Thế nào là một website đẹp và chuẩn?
Đây là một câu hỏi khó trả lời đối với cả các nhà thiết kế web lẫn chủ sở hữu website đó. Cũng giống như cái đẹp rất khó định nghĩa, Người thì cho thế này là đẹp, người khác thì lại cho rằng ngược lại, Tuy nhiên đã gọi là đẹp thì vẫn phải có một tiêu chuẩn chung nào đó, vì vậy một website đẹp và chuẩn ít nhất cũng phải đáp ứng được các nhu cầu sau :
1. Về hình thức :
Đây là cái mà một khách hàng hay một đối tác nhìn thấy đầu tiên khi ghé thăm web của bạn. Theo chúng tôi website đẹp và chuẩn về hình thức là phải có giao diện bắt mắt, phù hợp với nội dung website,
- Về màu sắc không nên lòe loẹt hoặc đơn điệu quá. Nên chọn những tông màu chủ đạo liên quan đến sản phẩm mà bạn đang cung cấp hoặc những tông màu trên logo mà của bạn. Tránh các màu đối lập nhau gây khó chịu khi quan sát.
- Về hình ảnh : sử dụng ảnh cỡ vừa, có chọn lọc và tốt nhất đã qua xử lý. Nếu website có hình nền nên chọn những hình phù hợp với nội dung site, hoặc cũng có thể thay đổi tùy theo những dịp đặc biệt nào đó ( Giáng sinh, năm mới, tết cổ truyền ... )
- Về chữ viết : nên chọn các font unicode ( Arial, Tahoma, Times New Roman... ) để viết nội dung, tránh dùng các font quá cầu kỳ gây cảm giác khó chịu khi theo dõi, các phần đầu đề nên in đậm xuống dòng hợp lý.
2. Về nội dung :
Ở Việt Nam, các website được thiết kế và tung lên mạng, sau một thời gian thường bị tình trạng rơi vào quên lãng, do không được cập nhật thường xuyên về nội dung. Hoặc nội dung được cập nhật nhưng theo kiểu copy từ trang khác. Ngoài ra về nội dung cũng nên xác định đối tượng của mình để cập nhật phù hợp. Các tiêu chí cho nội dung như sau :
- Nên cập nhật hàng ngày, thậm chí là hàng giờ tùy theo trang web của bạn phản ánh gì.
- Nếu trường hợp phải copy từ trang khác, hãy "xào nấu" một chút cho người xem có cảm giác không bị trùng lặp. Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyên bạn nên tự mình viết ra nội dung.
- Tùy theo đối tượng để đưa ra ngôn ngữ phù hợp, nếu khách hàng của bạn bao gồm cả người nước ngoài thì nên tích hợp thêm cơ chế đa ngôn ngữ trên trang của bạn, ưu tiên tiếng anh : thứ tiếng phổ thông nhất.
- Nên có các mục chia sẻ bài lên các mạng xã hội, công cụ phản hồi ( comment ), công cụ xuất trang ra PDF... để người xem có thể lưu lại hoặc chia sẻ nội dung web nếu thấy bổ ích.
3. Về bố cục :
Website quá rối rắm. người xem phải bấm chuột nhiều lần mới xem được cái cần xem. Hoặc thậm chí không thể tìm thấy nút để quay lại hoặc trở về trang chủ. Đây là điều tối kị bạn nên tránh.
- Nên trình bày có trật tự, có các thanh menu ở vị trí dễ quan sát. Nội dung khi bấm vào menu phải tương ứng với tên menu đó.
- Nên phân loại bài viết theo chủ đề rõ ràng.
- Ở trang chủ nên tập trung các tin tức mới từ từng chủ đề để người xem có thể đến ngay nội dung mình cần.
- Cố gắng tích hợp chức năng tìm kiếm để người dùng có thể tìm được thông tin khi cần
Phần này nghe có thể hơi khó hình dung, vậy chúng ta sẽ làm một ví dụ nhỏ. Ví dụ website bạn là một cửa hàng tạp hóa lớn. Bạn nên bày biện mọi thứ có trật tự, phân loại hàng hóa theo đúng nhãn mác và tác dụng, kèm theo các tấm bảng phân loại. Khi cần tìm hàng hóa gì, khách hàng chỉ cần tìm theo các bảng phân loại. Đồng thời nếu của hàng quá lớn, nên có sơ đồ ( bản đồ ) định hướng để khách hàng biết mình đang ở đâu, đâu là nơi mình cần đến. Đồng thời khi khách hàng muốn đến ngay một vị trí nào đó, bạn nên bố trí nhân viên tư vấn để giúp khách hàng tìm kiếm nhanh hơn.
4. Về mặt kỹ thuật :
Phần này có thể bạn ít quan tâm. Tuy nhiên nó cũng khá quan trọng. Bạn không thể xây một tòa nhà cao tầng bằng những khúc củi khô được. Hãy cố gắng tìm hiểu dịch vụ thiết kế web mà bạn đang sử dụng. Họ dùng mã nguồn gì để thiết kế cho bạn, khả năng nâng cấp ra sao, khả năng tương thích với các chuẩn web, các trình duyệt web như thế nào... Đồng thời bạn cũng nên quan tâm đến khả năng tự thay đổi nội dung có đơn giản hay không, giao diện quản trị có dễ dàng hay là yêu cầu phải có chuyên môn kỹ thuật.v.v..
Nguồn tham khảo http://sagalink.net
Tags