Type Here to Get Search Results !

Việt Nam rớt hạng về năng lực cạnh tranh toàn cầu

Việt Nam sụt xuống hạng 75 trên tổng số 144 nền kinh tế trên thế giới được xếp hạng trong bảng đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012-2013 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF vừa công bố.

TIN TỨC

Vị trí thứ 65 của Việt Nam hồi năm ngoái hiện rơi vào tay Philippines.

12 tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh chia thành 3 nhóm gồm các yếu tố cơ bản, các yếu tố thúc đẩy hiệu quả kinh tế, và các yếu tố thúc đẩy sự đổi mới của nền kinh tế.

Trong số này, Việt Nam có số điểm rất thấp về các yếu tố cơ bản, ở hạng 91, và các yếu tố thúc đẩy sự đổi mới của nền kinh tế ở hạng 90. Về các yếu tố thúc đẩy hiệu suất kinh tế, Việt Nam ở hạng 71.

Theo WEF, trong 2 lần xếp hạng gần đây, Việt Nam sụt tổng cộng 16 hạng và là nước có thứ hạng thấp thứ nhì trong 8 nước Đông Nam Á được khảo sát, với  tất cả các chỉ tiêu đều bị xếp dưới hạng 50 và rất nhiều hạng mục ở gần hạng 100.

Vẫn theo khảo sát này, trong năm 2011 vừa qua, lạm phát của Việt Nam gần 20%, gấp đôi năm trước đó, xếp hạng tín nhiệm nợ quốc gia cũng bị giảm.

Các chỉ tiêu khác mà Việt Nam cũng bị đánh giá thấp bao gồm cơ sở hạ tầng và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Đứng đầu bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012-2013 của WEF là Thụy Sĩ. Ðây là năm thứ tư liên tiếp quốc gia này dẫn đầu bảng. Kế đến là Singapore và hạng ba là Phần Lan.

NHẬN ĐỊNH

rong số 12 nhóm chỉ tiêu được WEF sử dụng để đánh giá, Việt Nam tụt hạng ở 9 nhóm, trong đó không có nhóm nào vượt được hạng 50 và phần lớn trong số này cận kề thứ hạng 100.

Nếu như ở báo cáo năm 2011, Việt Nam được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao ở sự ổn định kinh tế vĩ mô (tiến 20 bậc), thì đến 2012, hạng mục này lại bị hạ tới 41 bậc. Nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát 2011 gần chạm ngưỡng 20%, cao gấp đôi so với một năm trước đó. “Nhằm kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, điều này lại khiến khả năng tiếp cận tín dụng trở nên khó khăn hơn”, báo cáo nhận định.

Cơ sở hạ tầng (xếp hạng 95) một lần nữa được nhắc đến như một trở lực chính cho sự phát triển của nên kinh tế, với những lo ngại được đặt nặng vào chất lượng đường xá (hạng 120) và cảng (113). Trong khi đó, khu vực công tiếp tục bị phàn nàn bởi nạn tham nhũng và thiếu hiệu hiệu quả, cùng với các vấn đề về tôn trọng tài sản cá nhân (xếp hạng 113), bản quyền (hạng 123).

Trong số ít những điểm tích cực WEF chỉ ra, Việt Nam được đánh giá cao bởi chất lượng thị trường lao động (hạng 51), quy mô thị trường (32) và mức độ hài lòng với chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ bản (64). Các chuyên gia thực hiện báo cáo cũng cho rằng những thách thức đang ngày một lớn đối với quá trình phát triển của Việt Nam và đỏi hỏi những chính sách hết sức quyết đoán nhằm duy trì đà tăng trưởng một cách bền vững.
Khoảng cách thu nhập của người Việt với mức trung bình các nước châu Á đang phát triển ngày một lớn.
Khoảng cách thu nhập của người Việt với trung bình các nước châu Á đang phát triển ngày một lớn.
Một lưu ý khác cũng được ẩn dụ khi WEF công bố GDP quy theo giá thực tế năm 2011 của Việt Nam là 122,7 tỷ USD, trong đó thu nhập đầu người là 1.374 USD. Tuy nhiên, biểu đồ của báo cáo lại cho thấy khoảng cách giữa thu nhập của người Việt so với mức trung bình của các quốc gia châu Á đang phát triển ngày càng bị nới rộng. (Nguồn VnExpress)

THAM KHẢO

Báo cáo cạnh tranh toàn cầu là một bản tin hàng năm được xuất bản bởi Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF - World Economic Forum), phát hành lần đầu vào năm 1979. Bản báo cáo năm 2006 – 2007 bao gồm 125 nền kinh tế chính và nổi bật. Báo cáo này “nhằm đánh giá khả năng cung cấp mức độ thịnh vượng cao hay thấp đối với dân chúng ở mỗi quốc gia, trong đó có công bố “chỉ số cạnh tranh quốc gia” (GCI - Global Competitiveness Index) nhằm đo lường khuynh hướng của các thế chế, chính sách, những nhân tố tạo thành trạng thái hiện thời & những mức giới hạn về trạng thái thịnh vượng kinh tế”. GCI được trích dẫn rất rộng rãi cũng như được sử dụng trong nhiều tài liệu cho nhiều nghiên cứu hàn lâm cũng như nhiều bài báo trên các tạp chí uy tín.
Ngoài WEF, Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh Thụy Sỹ cũng công bố hàng năm về chỉ số cạnh tranh quốc gia, đánh giá mức tiến bộ & thụt lùi năng lực đổi mới của mỗi quốc gia.
Những báo cáo tương tự hàng năm còn có “chỉ số thuận lợi kinh doanh” và “chỉ số tự do kinh tế”. Hai chỉ số này đều xem xét những nhân tố ảnh hướng đến tăng trưởng kinh tế nhưng không bao quát như Báo cáo cạnh tranh toàn cầu.
Dựa trên bốn yếu tố cơ bản hàng đầu được coi là ảnh hưởng tới chỉ số cạnh tranh của quốc gia gồm lạm phátcơ sở hạ tầnglao động có trình độ và mức độ tham nhũng, WEF sẽ xếp hạng khoảng 130 quốc gia trên toàn cầu trong Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index) và công bố số liệu đó trong Global Competitiveness Report. Các báo cáo này được phát miễn phí trên mạng Internet.
Xếp hạng năng lực cạnh tranh dựa trên số liệu kinh tế được chính các nước tham gia khảo sát công bố (hard data) và kết quả lấy từ khảo sát ý kiến các doanh nhân và chuyên gia kinh tế (soft data).
Báo cáo này đã được thực hiện hàng chục năm qua và cho thấy bức tranh tổng quan và toàn diện về những điểm mạnh, điểm yếu của nền kinh tế các nước, từ đó tự họ nhận định cơ hội và thách thức. Xếp hạng của WEF cũng phản ánh các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của một quốc gia, vốn cũng là các yếu tố cơ bản đối với tăng trưởng kinh tế bền vững.
Nhận xét về độ tin cậy của xếp hạng của WEF, nhiều chuyên gia kinh tế nói “chỉ mang tính tương đối và không ảnh hưởng tới niềm tin của các nhà đầu tư”. Các thông tin và tư liệu đầu vào dùng để phân tích có chuẩn hay không còn là điều cần phải xem xét, nhưng đây là cơ sở giúp các chính phủ tham khảo. (Nguồn Wikipedia)

Nguồn Tổng hợp