủ trương, phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Sadeco. Từ việc này nguồn vốn Nhà nước giảm, dẫn đến mất quyền kiểm soát tại Sadeco - vốn được coi là “gà đẻ trứng vàng” trong số các doanh nghiệp Nhà nước do chính quyền TP.HCM quản lý.
Công ty Tân Thuận giải trình đã được sự chấp thuận chủ trương của Thường trực Thành ủy. Tuy nhiên, Thanh tra TP cho rằng, nội dung này không chính xác, bởi thông báo số 495 chỉ truyền đạt ý kiến cá nhân của ông Tất Thành Cang.
Nguồn tin cho hay, trong giai đoạn này Công an cũng đã làm việc với ông Tất Thành Cang - nguyên Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM để làm rõ các thông tin liên quan.
Đồng Nai: Nam sinh dọn rác miệng cống trong mưa được tuyên dương
Sau cơn mưa chiều 16/6, camera an ninh tại một khu dân cư ở huyện Long Thành (Đồng Nai) đã ghi lại hình ảnh một nam sinh THCS đang đi xe đạp trên đường thì dừng lại, rồi bất ngờ dùng tay dọn rác trước miệng cống thoát nước.
Trao đổi với Zing chiều 17/6, ông Nguyễn Văn Toàn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Long Thành (Đồng Nai), cho biết cậu bé nhặt rác trên các miệng cống thoát nước ở khu tái định cư Long An (Đồng Nai) để đường không bị ngập là em Phạm Trọng Đạt, học sinh trường THCS Long An.
Hành động của Đạt được nhiều người chia sẻ, nhanh chóng lan tỏa trên mạng xã hội. UBND huyện Long Thành đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT xuống trường tuyên dương hành động đẹp của em vào thứ hai tuần tới.
Cô Phan Thị Ngọc Mai, Hiệu trưởng trường THCS Long An, thông tin Phạm Trọng Đạt là học sinh lớp 6.1. Hình ảnh được ghi lại trong video diễn ra chiều 16/6, khi trời đang mưa lớn.
“Chiều qua, tan trường đúng lúc mưa rất lớn, tôi về đến nhà ướt hết. Thấy hình ảnh của em Đạt, tôi rất xúc động, ấm lòng vô cùng. Tôi xem video nhiều lần. Với tính cách của Đạt và những gì em thể hiện ở trường, tôi biết nội dung video bắt nguồn tự hành động tự giác của em, chứ không dàn dựng”, cô Mai nói.
Sáng 17/6, nhiều thầy cô giáo trong trường đã gặp và động viên nam sinh. Mặc dù hành động nhỏ, ý nghĩa lớn, nhà trường mong các em được khuyến khích, động viên khi làm việc tốt.
Nói thêm về em Đạt, cô Mai cho biết dù học lực ở mức trung bình, Đạt hay giúp đỡ bạn bè và rất tỉ mỉ. Em có năng khiếu lắp ráp mạch điện khi học môn Công nghệ. Ở trường có các buổi lao động hay hoạt động về môi trường, Đạt tham gia rất nhiệt tình.
“Em không bao giờ nề hà việc khó, việc nặng hay so sánh với các bạn. Hoàn cảnh của em rất tội. Ba mẹ ly hôn, em sống với bà từ nhỏ. Trong lớp, em rất ít nói”, cô Mai chia sẻ.
Một trong nhiều nguyên nhân là nước thoát không kịp. Vậy mà nhiều người có thói quen liệng rác, để rác ở trước miệng cống. Tôi nhớ có lần công nhân vệ sinh đã dọn dẹp mấy bao tải rác thải, chai nhựa chỉ ở một miệng cống.
Trời mưa ướt sũng, hành động này của cậu bé đã để lại nhiều cảm xúc cho tôi. Tôi cho rằng người lớn cần nhìn vào hành động ý nghĩa này của cậu bé để nhìn lại mình. Đường sá bị ngập, ít nhiều do rác bít miệng cống khiến nước không chảy được. Thế nhưng có mấy ai đã dừng xe lại dọn rác như cậu bé mà chỉ biết than thở và đổ lỗi?
Cậu học sinh này dọn rác bằng tay không, rồi em lại đi tới miệng cống khác tiếp tục công việc trên. Cậu bé này đã chứng minh cho ta thấy cuộc sống sẽ dễ chịu hơn biết bao nếu mỗi người tự biết làm những công việc có ích cho cộng đồng, xã hội.
Trao đổi với Zing chiều 17/6, ông Nguyễn Văn Toàn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Long Thành (Đồng Nai), cho biết cậu bé nhặt rác trên các miệng cống thoát nước ở khu tái định cư Long An (Đồng Nai) để đường không bị ngập là em Phạm Trọng Đạt, học sinh trường THCS Long An.
Hành động của Đạt được nhiều người chia sẻ, nhanh chóng lan tỏa trên mạng xã hội. UBND huyện Long Thành đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT xuống trường tuyên dương hành động đẹp của em vào thứ hai tuần tới.
Cô Phan Thị Ngọc Mai, Hiệu trưởng trường THCS Long An, thông tin Phạm Trọng Đạt là học sinh lớp 6.1. Hình ảnh được ghi lại trong video diễn ra chiều 16/6, khi trời đang mưa lớn.
“Chiều qua, tan trường đúng lúc mưa rất lớn, tôi về đến nhà ướt hết. Thấy hình ảnh của em Đạt, tôi rất xúc động, ấm lòng vô cùng. Tôi xem video nhiều lần. Với tính cách của Đạt và những gì em thể hiện ở trường, tôi biết nội dung video bắt nguồn tự hành động tự giác của em, chứ không dàn dựng”, cô Mai nói.
Sáng 17/6, nhiều thầy cô giáo trong trường đã gặp và động viên nam sinh. Mặc dù hành động nhỏ, ý nghĩa lớn, nhà trường mong các em được khuyến khích, động viên khi làm việc tốt.
Nói thêm về em Đạt, cô Mai cho biết dù học lực ở mức trung bình, Đạt hay giúp đỡ bạn bè và rất tỉ mỉ. Em có năng khiếu lắp ráp mạch điện khi học môn Công nghệ. Ở trường có các buổi lao động hay hoạt động về môi trường, Đạt tham gia rất nhiệt tình.
“Em không bao giờ nề hà việc khó, việc nặng hay so sánh với các bạn. Hoàn cảnh của em rất tội. Ba mẹ ly hôn, em sống với bà từ nhỏ. Trong lớp, em rất ít nói”, cô Mai chia sẻ.
Một trong nhiều nguyên nhân là nước thoát không kịp. Vậy mà nhiều người có thói quen liệng rác, để rác ở trước miệng cống. Tôi nhớ có lần công nhân vệ sinh đã dọn dẹp mấy bao tải rác thải, chai nhựa chỉ ở một miệng cống.
Trời mưa ướt sũng, hành động này của cậu bé đã để lại nhiều cảm xúc cho tôi. Tôi cho rằng người lớn cần nhìn vào hành động ý nghĩa này của cậu bé để nhìn lại mình. Đường sá bị ngập, ít nhiều do rác bít miệng cống khiến nước không chảy được. Thế nhưng có mấy ai đã dừng xe lại dọn rác như cậu bé mà chỉ biết than thở và đổ lỗi?
Cậu học sinh này dọn rác bằng tay không, rồi em lại đi tới miệng cống khác tiếp tục công việc trên. Cậu bé này đã chứng minh cho ta thấy cuộc sống sẽ dễ chịu hơn biết bao nếu mỗi người tự biết làm những công việc có ích cho cộng đồng, xã hội.
Quảng Ninh: Xe 16 chỗ biển số Khánh Hòa bị xe container đè, giám đốc, thư ký và tài xế chết
Đến sáng nay, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đỗ Đức Ngọc - chủ tịch UBND xã Quảng Minh, cho biết vụ tai nạn khiến 3 người trên xe Limousine chết, bước đầu được xác định gồm có 1 giám đốc người Khánh Hòa, 1 thư ký và tài xế.
Thời điểm gặp nạn, xe Limousine di chuyển từ Hạ Long đến Hải Hà, xe container chạy chiều ngược lại.
Nơi xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng này là xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Theo nhân chứng đang có mặt trực tiếp tại hiện trường, thời điểm xảy ra tai nạn khoảng 22h15 tối ngày 17-6.
Thông tin ban đầu xe 16 chỗ mang BKS 79B..., đang trên đường đi lễ chùa ở TP Móng Cái về hướng TP Hạ Long, khi đi đến địa phận huyện Hải Hà thì xảy ra vụ việc. Thời điểm này tại khu vực huyện Hải Hà đang có mưa lớn nên công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn.
Chiếc xe 16 chỗ đã bị đè bẹp, hư hỏng nghiêm trọng. Lực lượng cứu hộ tỉnh đã huy động xe cẩu để cẩu thùng xe container.
Xe container Hải Phòng mang BKS 16C.... tài xe và phụ xe container đã di chuyển khỏi hiện trường.
Một bạn đọc tên Vinh Thành, sinh sống ở huyện Hải Hà đang có mặt trực tiếp tại hiện trường cho biết, chiếc xe 16 chỗ đang bị bẹp rúm, nhiều người bên trong vẫn chưa được đưa ra ngoài. Bên thành xe có nhiều vết máu cùng nhiều vật dụng tư trang vung vãi ra ngoài.
Nhiều xe cứu thương cũng đã được huy động đến hiện trường để chờ ứng cứu
2h sáng, tại hiện trường lực lượng cứu hộ, công an tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục cứu hộ các nạn nhân nằm bên trong.
2h10 sáng, lực lượng cứu hộ đã cẩu được xe container ra ngoài để tiếp cận xe 16 chỗ. Người dân cho biết trên xe 16 chỗ này có cả phụ nữ.
2h40 sáng, trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo huyện Hải Hà cho biết thông tin ban đầu có 2 người chết. Tuy nhiên đây không phải là thông tin cuối cùng vì thời điểm đêm tối lực lượng chức năng đang tích cực cứu hộ.
"Nhận được tin báo lực lượng chức năng huyện đã phối hợp với một số cơ quan chuyên môn có mặt tại hiện trường để cẩu xe container ra ngoài. Hiện xe container đã được cẩu, đang tiếp cận với xe 16 chỗ. Đến sáng ngày chúng tôi sẽ thông tin cụ thể về vụ việc này" - vị này cho biết.
Lúc 2h45 phút nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết cơ quan công an cùng một số đơn vị chức năng đã phong tỏa hiện trường, đồng thời cứu hộ, đưa người bên trong ra. Tuy nhiên theo quan sát của bạn đọc đthì chiếc xe 16 chỗ đã bị đè bẹp, khả năng xảy ra thương vong cao.
Thời điểm gặp nạn, xe Limousine di chuyển từ Hạ Long đến Hải Hà, xe container chạy chiều ngược lại.
Nơi xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng này là xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Theo nhân chứng đang có mặt trực tiếp tại hiện trường, thời điểm xảy ra tai nạn khoảng 22h15 tối ngày 17-6.
Thông tin ban đầu xe 16 chỗ mang BKS 79B..., đang trên đường đi lễ chùa ở TP Móng Cái về hướng TP Hạ Long, khi đi đến địa phận huyện Hải Hà thì xảy ra vụ việc. Thời điểm này tại khu vực huyện Hải Hà đang có mưa lớn nên công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn.
Chiếc xe 16 chỗ đã bị đè bẹp, hư hỏng nghiêm trọng. Lực lượng cứu hộ tỉnh đã huy động xe cẩu để cẩu thùng xe container.
Xe container Hải Phòng mang BKS 16C.... tài xe và phụ xe container đã di chuyển khỏi hiện trường.
Một bạn đọc tên Vinh Thành, sinh sống ở huyện Hải Hà đang có mặt trực tiếp tại hiện trường cho biết, chiếc xe 16 chỗ đang bị bẹp rúm, nhiều người bên trong vẫn chưa được đưa ra ngoài. Bên thành xe có nhiều vết máu cùng nhiều vật dụng tư trang vung vãi ra ngoài.
Nhiều xe cứu thương cũng đã được huy động đến hiện trường để chờ ứng cứu
2h sáng, tại hiện trường lực lượng cứu hộ, công an tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục cứu hộ các nạn nhân nằm bên trong.
2h10 sáng, lực lượng cứu hộ đã cẩu được xe container ra ngoài để tiếp cận xe 16 chỗ. Người dân cho biết trên xe 16 chỗ này có cả phụ nữ.
2h40 sáng, trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo huyện Hải Hà cho biết thông tin ban đầu có 2 người chết. Tuy nhiên đây không phải là thông tin cuối cùng vì thời điểm đêm tối lực lượng chức năng đang tích cực cứu hộ.
"Nhận được tin báo lực lượng chức năng huyện đã phối hợp với một số cơ quan chuyên môn có mặt tại hiện trường để cẩu xe container ra ngoài. Hiện xe container đã được cẩu, đang tiếp cận với xe 16 chỗ. Đến sáng ngày chúng tôi sẽ thông tin cụ thể về vụ việc này" - vị này cho biết.
Lúc 2h45 phút nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết cơ quan công an cùng một số đơn vị chức năng đã phong tỏa hiện trường, đồng thời cứu hộ, đưa người bên trong ra. Tuy nhiên theo quan sát của bạn đọc đthì chiếc xe 16 chỗ đã bị đè bẹp, khả năng xảy ra thương vong cao.
Biểu tình chống Trung Quốc lan ra nhiều tỉnh thành Ấn Độ
Đài NDTV ngày 17-6 cho biết các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và đòi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc đã diễn ra tại các bang Uttar Pradesh, Bihar, Gujarat và Jammu
Các hãng thông tấn ANI và PTI của Ấn Độ đã mô tả về các cuộc biểu tình có đốt cờ Trung Quốc, đốt ảnh lãnh đạo Trung Quốc.
Hãng tin ANI dẫn lời một người biểu tình ở Patna đòi Thủ tướng Narendra Modi phải cho tiến hành không kích trả đũa Trung Quốc theo kiểu như Ấn Độ từng làm với Pakistan.
Một số người biểu tình cũng đã bị lực lượng an ninh Ấn Độ bắt giữ.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc trong khi đó cho đăng bài của chuyên gia nêu ý kiến rằng chính quyền New Delhi nên "hạ nhiệt" những tiếng nói đòi tẩy chay Trung Quốc.
Bài viết cho rằng đa số người Ấn có tiếng nói "lý trí" và việc gán ghép xung đột ở biên giới với chuyện kinh doanh và đầu tư là "phi lý".
Trong ngày 17-6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kêu gọi tổ chức họp toàn bộ các đảng chính trị trong nước vào ngày 19-6 để thảo luận về tình hình tranh chấp biên giới với Trung Quốc.
Trong khi đó, theo hãng tin AFP, ngày 17-6, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã có cuộc điện đàm về tình trạng đụng độ gây thương vong tại khu vực biên giới hai nước ở Himalaya, đồng thời nhất trí "hạ nhiệt" căng thẳng càng sớm càng tốt.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hai bên nhất trí "giải quyết công bằng" các vấn đề tại thung lũng Galwan và duy trì hòa bình ở khu vực biên giới theo thỏa thuận đã đạt được giữa hai nước.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã leo thang, sau khi binh sĩ hai nước đụng độ tại thung lũng Galwan đêm 15-6. Quân đội Ấn Độ cho biết ít nhất 20 binh sĩ Lục quân nước này đã thiệt mạng.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava, nguyên nhân vụ việc do phía Trung Quốc không giữ cam kết tôn trọng Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) tại thung lũng Galwan. Người phát ngôn này cũng cho biết cả hai bên đều hứng chịu tổn thất trong vụ đụng độ trên.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng phía Ấn Độ đã vi phạm cam kết giữa hai bên và đã vượt qua LAC để thực hiện "các hoạt động bất hợp pháp và tấn công binh sĩ Trung Quốc". Người phát ngôn này không xác nhận bất cứ thông tin nào về thương vong phía Trung Quốc.
Khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc căng thẳng sau một loạt cuộc đụng độ đầu tháng 5 vừa qua giữa binh lính hai bên ở Đông Ladakh gần hồ Pangong.
Vụ việc ngày 15-6 là vụ đụng độ lớn đầu tiên dọc LAC kể từ cuộc đối đầu 73 ngày tại Doklam (Trung Quốc gọi là Đông Lãng), năm 2017.
Trong ngày 17-6, đài truyền hình NDTV cũng tiết lộ chi tiết nguyên nhân dẫn tới vụ ẩu đả đêm 15-6 tại thung lũng Galwan, thuộc vùng lãnh thổ liên bang Ladakh của Ấn Độ. Theo đó, sự việc xảy ra khi một nhóm lính tuần tra Ấn Độ di chuyển để tháo dỡ 1 căn lều được Trung Quốc dựng trong thung lũng này ở độ cao hơn 4.700 mét.
Trung Quốc trước đó đã đồng ý dỡ bỏ căn lều này trong các cuộc đàm phán giữa các quan chức quốc phòng cấp trung tướng hôm 6-6. Quân đội Ấn - Trung cũng đồng ý rút lui để tạo một khu vực trống, ngăn cách lực lượng hai bên và đảm bảo hòa bình.
Tuy nhiên, tình hình đột nhiên xấu đi sau khi binh sĩ Trung Quốc tấn công thượng tá Santosh Babu của phía Ấn Độ. Binh sĩ hai bên đã lao vào ẩu đả bằng dùi cui và gậy có gắn đinh.
Theo các nguồn tin quốc phòng của kênh NDTV, vụ ẩu đả kéo dài tới 6 giờ đồng hồ. Nhiều người còn ngã xuống sông Galwan hiện đang đóng băng. Đây chính là nguyên nhân khiến số binh lính tử vong tăng vọt do bị thương và nhiễm lạnh.
Cái lạnh khắc nghiệt tại vùng núi cao và việc bị mất nhiệt khiến nhiều binh lính không qua khỏi dù trước đó họ chỉ bị thương. Phải đến sáng 16-6, một cuộc giải cứu binh sĩ thiệt mạng và bị thương mới có thể diễn ra.
Cuối tháng trước, Trung Quốc đã triển khai một lực lượng binh sĩ đáng kể đến khu vực biên giới. Đáp lại, Ấn Độ cũng đã điều thêm 5.000 binh sĩ đến Ladakh để tăng viện cho lực lượng đang trấn giữ vùng đất dọc theo LAC.
Các hãng thông tấn ANI và PTI của Ấn Độ đã mô tả về các cuộc biểu tình có đốt cờ Trung Quốc, đốt ảnh lãnh đạo Trung Quốc.
Hãng tin ANI dẫn lời một người biểu tình ở Patna đòi Thủ tướng Narendra Modi phải cho tiến hành không kích trả đũa Trung Quốc theo kiểu như Ấn Độ từng làm với Pakistan.
Một số người biểu tình cũng đã bị lực lượng an ninh Ấn Độ bắt giữ.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc trong khi đó cho đăng bài của chuyên gia nêu ý kiến rằng chính quyền New Delhi nên "hạ nhiệt" những tiếng nói đòi tẩy chay Trung Quốc.
Bài viết cho rằng đa số người Ấn có tiếng nói "lý trí" và việc gán ghép xung đột ở biên giới với chuyện kinh doanh và đầu tư là "phi lý".
Trong ngày 17-6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kêu gọi tổ chức họp toàn bộ các đảng chính trị trong nước vào ngày 19-6 để thảo luận về tình hình tranh chấp biên giới với Trung Quốc.
Trong khi đó, theo hãng tin AFP, ngày 17-6, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã có cuộc điện đàm về tình trạng đụng độ gây thương vong tại khu vực biên giới hai nước ở Himalaya, đồng thời nhất trí "hạ nhiệt" căng thẳng càng sớm càng tốt.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hai bên nhất trí "giải quyết công bằng" các vấn đề tại thung lũng Galwan và duy trì hòa bình ở khu vực biên giới theo thỏa thuận đã đạt được giữa hai nước.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã leo thang, sau khi binh sĩ hai nước đụng độ tại thung lũng Galwan đêm 15-6. Quân đội Ấn Độ cho biết ít nhất 20 binh sĩ Lục quân nước này đã thiệt mạng.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava, nguyên nhân vụ việc do phía Trung Quốc không giữ cam kết tôn trọng Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) tại thung lũng Galwan. Người phát ngôn này cũng cho biết cả hai bên đều hứng chịu tổn thất trong vụ đụng độ trên.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng phía Ấn Độ đã vi phạm cam kết giữa hai bên và đã vượt qua LAC để thực hiện "các hoạt động bất hợp pháp và tấn công binh sĩ Trung Quốc". Người phát ngôn này không xác nhận bất cứ thông tin nào về thương vong phía Trung Quốc.
Khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc căng thẳng sau một loạt cuộc đụng độ đầu tháng 5 vừa qua giữa binh lính hai bên ở Đông Ladakh gần hồ Pangong.
Vụ việc ngày 15-6 là vụ đụng độ lớn đầu tiên dọc LAC kể từ cuộc đối đầu 73 ngày tại Doklam (Trung Quốc gọi là Đông Lãng), năm 2017.
Trong ngày 17-6, đài truyền hình NDTV cũng tiết lộ chi tiết nguyên nhân dẫn tới vụ ẩu đả đêm 15-6 tại thung lũng Galwan, thuộc vùng lãnh thổ liên bang Ladakh của Ấn Độ. Theo đó, sự việc xảy ra khi một nhóm lính tuần tra Ấn Độ di chuyển để tháo dỡ 1 căn lều được Trung Quốc dựng trong thung lũng này ở độ cao hơn 4.700 mét.
Trung Quốc trước đó đã đồng ý dỡ bỏ căn lều này trong các cuộc đàm phán giữa các quan chức quốc phòng cấp trung tướng hôm 6-6. Quân đội Ấn - Trung cũng đồng ý rút lui để tạo một khu vực trống, ngăn cách lực lượng hai bên và đảm bảo hòa bình.
Tuy nhiên, tình hình đột nhiên xấu đi sau khi binh sĩ Trung Quốc tấn công thượng tá Santosh Babu của phía Ấn Độ. Binh sĩ hai bên đã lao vào ẩu đả bằng dùi cui và gậy có gắn đinh.
Theo các nguồn tin quốc phòng của kênh NDTV, vụ ẩu đả kéo dài tới 6 giờ đồng hồ. Nhiều người còn ngã xuống sông Galwan hiện đang đóng băng. Đây chính là nguyên nhân khiến số binh lính tử vong tăng vọt do bị thương và nhiễm lạnh.
Cái lạnh khắc nghiệt tại vùng núi cao và việc bị mất nhiệt khiến nhiều binh lính không qua khỏi dù trước đó họ chỉ bị thương. Phải đến sáng 16-6, một cuộc giải cứu binh sĩ thiệt mạng và bị thương mới có thể diễn ra.
Cuối tháng trước, Trung Quốc đã triển khai một lực lượng binh sĩ đáng kể đến khu vực biên giới. Đáp lại, Ấn Độ cũng đã điều thêm 5.000 binh sĩ đến Ladakh để tăng viện cho lực lượng đang trấn giữ vùng đất dọc theo LAC.
Tổng lãnh sự Anh thăm bệnh nhân phi công 91, cảm kích y bác sĩ Việt Nam
Chiều ngày 17.6, Tổng lãnh sự Anh tại TP.HCM Ian Gibbons cùng Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã đến thăm nam phi công người Anh - bệnh nhân Covid-19 số 91 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bệnh nhân 91 đã bày tỏ sự cảm kích trước tấm lòng của các y bác sĩ Việt Nam khi tận tình cứu chữa cho ông. Ông chia sẻ rằng nếu ở một đất nước khác có thể ông đã không qua khỏi. Phi công người Anh còn khoe với Chủ tịch Nguyễn Thành Phong và Tổng lãnh sự Gibbons về chiếc khăn có dòng chữ Motherwell, đội bóng đá ở Scotland mà ông vô cùng yêu thích. Vui mừng trước sự hồi phục thần kỳ, bệnh nhân 91 còn mời ông Nguyễn Thành Phong và ông Gibbons chụp hình chung.
Đứng cạnh công dân của mình đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Tổng lãnh sự Anh bày tỏ sự trân trọng và cảm kích đối với sự quan tâm của TP.HCM và Việt Nam đối với bệnh nhân 91, đặc biệt là các y bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Bệnh viện Chợ Rẫy. Ông Gibbons cũng cảm ơn ông Nguyễn Thành Phong đã dành thời gian đến thăm phi công Anh, qua đó cho thấy sự quan tâm của các cơ quan chính quyền thành phố đối với công dân nước ngoài.
Theo nguồn tin của Thanh Niên, Đại sứ Anh tại Việt Nam sẽ thăm TP.HCM vào giữa tuần sau để cảm ơn sự quan tâm và cứu chữa hết lòng đối với bệnh nhân 91.
Về phía lãnh đạo thành phố, ông Nguyễn Thành Phong cho biết quá trình hồi phục của bệnh nhân 91 hết sức kỳ diệu, vì đã có những thời khắc bệnh nhân thập tử nhất sinh, đã nghĩ đến phương án phải ghép phổi.
Cũng theo ông Phong, sự hồi phục kỳ diệu của bệnh nhân 91 phải kể đến những nỗ lực không ngừng của đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bệnh nhân 91 đã bày tỏ sự cảm kích trước tấm lòng của các y bác sĩ Việt Nam khi tận tình cứu chữa cho ông. Ông chia sẻ rằng nếu ở một đất nước khác có thể ông đã không qua khỏi. Phi công người Anh còn khoe với Chủ tịch Nguyễn Thành Phong và Tổng lãnh sự Gibbons về chiếc khăn có dòng chữ Motherwell, đội bóng đá ở Scotland mà ông vô cùng yêu thích. Vui mừng trước sự hồi phục thần kỳ, bệnh nhân 91 còn mời ông Nguyễn Thành Phong và ông Gibbons chụp hình chung.
Đứng cạnh công dân của mình đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Tổng lãnh sự Anh bày tỏ sự trân trọng và cảm kích đối với sự quan tâm của TP.HCM và Việt Nam đối với bệnh nhân 91, đặc biệt là các y bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Bệnh viện Chợ Rẫy. Ông Gibbons cũng cảm ơn ông Nguyễn Thành Phong đã dành thời gian đến thăm phi công Anh, qua đó cho thấy sự quan tâm của các cơ quan chính quyền thành phố đối với công dân nước ngoài.
Theo nguồn tin của Thanh Niên, Đại sứ Anh tại Việt Nam sẽ thăm TP.HCM vào giữa tuần sau để cảm ơn sự quan tâm và cứu chữa hết lòng đối với bệnh nhân 91.
Về phía lãnh đạo thành phố, ông Nguyễn Thành Phong cho biết quá trình hồi phục của bệnh nhân 91 hết sức kỳ diệu, vì đã có những thời khắc bệnh nhân thập tử nhất sinh, đã nghĩ đến phương án phải ghép phổi.
Cũng theo ông Phong, sự hồi phục kỳ diệu của bệnh nhân 91 phải kể đến những nỗ lực không ngừng của đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Bệnh viện Chợ Rẫy.
Dịch vụ đòi nợ thuê chính thức bị nghiêm cấm sau khi Quốc hội bấm nút thông qua dự thảo luật Đầu tư (sửa đổi) vào chiều 17/6
92,34% ĐBQH tương đương 446/458 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ Quốc hội chính thức thông qua dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi).
Trong dự thảo luật, nhiều ý kiến đề nghị không nên cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ”, một số ý kiến tán thành cấm hình thức này. Do còn nhiều ý kiến khác nhau, UB Thường vụ QH trình 2 phương án để QH xem xét, quyết định.
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh cho biết, UB Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến ĐBQH và đa số ý kiến ĐBQH tán thành quy định cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ”.
Trước đó, tại phiên thảo luận trực tuyến về nội dung này, các đại biểu có hai luồng ý kiến: quy định cấm hoặc không quy định cấm dịch vụ đòi nợ.
ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) lập luận nếu như người dân đi đòi nợ theo một con đường hợp pháp thì lại không lấy được nợ. Vì vậy, họ tìm đến dịch vụ đòi nợ thuê.
Ủy viên Thường trực UB Quốc phòng và An ninh Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân bày tỏ quan ngại về dịch vụ đòi nợ thuê vì thực tế thời gian vừa qua, đa số các công ty đòi nợ thuê đều câu kết với băng nhóm xã hội đen.
Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, đóng góp của loại ngành nghề này vào ngân sách và sự phát triển kinh tế - xã hội không đáng bao nhiêu.
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ (An Giang) nói không thể không cấm đòi nợ thuê. Bởi, nhân viên toàn là xăm trổ, công cụ lao động là dao kiếm, phương thức hoạt động là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực. Nếu tiếp tục để dịch vụ này thì gây hoang mang xã hội, dẫn tới mất niềm tin của nhân dân với lực lượng quản lý xã hội.
ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) góp ý nên tham khảo một số nước như Thái Lan, Mỹ. Ví dụ, quy định điều kiện thành lập cũng như quy trình thu hồi nợ hết sức chuẩn mực, thậm chí quy định thời gian được gọi điện thoại cho khách nợ.
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khi giải trình nội dung này cho biết đây là vấn đề Chính phủ đã nghiên cứu, thảo luận hết sức công phu, xem xét thận trọng. Cuối cùng đi đến quyết định chọn phương án cấm loại kinh doanh dịch vụ này.
Luật Đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Trong dự thảo luật, nhiều ý kiến đề nghị không nên cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ”, một số ý kiến tán thành cấm hình thức này. Do còn nhiều ý kiến khác nhau, UB Thường vụ QH trình 2 phương án để QH xem xét, quyết định.
Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh |
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh cho biết, UB Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến ĐBQH và đa số ý kiến ĐBQH tán thành quy định cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ”.
Trước đó, tại phiên thảo luận trực tuyến về nội dung này, các đại biểu có hai luồng ý kiến: quy định cấm hoặc không quy định cấm dịch vụ đòi nợ.
ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) lập luận nếu như người dân đi đòi nợ theo một con đường hợp pháp thì lại không lấy được nợ. Vì vậy, họ tìm đến dịch vụ đòi nợ thuê.
Ủy viên Thường trực UB Quốc phòng và An ninh Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân bày tỏ quan ngại về dịch vụ đòi nợ thuê vì thực tế thời gian vừa qua, đa số các công ty đòi nợ thuê đều câu kết với băng nhóm xã hội đen.
Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, đóng góp của loại ngành nghề này vào ngân sách và sự phát triển kinh tế - xã hội không đáng bao nhiêu.
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ (An Giang) nói không thể không cấm đòi nợ thuê. Bởi, nhân viên toàn là xăm trổ, công cụ lao động là dao kiếm, phương thức hoạt động là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực. Nếu tiếp tục để dịch vụ này thì gây hoang mang xã hội, dẫn tới mất niềm tin của nhân dân với lực lượng quản lý xã hội.
ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) góp ý nên tham khảo một số nước như Thái Lan, Mỹ. Ví dụ, quy định điều kiện thành lập cũng như quy trình thu hồi nợ hết sức chuẩn mực, thậm chí quy định thời gian được gọi điện thoại cho khách nợ.
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khi giải trình nội dung này cho biết đây là vấn đề Chính phủ đã nghiên cứu, thảo luận hết sức công phu, xem xét thận trọng. Cuối cùng đi đến quyết định chọn phương án cấm loại kinh doanh dịch vụ này.
Luật Đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Quảng Ninh: Nữ sinh bị bạn đánh hội đồng, lột đồ, quay clip tung lên Facebook, Công an vào cuộc
Liên quan đến hình ảnh bạo lực học đường đang tràn lan trên mạng, trao đổi với PV Dân trí chiều 17/6, một lãnh đạo thị xã Đông Triều, Quảng Ninh cho biết đã giao cơ quan công an vào cuộc làm rõ.
Chiều ngày 17/6, nguồn tin từ Công an thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) xác nhận với PV Dân trí có vụ việc bạo lực học đường vừa xảy ra tại địa bàn.
Cụ thể, vào ngày 16/6 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên thị xã Đông Triều, hai nhóm học sinh lớp 10 (cả nam và nữ) do có mâu thuẫn trong sinh hoạt, tình cảm cá nhân nên đã xảy ra cãi cọ, đánh nhau. Thậm chí có học sinh còn xé đồ, lột đồ của một nữ sinh.
Cũng theo nguồn tin này, ngay sau khi vụ việc xảy ra, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp có nắm được nhưng do muốn xử lý nội bộ nên chỉ mời các bên gia đình lên làm việc.
Tuy nhiên, một số học sinh chứng kiến vụ việc đã quay clip rồi tung lên mạng xã hội, gây xôn xao dư luận.
Chiều ngày 17/6, nguồn tin từ Công an thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) xác nhận với PV Dân trí có vụ việc bạo lực học đường vừa xảy ra tại địa bàn.
Cụ thể, vào ngày 16/6 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên thị xã Đông Triều, hai nhóm học sinh lớp 10 (cả nam và nữ) do có mâu thuẫn trong sinh hoạt, tình cảm cá nhân nên đã xảy ra cãi cọ, đánh nhau. Thậm chí có học sinh còn xé đồ, lột đồ của một nữ sinh.
Cũng theo nguồn tin này, ngay sau khi vụ việc xảy ra, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp có nắm được nhưng do muốn xử lý nội bộ nên chỉ mời các bên gia đình lên làm việc.
Tuy nhiên, một số học sinh chứng kiến vụ việc đã quay clip rồi tung lên mạng xã hội, gây xôn xao dư luận.
Y án tử hình 6 bị cáo sát hại nữ sinh giao gà Điện Biên
Ngày 17-6, TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại.
Theo HĐXX, xuất phát từ việc bà Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh CMD) nợ Vì Văn Toán 300 triệu đồng mua ma túy, Toán chủ mưu, bàn bạc với Vương Văn Hùng, Bùi Văn Công bắt cóc con gái bà này để gây sức ép đòi tiền.
Ngoài ra, bà Hiền còn nợ Công 30 triệu đồng nên bị cáo cùng đồng phạm tích cực tham gia kế hoạch bắt cóc nữ sinh theo sự chỉ đạo, định hướng của Toán.
Đối với Vương Văn Hùng, ngoài giúp sức cho Toán, bị cáo còn là người tiêu hủy chứng cứ. Trong khi đó, Bùi Văn Công cùng các bị cáo khác đã bàn bạc, lên kế hoạch và chuẩn bị mọi thứ để gây án.
HĐXX khẳng định Vì Văn Toán là kẻ chủ mưu, cầm đầu. Vương Văn Hùng, Bùi Văn Công và nhóm còn lại có vai trò giúp sức tích cực.
Hùng có vai trò quan trọng, hỗ trợ Toán và Công ngay từ đầu khi lên kế hoạch hãm hại nữ sinh CMD. Bị cáo là người có vai trò giúp sức tích cực nhất cho Toán và Công.
“Hành vi của chín bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, gây hoang mang dư luận và làm ảnh hưởng an ninh trật tự ở địa phương, đặc biệt là trong dịp Tết” - HĐXX đánh giá.
Đối với kháng cáo của gia đình bị hại liên quan lời khai của bà Hiền về việc bà không nợ tiền Toán và Công, HĐXX cho rằng việc các bị cáo thừa nhận bà Hiền có nợ tiền hay không không ảnh hưởng và không làm thay đổi bản chất vụ án giết người, hiếp dâm và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Cùng với đó, lời khai của bà Hiền và các bị cáo liên quan đến hành vi mua bán hai bánh heroin được giải quyết trong một vụ án độc lập nên không thuộc phạm trù xem xét trong vụ án này.
Từ các căn cứ trên, HĐXX tuyên bác kháng cáo của Toán, Công, Hùng và gia đình bị hại.
Tòa tuyên Toán, Công, Hùng, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Hùng và Lường Văn Lả cùng tổng mức án tử hình về các tội giết người, hiếp dâm và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Riêng Công còn chịu thêm tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Các bị cáo còn lại gồm Phạm Văn Dũng lĩnh 10 năm tù, Cầm Văn Chương 9 năm tù cùng về tội hiếp dâm. Nữ bị cáo duy nhất là Bùi Thị Kim Thu lĩnh 3 năm tù về tội không tố giác tội phạm.
Theo HĐXX, xuất phát từ việc bà Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh CMD) nợ Vì Văn Toán 300 triệu đồng mua ma túy, Toán chủ mưu, bàn bạc với Vương Văn Hùng, Bùi Văn Công bắt cóc con gái bà này để gây sức ép đòi tiền.
Ngoài ra, bà Hiền còn nợ Công 30 triệu đồng nên bị cáo cùng đồng phạm tích cực tham gia kế hoạch bắt cóc nữ sinh theo sự chỉ đạo, định hướng của Toán.
Đối với Vương Văn Hùng, ngoài giúp sức cho Toán, bị cáo còn là người tiêu hủy chứng cứ. Trong khi đó, Bùi Văn Công cùng các bị cáo khác đã bàn bạc, lên kế hoạch và chuẩn bị mọi thứ để gây án.
HĐXX khẳng định Vì Văn Toán là kẻ chủ mưu, cầm đầu. Vương Văn Hùng, Bùi Văn Công và nhóm còn lại có vai trò giúp sức tích cực.
Hùng có vai trò quan trọng, hỗ trợ Toán và Công ngay từ đầu khi lên kế hoạch hãm hại nữ sinh CMD. Bị cáo là người có vai trò giúp sức tích cực nhất cho Toán và Công.
“Hành vi của chín bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, gây hoang mang dư luận và làm ảnh hưởng an ninh trật tự ở địa phương, đặc biệt là trong dịp Tết” - HĐXX đánh giá.
Đối với kháng cáo của gia đình bị hại liên quan lời khai của bà Hiền về việc bà không nợ tiền Toán và Công, HĐXX cho rằng việc các bị cáo thừa nhận bà Hiền có nợ tiền hay không không ảnh hưởng và không làm thay đổi bản chất vụ án giết người, hiếp dâm và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Cùng với đó, lời khai của bà Hiền và các bị cáo liên quan đến hành vi mua bán hai bánh heroin được giải quyết trong một vụ án độc lập nên không thuộc phạm trù xem xét trong vụ án này.
Từ các căn cứ trên, HĐXX tuyên bác kháng cáo của Toán, Công, Hùng và gia đình bị hại.
Tòa tuyên Toán, Công, Hùng, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Hùng và Lường Văn Lả cùng tổng mức án tử hình về các tội giết người, hiếp dâm và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Riêng Công còn chịu thêm tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Các bị cáo còn lại gồm Phạm Văn Dũng lĩnh 10 năm tù, Cầm Văn Chương 9 năm tù cùng về tội hiếp dâm. Nữ bị cáo duy nhất là Bùi Thị Kim Thu lĩnh 3 năm tù về tội không tố giác tội phạm.
Cựu Thủ tướng Đan Mạch mời Tổng thống Đài Loan dự hội nghị dân chủ
Tờ Taiwan News hôm nay đưa tin, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn được cựu Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh dân chủ Copenhagen tổ chức trực tuyến vào hai ngày 18-19/6. Bà Thái đã nhận lời.
Theo CNA, Hội nghị thượng đỉnh dân chủ Copenhagen được thành lập vào năm 2007 bởi cựu Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen, với mục đích kết nối các lực lượng dân chủ toàn cầu và thảo luận về những thách thức mà các nền dân chủ phải đối mặt.
Ông Rasmussen cho biết ông mời Tổng thống Thái tham dự hội nghị vì sự tái đắc cử của bà, người đại diện cho Đài Loan, một quốc gia dân chủ với dân số 23 triệu người, và sự kiểm soát dịch Covid-19 thành công hơn quốc gia láng giềng Trung Quốc bất chấp nguy cơ lây nhiễm rất cao do có mối quan hệ gần gũi với nước này.
Ngoài bà Thái, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Vera Jourova, Tổng thư ký đảng Demosisto Hoàng Chi Phong từ Hồng Kông cũng được mời tham dự.
Theo CNA, Hội nghị thượng đỉnh dân chủ Copenhagen được thành lập vào năm 2007 bởi cựu Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen, với mục đích kết nối các lực lượng dân chủ toàn cầu và thảo luận về những thách thức mà các nền dân chủ phải đối mặt.
Ông Rasmussen cho biết ông mời Tổng thống Thái tham dự hội nghị vì sự tái đắc cử của bà, người đại diện cho Đài Loan, một quốc gia dân chủ với dân số 23 triệu người, và sự kiểm soát dịch Covid-19 thành công hơn quốc gia láng giềng Trung Quốc bất chấp nguy cơ lây nhiễm rất cao do có mối quan hệ gần gũi với nước này.
Ngoài bà Thái, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Vera Jourova, Tổng thư ký đảng Demosisto Hoàng Chi Phong từ Hồng Kông cũng được mời tham dự.
Vụ phá hủy phòng liên lạc là minh chứng quyền lực của em gái ông Kim
Các chuyên gia nhận định quyền lực của bà Kim Yo Jong ngày càng được củng cố, đặc biệt sau khi Triều Tiên phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều.
Em gái nhà lãnh đạo Kim Jong Un, bà Kim Yo Jong, hôm 13/6 đưa ra cảnh báo văn phòng liên lạc liên Triều sẽ sớm "hoàn toàn sụp đổ". Đến ngày 16/6, Bình Nhưỡng biến tòa nhà nơi đặt văn phòng này thành đống gạch vụn.
Năm nay mới chỉ 32 tuổi, thế nhưng Kim Yo Jong đã là một trong những cố vấn được nhà lãnh đạo Kim Jong Un tin cậy nhất, đồng thời, bà cũng là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất ở Triều Tiên. Hình ảnh bà Kim Yo Jong càng thêm nổi bật trong những tuần gần đây, khi xuất hiện những lời đồn đoán bà có thể là người kế vị ông Kim Jong Un, theo AFP.
Em gái nhà lãnh đạo Kim Jong Un, bà Kim Yo Jong, hôm 13/6 đưa ra cảnh báo văn phòng liên lạc liên Triều sẽ sớm "hoàn toàn sụp đổ". Đến ngày 16/6, Bình Nhưỡng biến tòa nhà nơi đặt văn phòng này thành đống gạch vụn.
Năm nay mới chỉ 32 tuổi, thế nhưng Kim Yo Jong đã là một trong những cố vấn được nhà lãnh đạo Kim Jong Un tin cậy nhất, đồng thời, bà cũng là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất ở Triều Tiên. Hình ảnh bà Kim Yo Jong càng thêm nổi bật trong những tuần gần đây, khi xuất hiện những lời đồn đoán bà có thể là người kế vị ông Kim Jong Un, theo AFP.
Lai Châu tiếp tục xảy ra động đất
Lần thứ ba trong ba ngày, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, ghi nhận rung chấn với độ lớn 2,5, độ sâu chấn tiêu khoảng 12,8 km.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Vật lý địa cầu, cho biết lúc 3h47 ngày 17/6, huyện Mường Tè đã xảy ra động đất. Khả năng sẽ có thêm vài dư chấn và không ngoại trừ cả những trận lớn hơn trong thời gian tới. Người dân địa phương cần đề phòng, không nên ở gần các công trình xuống cấp, thiếu kiên cố.
Viện Vật lý địa cầu đã cử chuyên gia đến huyện Mường Tè đặt thiết bị đo nhằm xác định rõ hơn tâm chấn và cảnh báo sớm.
Ông Mai Văn Thạch, Chủ tịch UBND huyện Mường Tè, cho biết từ chiều qua đến nay, người dân trên địa bàn nhiều lần cảm thấy rung lắc, dù "mức độ không lớn" như trận động đất lúc 13h ngày 16/6.
Trận động đất chiều qua khiến 4 học sinh trường mầm non bản Giằng bị thương, 22 nhà dân và 4 công trình vệ sinh bị nứt nẻ. "Các cháu chỉ bị thương nhẹ và đã được gia đình đưa về", ông Lý Văn Phón, Chủ tịch xã Mường Tè, nói và cho biết đang cùng thầy cô giáo lợp lại trần nhà để duy trì hoạt động dạy học.
Lúc 13h12 ngày 16/6, huyện Mường Tè xảy ra một trận động đất mạnh 4,9 độ, độ sâu chấn tiêu khoảng 12 km. Một ngày trước đó, cũng ở huyện này xảy ra động đất 3,3 độ, độ sâu chấn tiêu khoảng 8 km.
Do nằm trên đứt gãy, tỉnh Lai Châu, Điện Biên từng ghi nhận nhiều trận động đất mạnh, như trận năm 1935 ở lòng chảo Điện Biên mạnh 6,9 độ richter; năm 1983 trận 6,7 độ richter tại thị trấn Tuần Giáo và năm 2001 trận 5,3 độ richter tại thành phố Điện Biên Phủ.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Vật lý địa cầu, cho biết lúc 3h47 ngày 17/6, huyện Mường Tè đã xảy ra động đất. Khả năng sẽ có thêm vài dư chấn và không ngoại trừ cả những trận lớn hơn trong thời gian tới. Người dân địa phương cần đề phòng, không nên ở gần các công trình xuống cấp, thiếu kiên cố.
Viện Vật lý địa cầu đã cử chuyên gia đến huyện Mường Tè đặt thiết bị đo nhằm xác định rõ hơn tâm chấn và cảnh báo sớm.
Ông Mai Văn Thạch, Chủ tịch UBND huyện Mường Tè, cho biết từ chiều qua đến nay, người dân trên địa bàn nhiều lần cảm thấy rung lắc, dù "mức độ không lớn" như trận động đất lúc 13h ngày 16/6.
Trận động đất chiều qua khiến 4 học sinh trường mầm non bản Giằng bị thương, 22 nhà dân và 4 công trình vệ sinh bị nứt nẻ. "Các cháu chỉ bị thương nhẹ và đã được gia đình đưa về", ông Lý Văn Phón, Chủ tịch xã Mường Tè, nói và cho biết đang cùng thầy cô giáo lợp lại trần nhà để duy trì hoạt động dạy học.
Lúc 13h12 ngày 16/6, huyện Mường Tè xảy ra một trận động đất mạnh 4,9 độ, độ sâu chấn tiêu khoảng 12 km. Một ngày trước đó, cũng ở huyện này xảy ra động đất 3,3 độ, độ sâu chấn tiêu khoảng 8 km.
Do nằm trên đứt gãy, tỉnh Lai Châu, Điện Biên từng ghi nhận nhiều trận động đất mạnh, như trận năm 1935 ở lòng chảo Điện Biên mạnh 6,9 độ richter; năm 1983 trận 6,7 độ richter tại thị trấn Tuần Giáo và năm 2001 trận 5,3 độ richter tại thành phố Điện Biên Phủ.
ĐẮK NÔNG | Vụ Xe tải lao vào chợ ở Đăk Nông: Ôtô tông gây tai nạn liên hoàn khiến 10 người thương vong chở quá tải hơn 75%
Được phép chở 14 tấn, song ôtô tải chở trên 25 tấn, khi đến chợ 312, huyện Đăk Mil thì gây tai nạn khiến 5 người chết, 5 người bị thương.
"Do xe chở hàng hóa quá tải trọng 75,9 % theo thiết kế, nên đã làm ảnh hưởng đến hệ thống an toàn của phanh xe", Công an huyện Đăk Mil cho biết, tối 17/6.
"Do xe chở hàng hóa quá tải trọng 75,9 % theo thiết kế, nên đã làm ảnh hưởng đến hệ thống an toàn của phanh xe", Công an huyện Đăk Mil cho biết, tối 17/6.
Ấn - Trung nhất trí giảm căng thẳng
Ngoại trưởng Ấn Độ và Trung Quốc hôm nay điện đàm, nhất trí giảm căng thẳng tại biên giới sau cuộc ẩu đả khiến hàng chục binh sĩ thương vong.
Sau cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và người đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố cho biết ông Vương yêu cầu "Ấn Độ tiến hành điều tra kỹ lưỡng" và trừng phạt những người cần chịu trách nhiệm.
"Phía Ấn Độ không được đánh giá sai tình hình hiện tại và không được đánh giá thấp ý chí mạnh mẽ của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình", tuyên bố có đoạn viết.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết ông Jaishankar đã "truyền đạt sự phản đối" của chính phủ với ông Vương. Ngoại trưởng Ấn Độ cảnh báo "diễn biến chưa có tiền lệ này sẽ tác động nghiêm trọng đến quan hệ song phương" và kêu gọi Bắc Kinh "thực hiện các bước khắc phục".
Tuy nhiên, cả hai bộ trưởng đều tìm cách giảm căng thẳng. Trung Quốc cho biết hai bên đã đồng ý "hạ nhiệt tình hình càng sớm càng tốt". Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết hai nước nhất trí "không có hành động làm leo thang vấn đề".
Sau cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và người đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố cho biết ông Vương yêu cầu "Ấn Độ tiến hành điều tra kỹ lưỡng" và trừng phạt những người cần chịu trách nhiệm.
"Phía Ấn Độ không được đánh giá sai tình hình hiện tại và không được đánh giá thấp ý chí mạnh mẽ của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình", tuyên bố có đoạn viết.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết ông Jaishankar đã "truyền đạt sự phản đối" của chính phủ với ông Vương. Ngoại trưởng Ấn Độ cảnh báo "diễn biến chưa có tiền lệ này sẽ tác động nghiêm trọng đến quan hệ song phương" và kêu gọi Bắc Kinh "thực hiện các bước khắc phục".
Tuy nhiên, cả hai bộ trưởng đều tìm cách giảm căng thẳng. Trung Quốc cho biết hai bên đã đồng ý "hạ nhiệt tình hình càng sớm càng tốt". Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết hai nước nhất trí "không có hành động làm leo thang vấn đề".