Nhu cầu liên lạc trong giới trẻ Việt Nam hiện nay là cực cao. Đi đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp các bạn trẻ đang nhắn tin gọi điện. Nắm bắt nhu cầu ấy đã có hàng loạt những phần mềm trợ giúp việc liên lạc này. Có thể kể đến như Viber, iMessage... Trong số này Wechat nổi lên như một phần mềm hữu ích, tiện lợi không chỉ trong việc liên lạc mà còn liên kết cộng đồng bằng những tiện ích hữu hiệu.
Tuy nhiên, phần mềm liên lạc có rất nhiều điểm đáng lưu ý, quan tâm. Ngay từ nguồn gốc xuất xứ đã gây một dấu hỏi lớn. Theo như Admin của Fanpage Wechat trên Facebook thì Wechat là một phần mềm của Việt Nam. Tuy nhiên tra trên Internet cùng với thông tin sản phẩm Wechat trên chợ điện tử của Apple thì Wechat là một phần mềm của hãng Tencent Trung Quốc. Ngay từ bước đầu tiếp cận thị trường đã gây nhiều nghi vấn cho người dùng.
Rất nhiều các ngôi sao, ca sĩ , hot girl được WeChat "thuê" để PR
|
Một bước đi khá khôn ngoan của WeChat tại thị trường nước ta chính là việc sử dụng các ngôi sao. ca sĩ, hot girl, người nổi tiếng quảng bá. Chính vì vậy, lượng người sử dụng là rất lớn. Theo một vài số liệu thì Wechat đang là phần mềm chat có cộng đồng lớn nhất tại Việt Nam. Fanpage của Wechat trên Zing Me có 60,000 lượt view, hơn 10,000 lượt thích, thuộc một trong những fanpage lớn nhất Zing Me.
Các banner quảng cáo không "lành mạnh" của Wechat.
|
Tuy nhiên ngoài lý do người nổi tiếng thì Wechat còn sử dụng cả những "chiêu bài" nhằm hạ thấp các đối thủ cạnh tranh như Kakao, Whatsapp. Các banner quảng cáo xuất hiện thường xuyên với nội dung cạnh tranh không lành mạnh là một điều đáng lưu ý với người dùng.
Nhưng trên tất cả, điều đáng lo ngại nhất từ Wechat chính là ở điều khoản sử dụng. Wechat coi Việt Nam là một thị trường chiến lược nhưng những thỏa thuận với người dùng lại được sử dụng tiếng Anh mà không có bản Tiếng Việt kèm theo.
Điều khoản 9.4 gây nhiều sự khó hiểu cho người dùng.
|
Và đặc biệt có một điều khoản sử dụng rất đáng chú ý. Cũng như hầu hết tất cả các bản thỏa thuận khác, đơn vị cung cấp dịch vụ sản phẩm (ở đây là Tencent) luôn nắm giữ quyền quyết định cao nhất về việc họ toàn quyền thu thập, sử dụng thông tin cá nhân của người dùng và sử dụng vào những mục đích riêng / chung. "NHƯNG ĐIỂM ĐẶC BIỆT TRONG BẢN THỎA THUẬN NÀY LÀ TENCENT CÓ QUYỀN CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA NGƯỜI DÙNG CHO CÁC BÊN THỨ 3 MÀ KHÔNG CẦN (KHÔNG THẤY ĐỀ CẬP) SỰ XÁC NHẬN HAY CHO PHÉP". Đó là khác biệt lớn nhất nếu đem so với bản thỏa thuận của Yahoo Messenger chẳng hạn. Sẽ không thể biết Tencent sử dụng những thông tin cá nhân người dùng Việt Nam vào mục đích gì và gửi cho ai??
Bất cập là vậy nhưng Wechat vẫn nhận sự được những sự hỗ trợ từ ngay trong cộng đồng mạng. Các banner quảng cáo được đặt ngay trong những trang nổi tiếng của Việt Nam như ngoisao.net, zing.vn. Các công ty truyền thông tại Việt Nam (ví dụ như trang mạng ngoisao.net của FPT) đang tiếp tay quảng cáo cho sản phẩm này phải có trách nhiệm tuyên truyền và cảnh báo một cách rõ ràng cho người dùng biết về việc thông tin cá nhân của họ sẽ bị thu thập và sử dụng thế nào, thay vì đặt các banner quảng cáo link thẳng qua trang web đích khuyến nghị cài đặt phần mềm.
Nguồn: Beat/ Hoàng Duy