Type Here to Get Search Results !

12 tháng với Wagashi





Wagashi (Hòa quả tử) là tên gọi chung cho những chiếc bánh truyền thống của Nhật Bản từ lâu đời, thường được làm từ các nguyên liệu chủ yếu là thực vật như azuki (đậu), kanten (thạch rong biển), wasambon (đường mía), gạo nếp mochi. Một chiếc bánh có thể là một bức tranh, một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, độc đáo, lại rất gần gũi với thiên nhiên, được lấy cảm hứng từ chính cuộc sống đầy sắc màu với tên gọi đậm chất thơ trữ tình Nhật.

Tháng 1
Hanabira mochi: Chiếc bánh mang hình cánh hoa. Ngày xưa, khi đường còn hiếm và đắt thì đây là món chỉ dành cho hoàng gia thưởng thức vào dịp đầu năm. Loại bánh gạo nếp Mochi này ăn vào dịp năm mới. Bánh gạo nếp có nhân bột Miso và rễ cây ngưu bàng ninh trong nước xi-ro. Cách làm này bắt nguồn từ việc làm bánh để phục vụ cho các lễ nghi đầu năm tại Cung điện.

Tháng 2
Kobai: Cái bánh nhỏ này có hình dạng giống như quả mơ Nhật Bản và trang trí cho giống với những cánh hoa ume đỏ vào đầu mùa xuân. Bánh dẻo được làm bằng bột đậu và bột lúa mạch đem hấp lên, tạo thành một màu đo đỏ rất đẹp.

Tháng 3
Hishi mochi: Ba cái bánh gạo nếp, mỗi cái mỗi màu khác nhau, được dát thành những miếng hình thoi, đặt xếp lớp lên nhau. Thường được dùng để trang hoàng trong dịp lễ hội búp bê Hina matsuri (được tổ chức vào ngày 3/3 hàng năm). 

Tháng 4
Hanami dango: Những cái bánh dẻo ngọt này được làm bằng bột gạo nếp rồi đem hấp. Người ta dùng những cái vồ bằng gỗ rất lớn để giã bột. Hai loại bánh trong hình này: loại màu sẫm hơn được bọc bột trở nên phổ biến vào những năm 1800 như một món bánh ngon cho những người ngắm hoa anh đào.

Tháng 5
Kashiwa mochi: Chiếc bánh làm bằng gạo nếp này có nhân đậu và được gói trong một cái lá sồi. Loại bánh này được ăn vào dịp lễ tango no Sekku tổ chức vào 5 tháng 5.

Tháng 6
Yokan: Một miếng yokan màu tím nhạt được cắt thành hình khối với các góc tròn, để làm cho nó trông giống một bông hoa ajisai (hoa cẩm tú cầu). Nhân bánh làm bằng bột đậu trắng. Chiếc bánh này sẽ giúp bạn quên đi thời tiết ảm đạm của mùa mưa.

Tháng 7
Rakugan và aruheito: Rakugan (bên trái) và Aruheito (bên trái). Rakugan là hỗn hợp bột gạo, đường và một số thành phần khác được nhào chung với nhau và làm cho cứng lại. Ở đây nó được tạo thành hình dạng và có màu xanh nhạt của loài cỏ nước (mizukusa). Kẹo Aruheito ở đây miêu tả một dòng sông xanh mát (seiryu).

Tháng 8
Mizu yokan: Được làm bằng bột đậu và thạch. Mizu yokan sử dụng ít bột đậu và thạch hơn loại yokan thông thường, nên nó ướt hơn. Vì ướt nên nó dễ nuốt hơn và được coi là loại thức ăn lý tưởng dành cho những ngày hè nóng nực.











Tháng 9
Ohagi: Ohagi được làm bằng gạo nếp hấp, nặn thành những viên hình tròn, rồi bọc bột đậu đỏ ngọt bên ngoài. Loại bánh này trông giống như loài cỏ ba lá Nhật Bản, có lẽ vì thế mà nó được đặt tên như vậy.

Tháng 10
Kuri no yakigashi: Hạt dẻ hầm trong nước xi-rô, được bọc trong bột hạt dẻ rồi đem nướng. Vào mùa thu, rất nhiều loại bánh kẹo làm từ hạt dẻ được bày bán khắp cả nước.

Tháng 11
Momiji: Một miếng bánh chưa nướng làm bằng bột đậu màu được cắt ra cho giống với màu sắc và hình dạng của lá cây thích Nhật Bản vào mùa thu. Một bữa tiệc cuối thu vừa đẹp mắt vừa ngon miệng.

Tháng 12
Yuzu manju: Vỏ trái thanh yên Yuzu mài ra cho vào bột lúa mì và khoai lang yamato, rồi đem hỗn hợp này hấp chín. Hỗn hợp này sau đó được bọc xung quanh mứt đậu, tạo thành cái bánh bao có hình dạng giống như một trái thanh yên vậy. Mùi thơm của trái thanh yên yuzu nhẹ nhàng tỏa ra từ chiếc bánh rất hợp với tâm trạng thích thú của mùa đông.