1) 400 Bad File Request: Lỗi tại bạn gõ... sai cú pháp đường dẫn hoặc gõ sai vị trí của dấu chấm (thí dụ: powernet.vn mà bạn lại gõ là powernet,vn). Cách tốt nhất khi gõ địa chỉ là bạn nên gõ bằng chữ thường, và tạm thời tắt bộ gõ của mình đi sẽ tránh được nhiều cái sai không đáng có.
1. Lỗi 404 có thể ảnh hưởng đến thứ hạng website? Lỗi 404 là một lỗi thông thường đối với 1 website trong thời đại mà internet thay đổi từng ngày, đồng nghĩa với việc những nội dung mới được sinh ra những cái đã cũ chết đi. Lỗi 404 qua đó mà hình thành. Các công cụ tìm kiếm nhận thức được điều này bởi họ (Google, Yahoo…) cũng gặp phải những lỗi 404 trên website của họ. Lỗi 404 xuất hiện ở khắp mọi nơi trên mạng internet. Thực tế là một vài lỗi 404 trên website của bạn sẽ không ảnh hưởng đến những URL khác trên kết quả tìm kiếm.
2. Như vậy thì lỗi 404 sẽ không ảnh hưởng gì đến website?
Nếu website của bạn chỉ có vài lỗi 404, điều đó sẽ không làm ảnh hưởng gì đến website của bạn trên kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên lỗi 404 cũng có thể phân ra làm nhiều loại khác nhau. Nếu như những trang nhắm mục tiêu của bạn lại báo lỗi 404 thì không ổn chút nào. Nó sẽ anh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, chiến dịch… và cuối cùng là lợi ích của bạn trên website. Đối với những trang đã bị bạn loại bỏ và giờ xuất hiện lỗi 404 thì bạn cũng nên tìm cách khác phục bởi người sử dụng sẽ không mấy thiện cảm với website có những trang chết như vậy.
3. Tôi nên sử dụng trang thông báo 404 hay redirect 301 để giải quyết lỗi 404?
Khi bạn loại một trang khỏi website của mình, bạn cần cân nhắc việc chuyện nội dung đó qua một trang khác hay đơn thuần là loại bỏ hoàn toàn nội dung đó khỏi website. Nếu bạn muốn chuyển nội dung đó qua 1 trang khác, bạn nên sử dụng redirect 301 để tận dụng những liên kết đã có từ trước. Còn trong trường hợp đơn thuần chỉ là xóa nội dung đó khỏi website, bạn có thể sử dụng trang thông báo 404.
4. Phải làm gì khi hầu hết các lỗi 404 trên website của tôi đều không phải là những nội dung do tôi tạo ra?
- Khi Google tìm thấy một liên kết bất kỳ trên mạng trỏ tới website của bạn, nó sẽ cố gắng quét nội dung trang đích đó cho dù trang đó không hề tồn tại và điều đó dẫn đến việc server của bạn báo lỗi 404 (không tìm thấy). Điều này có thể xảy ra do lỗi con người hoặc ứng dụng trong quá trình tạo liên kết. Chính vì vậy khi bạn tìm thấy những lỗi 404 trong Google Webmaster Tools nhưng không phải là những nội dung bạn đưa lên website thì bạn có thể bỏ qua mà không cận bận tâm, lo lắng chúng sẽ ảnh hưởng tới website.
5. Ai đó đã tạo ra qua nhiều broken link (lỗi 404) cho website của tôi.
Như đã nói ở trên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm với những nội dung không do bạn tạo ra. Google đủ thông minh để hiểu và không quá quan trọng lỗi 404 trên website của bạn.
6. Tôi có thể sử dụng công cụ xóa URL trong Google Webmaster Tools để loại bỏ ngay những trang lỗi 404?
Công cụ URL remove được tạo ra để loại bỏ khẩn cấp những nội dung mà tác giả đã không còn thấy cần thiết khỏi trang kết quả tìm kiếm.
2) 401 Unauthorized: Bạn đã gõ sai mật khẩu của mình để truy cập Website này. Bạn đành phải thử lại lần nữa và cẩn thận xem phím Caps Lock có bật hay không.
3) 403 Forbidden/Access Denied: Gần giống như trên, nhưng lần này do bạn không có mật khẩu để vào hay cũng chính do người quản trị không muốn bạn truy cập thông tin.
Bạn cần kiểm tra lại đường dẫn của website xem đã chính xác chưa, đôi khi thông tin đó được bảo mật bởi người sở hữu website. Bạn có thể gặp thông báo như 401- Not Authorised cũng như thông báo HTTP Error 403 – Forbidden. Cũng có thể lỗi do traqng web bị đóng cửa nên khi bạn truy cập sẽ bị trả về lỗi này.4) 404 File Not Found: Tài liệu mà bạn muốn xem đã bị xóa rồi hay bạn gõ sai đường dẫn nên Server không thể tìm thấy tài liệu đó. Có một mẹo nhỏ để giúp bạn tìm lại đường dẫn mới của tập tin là bạn dùng phím xóa lùi địa chỉ, cứ đến một dấu "/" thì bạn dùng lại, gõ Enter một cái để kiểm tra đường link này có tồn tại hay không, nếu có, thì từ đây bạn có thể tìm được lại liên kết mới của tài liệu cần đọc.
5) 408 Request Timeout: Lỗi này thông báo Server đã ngưng đáp ứng thông tin do quá thời gian quy định. Thông thường lỗi này là do Server xử lý thông tin chậm, đường truyền bị ngẽn hoặc là kích thước file yêu cầu quá lớn.
6) 500 Internal Error: Lỗi này là 100% tại quản trị viên. Server không thể tìm được trang HTML mà bạn muốn vì trục trặc trong cấu hình, lúc này chỉ có thể cầu cứu ông quản trị mà thôi.
Để giải quyết vấn đề này, đầu tiên bạn cần refresh (tạm dịch: "làm tươi") trang web bằng phím F5 hoặc biểu tượng refresh của các trình duyệt. Ở một vài trường hợp thì lỗi này chỉ là lỗi tạm thời và việc refresh trang web có thể giải quyết được. Nếu không được, bạn có thể ghé thăm trang web này sau hoặc báo lại với người quản trị web nếu thấy cần thiết.
7) 501 Not Implemented: Web Server không hỗ trợ yêu cầu đặc biệt mà bạn muốn nó làm.
8) 502 Service Temporarily Overloaded: Lỗi nghẽn mạng. Website này đang trong giờ cao điểm, quá nhiều người truy cập, hết băng thông, bạn chỉ còn cách chờ hoặc mua thêm băng thông.
9) 503 Service Unavailable: Server bận, Server đang có sự thay đổi, hoặc mạng của bạn bị "out" rồi đó.
10) Connection Refused by Host: Một cách nói lịch sự để báo cho bạn biết là bạn đã sai mật khẩu hay bạn không có quyền xem trang này.