Nguồn gốc tên gọi
Tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers.
Còn gọi là cây thuốc bỏng, lạc địa sinh căn, thổ tam thất, trường sinh.
Phân loại khoa học
Giới: Plantae
Phân họ: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Saxifragales Bộ Tai hùm
Họ: Crassulaceae
Chi: Kalanchoe
Mục: Bryophyllum
Các loài: K. pinnata
Tên nhị thức
Kalanchoe pinnata
( Lam. ) Pers. ( Lam. ) Pers.
Từ đồng nghĩa
Bryophyllum pinnatum (Lam.) Oken , Bryophyllum calycinum Bryophyllum pinnatum (Lam.) Oken , Bryophyllum calycinum
Phân bố của Kalanchoe Pinnata trên thế giới |
Đặc điểm
Thân thảo rỗng, cao 0,5-1 mét; có hai loại lá: một loại lá to và một loại lá nhỏ. Lá mọc đối thành hình chữ thập, lá dày có khí nguyên; mép lá có răng cưa tù, to; mặt lá bóng có cuống dài từ 2-5 cm. Hoa mọc ở ngọn hoặc kẽ lá, màu tím hồng, rủ chúc xuống như đèn lồng. Hoa nở vào tháng 3-5, có quả vào tháng 4-6. Cây trường sinh còn có tên là cây sống đời, cây thuốc bỏng, thổ tam thất, diệp sinh căn, sái bất tử, lạc địa sinh căn.
Xuất xứ
Kalanchoe pinnata có nguồn gốc từ châu Á, Australia, New Zealand, Tây Ấn, Macaronesia, Mascarenes, Galapagos, Melanesia, Polynesia và Hawaii. Nó phân bố rộng rãi ở Việt Nam với nhiều tên gọi khác nhau như cây thuốc bỏng, lạc địa sinh căn, thổ tam thất, trường sinh.
Phần lớn lý do phổ biến rộng rãi của loài cây này có thể là do nó được nhiều người trồng trong vườn nhà mình.
Độc tính và Ứng dụng của Cây sống đời trong y học
Độc tínhChung với các Crassulaceae (như các chi Tylecodon , Lá mầm và Adromischus ), Kalanchoe pinnata đã được phát hiện có chứa bufadienolide tim glycosides , có thể gây ra bệnh tim nhiễm độc , đặc biệt ở động vật ăn cỏ.
Trong y học cổ truyền, các loài Kalanchoe đã được sử dụng để điều trị các bệnh như thấp khớp, nhiễm trùng và viêm có. Kalanchoe cũng chiết xuất ức chế miễn dịch hiệu ứng. pinnata Kalanchoe đã được ghi nhận ở Trinidad và Tobago là đang được sử dụng như là một điều trị truyền thống để tăng huyết áp và để điều trị sỏi thận ở Ấn Độ mà là đi bằng tên của Pather Chat hoặc Paan-futti.
Tác dụng sinh lý: Thanh nhiệt, tiêu sưng, bạt độc.
Tính vị: Tính lạnh, vị nhạt chát.
Bộ phận dùng: Lá.
Công dụng chữa bệnh:
- Để trị bỏng thì giã nhuyễn lá sống đời đắp lên vết thương. Bên cạnh đó còn dùng đắp lên mụn nhọt và cầm máu. Cách dùng như sau: lấy 3-4 lá rửa sạch, giã nát, đắp, hoặc vắt lấy nước bôi hằng ngày. Nếu để uống thì lấy lá rửa sạch, giã nát hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để uống.
- Nếu bị viêm tai cấp tính, lấy lá sống đời giã nhuyễn, vắt lấy nước rồi thấm vào tai rất hiệu quả.
- Nếu bị té ngã mà có vết thương bầm tím, thì giã nhuyễn lá rồi cho thêm ít rượu và đường để uống.
- Có địa phương dùng lá sống đời để chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng, nhiễm trùng đường ruột, bằng cách: lấy 40g lá tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước uống, còn xác thì đắp bên ngoài bụng.
- Những người bị viêm họng có thể ăn 10 lá sống đời, chia làm nhiều lần trong ngày (sáng ăn 4 lá, chiều ăn 4 lá và tối ăn 2 lá), bằng cách nhai lá tươi (đã rửa sạch), ngậm một lát rồi nuốt cả nước lẫn xác. Làm liền 3 ngày như thế.
- Khi bị chảy máu cam, có thể giã 1-2 lá sống đời, lấy bông gòn thấm nước này rồi chấm vào bên trong mũi.
- Nếu bị mất ngủ thì cứ chiều và tối ăn mỗi lần 8 lá sống đời, sẽ giúp dễ ngủ hơn.
- Khi bị kiết lỵ (viêm đại tràng), mỗi ngày ăn 20 lá sống đời, sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá; trẻ em từ 5-10 tuổi thì dùng liều bằng nửa người lớn. Dùng liền trong 5 ngày.
- Phụ nữ có con nhỏ nếu bị mất sữa, thì vào buổi sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá sống đời. Ăn vài ngày liền như vậy. - Bị say rượu thì nhai ăn 10 lá sống đời, độ mươi phút sau sẽ giảm.
- Bị trĩ nội, thì mỗi ngày dùng 10 lá sống đời - sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá, bằng cách nhai nuốt nước, còn xác thì cho vào miếng gạc vải để đắp lên hậu môn (trước khi đắp cần làm vệ sinh hậu môn bằng nước pha muối).
Lưu ý, mọi trường hợp đều dùng lá sống đời tươi, không nên dùng lá héo, lá khô vì sẽ không có tác dụng chữa bệnh. Một số người cho rằng cây sống đời có thể chữa "bách bệnh", nhưng như vậy là nói quá, không có cơ sở khoa học.
Bài thuốc tham khảo khác
Lá cây sống đời giúp cầm máu; lô hội trị vết bỏng loét; lá bàng chữa cảm sốt, giúp ra mồ hôi, giảm tê thấp và lỵ… Các loại cây này được nhà khoa học khuyên nên trồng ở tư gia vừa làm cảnh vừa chữa bệnh rất hiệu quả.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Thị Đẹp, Trưởng bộ môn Thực vật, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP HCM cho biết, khi bị bỏng hoặc đứt tay mà trong nhà không có thuốc cầm máu, có thể dùng lá cây sống đời giã nát rồi đắp lên vết thương, cầm máu rất tốt.
Sống đời - Còn gọi là cây thuốc bỏng, lạc địa sinh căn, thổ tam thất, trường sinh, tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers.
Toàn thân cây có vị nhạt, chát, hơi chua, tính mát, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, hoạt huyết chỉ thống, bạt độc sinh cơ.
Ngọn và lá sống đời non có thể thái nhỏ nấu canh ăn và dùng làm thuốc giải độc, chữa bỏng, đắp vết thương, đắp mắt đỏ sưng đau, đắp mụn nhọt và cầm máu. Do có tác dụng kháng khuẩn nên sống đời còn được dùng trị một số bệnh đường ruột và bệnh nhiễm trùng khác như viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi ngoài ra máu.
Ở Ấn Độ, người ta dùng lá cây này đắp trị bỏng, vết thương, mụn nhọt và các vết cắn đốt của côn trùng. Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng chữa ung sang thũng độc, viêm tuyến vú, đan độc, ngoại thương xuất huyết, đòn ngã, tổn thương, gãy xương, bỏng, viêm tai giữa.
Cách dùng: Lá tươi giã nát đắp hoặc vắt lấy nước bôi hàng ngày. Có thể dùng lá tươi 40g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước hoặc hòa với nước chín rồi lọc lấy nước cốt để uống. Ngoài ra lá tươi giã nát vắt lấy nước, nhỏ vào tai chữa được bệnh viêm tai giữa cấp tính. Cũng nước lá tươi, thêm rượu và đường uống chữa bị ngã, bị thương thổ huyết.
Nhân giống cây sống đời Kalanchoe
Nguồn: Tác giả Gs. Mai Trần Ngọc Tiếng
Cây sống đời thuộc họ Crassulaceae gồm nhiều giống,thông thường nhất là giống Kalanchoe. Cây có lá dài hoặc tròn, cho hoa đẹp nhiều màu sắc: hồng ,vàng và bền. Ngoài ra lá sống đời được dùng trong dân gian để làm thuốc trị bỏng
Kalanchoe dể trồng,thích bóng râm chỉ cần bốn tiếng chiếu sáng.Chúng có biến dưỡng carbon thuộc nhóm CAM.
Chúng sinh sản bằng nhân giống vô tính, tức là lá hay một khúc thân giâm xuống đất tạo được một cây mới. Tuy nhiên có sống đời Hà lan cho hoa đỏ hoặc vàng, bền và đẹp nhưng lại không nhân giống bằng giâm lá được.
Trong thiên nhiên các giống Kalanchoe có thể tạo chồi hay rễ: từ khuyết lá xuất hiện rễ hoặc chồi. Thí dụ: Kalanchoe có lá tròn tên. K.pinnata tạo rễ, còn Kalanchoe mortage có lá dài tạo chồi.
Một giống khác có lá tròn tạm gọi Kalanchoe sp tạo nguyên cả cây con từ khuyết lá, chồi lú ra trước, đến thân rồi sau cùng là rễ, và tất cả cây con rớt xuống đất nơi đó chúng phát triển.
Khi lá K.pinnata chạm đất nơi khuyết lá mọc ra rễ và tiếp tục các phần khác của cây con, sau đó cây con sẽ sống độc lập.
Còn lá dài K. Mortage chạm đất, chồi đã lú ra từ phiến lá tiếp tục tạo thân và rễ để hoàn tất cây con, trước khi cây này sống độc lập.
Nhưng tại sao nơi khuyết lá K. Hà lan không có cơ quan nào được tạo cả?
Không phải kích thước và hình dạng lá Kalanchoe quyết định khả năng sinh sản vô tính của lá, nhưng do cấu trúc giải phẩu của mô lá tại vùng khuyết.
Cắt dọc theo gân lá từ khuyết vào gân chính ta ghi nhận khuyết lá K. Pinnata và K. Mortage được nối liền với gân chính bằng một bó mạch libe, và libe là mạch tận cùng tới khuyết. Còn K. Ha lan thì mạch này kết thúc khoảng 1/3 đường trước khi tới khuyết. Như vậy hiện diện của mạch quyết định tạo rễ hay tạo chồi.
Chúng ta giải thích hiện tượng tạo cơ quan rễ hay chồi như sau:
Tại chót mạch có một nhóm tế bào nhỏ gọi là sinh mô, đường kính bằng nhau, tế bào chất đậm đặc xếp chồng song song nhau hướng về một hướng phân chia được. Nối liền sinh mô với gân chính của lá là một gân phụ dẫn nhựa chuyển từ cuống lá tới khuyết lá. Lá K. Hà lan có mạch nhưng không kéo thẳng tới khuyết và không tiếp tế nhựa cho sinh mô, hiện diện của gân lá tức mạch đưa nhựa tới khuyết lá tạo rễ cho K. Mortage, tạo chồi cho K. Pinnata hay tạo một cây con cho K- sp.
Hiện tượng tạo cơ quan này được chia làm 3 giai đoạn tạo rễ là hiện tượng đơn giản nhất.
Giai đoạn một: Tạo sinh mô gân mạch, libe đã kể trên.
Giai đoạn hai: Tế bào sinh mô phân chia theo chiều hướng và tạo một khối u bán cầu. Chân bán cầu kéo dài theo hình bán kính của u tạo trục trung tâm rễ.
Giai đoạn ba: Các tế bào bao trung tâm phân vách song song với bề mặt của sinh mô bên trong và tạo nhu mô vỏ và biểu bì rễ.
Tóm lại, rễ được tạo ra qua ba giai đoạn: tạo một sinh mô gần bó libe phân chia thành một vùng tượng thể kéo dài; phân hóa thành các mô vỏ, biểu bì và các mạch trong nhu mô vỏ.
Tạo chồi là một hiện tượng cũng gồm ba giai đoạn, nhưng phức tạp hơn.
Giai đoạn một: tạo sinh mô từ tùng mạch libe.
Giai đoạn hai: nhóm sinh mô phân chia thành hai lớp, lớp ngoài tạo bọc chồi, lớp trong tạo lõi và mạch.
Giai đoạn ba: lớp ngoài tạo ra biểu bì và các lá, lớp trong tạo nhu mô, lõi và mạch.
Như vậy cả chồi và rễ xuất hiện là nhờ có mạch libe tận cùng tới khuyết lá.
Vai trò của mạch libe có ý nghĩa gì? Tế bào sinh mô là nơi đồng hóa mạnh, chúng phân chia nên cần thâu thêm protein, hidrat carbon, nước để tạo nguyên sinh chất và vách cho tế bào con. các chất này được chứa trong nhựa luyện do mạch libe tiếp tế. Trong mạch libe còn chứa các chất điều hòa sinh trưởng nội sinh, chất này quyết định hướng và vận tốc phân chia tế bào như:
Auxin điều khiển tăng trưởng tế bào con, hướng di chuyền của tế bào chất.
Gibberellin điều khiển tăng trưởng tế bào già, đặc biệt tế bào lõi.
` Cytokinine quyết định vận tốc phân chia tế bào và vận tốc di chuyển nhựa luyện.
Tùy theo thời điểm và lượng được tổng hợp trong cơ thể cây sống đời thì ta có chồi, rễ hay nguyên cây con được phân lá và xuất hiện nơi khuyết lá.
Nhìn dưới khía cạnh phân tử thì cấu trúc lá, hiên diện gân và phản ứng tổng hợp chất điều hoa sinh trưởng là do gen điều khiển. Nhờ hiểu rỏ sinh lý và giải phẩu của lá sống đời ta mới thấy tầm quan trọng của công nghệ sinh học.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.