Tiếp theo phần 1
Nhưng việc không phải trả tiền không đơn giản hoặc ngớ ngẩn như ý nghĩa của nó. Chỉ bởi vì các sản phẩm không phải trả tiền thì không có nghĩa rằng một ai đó, ở một nơi nào đó, đang không phải móc tiền ra trả cho chúng, và về việc này thì Google chính là một ví dụ căn bản. Còn Craigslist với số tiền lợi nhuận thu về vô cùng lớn nhưng lại bị phân tán giữa mười ngàn người sử dụng nó hơn là tập trung thẳng vào Craig Newmark Inc. Và để hiểu rõ được về số tiền đó thì bạn phải chuyển từ hướng nhìn cơ bản về một thị trường như một cuộc thi đấu giữa hai bên tham gia – bên những người mua và bên những người bán – thành một xu hướng rộng mở hơn về một hệ sinh thái gồm nhiều bên tham gia nhưng chỉ có một số bên trong đó là có thể trao đổi bằng tiền mặt mà thôi.
Khoảng cách tâm lý khá lớn giữa “gần bằng không” với “không” lý giải tại sao những khoản thanh toán cực nhỏ trở nên thất bại. Đó là lý do tại sao Google không hỏi thẻ tín dụng của bạn, các công ty Web hiện đại không tính giá cho những người sử dụng của họ bất kỳ điều gì, hay Yahoo đã cho không dung lượng ổ đĩa. Câu hỏi về bộ lưu trữ vô hạn giờ không phải là nếu nữa mà là khi nào. Và những người chiến thắng đã làm cho sản phẩm của họ không phải trả tiền trước tiên.
Còn những người theo chủ nghĩa truyền thống thì đang vò đầu bứt tay về “sự bay hơi của giá trị” và cả “sự hủy bỏ dùng tiền” đối với toàn bộ các ngành kinh doanh. Ví dụ như chính sự thành công về những bản danh sách không phải trả tiền của Craigslist vừa khiến cho việc kinh doanh mục rao vặt của tờ báo bị thiệt hại. Nhưng việc mất doanh thu từ đó thực sự cũng không làm Craigslist bị sụt giảm. Trái lại, trong năm 2006, trang web này đã thu về được khoảng chừng 40 triệu đô la từ chính một số thứ không phải trả tiền. Và nó chiếm khoảng 12% trong tổng số 326 triệu đô la doanh thu cho dù mục rao vặt trên báo đã bị sụt giảm trong năm đó.
Nhưng việc không phải trả tiền nó không tương đối đơn giản hoặc ngớ ngẩn như ý nghĩa của nó. Chỉ bởi vì các sản phẩm không phải trả tiền thì không có nghĩa rằng một ai đó, ở một nơi nào đó, đang không phải móc tiền ra trả cho chúng, và về việc này thì Google chính là một ví dụ căn bản. Còn Craigslist với số tiền lợi nhuận thu về vô cùng lớn nhưng lại bị phân tán giữa mười ngàn người sử dụng nó hơn là tập trung thẳng vào Craig Newmark Inc. Và để hiểu rõ được về số tiền đó thì bạn phải chuyển từ hướng nhìn cơ bản về một thị trường như một cuộc thi đấu giữa hai bên tham gia – bên những người mua và bên những người bán – thành một xu hướng rộng mở hơn về một hệ sinh thái gồm nhiều bên tham gia nhưng chỉ có một số bên trong đó là có thể trao đổi bằng tiền mặt mà thôi.
Và hầu hết những nền kinh tế phổ biến thì được dựng nên có liên quan tới việc không phải trả tiền chính là hệ thống ba bên. Ở đây, bên thứ ba phải trả tiền để được tham gia vào một thị trường đã được tạo nên bởi một sự trao đổi không phải trả tiền giữa hai bên tham gia đầu tiên. Điều này nghe có vẻ phức tạp nhỉ? Thế nhưng bạn chắc chắn đang trải nghiệm nó đúng vào lúc này đấy bởi đó chính là cơ sở của tất cả các phương tiên truyền thông ảo mà.
Với mô hình các phương tiện truyền thông truyền thống thì một nhà sản xuất truyền thông sẽ cung cấp một sản phẩm không phải trả tiền (hoặc gần như không phải trả tiền) cho những người tiêu dùng, còn những người quảng cáo thì phải trả tiền để được tham gia vào. Đài phát thanh thì “không phải trả tiền phát sóng” và với ti vi thì còn hơn thế nữa. Tương tự như vậy, các nhà xuất bản báo và tạp chí không phải tính tiền các độc giả bất cứ thứ gì có liên quan tới chi phí thực về việc viết bài, in ấn và phân phối các sản phẩm của họ. Bởi họ không phải đang bán báo hay tạp chí cho các độc giả mà thực ra họ đang bán các độc giả cho các nhà quảng cáo. Và đấy chính là một thị trường ba bên.
Còn theo một nghĩa khác thì cái mà Web thể hiện chẳng qua chính là sự mở rộng của mô hình hoạt động kinh doanh các phương tiện truyền thông đối với tất cả mọi ngành kinh doanh. Điều này không đơn giản chỉ về khái niệm rằng quảng cáo sẽ phải trả cho mọi thứ, bởi có rất nhiều cách mà các công ty truyền thông đại chúng kiếm được tiền xung quanh nội dung không phải trả tiền, từ việc bán thông tin về những người tiêu dùng tới đăng ký nhãn hiệu, các thuê bao “giá trị gia tăng”, hay cả việc thương mại trực tiếp. Ngày nay, cả nguyên một hệ sinh thái của các công ty Web đang phát triển xung quanh cùng theo bộ các mô hình giống nhau.
Một nguyên tắc phân loại của việc không phải trả tiền
Giữa những hướng mới như vậy, các công ty đều phải tìm ra các sản phẩm được trợ cấp và giảm chi phí về tiến hành hoạt động kinh doanh trong kỷ nguyên kỹ thuật số, các cơ hội để theo được một mô hình hoạt động kinh doanh không phải trả tiền về một số lĩnh vực chưa bao giờ nhiều hơn thế. Nhưng đó là cái nào? Và có bao nhiêu cái như vậy? Chắc chắn phải hàng trăm bởi nền kinh tế không định giá này có thể được chia thành sáu loại chính như sau:
1. Dịch vụ gia tăng miễn phí
Cái gì không phải trả tiền: Một số nội dung, các dịch vụ và phần mềm Web. Không phải trả tiền đối với ai: Những người sử dụng phiên bản cơ bản.
Thuật ngữ này, được nhà tài phiệt tư bản Fred Wilson đưa ra, là nền tảng cho mô hình thuê bao các phương tiện truyền thông và là một trong những mô hình kinh doanh Web thịnh hành nhất. Nó có thể cần tới cả một loạt các vấn đề: các thể loại nội dung khác nhau, từ không phải trả tiền tới phải trả khá cao, hoặc một phiên bản “pro” hơn về một số trang hay một phần mềm với nhiều tính năng hơn phiên bản miễn phí.
Mà như vậy thì điều này khá quen thuộc: Không phải nó chỉ là mô hình hàng mẫu miễn phí được tìm thấy ở bất kỳ đâu, từ những quầy thu tiền sạch sẽ tới những xó xỉnh ngoài đường phố đấy chứ? Đúng vậy, nhưng với một sự thay đổi có ý nghĩa hết sức thú vị. Với hàng mẫu miễn phí truyền thống thì chỉ là những bản tin tại các quầy rượu để thu hút quảng cáo hoặc những gói tã giấy được gửi tới cho một người mới làm mẹ. Còn từ khi những hàng mẫu đó có chi phí thực thì các nhà sản xuất lại chỉ đem cho số lượng rất ít với hy vọng thu hút được những người tiêu dùng và kích thích được nhu cầu của họ được nhiều hơn.
Nhưng với các sản phẩm kỹ thuật số thì tỷ lệ về việc miễn thanh toán đã được đảo chiều. Một trang web trực tuyến thông thường tuân theo nguyên tắc 1%, nghĩa là 1% người sử dụng sẽ hỗ trợ được cho toàn bộ những người còn lại. Và trong mô hình dịch vụ gia tăng miễn phí thì điều đó có nghĩa rằng cứ một người trả tiền cho phiên bản cao hơn của trang web đó thì 99 người khác được sử dụng miễn phí phiên bản cơ bản. Và lý do để điều đó hoạt động được đó là chi phí phục vụ 99% gần như là bằng không nếu như muốn nói là không có gì.
2. Quảng cáo
Cái gì không phải trả tiền: Nội dung, các dịch vụ, phần mềm và còn nhiều hơn nữa. Không phải trả tiền đối với ai: tất cả mọi người.
Việc quảng bá thương mại cũng như đưa ra hình ảnh quảng cáo vừa phải nhượng bộ một cơn bão tuyết của những kiểu quảng cáo dựa trên Web mới mẻ: các banner thanh toán theo trang được xem của Yahoo, các quảng cáo bằng lời thanh toán theo lần kích chuột của Google, “các quảng cáo hội viên” thanh toán theo lần giao tác của Amazon và cả những trang tài trợ có liên quan dù chỉ lúc ban đầu. Rồi sau đó là tới một đợt sóng tiếp theo: thanh toán theo các kết quả tìm kiếm, thanh toán theo việc liệt kê các dịch vụ thông tin, và cả việc dẫn đầu thế hệ về việc một bên thứ ba tham gia phải thanh toán cho tên của những người đã quan tâm tới một chủ đề cụ thể. Các công ty ngày nay đều đang cố thử mọi thứ từ việc bố trí sản phẩm (thanh toán theo lần đăng) tới thanh toán theo kết nối trên các mạng lưới xã hội như kiểu Facebook. Và tất cả những cách tiếp cận này đều dựa trên nguyên lý rằng: những lời chào hàng miễn phí thì đều có được khách hàng với những quyền lợi rõ ràng và các nhu cầu riêng biệt mà các nhà quảng cáo sẽ cần phải trả tiền mới có được.
3. Trợ giá chéo
Cái gì không phải trả tiền: Bất kỳ sản phẩm nào có thể khiến bạn phải thanh toán cho một số thứ khác. Không phải trả tiền đối với ai: tất cả mọi người sẵn sàng trả tiền ngang nhau, dù cách này hay cách khác.
Kịch bản 3
Đó chính là Wiii! thế hệ thứ hai không phải trả tiền. Nhưng nó chỉ không phải trả tiền nếu bạn mua một phiên bản xịn của ban nhạc Rock.
Khi tính 15 đô la cho một đĩa DVD mới xịn, Wal-Mart đã là một người dẫn đầu chịu lỗ. Công ty này đang đưa ra giá một đĩa DVD thấp như vậy là để kéo được bạn vào trong cửa hàng, nơi nó hy vọng bán được một chiếc máy giặt có lãi. Những chai rượu vang đắt tiền trợ giá cho thức ăn trong một nhà hàng và “bữa trưa miễn phí” đầu tiên đó chính là một suất ăn không phải trả tiền cho bất kỳ ai gọi ít nhất một chai bia trong các phòng hội trường ở San Francisco vào cuối những năm 1800. Và trong bất kỳ các gói sản phẩm hay các dịch vụ, từ các kế hoạch về ngân hàng tới những kế hoạch về việc gọi di động thì giá của mỗi một thành phần riêng biệt thường được xác định bằng tâm lý chứ không phải bằng chi phí. Công ty điện thoại di động của bạn có thể không thu tiền hàng tháng theo biên bản, nó giữ cho phí đó thấp vì biết rằng điều trước tiên bạn quan tâm bao giờ cũng là chọn lấy một hãng tốt, mà như thế phí thư thoại hàng tháng của bạn mới là lợi nhuận thực sự.
Tại một nơi náo nhiệt ở Sao Paulo, Braxin, những người bán hàng rong hè phố bật lên những đĩa CD có giai điệu techno mới nhất, kể cả một bản của một ban nhạc đang được ưa chuộng có tên gọi Banda Calypso. Cũng giống như những chiếc đĩa CD của hầu hết những người bán hàng rong hè phố, những chiếc đĩa này không phải của các nhà sản xuất băng đĩa, mà cũng không phải là đĩa lậu. Chúng được trực tiếp tung ra từ chính ban nhạc đó. Chính Calypso đã phân phát quyền kiểm soát các đĩa CD của ban nhạc cùng nghệ thuật lót đường bằng đĩa CD tới những mạng lưới người bán hàng rong hè phố ở những thành thị nằm trong kế hoạch tới lưu diễn của ban nhạc, với sự thỏa thuận đầy đủ rằng những người bán hàng rong sẽ sao chép các đĩa CD, bán chúng và giữ lại toàn bộ số tiền. Thế là ổn, bởi việc bán những chiếc đĩa không phải là nguồn thu nhập chính của Calypso. Ban nhạc thực ra đang thực hiện công việc kinh doanh và công việc kinh doanh đó khá tốt. Việc di chuyển từ thành thị này sang thành thị khác theo cách này đã được báo trước bằng một đợt sóng các đĩa CD siêu rẻ giúp cho Calypso luôn có những buổi biểu diễn đông nghịt khán giả và chỉ phải bỏ chi phí cho chiếc máy bay lên thẳng cá nhân.
Còn những người bán hàng rong lại chính là những người tạo nên hình ảnh mới nhất ở mỗi thành thị mà Calypso tới biểu diễn, và sự có mặt khắp nơi của ban nhạc ở mọi nơi trong thành phố có nghĩa rằng ban nhạc có được lượng lớn khán giả của riêng mình khi tham gia các sự kiện như giới thiệu, bình chọn tác phẩm hay hòa nhạc. Âm nhạc không mất tiền thực ra chỉ là sự quảng cáo cho một hoạt động kinh doanh tua diễn có lãi nhiều hơn mà thôi. Và không một ai lại nghĩ điều đó như một sự phát hành bất hợp pháp.
4. Chi phí biên bằng không
Cái gì không phải trả tiền: Những thứ có thể được phân bổ hoàn toàn không cần một khoản chi phí đáng kể nào cho bất kỳ ai. Không phải trả tiền đối với ai: tất cả mọi người.
Điều này diễn tả rằng không có gì hay được bằng âm nhạc trực tuyến. Giữa việc sao chép kỹ thuật số với việc phân phát theo từng điểm thì rõ ràng chi phí thực của việc phân tán âm nhạc thực sự đã chạm đáy. Đây là một trường hợp mà sản phẩm vừa trở nên không phải trả tiền do lực hút kinh tế là tuyệt đối, dù có hay không một mô hình kinh doanh. Lực đó mạnh tới mức mà các điều luật, những sai phạm, việc quản lý bản quyền số (Digital Rights Management – DRM) và mọi rào cản khác về sự bất hợp pháp và nhãn hàng đều có thể được xem là thất bại. Một số nghệ sĩ coi âm nhạc trực tuyến của họ như một cách tiếp thị các buổi hòa nhạc, mua bán các tác phẩm, giấy phép và cả việc bồi dưỡng khác được thanh toán nữa. Nhưng những người khác lại đơn giản chấp nhận điều đó vì đối với họ âm nhạc không phải là một công việc kinh doanh làm ra tiền. Thế nên đôi khi họ làm điều này vì những lý do khác, từ vui thích tới thể hiện tính sáng tạo. Và điều đó dĩ nhiên vẫn luôn đúng đối với hầu hết các nhạc sĩ dù có thế nào đi chăng nữa.
5. Việc trao đổi lao động
Cái gì không phải trả tiền: Các trang Web và các dịch vụ. Không phải trả tiền đối với ai: tất cả những người sử dụng, kể từ khi hành động sử dụng những trang web và các dịch vụ đó thực sự tạo ra được một số thứ có giá trị.
Bạn có thể có được sách báo khiêu dâm không phải trả tiền nếu bạn giải thích được một số hình ảnh được nhặt ra từ những đề tài thường được dùng để chặn lại chính các trang đó. Và thực sự điều bạn đang làm đó là đưa ra những câu trả lời với một trang như vậy nhờ sử dụng các thư tiếp thị điện tử để truy cập nhanh tới các trang khác – điều đó còn có giá trị với chúng hơn băng thông bạn sẽ sử dụng để lướt qua các hình ảnh. Tương tự như vậy đối với việc phân loại những câu chuyện trên Digg, bầu chọn trên Yahoo Answers, hoặc sử dụng dịch vụ 411 của Google. Trong mỗi trường hợp, hành động sử dụng dịch vụ đó tạo ra một số thứ có giá trị, hoặc cải thiện chính dịch vụ đó, hoặc tạo ra thông tin mà có thể trở nên hữu ích ở những chỗ khác.
6. Quà biếu kinh tế
Cái gì không phải trả tiền: The whole enchilada, là phần mềm mã nguồn mở hoặc nội dung do người dùng tạo ra. Không phải trả tiền đối với ai: tất cả mọi người.
Từ Freecycle (hàng đã dùng qua rồi không phải trả tiền cho bất kỳ ai tới đem chúng đi) tới Wikipedia, chúng ta đều nhận thấy rằng tiền không phải là động lực duy nhất mà còn cả lòng vị tha luôn hiện hữu, nhưng Web đã biến nó thành một nền tảng nơi mà hoạt động của các cá nhân có thể có ảnh hưởng toàn cầu. Và theo một nghĩa nào đó thì sự phân bổ chi phí bằng không này vừa mới chuyển việc chia sẻ thành một ngành kinh doanh. Trong nền kinh tế tiền tệ, ngành kinh doanh này trông như tất cả đều không phải trả tiền. Thế nên, trong nền kinh tế tiền tệ ngành kinh doanh này trông giống như sự cạnh tranh không công bằng. Nhưng điều đó cho thấy được về những cách đánh giá giá trị nhận thấy ngay nhiều hơn là về giá trị của cái được tạo ra mà ngành kinh doanh này làm được.
Những nền kinh tế của sự giàu có
Có khả năng nhờ vào phép màu của sự giàu có, các nền kinh tế kỹ thuật số vừa xoay chuyển lại những nền kinh tế truyền thống. Hãy đọc cuốn giáo trình đại học của bạn và nó hình như định nghĩa các nền kinh tế như “khoa học xã hội về khả năng lựa chọn chưa đến mức khan hiếm”. Toàn bộ lĩnh vực này được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu các sự thỏa hiệp cũng như việc chúng được làm như thế nào. Bản thân chính Milton Friedma đã nhắc đi nhắc lại với chúng ta rằng: “không hề có được điều như kiểu bữa trưa không phải trả tiền”. Nhưng Friedma cũng đã sai theo cả hai hướng. Thứ nhất, một bữa trưa không phải trả tiền không nhất thiết có nghĩa rằng thức ăn được đem cho hoặc sau đó bạn sẽ phải thanh toán cho nó, mà nó có thể chỉ có nghĩa rằng một ai đó khác đang chọn món. Thứ hai, trong lĩnh vực kỹ thuật số như chúng ta vừa thấy, thì những nguyên liệu thô chủ yếu của nền công nghệ thông tin như bộ nhớ, năng lượng xử lý hay băng thông đang ngày càng trở nên rẻ hơn rất nhiều. Hai trong những chức năng khan hiếm chính của những nền kinh tế truyền thống đó là các chi phí biên về sản xuất và phân bổ thì đều đang cùng lao vào một hướng. Kiểu thế nên nó như thể nhà hàng đột nhiên không phải thanh toán tiền cho bất kỳ chi phí nào về thực phẩm hoặc nhân công phục vụ cho bữa trưa không phải trả tiền đó.
Chắc chắn các nền kinh tế phải có đôi điều để bàn về vấn đề này?
Đúng vậy. Câu trả lời là những cái bên ngoài, một khái niệm cho rằng để giữ được tiền không phải là điều khan hiếm duy nhất trên thế giới. Cái quan trọng giữa những cái khác đó chính là thời gian và sự chú ý của bạn, hai yếu tố mà chúng ta luôn biết rõ nhưng thực ra gần đây mới có đủ khả năng để đánh giá được nó một cách đúng đắn. “Nền kinh tế quan tâm” và “nền kinh tế nổi tiếng” là quá mờ nhạt để xứng đáng được với một lĩnh vực có tính chất học thuật, nhưng vẫn có một số cái thực tế đều bắt nguồn cả từ hai nền kinh tế trên. Chúng đều biết nhờ có Google mà ngày nay chúng ta đều biết một cách thuận tiện để chuyển từ sự nổi tiếng (trang chấm điểm) thành sự chú ý (lưu lượng) ra tiền (quảng cáo). Bất kỳ điều gì mà bạn có thể chắc chắn chuyển thành tiền được thì đều là một dạng về chính tiền của nó, và Google đóng vai trò là ông chủ ngân hàng chính đối với những nền kinh tế mới mẻ này.
Có lẽ nguồn cung ứng của sự nổi tiếng và sự quan tâm trên thế giới bị giới hạn tại bất kỳ thời điểm nào. Và như vậy là có thêm hai điều khan hiếm mới, cũng như thế giới của việc không phải trả tiền chủ yếu tồn tại để đòi hỏi cho những tài sản có giá trị vì mục đích của một mô hình hoạt động kinh doanh được nhận ra sau này. Việc không phải trả tiền làm dịch chuyển nền kinh tế, từ một sự tập trung chủ yếu vào cái có thể được xác định bằng những đồng đô la và cent thành một kiểu thanh toán hiện thực hơn nhiều cho tất cả mọi thứ mà chúng ta thật sự xác định được giá trị hiện nay.
Việc không phải trả tiền thay đổi tất cả mọi thứ
Giữa những nền kinh tế kỹ thuật số với phương thức bán buôn theo kinh nghiệm trong việc thay đổi giá của King Gillette thì chúng ta sắp bước vào một kỷ nguyên mà ở đó việc không phải trả tiền sẽ được xem như một quy chuẩn chứ không phải là một điều dị thường. Vậy sự thỏa thuận đó quan trọng như thế nào? Tốt thôi, chúng ta hãy cùng xem xét điều tương tự này: Vào năm 1954, thời kỳ đầu của năng lượng hạt nhân, Lewis Strauss, khi đó là giám đốc của Ủy ban Năng lượng Nguyên tử, đã hứa rằng chúng ta đang sắp bước vào một kỷ nguyên mà ở đó điện sẽ trở nên “quá rẻ để trả giá”. Chẳng cần phải nói nữa bởi điều đó đã không xảy ra vì chủ yếu do những rủi ro về năng lượng hạt nhân ngày càng khiến cho các chi phí của nó tăng lên một cách khổng lồ.
Nhưng điều gì xảy ra nếu điều ông ta nói là đúng? Sẽ là điều gì nếu thực tế điện bỗng nhiên hầu như không phải trả tiền? Câu trả lời đó chính là mọi tiếp xúc về điện, như kiểu để chỉ nói về mọi thứ chung chung, cần phải được chuyển đổi, hơn nữa phải có sự cân bằng giữa điện với những nguồn năng lượng khác. Và khi đó thì chúng ta nên dùng điện vào nhiều thứ mà chúng ta có thể dùng được, nghĩa là chúng ta nên lãng phí điện. Nếu thực tế như thế thì chỉ bởi vì khi đó điện là quá rẻ khiến chúng ta chẳng còn phải bận tâm về nó nữa.
Khi đó tất cả những tòa nhà sẽ được sưởi ấm bằng điện mà chẳng còn phải lo ngại về sự chuyển đổi thời tiết nữa. Còn tất cả chúng ta sẽ đều lái những chiếc xe hơi chạy bằng điện (không phải trả tiền điện sẽ khuyến khích việc phát triển nền công nghệ pin hiệu quả để có thể tích điện được). Những nhà máy lọc muối khổng lồ sẽ chuyển được nước mặn thành nước ngọt, bởi bất kỳ ai cũng đều muốn có nước để tưới cho đồng ruộng, tới những vùng xa xôi, hay chuyển các sa mạc thành những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ, và còn nhiều điều nữa khiến cho những nhiên liệu đắt đỏ này thành như một kho năng lượng rẻ hơn cả những cục pin. Liên quan tới việc không phải trả tiền điện thì những nhiên liệu hóa thạnh sẽ được xem là bẩn thỉu và đắt một cách vô lý, và vì thế mà các khí thải cacbon cũng sẽ bị biến mất. Và tới lúc đó, cụm từ “làm ấm lên toàn cầu” sẽ chẳng bao giờ còn xuất hiện trong ngôn ngữ của chúng ta nữa.
Hiện nay, đó lại là những nền công nghệ kỹ thuật số chứ không phải là điện, và nó thì cũng vừa mới trở nên quá rẻ để trả giá. Nhưng nó cũng đã mất hàng chục năm để giũ sạch được giả định rằng máy tính đã được tạo ra chỉ để dành cho số ít, cũng như chúng ta bây giờ cũng mới chỉ bắt đầu được tự do về băng thông và bộ nhớ do chính sự nghèo nàn về khả năng sáng tạo. Nhưng một thế hệ nổi lên dựa vào việc không phải trả tiền Web lại đang biến nó thành một thời đại, và họ sẽ tìm ra những con đường hoàn toàn mới để nắm lấy sự lãng phí và chuyển đổi thế giới trong chính sự lãng phí đó. Bởi đơn giản không phải trả tiền là cái bạn muốn và không phải trả tiền ngày càng nhiều chính là cái mà bạn sắp có trong một tương lai không còn xa nữa.