Type Here to Get Search Results !

Hán ngữ | Nhìn chữ Quốc (國) biết đạo trị nước xưa - nay khác nhau như nào

Cũng là chỉ về quốc gia, nhưng chữ Quốc truyền thống (chính thể) và chữ Quốc hiện đại (giản thể) lại chứa đựng nội hàm khác nhau, và dẫn đến hình thái xã hội, mô hình quốc gia cũng hoàn toàn khác biệt...

Chữ "Quốc" chính thể () bên ngoài là bộ Vi (): một phạm vi không gian, lãnh thổ độc lập; bên trong gồm các chữ: Nhất Khẩu Nhất Qua (一口一戈), nghĩa là mỗi người mang một ngọn giáo.

Trong một quốc gia, mỗi một người mang một ngọn giáo bảo vệ lãnh thổ, tự giác bảo vệ đất đai bờ cõi. Như vậy hiển nhiên là mảnh đất này đối với họ rất thiêng liêng, chan chứa tình cảm. Mảnh đất này là phúc chỉ, hạnh phúc của ông bà tổ tiên từng đời, từng đời... đời này nối đời khác truyền lại cho cháu con.

Họ vác giáo làm gì? Là để giải phóng nhân loại ư? Không phải, họ chỉ ở trong bức tường bao này, bảo vệ mảnh đất mình sinh sống, bảo vệ không gian sinh tồn thuộc về họ mà thôi. Thế nên họ vác giáo không phải là để đi cướp đoạt, không đi xâm chiếm bên ngoài, càng không mưu đồ bá quyền, tranh bá thiên hạ, đứng đầu thế giới, khu vực.

Chữ Qua (ngọn giáo) bên phải biểu thị phương thức bảo vệ lãnh thổ quốc gia rất linh hoạt. Trong binh pháp có viết rằng, quân giặc đến thì tướng đánh chặn, nước lũ đến thì dùng đất đắp ngăn.

Lịch sử huy hoàng của một quốc gia đều do những sỹ phu nhân nghĩa, chí sỹ, những người trung trinh chính nghĩa gây dựng và bảo vệ. Những dũng sỹ, văn nhân bảo vệ lãnh thổ đất đai, còn bảo vệ nền văn hóa dân tộc, tạo dựng nên nền văn minh có lịch sử lâu đời, đồng thời cũng tạo ra cống hiến cho dân tộc, cho nhân loại.

Chữ "Quốc" giản thể (国), bên ngoài vẫn là bộ Vi biểu thị phạm vi lãnh thổ, nhưng bên trong lại là chữ Ngọc (玉) - châu ngọc. Chữ Ngọc này lại tạo bởi chữ Vương (王) - vua và một dấu chấm. Chữ Vương là người cai trị quốc gia, mà thời nay chính là chính phủ.

Như vậy quốc gia thời nay chỉ là chính phủ cai trị, dân chúng chỉ là một chấm nhỏ nhoi không đáng kể. Thế nên Trung Quốc kể từ khi dùng chữ giản thể thì quốc gia chỉ là của chính phủ độc tài vơ vét của cải, bùng phát ham dục. Người dân chỉ còn là cái chấm nhỏ, dư luận bị phong tỏa, ngôn luận bị kiểm soát, pháp luật hà khắc là dùng để trị dân.

Những người giữ tước vị quý tộc châu Âu, đa phần đều ra chiến trường, dẫn quân xung phong hãm trận, đem lại vinh quang cho quốc gia, cho gia tộc. Hiện nay, ở Trung Quốc thì khác hẳn: con cháu lãnh đạo cao cấp, quan chức quốc gia dường như đều rời bỏ quê cha đất tổ, rời bỏ ông bà tổ tiên để xuất ngoại, thậm chí định cư tại nước ngoài. Họ đem tiền của, tài sản tẩu tán ra nước ngoài cho con cháu hưởng thụ. Đó có phải là để 'giải phóng nhân loại', để 'bảo vệ quốc gia' chăng?

Bên trong chữ "Quốc" giản thể là chữ Ngọc (玉), còn có nghĩa là ông vua (王) cả ngày chỉ biết đếm của quý, tài sản của mình, những quan chức câu kết thành những tập đoàn tham nhũng, nhóm lợi ích, vơ vét của cải quốc gia làm tài sản cá nhân. Một quốc gia rừng vàng biển bạc, giang sơn gấm vóc đã bị vơ vét tàn phá sạch, chỉ còn lại đất đai trơ trụi, thuần phong mỹ tục bị phá hoại, văn hóa suy đồi, đạo đức băng hoại, những di tích lịch sử, thắng địa danh lam bị tàn phá và bóp méo thành những điểm kinh doanh nham nhở, văn hóa truyền thống Trung Nguyên rực rỡ hàng ngàn năm chẳng còn sót lại chút nào.

Trong chữ "Quốc" giản thể là chữ Ngọc, thế nên quốc gia ngày nay chỉ biết đến tiền, đầy rẫy hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng, độc hại. Người người lừa lọc dối trá, vì chút lợi ích cá nhân mà làm hại lẫn nhau, tranh giành cướp đoạt, tranh quyền đoạt vị, thậm chí giết người đoạt mệnh. Xã hội đầy rẫy bạo lực, sắc dục, đâu đâu cũng thấy con người quay cuồng điên đảo chỉ vì tiền.

Trong chữ "Quốc" chính thể là mỗi người vác một ngọn giáo (ngày nay là cây súng) để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, và cùng bảo vệ lợi ích chung quốc gia. Ngày nay tại Trung Quốc, nếu cho người dân dùng súng thì sẽ ra sao? Có lẽ họ sẽ dùng súng để chống lại những kẻ cưỡng chế di dời giải phóng mặt bằng. Cưỡng chế lấy đất đai của người dân đã trở thành một vấn đề xã hội nhức nhối chiếm phần lớn những khiếu nại, cũng là nguyên nhân chính hình thành các nhóm dân oan. Có lẽ họ cũng sẽ dùng súng để chống lại tệ nạn quan liêu độc tài, tham ô tham nhũng, lợi dụng chức quyền bức hại, hà hiếp dân lành, v.v...

Biên giới nước Mỹ, chỉ hạn chế nhập cảnh, nhập tịch, không hạn chế xuất cảnh, xuất tịch. Người dân có thể tùy ý xuất cảnh, xuất tịch, nhưng nhập cảnh, nhập tịch thì phải qua thẩm tra nghiêm cẩn. Thế nhưng dân số Mỹ không giảm mà vẫn tăng. Người dân ai ai cũng có thể được sử dụng súng hợp pháp để bảo vệ lãnh địa, đất đai và tài sản hợp pháp của mình. Người dân vui vẻ sống cuộc sống hạnh phúc mà quốc gia đem lại cho họ, cảm thấy tự hào về quốc gia mình, nên bảo vệ quốc gia một cách rất tự giác, xuất phát từ nội tâm. Đó là quốc gia đích thực tiêu biểu với ý nghĩa của chữ Quốc chính thể.

Syria có dân số khoảng 20 triệu người, mấy năm gần đây quốc gia nội loạn liên miên, người dân rời bỏ quê hương đến nước khác tị nạn khoảng trên 10 triệu người. Dân tình tán tác chạy loạn khắp nơi, cùng đường buộc phải mạo hiểm cả tính mạng, thà bỏ mạng nơi đất khách quê người còn hơn vác súng bảo vệ quốc gia. Một quốc gia như thế này thì chính phủ có còn đại diện cho ý nguyện của người dân không? Tại sao người dân thà mất mạng vẫn hết lớp này đến lớp khác rời bỏ quê cha đất tổ, vượt biên tị nạn? Phải chăng quốc gia đó không còn là của người dân, mà thuộc về những tập đoàn thống trị cực quyền đang tranh giành giết hại lẫn nhau để chiếm đoạt của cải quốc gia vì lợi ích cá nhân, vì lợi ích của gia tộc, tập đoàn, bè nhóm của họ?... Đây là quốc gia tiêu biểu với ý nghĩa của chữ Quốc giản thể.

Quốc gia coi đồng tiền là trên hết, lợi ích lãnh đạo, lợi ích người cầm quyền là trên hết, thế thì người dân phải tất bật bôn ba mưu sinh, mệt mỏi khổ đau, ai còn muốn bảo vệ quốc gia nữa? Có lẽ đó cũng chính là nội hàm ý nghĩa chữ Quốc giản thể.


Đạo trị quốc an dân thời cổ đại

Trong bài thơ “Cảm hứng”, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: “Xưa nay quốc gia lấy dân làm gốc, giữ được quốc gia là do được lòng dân”. Nhưng đến thời mạt vận thì chỉ vì lợi ích mà đối địch với lòng dân, vua quan quân coi dân như kẻ thù nên mới dẫn đến họa diệt vong.

1. “Chia sẻ hạnh phúc của mình với người thì người ắt sẽ cùng chia sẻ nỗi lo của mình. Chia sẻ cuộc sống yên định với người thì người ắt sẽ cứu giúp mình lúc nguy nan”.


(Trích “Cựu Đường Thư – Lý Bách Dược truyện” của Trương Thiều Viễn đời Ngũ Đại)

Năm Trinh Quán thứ hai, Hoàng đế Đường Thái Tông phong đất cho các chư hầu. Lễ bộ Thị lang Lý Bách Dược dâng tấu “Phong kiến luận” đã dựa vào lý lẽ để phản đối. Lý Bách Dược chỉ ra rằng, củng cố chính quyền trung ương không chỉ là phong đất cho các thành viên hoàng tộc để làm phiên dậu mà là ở chỗ nhân dân đều được an định lạc nghiệp.

2. “Dân là gốc của nước, xưa nay chưa từng có gốc lung lay mà cành lá không rung động”.


(Trích “Chỉ quỹ sớ” của Tô Thuấn Khanh đời Tống)

Trong cuốn “Tạp thuyết” của tác giả Tống Kỳ cũng có câu tương tự: “Người dân là nền móng quốc gia. Bức tường thành cao 5 nhận (khoảng 30 mét) sở dĩ không bị sụp đổ là do có nền móng dày, bị sụp đổ là do nền móng mỏng. Cũng như vậy, con cuốn chiếu không cương cứng là do có nhiều chân, con sông nước chảy khôn cùng là do có nguồn xa”.

3. “Câu Tiễn sống trong núi, quốc dân vẫn nguyện ý chết vì ông”.


(Trích “Thu sơn nhị thủ” của Cố Viêm Võ đời Thanh)

Thời Xuân Thu, Câu Tiễn sống ở trong núi rừng, lánh xa nơi thế tục nhưng người dân toàn quốc vẫn tỏ ý sẵn sàng hy sinh vì ông, đó là bởi ông có được lòng người.

4. “Mệnh quốc gia là ở người dân, mệnh người dân là ở cái ăn”.


(Trích “Thu hoài 36 thủ” của Thiệu Ung đời Tống)

Dân chúng chính là sinh mệnh quốc gia, mà vấn đề ăn ở sinh hoạt lại là sinh mệnh của dân chúng.

5. “Mệnh quốc gia như mệnh con người. Mệnh con người là ở nguyên khí, mệnh quốc gia là ở lòng người”.

(Trích “Vương Thần Luân đối đệ nhất trát tử” của Dương Vạn Lý đời Tống)

6. “Cái tâm làm chủ con người như cái cây có rễ, như ngọn đèn có dầu, như cá có nước, như nông dân có ruộng, như thương nhân có tài sản. Cây không rễ thì khô, đèn không dầu thì tắt, cá không nước thì chết, nông dân không ruộng thì đói, thương nhân không tài sản thì nghèo, người mất cái tâm thì tiêu vong”.


(Trích “Thượng Thần Tông hoàng đế thư” của Tô Thức đời Tống)

7. “Vương giả sở dĩ có được thiên hạ là vì có được người dân. Người có được người dân là vì được lòng dân”.


(Trích “Tấu luận chư tướng vô công trạng” của Uông Tảo đời Tống)

Nguyên nhân quốc quân có được thiên hạ là do được người dân ủng hộ, được người dân ủng hộ chính là vì người dân vui lòng thuận theo.

8. “Sức mạnh có thể chinh phục được thiên hạ nhưng không thể chinh phục được lòng người”.


(Trích “Triều Châu Hàn Văn Công miếu bi” của Tô Thức đời Tống)

Dựa vào sức mạnh vũ lực có thể đoạt được thiên hạ nhưng không thể có được sự ủng hộ thành tâm thành ý của người dân bình thường.

9. “Sở dĩ thiên hạ phục tùng thường do triều đình xử lý sự việc công chính không thiên lệch, mà không phục tùng thường do triều đình xử lý sự việc không công chính, thiên vị gây ra bất bình”.


(Trích “Ngự lại” của Dương Vạn Lý đời Tống)

10. “Thà đắc tội với quan trên còn hơn đắc tội với người dân”.

(Trích từ “Tống sử – Ngô Phất truyện” của Âu Dương Huyền đời Nguyên)

Đây là câu nói của Long Đồ Các trực học sỹ Ngô Phất đời Tống Hiếu Tông triều Nam Tống, đã nói rõ cần phải lắng nghe tiếng nói của người dân ở dưới, không được đón ý lấy lòng thượng cấp.

11. “Được đất đai dễ, được lòng người khó”.


(Trích “Tống sử – Dương Giản truyện” của Âu Dương Huyền đời Nguyên)

Muốn có được đất đai thì khá dễ dàng, muốn được nhân dân ủng hộ thì mới là việc khó.

Thời Tống Ninh Tông triều Nam Tống, người Kim kiểm soát khu vực phía Bắc khiến xảy ra nạn đói lớn. Hàng ngày đều có những nhóm đông dân chúng vượt biên vào đất Nam Tống, viên quan giữ biên ải cự tuyệt không tiếp nhận nên “đến sông Hoài Thủy bắn vào đoàn người”. Dương Giản đã nói lời này nhằm vào sự việc trên, chỉ rõ rằng dùng vũ lực chiếm đất đai thì không thể có được lòng người.

Nhân vật trị quốc

Triều đại nhà Đường được đánh giá là triều đại cường thịnh nhất trong lịch sử. Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến nhà Đường cường thịnh chính là đạo trị quốc của Hoàng đế Đường Thái Tông. Bất luận là với người bên trên hay người bên dưới thì Hoàng đế nhà Đường đều vô cùng chú trọng đến sự công bằng chính trực.

Đường Thái Tông: Công bằng là quan trọng nhất


Trong cuốn “Trinh quan kí yếu” có ghi chép:

Một lần, Hoàng đế Đường Thái Tông nói với Tể tướng Phòng Huyền Linh rằng: “Trẫm gần đây có gặp một số cựu đại thần của nhà Tùy. Họ đều khen ngợi Cao Quýnh là một vị Tể tướng có tài đức. Vì thế trẫm phải tìm tiểu sử của ông ta để đọc lại.

Thực sự có thể nói người này rất công bằng chính trực, giỏi về phương diện trị quốc. Sự an nguy của nhà Tùy có liên quan mật thiết đến sự sống chết của ông ấy. Đáng tiếc là gặp phải hôn quân Tùy Dạng Đế vô đức mà bị giết một cách oan uổng. Trẫm ngay cả khi đọc sách cũng phải buông xuống mà khâm phục, ngưỡng mộ ông ấy.

Hơn nữa, thời nhà Thục Hán, Gia Cát Lượng làm Thừa tướng cũng công bằng chính trực vô cùng. Ông ấy từng dâng biểu tấu bãi quan và đề nghị Liêu Lập, Lý Nghiêm lưu đày đến Nam Trung. Về sau Liêu Lập nghe tin Gia Cát Lượng qua đời đã khóc mà nói: “Chúng ta có lẽ sắp mất nước rồi!”

Lý Nghiêm nghe tin Gia Cát Lượng qua đời cũng đau buồn, phát bệnh mà chết. Bởi vậy mà quan nhà Thục Hán là Trần Thọ nói: “Gia Cát Lượng cầm quyền, chân thành và công bằng, tận trung với quốc gia, lúc ấy đã làm được rất nhiều việc có lợi cho quốc gia. Cho dù là kẻ thù mà nên được khen thưởng, ông cũng nhất định khen thưởng. Đối với người lơ là trách nhiệm, vi phạm pháp luật thì cho dù đó là người thân cận nhất thì nhất định cũng bị trừng phạt.”

Chúng ta chẳng lẽ không ngưỡng mộ và học tập theo họ sao? Trẫm xưa nay vẫn luôn luôn ngưỡng mộ những bậc Đế vương hiền đức đời trước. Các Khanh cũng phải ngưỡng mộ những vị Tể tướng hiền đức đời trước. Nếu có thể làm được như vậy thì địa vị cao quý và danh tiếng vinh hiển mới được bảo trì lâu dài.”

Tể tướng Phòng Huyền Linh nghe xong, đáp lời: “Thần nghe nói việc thống trị quốc gia, mấu chốt là ở chỗ công bằng chính trực. Cho nên, trong ‘Thượng Thư’ viết: ‘Không kết bè kết cánh thì Vương đạo mới được mở rộng, không kết bè kết cánh thì Vương đạo mới được bằng phẳng’.

Ngoài ra, Khổng Tử còn giảng: ‘Dùng người chính đạo, mà bãi bỏ người tà ác thì dân chúng liền tâm phục quy thuận.’ Hiện giờ Thánh thượng tôn sùng nguyên tắc trị quốc công bằng chính trực, có thể dùng để cai quản quan lại và giáo hóa thiên hạ.’

Hoàng đế Đường Thái Tông nói: “Đây đúng là ý muốn của Trẫm!”

Nhạc Phi: Thưởng phạt phân minh


Trong cách dùng người, không chỉ có Gia Cát Lượng thời Tam Quốc là vô cùng coi trọng sự công bằng chính trực mà Nhạc Phi – nhà quân sự lỗi lạc thời Nam Tống cũng coi trọng sự công bằng, thưởng phạt phân minh.

“Đống tử bất sách ốc, ngạ tử bất đả lỗ” (Tạm dịch: Thà chết rét cũng không cướp nhà của dân, thà chết đói cũng không cướp lương thực của dân), đó là khẩu hiệu của “Nhạc gia quân” (đội quân Nhạc Phi thống lĩnh), đồng thời cũng là lời mô tả chân thực về đội quân này.

Những kẻ làm hư hại trang trại, hoa màu, làm trở ngại đến việc của nhà nông, mua bán bất công … đều bị xử trảm. Thời cổ đại, kẻ nào không thi hành theo mệnh lệnh thì bị xử trảm, điều này rất nhiều đội quân làm được. Cũng có không ít đội quân tự xưng là xử chém những kẻ làm hư hại trang trại, hoa màu, mua bán bất công. Nhưng thực sự làm được như lời đã nói thì chỉ có “Nhạc gia quân” mà thôi.

Vì thế, “Nhạc gia quân” đi đến đâu thì dân chúng ở đó đều hân hoan chào đón. Thậm chí có nhiều người xúc động mà bật khóc.

Quân sỹ bị bệnh, Nhạc Phi đích thân tới ân cần thăm hỏi, vỗ về. Gia đình quân sỹ gặp khó khăn, ông sai các cơ quan tặng nhiều gấm lụa và bạc trắng. Tướng sỹ hy sinh, thì ngoài việc quan tâm an ủi, thậm chí ông còn bảo con trai lấy con gái của người đã hy sinh, không có ai chăm sóc ấy làm vợ.

Đồng thời ông cũng thường xuyên thăm hỏi góa phụ của các tướng sỹ đã hy sinh. Bởi vì các tướng sỹ đều đồng tâm nhất trí, có chế độ thưởng phạt công minh rõ ràng nên “Nhạc gia quân” trở thành một đội quân hùng mạnh, khó có thể phá vỡ.

Cổ nhân có câu: “Đắc dân tâm giả đắc thiên hạ”, người được lòng dân thì được cả thiên hạ hay “muốn yên được thiên hạ thì phải có được lòng người.” Cho nên, có thể thấy đạo trị quốc của các bậc minh Quân xưa thực sự đáng giá cho người đời sau học tập.

Nguồn tổng hợp