“Độc tọa u hoàng lý, Đàn cầm phục trường khiếu, Thâm lâm nhân bất tri, Minh nguyệt lai tương chiếu” (Ngồi một mình giữa rừng trúc âm u, Đàn cầm lặp lại những tiếng dài, Chốn rừng sâu con người không biết, Trăng sáng tới chiếu rọi nơi đây). Đây là “Trúc lý quán”, một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt của Vương Duy. Vương Duy, sinh năm 701, mất năm 761 SCN vào triều Đường, là một thi nhân và họa gia “trong thơ có họa, trong họa có thơ”.
Bài “Trúc lý quán” của ông là một bài thơ Đường nổi tiếng, điển hình của một họa sĩ thích làm thơ. Phần lớn các bức họa của ông vẽ một vị nam nhân, thường là lão nhân, đang chơi đàn cầm trong rừng trúc. Nhưng trong bức họa này, Chương Thúy Anh lại vẽ một vị thiếu nữ, cô nói: “Trước đây viết bài thơ này, đều là mày râu, nhưng hôm nay tôi vẽ một mỹ nhân, cũng cảm thấy một loại cảnh giới thanh tĩnh u mặc”.
Những cây trúc trong bức họa này là dùng bút pháp “sấu kim thể”, với nét vẽ thon dài, trúc cao mà thẳng, có thể tạo thành hiệu quả nghệ thuật mang ý “thẳng tắp lên trời”.
Nguồn Chanhkien.org - Tác giả: Chương Thuý Anh dịch từ http://zhengjian.org/zj/articles/2002/7/23/16839.html
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.