Hơn 700.000 người dân ở miền nam Trung Quốc đã được sơ tán sau khi mưa liên tục trong 1 tháng đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở vùng này.
Báo động lũ lụt ở trung lưu và hạ lưu sông Dương Tử đã được nâng từ cấp 4 lên cấp 3 vào ngày 4/7 vừa qua. Theo Nhân Dân Nhật báo (Trung Quốc), chính quyền địa phương vẫn tiếp tục cảnh báo người dân về nguy cơ mưa lớn trong nhiều ngày tới.
Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc cho biết, tính hết ngày 28/6, hơn 12 triệu người từ 13 tỉnh nước này đã bị ảnh hưởng bởi mưa lớn kể từ đầu tháng 6, ít nhất 78 người chết hoặc mất tích và 729.000 cư dân buộc phải sơ tán. Thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 25,7 tỷ nhân dân tệ (3,63 tỷ USD).
Theo dự báo thời tiết, mưa lớn sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới và ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp vốn đang cố gắng hồi phục từ sau đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, các quan chức địa phương cho rằng các cải tiến trong hệ thống kiểm soát lũ lớn ở dọc theo các con sông lớn như sông Dương Tử sẽ giúp ngăn chặn thiệt hại.
"Hiện có 40 hồ chứa - bao gồm đập Tam Hiệp - có thể giúp điều chỉnh lưu lượng nước và lũ lụt. Trên tổng thể, chúng có khả năng xử lý tới 57,4 tỷ mét khối nước", Ning Lei, quan chức của Ủy ban Tài nguyên Nước Trường Giang, nói.
"Những công trình này là vũ khí mạnh nhất, hiệu quả và tiết kiệm nhất mà chúng tôi có để ngăn chặn lũ lụt."
Yang Fuqiang, cố vấn cấp cao về biến đổi khí hậu và chính sách năng lượng của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên ở Bắc Kinh, cho biết Trung Quốc dự kiến sẽ đối mặt với lượng mưa cực đoan hơn trong những năm tới.
"Theo xu hướng chúng tôi thấy, trong tương lai sẽ có thêm nhiều trận lũ lụt nghiêm trọng và mưa cực lớn sẽ xuất hiện không đồng đều trên một số vùng có diện tích lớn," ông Yang nói.
Tổ chức nghiên cứu về thiên nhiên Greenpeace cho rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ trở thành "điều bình thường mới".
Theo Sách Xanh về Biến đổi Khí hậu của Trung Quốc (công bố năm 2019), từ năm 1961 tới năm 2018, số lượng "mưa cực lớn" ở Trung Quốc đã gia tăng theo thời gian. Từ những năm 1995 tới nay, số lượng mưa cực lớn đã tăng mạnh.
Bên cạnh đó, từ năm 1951 tới năm 2018, nhiệt độ trung bình ở Trung Quốc đã tăng tầm 0,24 độ C trong mỗi 10 năm - mức tăng nhanh hơn nhiều so với mức độ tăng trung bình của toàn cầu trong cùng khoảng thời gian.
Lượng mưa hàng tháng của Trung Quốc tính tới nay đã đạt 292mm, tăng 7% so với những năm trước. Từ đầu tháng 6, nhiều khu vực ở Trung Quốc - bao gồm Quảng Tây, vùng trung tâm và vùng phía đông của tỉnh Quảng Đông - đã có lượng mưa hơn 500mm.
Đặc biệt, có khu vực lượng mưa lên tới 800mm. Trong khi đó, cả năm ngoái Bắc Kinh chỉ có lượng mưa 800mm.
Ông Yang cho biết ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ khác biệt tại các vùng khác nhau.
"Biến đổi khí hậu sẽ gây ra mưa lớn tại miền nam nhưng hạn hán nghiêm trọng ở miền bắc Trung Quốc, trong khi các vùng dễ gặp hạn hán ở tây bắc sẽ có độ ẩm cao hơn và thời tiết ở đông bắc Trung Quốc sẽ ấm hơn," ông nói.
"Sản lượng hoa màu ở Trung Quốc sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực".
Zou Ji, chủ tịch Quỹ Năng lượng Trung Quốc, cho biết biến đổi khí hậu sẽ dẫn tới hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn trên khắp thế giới.
"Chúng ta cần xây dựng những hệ thống cảnh báo sớm để hạn chế rủi ro," ông Zou nói.
Báo động lũ lụt ở trung lưu và hạ lưu sông Dương Tử đã được nâng từ cấp 4 lên cấp 3 vào ngày 4/7 vừa qua. Theo Nhân Dân Nhật báo (Trung Quốc), chính quyền địa phương vẫn tiếp tục cảnh báo người dân về nguy cơ mưa lớn trong nhiều ngày tới.
Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc cho biết, tính hết ngày 28/6, hơn 12 triệu người từ 13 tỉnh nước này đã bị ảnh hưởng bởi mưa lớn kể từ đầu tháng 6, ít nhất 78 người chết hoặc mất tích và 729.000 cư dân buộc phải sơ tán. Thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 25,7 tỷ nhân dân tệ (3,63 tỷ USD).
Theo dự báo thời tiết, mưa lớn sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới và ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp vốn đang cố gắng hồi phục từ sau đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, các quan chức địa phương cho rằng các cải tiến trong hệ thống kiểm soát lũ lớn ở dọc theo các con sông lớn như sông Dương Tử sẽ giúp ngăn chặn thiệt hại.
"Hiện có 40 hồ chứa - bao gồm đập Tam Hiệp - có thể giúp điều chỉnh lưu lượng nước và lũ lụt. Trên tổng thể, chúng có khả năng xử lý tới 57,4 tỷ mét khối nước", Ning Lei, quan chức của Ủy ban Tài nguyên Nước Trường Giang, nói.
"Những công trình này là vũ khí mạnh nhất, hiệu quả và tiết kiệm nhất mà chúng tôi có để ngăn chặn lũ lụt."
Trung Quốc sẽ ngày càng có nhiều trận mưa lớn?
Yang Fuqiang, cố vấn cấp cao về biến đổi khí hậu và chính sách năng lượng của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên ở Bắc Kinh, cho biết Trung Quốc dự kiến sẽ đối mặt với lượng mưa cực đoan hơn trong những năm tới.
"Theo xu hướng chúng tôi thấy, trong tương lai sẽ có thêm nhiều trận lũ lụt nghiêm trọng và mưa cực lớn sẽ xuất hiện không đồng đều trên một số vùng có diện tích lớn," ông Yang nói.
Tổ chức nghiên cứu về thiên nhiên Greenpeace cho rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ trở thành "điều bình thường mới".
"Mưa lớn không phải là thứ xảy ra ngẫu nhiên. Chúng ta có thể thấy rằng biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân gây ra những trận lũ lụt khủng khiếp như vậy".
Theo Sách Xanh về Biến đổi Khí hậu của Trung Quốc (công bố năm 2019), từ năm 1961 tới năm 2018, số lượng "mưa cực lớn" ở Trung Quốc đã gia tăng theo thời gian. Từ những năm 1995 tới nay, số lượng mưa cực lớn đã tăng mạnh.
Bên cạnh đó, từ năm 1951 tới năm 2018, nhiệt độ trung bình ở Trung Quốc đã tăng tầm 0,24 độ C trong mỗi 10 năm - mức tăng nhanh hơn nhiều so với mức độ tăng trung bình của toàn cầu trong cùng khoảng thời gian.
Lượng mưa hàng tháng của Trung Quốc tính tới nay đã đạt 292mm, tăng 7% so với những năm trước. Từ đầu tháng 6, nhiều khu vực ở Trung Quốc - bao gồm Quảng Tây, vùng trung tâm và vùng phía đông của tỉnh Quảng Đông - đã có lượng mưa hơn 500mm.
Đặc biệt, có khu vực lượng mưa lên tới 800mm. Trong khi đó, cả năm ngoái Bắc Kinh chỉ có lượng mưa 800mm.
Ông Yang cho biết ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ khác biệt tại các vùng khác nhau.
"Biến đổi khí hậu sẽ gây ra mưa lớn tại miền nam nhưng hạn hán nghiêm trọng ở miền bắc Trung Quốc, trong khi các vùng dễ gặp hạn hán ở tây bắc sẽ có độ ẩm cao hơn và thời tiết ở đông bắc Trung Quốc sẽ ấm hơn," ông nói.
"Sản lượng hoa màu ở Trung Quốc sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực".
Zou Ji, chủ tịch Quỹ Năng lượng Trung Quốc, cho biết biến đổi khí hậu sẽ dẫn tới hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn trên khắp thế giới.
"Chúng ta cần xây dựng những hệ thống cảnh báo sớm để hạn chế rủi ro," ông Zou nói.