Type Here to Get Search Results !

Cây Nhót (Oliu Hoang) - Elaeagnus Multiflora


Nhót là thứ quả rất quen thuộc với người dân nước ta, nhất là ở các vùng quê. Thông thường, người ta chỉ trồng Nhót để lấy quả hoặc nấu canh chua. Trên thực tế, một số ông lang nước ta hay dùng lá Nhót để chữa ho thay cho Tỳ bà diệp của Trung dược. Trong dân gian, một số nơi còn dùng quả Nhót để chữa lỵ và ỉa chảy, dùng lá Nhót để chữa lỵ và cảm sốt. Khách quan mà nói, ở Trung Quốc, cây Nhót được sử dụng làm thuốc có phần toàn diện hơn.

Nguồn gốc và Tên gọi

Elaeagnus multiflora (Goumi, Gumi, Natsugumi, hoặc Cherry Silverberry), là một loài Elaeagnus , có nguồn gốc Trung Quốc , Hàn Quốc và Nhật Bản.

Một loài khác (E. angustifolia) có thể có nguồn gốc ở miền cực đông nam của châu Âu mặc dù có thể là do con người đem nó đến đây trong thời kỳ ban đầu.

Trong Trung dược, Nhót có tên là “Hồ đồi”,Lót, Hồ đồi tử

Phân loại khoa học

Giới: Plantae 
Tông: Magnoliophyta 
Lớp: Magnoliopsida 
Bộ: Rosales 
Họ: Elaeagnaceae 
Chi: Elaeagnus 
Các loài: E. multiflora
Tên nhị thức: Elaeagnus multiflora
Thunb. 

Đặc điểm

Chúng là các loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ, lá sớm rụng hoặc thường xanh với các lá mọc so le. Lá và thân cây thông thường có phủ một lớp vảy nhỏ màu trắng bạc hay ánh nâu, làm cho cây có màu ánh trắng hoặc nâu-xám khi nhìn từ xa. Các hoa nhỏ, với đài hoa 4 thùy và không có cánh hoa; chúng thông thường có mùi thơm. Quả là loại quả hạch mọng chứa một hạt; ở nhiều loài thì quả ăn được, mặc dù nói chung thiếu hương vị thơm ngon.

Phân bố

Phần lớn các loài có nguồn gốc ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới của châu Á, với một loài (E. triflora) sinh trưởng tận phía nam tới vùng đông bắc Australia và một loài khác (E. commutata) chỉ sinh trưởng ở khu vực Bắc Mỹ. 

Giống – Loài

Chi Nhót (Elaeagnus) là một chi của khoảng 50-70 loài thực vật có hoa trong họ Nhót (Elaeagnaceae). Các loài trong chi Elaeagnus bị ấu trùng của một số loài sâu bọ thuộc bộ Lepidoptera phá hại, như Coleophora elaeagnisella và Naenia typica.

Một số loài

* Elaeagnus angustata (Rehd.) C. Y. Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus angustifolia L. (Tây Á, Đông Âu) - nhót đắng.
* Elaeagnus argyi Levl. (Trung Quốc)
* Elaeagnus bambusetorum Hand.-Mazz. (Trung Quốc)
* Elaeagnus bockii Diels (Trung Quốc)
* Elaeagnus cinnamomifolia W. K. Hu et H. F. Chow (Trung Quốc)
* Elaeagnus commutata Bernh. (Bắc Mỹ) - nhót bạc.
* Elaeagnus conferta Roxb. (Nam Á) - nhót dại.
* Elaeagnus courtoisi Belval (Trung Quốc)
* Elaeagnus davidii Franch. (Trung Quốc)
* Elaeagnus delavayi Lecomte (Trung Quốc)
* Elaeagnus difficilis Serv. (Trung Quốc)
* Elaeagnus formosana Nakai (Đài Loan)
* Elaeagnus glabra Thunb. (Đông Á).
* Elaeagnus gonyanthes Benth. (Trung Quốc) - nhót hoa vuông
* Elaeagnus griffithii Serv. (Trung Quốc)
* Elaeagnus grijsii Hance (Trung Quốc)
* Elaeagnus guizhouensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus henryi Warb. (Trung Quốc)
* Elaeagnus jiangxiensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus jingdonensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus kanaii Momily. (Trung Quốc)
* Elaeagnus lanceolata Warb. (Trung Quốc)
* Elaeagnus lanpingensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus latifolia L. (Đông Á) - nhót 
* Elaeagnus liuzhouensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus longiloba C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus loureirii Champ. (miền nam Trung Quốc).
* Elaeagnus luoxiangensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus luxiensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus macrantha Rehd. (Trung Quốc)
* Elaeagnus macrophylla Thunb. (Đông Á).
* Elaeagnus magna Rehd. (Trung Quốc)
* Elaeagnus micrantha C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus mollis Diels (Trung Quốc)
* Elaeagnus morrisonensis Hayata (Đài Loan)
* Elaeagnus multiflora Thunb. (Đông Á) - nhót bạc
* Elaeagnus nanchuanensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus obovata Li (Trung Quốc)
* Elaeagnus obtusa C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus oldhami Maxim. (Trung Quốc)
* Elaeagnus ovata Serv. (Trung Quốc)
* Elaeagnus oxycarpa Schltdl. (Trung Quốc)
* Elaeagnus pallidiflora C.Y.Chang (Trung Quốc) 
* Elaeagnus parvifolia Wallich ex Royle (Trung Á).
* Elaeagnus pauciflora C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus philippinensis Perrott. (Philipin).
* Elaeagnus pilostyla C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus pingnanensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus pungens Thunb. (Nhật Bản) - hồ đồi tử.
* Elaeagnus pyriformis Hook.f. (miền đông Himalaya).
* Elaeagnus retrostyla C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus sarmentosa Rehd. (Trung Quốc)
* Elaeagnus schlechtendalii Serv. (Trung Quốc)
* Elaeagnus stellipila Rehd. (Trung Quốc)
* Elaeagnus taliensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus thunbergii Serv. (Trung Quốc)

Quả nhót Bắc Bộ (Elaeagnus tonkinensis)

* Elaeagnus tonkinensis Serv. (Đông Nam Á)
* Elaeagnus triflora Roxb. (Đông Nam Á, đông bắc Australia).
* Elaeagnus tubiflora C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus tutcheri Dunn (miền nam Trung Quốc).
* Elaeagnus umbellata Thunb. (Đông Á) - nhót Nhật Bản.
* Elaeagnus viridis Serv. (Trung Quốc)
* Elaeagnus wenshanensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus wilsonii Li (Trung Quốc)
* Elaeagnus wushanensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus xichouensis C.Y.Chang (Trung Quốc)
* Elaeagnus xizangensis C.Y.Chang (Trung Quốc)

Các giống lai ghép

* Elaeagnus × ebbingei (E. macrophylla × E. pugens)
* Elaeagnus × pyramidalis (E. commutata × E. multiflora)
* Elaeagnus × reflexa (E. pugens × E. glabra)


Ứng dụng trong y học và cuộc sống

Người dân Trung Quốc có truyền thống coi họ là một trong một nhóm của " Nutraceuticals ", hoặc loại thực phẩm có thể ăn được và có giá trị dược liệu. . Họ được cho là làm giảm cholesterol và có những lợi ích khác, nhưng bằng chứng khoa học vẫn chưa xác nhận niềm tin này.

Theo Trung y:

* Quả Nhót: Vị chua, chát, tính bình. Có tác dụng thu liễm, trừ ho suyễn (chỉ khái bình suyễn), chống chảy máu (chỉ huyết). Dùng chữa tiêu hoá kém (tiêu hoá bất lương), lị, ho suyễn, băng huyết, sán khí, trĩ lở loét (trĩ sang). Liều dùng: 9 - 15g.

* Lá Nhót: Vị chua, tính bình, vô độc. Dùng chữa các chứng phế hư khí đoản, khái thấu khí suyễn, khái huyết, ung nhọt… Liều dùng: 9 - 15g khô (20 - 30g tươi).

Đặc biệt, về tác dụng trị chứng hen suyễn, sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân đã viết: Ngay cả đối với người bị hen suyễn rất nặng cũng kiến hiệu. Có người mắc bệnh đã 30 năm, uống lá Nhót bỗng nhiên khỏi bệnh. Người bị nặng, uống thuốc một thời gian, ở ngực thấy nổi mày đay, ngứa ngáy, phải gãi liên tục mới chịu được. Người thể tạng suy yếu quá thì cho thêm cùng một lượng Nhân sâm vào sắc uống.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng tại một số bệnh viện ở Trung Quốc những năm gần đây cho thấy: Dùng lá Nhót sao vàng tán mịn, ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối, mỗi lần 4g, dùng nước cơm nóng chiêu thuốc, liên tục trong 15 ngày (một liệu trình), trường hợp cần thiết có thể phải điều trị nhiều liệu trình. Có thể dùng lá Nhót tươi 1 lạng, sắc nước, chia 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 4 ngày.

* Rễ cây Nhót: (thường đào vào tháng 9 - 10, phơi khô dùng dần): Vị chua, tính bình. Có tác dụng chỉ khái, chỉ huyết, trừ phong thấp, tiêu tích trệ, lợi yết hầu. Dùng chữa các chứng bệnh ho suyễn, thổ huyết, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, phong thấp khớp xương đau nhức, hoàng đản, tả lỵ, trẻ nhỏ cam tích, yết hầu sưng đau… Liều dùng: 9 - 15g khô (30 - 60g tươi) sắc với nước hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài: sắc với nước để rửa.

- Chữa các chứng ho nói chung: Lá Nhót tươi 30g, sắc với nước, thêm chút đường và uống.

- Lao phổi ho ra máu: Lá Nhót tươi 24g, đường 15g; dùng nước sôi hãm như nước trà; ngày uống 2 lần sau bữa ăn.

- Nhọt độc phát ở sau lưng (hậu bối), các vết thương chảy máu: Lá Nhót tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh.

- Bị ong đốt, rắn cắn: Lá Nhót tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt với rượu uống, còn bã đem đắp vào chỗ bị bệnh.

- Thổ huyết, đau họng khó nuốt: Rễ cây Nhót 30g sắc với nước uống (Trung thảo dược thủ sách).

- Phong hàn phế suyễn (phát cơn suyễn do bị nhiễm lạnh): Rễ cây Nhót 30g, đường đỏ 15g, sắc nước uống sau bữa ăn cơm.

- Nôn ra máu, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều: Rễ cây Nhót 30 - 60g, sắc nước uống sau bữa ăn cơm.

- Phong thấp đau nhức: Rễ cây Nhót 120g, Hoàng tửu 60g, chân giò 500g, đổ nước vào nấu kỹ, thành món chân giò hầm; ăn thịt và uống nước thuốc.

- Hoàng đản (vàng da): Rễ cây Nhót 15 - 18g, sắc nước uống

- Phụ nữ sau khi đẻ đau bụng, ỉa chảy ra toàn nước trong kèm theo đồ ăn không tiêu hoá (hạ lị): Dùng rễ cây Nhót 60g, đường đỏ 30g, sắc nước uống.

- Sản hậu phù thũng: Rễ cây Nhót, ích mẫu thảo, mỗi thứ 12g, sắc nước, thêm chút đường đỏ vào uống.

- Thấp chẩn (eczema): Rễ cây Nhót một nắm (vùng da bị bệnh rộng thì tăng thêm), sắc nước rửa chỗ bị bệnh. 

Đó là đôi khi được trồng ở châu Âu và Bắc Mỹ như là một cây cảnh và cây ăn quả của nó. Đó là tịch trong các phần của Đông Hoa Kỳ

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

[http://agriviet.com]Thay chậu: Cách 2 -3 năm vào đầu mùa xuân, với 70% 10% đất than bùn, và 20% cát to hay vật liệu tương đương. Xén tỉa và giằng dây: Việc xén tỉa rễ cây lần đầu phải được làm cùng lúc với việc thay chậu và cắt giảm tán lá sau khi đơm hoa. Luôn luôn giữ cho hệ thống rễ đươc tốt, lặp lại thao tác này nở mỗi năm kế tiếp cho đến khi đạt được sự cân đối như ý. Tỉa ngắn các chồi non vào đầu hay trong mùa hè, chỉ chừa lại hai lá đầu. Xác định vị trí của thân và các cành cây vào mùa hè sau khi thay chậu ít nhất ba tháng.

Bón phân: Cách 20 - 30 ngày một lần từ đầu mùa xuân cho đến mùa thu, tạm ngưng thao tác này khoảng chừng một tháng vào giữa mùa hè.

Lưu ý: Đây là loại cây có tính chất kháng bệnh cao và dễ trồng. Bởi vì các vết tổn thương không dễ hình thành mô sẹo, do đó nếu có thể, chúng ta nên tạo hình dáng chói) cây bằng cách xén tỉa các cành non. Đừng bao giờ để cho đất bị khô ráo hẳn và bảo quản cây vào mùa đông.

KINH NGHIỆM TRỒNG CÂY NHÓT NGỌT Ở BẮC GIANG

Cây nhót ngọt được bà con nông dân Hiệp Hòa (Bắc Giang) trồng cho thu nhập cao trong vài năm gần đây. Để có năng suất cao, chất lượng tốt, thu hoạch sớm, bán được giá, cho hiệu quả kinh tế cao chúng tôi giới thiệu kinh nghiệm thâm canh nhót ngọt như sau.

1. Giống và thời vụ:

Giống nhót ngọt: Đây là giống nhót mới do biến dị trên giống nhót chua, được người dân tự chọn lọc, trồng và nhân giống một cách tự phát trong nhân dân. Đặc điểm quả to hơn nhót chua, khi chín ăn có vị ngọt rôn rốt hơi chua (như vị cây dứa Ta, dứa Mỹ Cayen), các đặc điểm khác giống nhót chua. Trồng nhót ngọt cho hiệu quả kinh tế khá cao. Trồng một cây nhót ngọt 7-10 năm tuổi cho 1-2 tạ quả, thu nhập 4-6 trăm ngàn đồng.

Thời vụ: 

Nhót được trồng 2 vụ trong năm ở các tỉnh phía bắc. Vụ Xuân trồng tháng 2-4. Vụ Thu trồng tháng 8-10.

2. Kỹ thuật trồng trọt: 

Chọn đất trồng: Nhót có thể trồng trên nhiều loại đất như phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi…Các loại đất có tầng dầy>80cm, thoát nước (nhẹ và xốp), mực nước ngầm dưới 1m, độ pH từ 5,5-7, độ dốc không quá 12o. Chủ động tưới tiêu.

Đào hố rộng: 0,8 – 1m, sâu 0,6 – 0,8m hình tròn hoặc vuông. Mỗi hố bón 30 – 50 kg phân chuồng loại mục + (0,1 – 0,2) kg supe lân Lâm Thao. Mật độ trồng 4 m x 3 m x 1 cây. Trồng bằng cây ghép (trên gốc nhót chua, nhót dại) hoặc cành chiết.
Dùng cuốc xẻng trộn lẫn phân với đất san phẳng hố. Khoét một lỗ tròn ở giữa hố, cho bầu cây xuống. Để cổ rễ ngang với mặt đất, dùng chân dậm chặt cách gốc 20 cm tránh vỡ bầu, tưới đẫm nước (mỗi cây 5 – 7 lít nước). Duy trì độ ẩm 70-80% trong 15–20 ngày để cây không chết.

Bón phân: 

Bón lót cho mỗi cây từ năm thứ hai trở đi, một lần vào tháng 3: 30 – 50 kg phân chuồng theo tán cây. Nếu đất chua PH < 5,5 bón mỗi sào vườn 20 – 25 kg vôi cục ( bón trước hoặc sau các loại phân khác 10 – 15 ngày).
Bón phân thúc cho cây con (1-2 tuổi): Đạm ure: 50 – 100g; kali 25 – 50g; supe lân 100 – 200g bón 2 tháng 1 lần, cách gốc 30-50cm.

Bón phân trong thời kỳ kinh doanh cho 1 cây trong 1 năm:

Bón thúc đợt 1: Vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 sau khi thu quả, phân chuồng 30-50kg; đạm ure 0,5-1kg; kali sunfat 0,2-0,5kg; lân supe 1-3kg.
Bón thúc đợt 2, bón đón nụ, đón hoa vào đầu đến trung tuần tháng 11 (trước khi nở hoa 30 ngày): Bón 0,5-1kg đạm ure + 0,5-1kg kali.

Bón thúc quả vào cuối tháng 1: 

Bón 1-2 kg kali + 0,5-1kg đạm ure.

Cách bón: Bón ngay sau khi tưới ẩm, bón dưới hình chiếu của tán cây (theo phương thẳng đứng của tán cây, có thể xác định bằng bóng tán cây vào khoảng 12 giờ chưa hàng ngày). Nên bón theo hốc, mỗi cây bón 4-6 hốc quanh tán cây, bón sâu dưới mặt đất 10-15cm để hạn chế sự bốc hơi của phân đạm.

Đốn tỉa nhằm điều chỉnh sinh trưởng của cây, tạo cây thông thoáng đủ ánh sáng, cây sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh hại, ra hoa đậu quả đều cho năng suất và chất lượng cao. Hàng năm tiến hành đốn vào các tháng 3- 5-8-10, cắt bỏ cành tăm hương, cành la, cành bị sâu bệnh, cành vượt (cành tược).

Tưới nước: 

Nhót cần độ ẩm 70 – 80% từ tháng 12 đến tháng 2 để cây ra hoa, ra quả được thuận lợi, tưới nước trong vụ khô là biện pháp kỹ thuật quan trọng đảm bảo năng suất và chất lượng của quả nhót.

Làm giàn: 

Làm giàn là biện pháp kỹ thuật không thể thiếu được khi trồng và thâm canh cây nhót. Nên làm giàn cố định bằng cột trụ bê tông cốt thép, mặt giàn chăng bằng dây nhôm, giây thép không ghỉ cỡ to để sử dụng cho nhiều năm cho hiệu quả kinh tế cao. Giàn nên làm thấp để tiện khi thu hoạch, mặt giàn cách mặt đất 1,2-1,5m.

Bà con nông dân Hiệp Hoà có kinh nghiệm thúc hoa sớm cho nhót để có nhót chín sớm như sau:
Phun thuốc kích hoa Ethrel (thuốc dấm hoa quả Trung Quốc) vào đầu tháng 10 với nồng độ 3lọ (15ml) pha bình 10lít phun ướt đều tán lá. Hạn chế bón phân và tưới nước.

Đầu tháng 11, tưới ẩm, bón thúc phân, phun Kích phát tố hoa trái Thiên Nông 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày, đến đầu tháng 12 nhót sẽ nở hoa tập trung, sẽ cho quả chín sớm vào cuối tháng 2.

3. Thu hoạch:

Khi quả nhót già, vỏ ngả màu vàng đỏ thì tiến hành thu hoạch, quả vẫn còn cứng, có thể vận chuyển đi xa.

Nguyễn Văn Duy - Trạm KN Hiệp Hòa - Bắc Giang

Văn chương

Trong bài Cây nhót (tập Bài ca sự sống, 1985), anh nghĩ về quả nhót: “Nhót chẳng bao giờ có vị cay, một ít chua thôi tựa cuộc đời, nỗi buồn xen lẫn với niềm vui, cũng như (em nhỉ) tình yêu vậy, nước mắt song song với nụ cười”.

CÂY NHÓT

Vườn nhỏ nhà em có của chua
Một hôm anh đến hỏi bông đùa:
"Mùa xuân đã đến rồi em đó
Cây nhót nhà em có quả chưa?"

Cả một vườn chỉ một thứ cây?
Người trồng chắc ngụ ý gì đây?
Giống như quả ớt không như ớt
Nhót chẳng bao giờ có vị cay.

Một ít chua thôi tựa cuộc đời
Nỗi buồn xen lẫn với niềm vui
Cũng như (em nhỉ), tình yêu vậy
Nước mắt song song với nụ cười.

Những quả nhót chín đã trở thành món quà quê quen thuộc từ thủa nhỏ với bất cứ ai. Chả thế mà cây nhót đã mang ẩn ức gợi cảm qua những vần thơ:
Xum xuê chùm quả chín chen
Kẽ răng ứa nước bỗng thèm vị chua
Yêu sao cây nhót đến mùa
Chín như nỗi nhớ tuổi thơ học trò
Tài liệu tham khảo
1. www.phanbonmiennam.com.vn
2. agriviet.com
3. vi.wikipedia.org


Đăng nhận xét

1 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.
  1. Nặc danh05 tháng 3

    WOW just what I was searching for. Came here by searching for best web hosting reviews
    forum

    Also visit my blog webhostingtop3.com

    Trả lờiXóa