Type Here to Get Search Results !

Các chuẩn Wifi



Wi-Fi Alliance
Liên minh Wi-Fi quốc tế (Wi-Fi Alliance) là tổ chức phi lợi nhuận thành lập năm 1999 bởi 6 công ty: 3Com, Aironet, Intersil, Lucent Technologies, Nokia và Symbol Technologies. Cũng trong năm này, thương hiệu Wi-Fi được chính thức đặt cho công nghệ không dây dựa trên chuẩn IEEE 802.11. Ngày nay, thành viên của liên minh lên đến con số hàng trăm, bao gồm cả những công ty lớn nhất trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất phần cứng, phần mềm, thiết bị di động. 

IEEE 802.11
IEEE 802.11 là một tập các chuẩn của tổ chức IEEE (tiếng Anh: Institute of Electrical and Electronic Engineers) bao gồm các đặc tả kỹ thuật liên quan đến hệ thống mạng không dây. 

Sóng Wi-Fi
Các sóng vô tuyến sử dụng cho Wi-Fi gần giống với các sóng vô tuyến sử dụng cho thiết bị cầm tay, điện thoại di động và các thiết bị khác. Nó có thể chuyển và nhận sóng vô tuyến, chuyển đổi các mã nhị phân 1 và 0 sang sóng vô tuyến và ngược lại.
Tuy nhiên, sóng WiFi có một số khác biệt so với các sóng vô tuyến khác ở chỗ: Chúng truyền và phát tín hiệu ở tần số 2.4 GHz hoặc 5GHz. Tần số này cao hơn so với các tần số sử dụng cho điện thoại di động, các thiết bị cầm tay và truyền hình. Tần số cao hơn cho phép tín hiệu mang theo nhiều dữ liệu hơn.
Chúng dùng chuẩn 802.11.

Các chuẩn Wi-Fi
Các chuẩn cần qua quá trình thử nghiệm (gọi là giai đoạn Draft) trước khi được IEEE thông qua (Certified). Trong giai đoạn thử nghiệm, các sản phẩm tích hợp công nghệ này phải được gắn tên “Draft”
Chuẩn 802.11b là phiên bản đầu tiên trên thị trường. 802.11b phát tín hiệu ở tần số 2.4 GHz, nó có thể xử lý đến 11 Mbps, và nó sử dụng mã CCK (complimentary code keying).
Chuẩn 802.11g cũng phát ở tần số 2.4 GHz, nhưng nhanh hơn so với chuẩn 802.11b, tốc độ xử lý đạt 54 Mbps. Chuẩn 802.11g nhanh hơn so với chuẩn 802.11b nhờ sử dụng mã OFDM (orthogonal frequency-division multiplexing), một công nghệ mã hóa hiệu quả hơn.
Chuẩn 802.11a phát ở tần số 5 GHz và sử dụng mã OFDM, tốc độ có thể đạt đến 54 Mbps.
Chuẩn 802.11n được thông qua vào năm 2009, hoạt động ở cả 2 băng tần 2,4GHz và 5GHz với các kênh 20MHz và 40MHz có thể được chuyển qua lại, cho tốc độ xử lý đạt đến 300 Mbps và tương thích ngược với các chuẩn cũ hơn. Chuẩn này áp dụng công nghệ truyền nhận tín hiệu đa hướng (MIMO). Tần số 2,4GHz cho phép tín hiệu truyền được xa hơn tuy nhiên có thể bị nhiễu bởi các thiết bị điện tử khác.
Hiện nay chuẩn 802.11ac (thường được gọi là Wi-Fi 5G, chữ G: Generation với ý đây là thế hệ thứ 5) đang được nghiên cứu và kỳ vọng sẽ thay thế chuẩn 802.11n trong vài năm tới. Một số thiết bị sử dụng công nghệ này đã được giới thiệu, qua đó chúng ta biết một vài đặc điểm của 802.11ac :
  • Hoạt động trên băng tần 5GHz, độ rộng băng thông có thể đạt đến 160MHz (gấp 4 lần chuẩn N) và cho phép phát sóng tối đa theo 3 luồng.
  • Tốc độ truyền dữ liệu có thể đạt đến 1,3Gbps.
  • Ứng dụng công nghệ chùm tín hiệu gửi và nhận (Beamforming) định hướng phát sóng cho ăng ten để cho hiệu quả phát sóng tối ưu đến từng thiết bị.
(Tổng hợp)