Thoạt nghe, nhiều người có thể cho rằng chuyện người thành thị trồng rau thật phi lý. Nhưng trên thực tế, mô hình nông nghiệp đô thị ở Cuba lại rất hợp lý bởi những lợi ích không nhỏ mà nó mang lại cho người dân Cuba.
Mô hình nông nghiệp đô thị ở Cuba
Adolfo Rodriguez, 62 tuổi, là người thành phố trồng rau số một của Cuba với 43 năm kinh nghiệm trong nghề. Ông Rodriguez cho biết nếu tính cả những người dân trồng rau ở vườn nhà, có hàng triệu người Cuba ở đô thị trồng rau (gần 80% trong tổng số trên 11 triệu người Cuba sống ở thành phố). Thoạt đầu, Cuba chuyển sang làm nông nghiệp hữu cơ là vì hoàn cảnh, nhưng ngày nay người dân Cuba đã nhìn thấy điểm lợi của hình thức canh tác mới này.
Ở các thành phố của Cuba, hoa quả và rau được hái tươi mỗi sáng và mang đến nơi bán chỉ cách nơi trồng vài phút đi bộ. Điều này giúp giảm đáng kể việc sử dụng các nhiên liệu hóa học trong quá trình sản xuất và vận chuyển lương thực.
Cũng nhờ thế, các loại rau quả hữu cơ trồng ở các vườn rau quả ở đô thị có giá cả phải chăng. Chúng được bán tại các ki-ốt đơn giản, có các hàng chữ viết tay liệt kê hàng hóa bán trong ngày và giá niêm yết. Mọi thứ đều tươi, được trồng ngay ở địa phương và rất sẵn có.
Ngày nay, khoảng 50% nhu cầu rau quả của Havana được cung cấp ngay trong thành phố. Tại các nơi khác, con số này lên tới 80%, thậm chí là 100% nhu cầu.
Các vườn rau đô thị không chỉ cung cấp cho người tiêu dùng đủ lương thực mà còn tạo ra sự thay đổi căn bản trong cách ăn uống của người dân. Bữa ăn lý tưởng ở Cuba là thịt heo quay, cơm, đậu và cây ngọc giá (yucca – dùng làm salad). Người Cuba không thích ăn rau nhưng bây giờ họ đã quen với các món rau trong thực đơn hàng ngày của mình.
Mô hình nông nghiệp đô thị của Cuba cũng rất thân thiện với môi trường. 70% rau cỏ được trồng ở Cuba là hữu cơ. Hiện nay, nông dân Cuba sử dụng thuốc trừ sâu ít hơn 21 lần mức cho phép.
Thay vào đó là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học được sản xuất với quy mô lớn, không những đủ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang một số quốc gia Mỹ Latin.
Miguel Coyula, một chuyên gia phát triển cộng đồng cho biết: “Một trong những điều hay là việc quay lại sử dụng động vật kéo. Không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng, chúng còn làm cho đất không bị lèn chặt như các loại máy móc. Móng trâu bò còn làm cho đất tơi hơn”.
Với hình thức trồng rau quả ở đô thị, Cuba đã tận dụng được các không gian trống. Các “organoponico” của Cuba nằm ở những khu đất khó phát triển, chủ yếu là đất đắp nổi.
Một số vườn rau quả khác nằm những khu đất bên trong không gian của các tòa nhà đổ nát tạo ra – điều này không khó thấy ở các thành phố như Havana, nơi có nhiều ngôi bỏ nhà hoang.
Vả lại, việc trồng rau quả theo hình thức “bán bảo vệ” này rất phù hợp với khí hậu Cuba. Các bức màn che giúp giảm ánh nắng mặt trời vì Cuba có những tháng rất nóng, sẽ cần nhiều nước nếu trồng rau quả ở các cánh đồng rộng lớn. 3 cơn bão lớn đã đổ vào Cuba kể từ khi chương trình nông nghiệp đô thị được thực hiện nhưng thiệt hại không nhiều.
Việc gìn giữ các loại rau quả và thậm chí là động vật cũng được chú ý trong chương trình nông nghiệp đô thị. Quả su su – loại quả giống quả lê, nhiều cùi, một hạt – tưởng như đã không còn trên thị trường Cuba thì hiệnnay, 130 trong tổng số 169 khu đô thị của Cuba đang trồng loại cây quả này.
Trước đó, nhiều người chỉ nhớ loại quả này với ký ức về một loại rau quả từ thời ông bà mình, được chế biến theo cách nhồi thịt và bỏ lò. Cũng như vậy, phong trào nông nghiệp đô thị cũng đang “giải cứu” các giống động vật như loài dê Creole và loài gà Cubalaya, loài gà đẻ trứng duy nhất có nguồn gốc Cuba.
Ở các thành phố của Cuba, hoa quả và rau được hái tươi mỗi sáng và mang đến nơi bán chỉ cách nơi trồng vài phút đi bộ. Điều này giúp giảm đáng kể việc sử dụng các nhiên liệu hóa học trong quá trình sản xuất và vận chuyển lương thực.
Cũng nhờ thế, các loại rau quả hữu cơ trồng ở các vườn rau quả ở đô thị có giá cả phải chăng. Chúng được bán tại các ki-ốt đơn giản, có các hàng chữ viết tay liệt kê hàng hóa bán trong ngày và giá niêm yết. Mọi thứ đều tươi, được trồng ngay ở địa phương và rất sẵn có.
Ngày nay, khoảng 50% nhu cầu rau quả của Havana được cung cấp ngay trong thành phố. Tại các nơi khác, con số này lên tới 80%, thậm chí là 100% nhu cầu.
Các vườn rau đô thị không chỉ cung cấp cho người tiêu dùng đủ lương thực mà còn tạo ra sự thay đổi căn bản trong cách ăn uống của người dân. Bữa ăn lý tưởng ở Cuba là thịt heo quay, cơm, đậu và cây ngọc giá (yucca – dùng làm salad). Người Cuba không thích ăn rau nhưng bây giờ họ đã quen với các món rau trong thực đơn hàng ngày của mình.
Mô hình nông nghiệp đô thị của Cuba cũng rất thân thiện với môi trường. 70% rau cỏ được trồng ở Cuba là hữu cơ. Hiện nay, nông dân Cuba sử dụng thuốc trừ sâu ít hơn 21 lần mức cho phép.
Thay vào đó là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học được sản xuất với quy mô lớn, không những đủ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang một số quốc gia Mỹ Latin.
Miguel Coyula, một chuyên gia phát triển cộng đồng cho biết: “Một trong những điều hay là việc quay lại sử dụng động vật kéo. Không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng, chúng còn làm cho đất không bị lèn chặt như các loại máy móc. Móng trâu bò còn làm cho đất tơi hơn”.
Với hình thức trồng rau quả ở đô thị, Cuba đã tận dụng được các không gian trống. Các “organoponico” của Cuba nằm ở những khu đất khó phát triển, chủ yếu là đất đắp nổi.
Một số vườn rau quả khác nằm những khu đất bên trong không gian của các tòa nhà đổ nát tạo ra – điều này không khó thấy ở các thành phố như Havana, nơi có nhiều ngôi bỏ nhà hoang.
Vả lại, việc trồng rau quả theo hình thức “bán bảo vệ” này rất phù hợp với khí hậu Cuba. Các bức màn che giúp giảm ánh nắng mặt trời vì Cuba có những tháng rất nóng, sẽ cần nhiều nước nếu trồng rau quả ở các cánh đồng rộng lớn. 3 cơn bão lớn đã đổ vào Cuba kể từ khi chương trình nông nghiệp đô thị được thực hiện nhưng thiệt hại không nhiều.
Việc gìn giữ các loại rau quả và thậm chí là động vật cũng được chú ý trong chương trình nông nghiệp đô thị. Quả su su – loại quả giống quả lê, nhiều cùi, một hạt – tưởng như đã không còn trên thị trường Cuba thì hiệnnay, 130 trong tổng số 169 khu đô thị của Cuba đang trồng loại cây quả này.
Trước đó, nhiều người chỉ nhớ loại quả này với ký ức về một loại rau quả từ thời ông bà mình, được chế biến theo cách nhồi thịt và bỏ lò. Cũng như vậy, phong trào nông nghiệp đô thị cũng đang “giải cứu” các giống động vật như loài dê Creole và loài gà Cubalaya, loài gà đẻ trứng duy nhất có nguồn gốc Cuba.
Triển vọng phát triển
Một trong những nguyên nhân làm nên thành công của mô hình nông nghiệp đô thị Cuba là cách tạo động lực cho những người trực tiếp sản xuất. Roberto Perez, nhà nông học 58 tuổi, chịu trách nhiệm quản lý trang trại tại phố 44 và đại lộ 5 ở Miramar cho biết 80% lợi nhuận từ việc trồng rau được phân bổ thẳng về hầu bao của người lao động.
Thu nhập bình quân của người lao động là 71 USD/tháng, cao hơn lương của bác sĩ và luật sư hiện nay ở Cuba. Càng sản xuất được nhiều, người lao động càng kiếm được nhiều tiền. Nhờ đó, năng suất lao động không ngừng được nâng cao.
Mặc dù cho rằng mô hình nông nghiệp đô thị của Cuba có thể không mang lại thành công như vậy ở một nền kinh tế khỏe mạnh và cạnh tranh hơn nhưng các chuyên gia cho rằng mô hình nông nghiệp đô thị của Cuba vẫn có nhiều triển vọng phát triển.
Với tình hình giá dầu lửa leo thang và thiếu lương thực gây nạn đói và sự bất ổn trên thế giới, mô hình của Cuba có thể nhân rộng.
Beat Schmid, điều phối viên tổ chức các chương trình từ thiện ở Cuba của Tổ chức Oxfam International khẳng định: “Có một số chuyện mà chúng tôi nghĩ rằng Cuba có nhiều điều để dạy thế giới. Nông nghiệp đô thị là một trong số đó”.
Hiện nay, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu cũng đang tác động mạnh đến hòn đảo. Cuba phải nhập khẩu 80% lương thực phục vụ tiêu dùng trong nước.
Chính phủ đang cố gắng tạo ra nhiều đất trồng trọt và cung cấp nhiều hơn cho nông dân thuốc trừ sâu và phân bón nhằm giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nước ngoài. Rodriguez không tin giải pháp giúp nhanh chóng gia tăng sản lượng lượng thực này có thể tác động tiêu cực tới phong trào nông nghiệp hữu cơ ở đô thị.
Thu nhập bình quân của người lao động là 71 USD/tháng, cao hơn lương của bác sĩ và luật sư hiện nay ở Cuba. Càng sản xuất được nhiều, người lao động càng kiếm được nhiều tiền. Nhờ đó, năng suất lao động không ngừng được nâng cao.
Mặc dù cho rằng mô hình nông nghiệp đô thị của Cuba có thể không mang lại thành công như vậy ở một nền kinh tế khỏe mạnh và cạnh tranh hơn nhưng các chuyên gia cho rằng mô hình nông nghiệp đô thị của Cuba vẫn có nhiều triển vọng phát triển.
Với tình hình giá dầu lửa leo thang và thiếu lương thực gây nạn đói và sự bất ổn trên thế giới, mô hình của Cuba có thể nhân rộng.
Beat Schmid, điều phối viên tổ chức các chương trình từ thiện ở Cuba của Tổ chức Oxfam International khẳng định: “Có một số chuyện mà chúng tôi nghĩ rằng Cuba có nhiều điều để dạy thế giới. Nông nghiệp đô thị là một trong số đó”.
Hiện nay, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu cũng đang tác động mạnh đến hòn đảo. Cuba phải nhập khẩu 80% lương thực phục vụ tiêu dùng trong nước.
Chính phủ đang cố gắng tạo ra nhiều đất trồng trọt và cung cấp nhiều hơn cho nông dân thuốc trừ sâu và phân bón nhằm giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nước ngoài. Rodriguez không tin giải pháp giúp nhanh chóng gia tăng sản lượng lượng thực này có thể tác động tiêu cực tới phong trào nông nghiệp hữu cơ ở đô thị.
“Tôi nghĩ rằng nền nông nghiệp đô thị của Cuba sẽ tồn tại. Việc tăng cường sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu cho một số loại cây trồng đặc biệt không có nghĩa là Cuba sẽ không còn gắn bó với nông nghiệp hữu cơ và sẽ biến các trang trại nông nghiệp hữu cơ thành các trang trại phi hữu cơ” – Rodriguez kết luận.