Sau đây là bài viết được đăng trên VOA Tiếng Việt ngày 19/6/2020
Vì sao đa số người Việt nghĩ đất nước có dân chủ?
Tin về chuyện có tới trên 70% người Việt Nam tin rằng đất nước đã có dân chủ vừa đáng ngạc nhiên và vừa là điều hoàn toàn có thể hiểu được.
Điều đáng ngạc nhiên là một tỷ lệ cao tới như vậy cho rằng đất nước đã có dân chủ khi chỉ có duy nhất một đảng được hoạt động. Nó cũng giống như chuyện coi có dân chủ trong một gia đình đông con nhưng chỉ có ông bố quyết tất cả mọi thứ còn bà mẹ và con cái tồn tại cũng như không. Bà mẹ và các con cũng không được phép lập nhóm để bàn về cách chống lại sự gia trưởng của ông bố và họ cũng không được nói cho hàng xóm biết ông quá quắt ra sao. Gia đình đạt được thành công gì thì đó đều là công của bố còn có sai lầm gì thì đó là do các lý do khách quan và không có gì đáng để bàn nhiều. Nếu ai dám chú ý quá nhiều tới các lỗi lầm của ông bố, họ sẽ bị bỏ đói hay thậm chí bị ông thượng cẳng chân hạ cẳng tay.
Quả thực nếu ai hỏi tôi Việt Nam có dân chủ không khi tôi tốt nghiệp đại học hồi đầu thập niên 90 có lẽ tôi cũng sẽ trả lời “có”. Lý do đơn giản là khi đó tôi hiểu rất mù mờ về dân chủ. Các sinh viên trường tôi không có cơ hội để tìm hiểu về điều xa xỉ như dân chủ nên khó có thể hiểu tường tận về nó. Nên nhớ khi đó Việt Nam còn giữ thị thực xuất cảnh và kể cả bạn đã có hộ chiếu vẫn phải xin nhà nước cho xuất cảnh mỗi khi cần ra nước ngoài. Mãi tới năm 1997 tôi vẫn không thể sang Liên Hiệp Quốc trong ba tháng như họ mời chỉ vì không có được visa xuất cảnh. Và khi đó Việt Nam cũng chưa có internet. Cũng phải nói thêm chỉ sang năm 1998 cả hai thứ đó đã thay đổi.
Dân chủ, theo cách hiểu của tôi, là người dân thực sự làm chủ trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Chẳng hạn họ có thể chủ động lập nhà xuất bản nếu họ muốn thay vì phải lập nhà xuất bản chui và trốn chạy công an chỉ vì làm điều Hiến pháp thừa nhận nhưng chính quyền lại không luật hoá điều đó cho người dân. Quan trọng hơn là mỗi người dân đều có thể tự ứng cử và vận động người dân bầu cho mình. Hiện nay nếu bạn không phải là đảng viên, đừng hy vọng có nhiều cơ hội trong chính trường. Còn nếu bạn định lập đảng cạnh tranh với đảng độc nhất hiện nay, người ta sẽ tìm ngay ra cớ để đưa bạn vào tù.
Một xã hội sẽ không thể có dân chủ khi dân trí chưa cao. Nếu dựa vào đóng góp của Việt Nam cho thế giới về tri thức như các đầu sách có trong thư viện tại các trường đại học quốc tế, các bài báo được trích dẫn hay cao hơn như các giải Nobel, mặt bằng kiến thức chung ở Việt Nam vẫn còn thấp. Trình độ dân trí cũng còn phụ thuộc vào mức độ tự do của truyền thông đại chúng. Người dân Việt Nam thường chỉ được biết những gì nhà nước muốn họ biết. Những kênh nói thẳng nói thật như VOA hay BBC bị chính quyền dùng tường lửa chặn. Báo chí trong nước chỉ đưa tin chính trị theo cách nhà nước muốn để báo khỏi bị đóng cửa. Đó là lý do có người hỏi tôi ông Lê Đình Kình là ai mà tôi đóng góp tiền giúp gia đình ông. Khi truyền thông thực sự tự do, chuyện chính quyền vào nhà đảng viên kỳ cựu và hành hình ông tại chỗ vào lúc 3-4 giờ sáng sẽ gây sốc cho toàn xã hội và sẽ là đề tài được truyền thông đưa đủ mọi góc cạnh trong một thời gian dài.
Với sự kiểm soát toàn bộ truyền thông của Đảng Cộng sản trong chính sách ngu dân, ít nhất là về hiểu biết chính trị, đa số người dân tin rằng họ đang sống trong nền dân chủ là hiểu được. Đó là còn chưa loại trừ những người không dám nói thật ngay cả khi trả lời các câu hỏi khảo sát vì tâm lý sợ hãi cũng như thói quen nói dối.
Để xác nhận những gì 70% người dân Việt Nam nhận thức về dân chủ chỉ là ngộ nhận chúng ta chỉ cần nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc. Nếu hỏi người Việt Nam rằng Trung Quốc có dân chủ không có lẽ nhiều người sẽ nói rằng không. Nhưng trên 70% người Trung Quốc cũng lại cho rằng họ đang sống trong một nền dân chủ. Và nên chăng chúng ta tập trung vào sự tự do thay vì dân chủ vì như người ta nói trong xã hội có hai con sói và một con cừu thì khả năng cừu bị thịt qua bỏ phiếu là gần như chắc chắn.
Điều đáng ngạc nhiên là một tỷ lệ cao tới như vậy cho rằng đất nước đã có dân chủ khi chỉ có duy nhất một đảng được hoạt động. Nó cũng giống như chuyện coi có dân chủ trong một gia đình đông con nhưng chỉ có ông bố quyết tất cả mọi thứ còn bà mẹ và con cái tồn tại cũng như không. Bà mẹ và các con cũng không được phép lập nhóm để bàn về cách chống lại sự gia trưởng của ông bố và họ cũng không được nói cho hàng xóm biết ông quá quắt ra sao. Gia đình đạt được thành công gì thì đó đều là công của bố còn có sai lầm gì thì đó là do các lý do khách quan và không có gì đáng để bàn nhiều. Nếu ai dám chú ý quá nhiều tới các lỗi lầm của ông bố, họ sẽ bị bỏ đói hay thậm chí bị ông thượng cẳng chân hạ cẳng tay.
Quả thực nếu ai hỏi tôi Việt Nam có dân chủ không khi tôi tốt nghiệp đại học hồi đầu thập niên 90 có lẽ tôi cũng sẽ trả lời “có”. Lý do đơn giản là khi đó tôi hiểu rất mù mờ về dân chủ. Các sinh viên trường tôi không có cơ hội để tìm hiểu về điều xa xỉ như dân chủ nên khó có thể hiểu tường tận về nó. Nên nhớ khi đó Việt Nam còn giữ thị thực xuất cảnh và kể cả bạn đã có hộ chiếu vẫn phải xin nhà nước cho xuất cảnh mỗi khi cần ra nước ngoài. Mãi tới năm 1997 tôi vẫn không thể sang Liên Hiệp Quốc trong ba tháng như họ mời chỉ vì không có được visa xuất cảnh. Và khi đó Việt Nam cũng chưa có internet. Cũng phải nói thêm chỉ sang năm 1998 cả hai thứ đó đã thay đổi.
Dân chủ, theo cách hiểu của tôi, là người dân thực sự làm chủ trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Chẳng hạn họ có thể chủ động lập nhà xuất bản nếu họ muốn thay vì phải lập nhà xuất bản chui và trốn chạy công an chỉ vì làm điều Hiến pháp thừa nhận nhưng chính quyền lại không luật hoá điều đó cho người dân. Quan trọng hơn là mỗi người dân đều có thể tự ứng cử và vận động người dân bầu cho mình. Hiện nay nếu bạn không phải là đảng viên, đừng hy vọng có nhiều cơ hội trong chính trường. Còn nếu bạn định lập đảng cạnh tranh với đảng độc nhất hiện nay, người ta sẽ tìm ngay ra cớ để đưa bạn vào tù.
Một xã hội sẽ không thể có dân chủ khi dân trí chưa cao. Nếu dựa vào đóng góp của Việt Nam cho thế giới về tri thức như các đầu sách có trong thư viện tại các trường đại học quốc tế, các bài báo được trích dẫn hay cao hơn như các giải Nobel, mặt bằng kiến thức chung ở Việt Nam vẫn còn thấp. Trình độ dân trí cũng còn phụ thuộc vào mức độ tự do của truyền thông đại chúng. Người dân Việt Nam thường chỉ được biết những gì nhà nước muốn họ biết. Những kênh nói thẳng nói thật như VOA hay BBC bị chính quyền dùng tường lửa chặn. Báo chí trong nước chỉ đưa tin chính trị theo cách nhà nước muốn để báo khỏi bị đóng cửa. Đó là lý do có người hỏi tôi ông Lê Đình Kình là ai mà tôi đóng góp tiền giúp gia đình ông. Khi truyền thông thực sự tự do, chuyện chính quyền vào nhà đảng viên kỳ cựu và hành hình ông tại chỗ vào lúc 3-4 giờ sáng sẽ gây sốc cho toàn xã hội và sẽ là đề tài được truyền thông đưa đủ mọi góc cạnh trong một thời gian dài.
Với sự kiểm soát toàn bộ truyền thông của Đảng Cộng sản trong chính sách ngu dân, ít nhất là về hiểu biết chính trị, đa số người dân tin rằng họ đang sống trong nền dân chủ là hiểu được. Đó là còn chưa loại trừ những người không dám nói thật ngay cả khi trả lời các câu hỏi khảo sát vì tâm lý sợ hãi cũng như thói quen nói dối.
Để xác nhận những gì 70% người dân Việt Nam nhận thức về dân chủ chỉ là ngộ nhận chúng ta chỉ cần nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc. Nếu hỏi người Việt Nam rằng Trung Quốc có dân chủ không có lẽ nhiều người sẽ nói rằng không. Nhưng trên 70% người Trung Quốc cũng lại cho rằng họ đang sống trong một nền dân chủ. Và nên chăng chúng ta tập trung vào sự tự do thay vì dân chủ vì như người ta nói trong xã hội có hai con sói và một con cừu thì khả năng cừu bị thịt qua bỏ phiếu là gần như chắc chắn.
Đôi nét về tác giả Nguyễn Hùng
Nguyễn Hùng bắt đầu viết báo từ năm 1995 cho tờ Vietnam Investment Review và hai năm sau được Liên Hiệp Quốc chọn là một trong một vài nhà báo châu Á xứng đáng nhận giải thưởng mang tên cố tổng thư ký Dag Hammarskjold. Nguyễn Hùng đến London năm 2000, trở thành phát thanh viên, biên tập viên và phó ban Việt ngữ BBC. Trong vài năm trước khi rời BBC hồi năm 2017 để trở thành giảng viên báo chí kỹ thuật số ở Goldsmiths, University of London, Nguyễn Hùng phụ trách mảng mạng xã hội cho Vùng Đông Á và mảng kỹ thuật số cho Vùng Nam Á của BBC World Service. Nguyễn Hùng là người đồng sáng lập chương trình Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt. Anh cũng sẽ chia sẻ blog này qua trang Facebook - https://www.facebook.com/haynhi3005/.
Quan điểm của tác giả
Trong bài viết trên, có rất nhiều điều sai sót và vô lý, đặc biệt, đối với người hành nghề báo chí, đó được coi là những lầm lỗi căn bản, là đạo đức nghề nghiệp, rất nghiêm trọng.
- 70%/100 triệu dân, có nghĩa là 70 triệu người (trong đó đa phần là trí thức) công nhận... "Ngạc nhiên" ở đây có chăng là 30% còn lại là những ai không đồng thuận? Họ là,
- Những người nghèo khó, không quan tâm đến chính trị, xã hội, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời.
- Học sinh, sinh viên, các em thiếu nhi đang ngồi trên ghế nhà trường.
- Những người đấu tranh dân chủ
- Bè lũ phản động nằm vùng
- Đồng bào miền núi
Ta lại đặt con số 70% ấy trong số người được khảo sát. Cuộc khảo sát ở Việt Nam hay thông qua truyền thông xã hội? Nếu là của VOA thì nó không phản ánh đúng bản chất của cuộc khảo sát, nó dễ dàng bị bóp méo khi mà VOA là một phần tử cực đoan, chống phá nhà nước và thường đăng các bài viết có luận điệu xuyên tạc, bôi xấu nhà nước, đất nước Việt Nam. Đó là lý do VOA là một trong những đối tượng bị "Tường lửa Việt Nam" ngăn chặn.
Ở đây, bài viết không nêu rõ nguồn khảo sát, nên con số 70% là không có cơ sở. Một nhà báo chuyên nghiệp mà lại phạm phải sai sót cơ bản như vậy liệu những gì anh ta viết có đáng tin và có đạo đức nghề nghiệp?
Một nhà báo, người làm truyền thông lâu năm, nhưng thực địa viết bài lại ngồi ở một xó nào đó thay vì chứng thực ở bản địa - nơi được viết tới. Anh ngồi ở Hoa Kỳ nhưng lại nói chuyện Việt Nam, tự cho mình cái quyền phát ngôn của người dân Việt mà nói thì anh "đã đi quá xa" rồi. Đây là điều mà Bà Nguyễn Thị Bình chỉ trích thẳng vào anh nhà báo mở mồm là "thay dân Việt Nam" mà nói chuyện. Trường hợp anh Nguyễn Hùng này về bản chất với anh nhà báo kia là như nhau, cả hai đều đi quá xa rồi.
Với 2 luận chứng nêu trên, bài viết của anh trở nên vô nghĩa. Bởi vì nó sai từ khi nó được "cào những phím đầu tiên", sai về nguyên tắc, và sai về góc độ. Đó là điều vô lý.
Để đi xa hơn, kiên nhẫn hơn chút, chúng ta lại tiếp tục xem anh nói gì?
3. "Điều đáng ngạc nhiên là một tỷ lệ cao tới như vậy cho rằng đất nước đã có dân chủ khi chỉ có duy nhất một đảng được hoạt động. Nó cũng giống như chuyện coi có dân chủ trong một gia đình đông con nhưng chỉ có ông bố quyết tất cả mọi thứ còn bà mẹ và con cái tồn tại cũng như không. Bà mẹ và các con cũng không được phép lập nhóm để bàn về cách chống lại sự gia trưởng của ông bố và họ cũng không được nói cho hàng xóm biết ông quá quắt ra sao. Gia đình đạt được thành công gì thì đó đều là công của bố còn có sai lầm gì thì đó là do các lý do khách quan và không có gì đáng để bàn nhiều. Nếu ai dám chú ý quá nhiều tới các lỗi lầm của ông bố, họ sẽ bị bỏ đói hay thậm chí bị ông thượng cẳng chân hạ cẳng tay."
- Tôi tự hỏi, anh có hiểu gì về gia đình không?
- Tôi lại hỏi, anh nói về vai trò của ông bố, thế còn người mẹ? Một gia đình đâu chỉ có quan hệ bố với các con? Anh ví sự gia trưởng của ông bố với độc đảng thế thì người mẹ trong cái gia đình ấy là gì?
- Trong tương quan gia đình, anh lại sai những điều cơ bản nhất. Không thể nói "chỉ có ông bố quyết tất cả mọi thứ còn bà mẹ và con cái tồn tại cũng như không" được. Bố luôn giữ vai trò trụ cột, người mẹ có vai trò của người mẹ, và các con cũng vậy. Để giữ nề nếp, trật tự trong gia đình, tất yếu phải có trật tự từ trên xuống. Gia đình có trật tự, nề nếp, hòa khí thì người bố mới yên tâm ra ngoài kiếm tiền, bươn trải. Để làm gì? để lo sinh kế gia đinh, nhu cầu của mẹ và các con hay sao?
Gia trưởng nhưng vì vợ vì con, vì để gia đình có cuộc sống tốt hơn, cho bằng bạn bằng bè thì có gì sai, có gì là không tốt?
Anh làm bố rồi thì anh phải hiểu tất cả điều đó. Đặc biệt, trong gia đình người Việt, đâu chỉ có một thế hệ, mà thường là 3 thế hệ. Việc anh gia trưởng cũng khó.
Thực tế minh chứng cho những gia đình không có nề nếp, trật tự là, bố nói mẹ cãi, con không biết theo ai, khi chúng lớn lên, mỗi người một ý, chẳng ai nghe ai. Cuối cùng gia đình ấy mỗi người một ngả, bố một nơi, mẹ một nẻo, ly hôn, con cái đi đường con cái. Là bố hay mẹ sai? ai thiếu trách nhiệm cho sự xung đột và tan vỡ?
Một gia đình, nếu người bố không "vững vàng" thì gia đình tất loạn, vợ chồng ly hôn, gia đình tan nát.
Cái lý đó anh Hùng hiểu không? Hay anh chỉ mượn chuyện để vẽ theo ý nghĩ, cái nếp nghĩ mà nhà anh đã và đang trải qua? Tôi tự hỏi, cái gia đình anh nó như thế nào?
Nếu thập niên 90 VN đã có dân chủ thì nay lại càng có. Anh dẫn chứng mà chính cái dẫn chứng ấy lại chứng minh quan điểm của anh có vấn đề, hoặc là anh chẳng có hiểu biết gì về Việt Nam.
Thập niên 90 là thời gian đầu của quá trình chuyển đổi giữa quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, sự kiện lớn nhất là Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam, và một chuỗi các sự kiện quan trọng khác. Ở giai đoạn quá độ, nhũng nhiễu nhất anh cho là có dân chủ, thì ngày nay, sau bao năm thay đổi không lý gì cái gọi là dân chủ không có?
Tôi lại nhắc cho anh nhớ, dân chủ thì ở chế độ nào cũng có. Nói đến đây, tôi lại thấy anh định nghĩa "Dân chủ" hết sức tức cười và hạn hẹp. Nó là nguyên do thứ 5 tôi nói anh hay.
5. "Dân chủ, theo cách hiểu của tôi, là người dân thực sự làm chủ trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Chẳng hạn họ có thể chủ động lập nhà xuất bản nếu họ muốn thay vì phải lập nhà xuất bản chui và trốn chạy công an chỉ vì làm điều Hiến pháp thừa nhận nhưng chính quyền lại không luật hoá điều đó cho người dân. Quan trọng hơn là mỗi người dân đều có thể tự ứng cử và vận động người dân bầu cho mình. Hiện nay nếu bạn không phải là đảng viên, đừng hy vọng có nhiều cơ hội trong chính trường. Còn nếu bạn định lập đảng cạnh tranh với đảng độc nhất hiện nay, người ta sẽ tìm ngay ra cớ để đưa bạn vào tù."
- Cái dân chủ mà anh nói, chỉ là một trong những quyền của con người, nó chỉ là một phần nhỏ trong cái định nghĩa về dân chủ.
- Tôi hỏi anh: Dân chủ có không?
- "Dân chủ là người dân thực sự làm chủ trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống"? Thế anh đi làm cho BBC sao anh không đòi dân chủ, làm chủ của cái cơ quan anh công tác... làm chủ mọi thứ mà...
- Việt Nam đã từ đa đảng, nhưng các đảng khác hoặc vì xấu xa, hoặc vì yếu kém nên bị triệt tiêu cả đấy chứ. Trong cái thể chế đa đảng, dân chủ, chẳng phải các đảng cũng triệt hạ lẫn nhau gay gắt sao? Mỹ có nhiều đảng, nhưng mạnh hơn cả là 2 đảng hiện tại... Bản chất của Đảng phái, phe nhóm là lợi ích và triệt hạ nhau. Và cũng chính vì đa đảng cũng chẳng có tác dụng gì mà người Việt yêu nước chẳng cần đến cái đảng thứ hai làm gì. Đa đảng, đa nguyên chỉ là cái não trạng học đòi, copy của nhóm người chống cộng cực đoan, phản động, thích nổi loạn với cái chiêu bài dân chủ mà thôi. Mà cái bọn đấy, trong đó tôi có thể kể thêm anh vào là những kẻ thất bại. Thất bại ngay từ trong bản chất, nhân cách và cả cuộc sống. Không người tử tế nào thích đi nói xấu người khác, thích soi mói chuyện xấu người khác, và không người tử tế nào nói xấu quê hương, tổ quốc mình. Đó là hành vi của kẻ phản quốc.
Anh sống tới 2020 rồi mà hiểu biết của anh nông cạn quá, nó minh chứng cho kẻ qua đường thấy chuyện dừng lại nghe phong phanh mà ngỡ như mình tỏ tường lắm. Người dân Việt sở dĩ chả quan tâm tới cái quyền bầu cử là vì họ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, tin vào sự nỗ lực cải thiện từng ngày của cả hệ thống chính trị. Qua từng ngày, họ chỉ việc yên tâm chăm chỉ làm ăn, lo làm sao ăn ngon hơn, bổ hơn, mặc đẹp hơn, đi xe mắc tiền hơn. Nếu cuộc sống họ sung túc, đời sống hài hòa thì cần gì lập đảng, cần gì quan tâm chuyện bầu cử, cần gì quan tâm chuyện chính trị, cần gì lập báo. Bởi thời 4.0 rồi, cá nhân nào cũng là nhà báo, nói cho anh hay. Tất cả những điều người dân có đó, chỉ có ở những quốc gia thịnh trị thì mới được sống cuộc sống như vậy thôi. Một quốc gia thịnh vượng là nơi mà người dân ở đó không cần quan tâm đến việc kéo bè kết phái, không quan tâm đến chính trị mà được an tâm làm ăn, vui hưởng đời sống an bình bên gia đình và người thân.
Tôi thấy anh quan tâm đến dân chủ, nhưng anh quên mất giá trị căn bản thụ hưởng ở một con người, một người dân sống dưới một thể chế. Khoan nói những chuyện xa xôi, hão huyền, cuộc sống của anh có thoải mái hay không? anh có nhiều thời gian dành cho bản thân và gia đình người thân không mới là vấn đề quan trọng nhất. Hay anh mỗi sáng thức dậy phải vội vã đến chỗ làm, đầu tắt mặt tối đến khuya mới về, kệ mẹ vợ con? Tối về rung đùi ngồi nói phét phê phán chế độ? Tôi lại nghi ngờ về cái nếp nhà anh nữa rồi!
Suy cho cùng, cái dân chủ mà anh nói đến nó không tồn tại, mà chỉ là một vài ảo tưởng mà cái thể chế nào đó gợi cho anh chút cảm xúc mà thôi. Còn đối với 70% người dân Việt, họ định vị dân chủ là quyền con người, đã là quyền thì có cái được làm và không được làm, có quyền lợi thì đi đôi với nghĩa vụ. Là một tri thức, anh càng phải biết và tôn trọng điều đó. Anh không thể cho anh đúng hoàn toàn, không đúng ý anh là sai hết. Như thế là phiến diện và cực đoan. Không lẽ 70% người Việt không ai thông minh và hiểu biết hơn anh? Hay anh cho rằng họ không đủ dân trí để hiểu thế nào là Dân chủ và tự do?
Anh có là ai, làm ở đâu không quan trọng anh Hùng ạ! mà nhân cách và cái nhìn của anh mới là quan trọng. Anh không thể đứng núi này trông núi nọ và quả đoán cho là anh nói thay suy nghĩ của ai đó ở Việt Nam. Xin lỗi, cỡ anh về Việt Nam chả lý luận lại một anh nông dân nữa là...
Là người có ăn học thì cư xử và phát ngôn sao cho hợp tình, hợp lý chứ đừng vì mấy cái "dân chủ cuội" mà phê phán ai đó, hay thể chế này thế này hay thế kia. Nếu tư bản tốt thì VN đã theo lâu rồi. Và nếu Xã hội chủ nghĩa tốt thì Nhà nước đâu cần phải từng ngày hoàn hiện.
Gía trị một người không phải anh ta có bao nhiêu tiền, anh ta mặc đẹp ra sao, mà ở cách anh ta sống và kết quả anh ta đạt được từ chính nỗ lực của mình. Qúa trình tự phản tỉnh và hoàn thiện ấy, lương tri của anh liệu có hiểu được?
Để kết bài, xin mượn câu nói của Cao Huy Thuần - Dân chủ? Vẫn là mơ thôi!
Thực tế, còn chế độ thì không có cái gọi là dân chủ. Còn quyền lực thì chỉ có người trị và người bị trị. Dân chủ chỉ là ảo tưởng!
1."Chuyện có tới trên 70% người Việt Nam tin rằng đất nước đã có dân chủ vừa đáng ngạc nhiên"
- 70%/100 triệu dân, có nghĩa là 70 triệu người (trong đó đa phần là trí thức) công nhận... "Ngạc nhiên" ở đây có chăng là 30% còn lại là những ai không đồng thuận? Họ là,
- Những người nghèo khó, không quan tâm đến chính trị, xã hội, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời.
- Học sinh, sinh viên, các em thiếu nhi đang ngồi trên ghế nhà trường.
- Những người đấu tranh dân chủ
- Bè lũ phản động nằm vùng
- Đồng bào miền núi
Ta lại đặt con số 70% ấy trong số người được khảo sát. Cuộc khảo sát ở Việt Nam hay thông qua truyền thông xã hội? Nếu là của VOA thì nó không phản ánh đúng bản chất của cuộc khảo sát, nó dễ dàng bị bóp méo khi mà VOA là một phần tử cực đoan, chống phá nhà nước và thường đăng các bài viết có luận điệu xuyên tạc, bôi xấu nhà nước, đất nước Việt Nam. Đó là lý do VOA là một trong những đối tượng bị "Tường lửa Việt Nam" ngăn chặn.
Ở đây, bài viết không nêu rõ nguồn khảo sát, nên con số 70% là không có cơ sở. Một nhà báo chuyên nghiệp mà lại phạm phải sai sót cơ bản như vậy liệu những gì anh ta viết có đáng tin và có đạo đức nghề nghiệp?
2. Nơi viết bài: Không phải ở Việt Nam
Một nhà báo, người làm truyền thông lâu năm, nhưng thực địa viết bài lại ngồi ở một xó nào đó thay vì chứng thực ở bản địa - nơi được viết tới. Anh ngồi ở Hoa Kỳ nhưng lại nói chuyện Việt Nam, tự cho mình cái quyền phát ngôn của người dân Việt mà nói thì anh "đã đi quá xa" rồi. Đây là điều mà Bà Nguyễn Thị Bình chỉ trích thẳng vào anh nhà báo mở mồm là "thay dân Việt Nam" mà nói chuyện. Trường hợp anh Nguyễn Hùng này về bản chất với anh nhà báo kia là như nhau, cả hai đều đi quá xa rồi.
Với 2 luận chứng nêu trên, bài viết của anh trở nên vô nghĩa. Bởi vì nó sai từ khi nó được "cào những phím đầu tiên", sai về nguyên tắc, và sai về góc độ. Đó là điều vô lý.
Để đi xa hơn, kiên nhẫn hơn chút, chúng ta lại tiếp tục xem anh nói gì?
3. "Điều đáng ngạc nhiên là một tỷ lệ cao tới như vậy cho rằng đất nước đã có dân chủ khi chỉ có duy nhất một đảng được hoạt động. Nó cũng giống như chuyện coi có dân chủ trong một gia đình đông con nhưng chỉ có ông bố quyết tất cả mọi thứ còn bà mẹ và con cái tồn tại cũng như không. Bà mẹ và các con cũng không được phép lập nhóm để bàn về cách chống lại sự gia trưởng của ông bố và họ cũng không được nói cho hàng xóm biết ông quá quắt ra sao. Gia đình đạt được thành công gì thì đó đều là công của bố còn có sai lầm gì thì đó là do các lý do khách quan và không có gì đáng để bàn nhiều. Nếu ai dám chú ý quá nhiều tới các lỗi lầm của ông bố, họ sẽ bị bỏ đói hay thậm chí bị ông thượng cẳng chân hạ cẳng tay."
- Tôi tự hỏi, anh có hiểu gì về gia đình không?
- Tôi lại hỏi, anh nói về vai trò của ông bố, thế còn người mẹ? Một gia đình đâu chỉ có quan hệ bố với các con? Anh ví sự gia trưởng của ông bố với độc đảng thế thì người mẹ trong cái gia đình ấy là gì?
- Trong tương quan gia đình, anh lại sai những điều cơ bản nhất. Không thể nói "chỉ có ông bố quyết tất cả mọi thứ còn bà mẹ và con cái tồn tại cũng như không" được. Bố luôn giữ vai trò trụ cột, người mẹ có vai trò của người mẹ, và các con cũng vậy. Để giữ nề nếp, trật tự trong gia đình, tất yếu phải có trật tự từ trên xuống. Gia đình có trật tự, nề nếp, hòa khí thì người bố mới yên tâm ra ngoài kiếm tiền, bươn trải. Để làm gì? để lo sinh kế gia đinh, nhu cầu của mẹ và các con hay sao?
Gia trưởng nhưng vì vợ vì con, vì để gia đình có cuộc sống tốt hơn, cho bằng bạn bằng bè thì có gì sai, có gì là không tốt?
Anh làm bố rồi thì anh phải hiểu tất cả điều đó. Đặc biệt, trong gia đình người Việt, đâu chỉ có một thế hệ, mà thường là 3 thế hệ. Việc anh gia trưởng cũng khó.
Thực tế minh chứng cho những gia đình không có nề nếp, trật tự là, bố nói mẹ cãi, con không biết theo ai, khi chúng lớn lên, mỗi người một ý, chẳng ai nghe ai. Cuối cùng gia đình ấy mỗi người một ngả, bố một nơi, mẹ một nẻo, ly hôn, con cái đi đường con cái. Là bố hay mẹ sai? ai thiếu trách nhiệm cho sự xung đột và tan vỡ?
Một gia đình, nếu người bố không "vững vàng" thì gia đình tất loạn, vợ chồng ly hôn, gia đình tan nát.
Cái lý đó anh Hùng hiểu không? Hay anh chỉ mượn chuyện để vẽ theo ý nghĩ, cái nếp nghĩ mà nhà anh đã và đang trải qua? Tôi tự hỏi, cái gia đình anh nó như thế nào?
4. Nếu ai hỏi tôi Việt Nam có dân chủ không khi tôi tốt nghiệp đại học hồi đầu thập niên 90 có lẽ tôi cũng sẽ trả lời “có”.
Nếu thập niên 90 VN đã có dân chủ thì nay lại càng có. Anh dẫn chứng mà chính cái dẫn chứng ấy lại chứng minh quan điểm của anh có vấn đề, hoặc là anh chẳng có hiểu biết gì về Việt Nam.
Thập niên 90 là thời gian đầu của quá trình chuyển đổi giữa quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, sự kiện lớn nhất là Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam, và một chuỗi các sự kiện quan trọng khác. Ở giai đoạn quá độ, nhũng nhiễu nhất anh cho là có dân chủ, thì ngày nay, sau bao năm thay đổi không lý gì cái gọi là dân chủ không có?
Tôi lại nhắc cho anh nhớ, dân chủ thì ở chế độ nào cũng có. Nói đến đây, tôi lại thấy anh định nghĩa "Dân chủ" hết sức tức cười và hạn hẹp. Nó là nguyên do thứ 5 tôi nói anh hay.
5. "Dân chủ, theo cách hiểu của tôi, là người dân thực sự làm chủ trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Chẳng hạn họ có thể chủ động lập nhà xuất bản nếu họ muốn thay vì phải lập nhà xuất bản chui và trốn chạy công an chỉ vì làm điều Hiến pháp thừa nhận nhưng chính quyền lại không luật hoá điều đó cho người dân. Quan trọng hơn là mỗi người dân đều có thể tự ứng cử và vận động người dân bầu cho mình. Hiện nay nếu bạn không phải là đảng viên, đừng hy vọng có nhiều cơ hội trong chính trường. Còn nếu bạn định lập đảng cạnh tranh với đảng độc nhất hiện nay, người ta sẽ tìm ngay ra cớ để đưa bạn vào tù."
- Cái dân chủ mà anh nói, chỉ là một trong những quyền của con người, nó chỉ là một phần nhỏ trong cái định nghĩa về dân chủ.
- Tôi hỏi anh: Dân chủ có không?
- "Dân chủ là người dân thực sự làm chủ trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống"? Thế anh đi làm cho BBC sao anh không đòi dân chủ, làm chủ của cái cơ quan anh công tác... làm chủ mọi thứ mà...
- Việt Nam đã từ đa đảng, nhưng các đảng khác hoặc vì xấu xa, hoặc vì yếu kém nên bị triệt tiêu cả đấy chứ. Trong cái thể chế đa đảng, dân chủ, chẳng phải các đảng cũng triệt hạ lẫn nhau gay gắt sao? Mỹ có nhiều đảng, nhưng mạnh hơn cả là 2 đảng hiện tại... Bản chất của Đảng phái, phe nhóm là lợi ích và triệt hạ nhau. Và cũng chính vì đa đảng cũng chẳng có tác dụng gì mà người Việt yêu nước chẳng cần đến cái đảng thứ hai làm gì. Đa đảng, đa nguyên chỉ là cái não trạng học đòi, copy của nhóm người chống cộng cực đoan, phản động, thích nổi loạn với cái chiêu bài dân chủ mà thôi. Mà cái bọn đấy, trong đó tôi có thể kể thêm anh vào là những kẻ thất bại. Thất bại ngay từ trong bản chất, nhân cách và cả cuộc sống. Không người tử tế nào thích đi nói xấu người khác, thích soi mói chuyện xấu người khác, và không người tử tế nào nói xấu quê hương, tổ quốc mình. Đó là hành vi của kẻ phản quốc.
Anh sống tới 2020 rồi mà hiểu biết của anh nông cạn quá, nó minh chứng cho kẻ qua đường thấy chuyện dừng lại nghe phong phanh mà ngỡ như mình tỏ tường lắm. Người dân Việt sở dĩ chả quan tâm tới cái quyền bầu cử là vì họ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, tin vào sự nỗ lực cải thiện từng ngày của cả hệ thống chính trị. Qua từng ngày, họ chỉ việc yên tâm chăm chỉ làm ăn, lo làm sao ăn ngon hơn, bổ hơn, mặc đẹp hơn, đi xe mắc tiền hơn. Nếu cuộc sống họ sung túc, đời sống hài hòa thì cần gì lập đảng, cần gì quan tâm chuyện bầu cử, cần gì quan tâm chuyện chính trị, cần gì lập báo. Bởi thời 4.0 rồi, cá nhân nào cũng là nhà báo, nói cho anh hay. Tất cả những điều người dân có đó, chỉ có ở những quốc gia thịnh trị thì mới được sống cuộc sống như vậy thôi. Một quốc gia thịnh vượng là nơi mà người dân ở đó không cần quan tâm đến việc kéo bè kết phái, không quan tâm đến chính trị mà được an tâm làm ăn, vui hưởng đời sống an bình bên gia đình và người thân.
Tôi thấy anh quan tâm đến dân chủ, nhưng anh quên mất giá trị căn bản thụ hưởng ở một con người, một người dân sống dưới một thể chế. Khoan nói những chuyện xa xôi, hão huyền, cuộc sống của anh có thoải mái hay không? anh có nhiều thời gian dành cho bản thân và gia đình người thân không mới là vấn đề quan trọng nhất. Hay anh mỗi sáng thức dậy phải vội vã đến chỗ làm, đầu tắt mặt tối đến khuya mới về, kệ mẹ vợ con? Tối về rung đùi ngồi nói phét phê phán chế độ? Tôi lại nghi ngờ về cái nếp nhà anh nữa rồi!
Suy cho cùng, cái dân chủ mà anh nói đến nó không tồn tại, mà chỉ là một vài ảo tưởng mà cái thể chế nào đó gợi cho anh chút cảm xúc mà thôi. Còn đối với 70% người dân Việt, họ định vị dân chủ là quyền con người, đã là quyền thì có cái được làm và không được làm, có quyền lợi thì đi đôi với nghĩa vụ. Là một tri thức, anh càng phải biết và tôn trọng điều đó. Anh không thể cho anh đúng hoàn toàn, không đúng ý anh là sai hết. Như thế là phiến diện và cực đoan. Không lẽ 70% người Việt không ai thông minh và hiểu biết hơn anh? Hay anh cho rằng họ không đủ dân trí để hiểu thế nào là Dân chủ và tự do?
Anh có là ai, làm ở đâu không quan trọng anh Hùng ạ! mà nhân cách và cái nhìn của anh mới là quan trọng. Anh không thể đứng núi này trông núi nọ và quả đoán cho là anh nói thay suy nghĩ của ai đó ở Việt Nam. Xin lỗi, cỡ anh về Việt Nam chả lý luận lại một anh nông dân nữa là...
Là người có ăn học thì cư xử và phát ngôn sao cho hợp tình, hợp lý chứ đừng vì mấy cái "dân chủ cuội" mà phê phán ai đó, hay thể chế này thế này hay thế kia. Nếu tư bản tốt thì VN đã theo lâu rồi. Và nếu Xã hội chủ nghĩa tốt thì Nhà nước đâu cần phải từng ngày hoàn hiện.
Gía trị một người không phải anh ta có bao nhiêu tiền, anh ta mặc đẹp ra sao, mà ở cách anh ta sống và kết quả anh ta đạt được từ chính nỗ lực của mình. Qúa trình tự phản tỉnh và hoàn thiện ấy, lương tri của anh liệu có hiểu được?
Để kết bài, xin mượn câu nói của Cao Huy Thuần - Dân chủ? Vẫn là mơ thôi!
Thực tế, còn chế độ thì không có cái gọi là dân chủ. Còn quyền lực thì chỉ có người trị và người bị trị. Dân chủ chỉ là ảo tưởng!