Ngày xưa, ở trên trời có một vị hoàng đế cao nhất trong các vị hoàng đế. Vị hoàng đế tối cao này có đên bốn mắt và rất tôn nghiêm, lại quản hết thảy thiên đình tứ phương cả thần quốc và quỷ quốc. Nước quỷ có rất nhiều loài quỷ rất khó cai quản. Bọn quỷ dữ lớn nhỏ thường lang thang xuống trần gian làm hại dân lành. Để bảo vệ cho người dân thường ở hạ giới, vì hoàng đế tối cao ra lệnh: Tối đến khi mọi nhà đóng cửa đi ngủ, quỷ mới được ra khỏi nước quỷ. Sáng sớm khi mọi người sắp ngủ dậy, quỷ phải lập tức rời khỏi trần gian trở về nước quỷ hết.
Hai anh em thần núi Đào Đô là Sân Su và Úy Lù được hoàng đế tối cao giao cho trọng trách cai trị nước quỷ. Núi Đào Đô có một cây đào cổ thụ, cành lá tỏa rộng đến 3000 dặm. Quả của cây đào này đủ cung cấp cho chư Tiên, chư Thần trên trời dùng quanh năm. Trên ngọn cây đào có một con Kim Kê (gà vàng) rất lớn, có thể nghe được tiếng động nhỏ cách xa mấy vạn dặm. Trên ngọn cây dâu ở Thiên đình cũng có một con Ngọc Kê (gà Ngọc).
Mỗi buổi sáng khi bình minh ló rạng, ánh nắng mới chiếu lên mình, Kim Kê đã cất tiếng gáy ò ó o. Nếu trời râm, không ánh nắng, khi nghe Ngọc Kê cất tiếng thì Kim Kê cùng gáy theo. Tiếng gáy của Kim Kê chính là mệnh lệnh gọi quỷ trở về. Lúc này Sân Su và Úy Lù rất uy nghiêm đứng trước cổng nước quỷ, giữa cổng có cầm một cành đào tượng trưng cho quyền uy của người cai quản là thần núi Đào Độ. Nếu phát hiện tên quỷ nào về chậm hoặc có dấu hiệu gieo tai hoạ dưới trần gian là Sân Su và Uý Lù bắt ngay, treo cổ lên cây đào cho đến chết rồi vứt cho thần Hổ chuyên ăn thịt quỷ. Bởi vậy bọn quỷ nhìn thấy cành đào là vô cùng sợ hãi, hồn bay phách lạc.
Đầu thế kỷ 26 (trước công nguyên), vua Nghiêu và vua Thuấn (Trung Quốc) là những đấng minh quân, thương dân như con, muốn trừ lũ quỷ quái cho dân được ăn Tết an lành vui vẻ đã ra lệnh đưa tục cắm hoa đào trên bàn thờ ngày Tết thành một tục lệ bắt buộc. Theo thời gian, tục cắm hoa đào ngày Tết đã đi vào tình cảm, tâm thức của nhân dân. Và hoa đào nở là một tín hiệu báo tin Tết đến Xuân về.
Lại có chuyện kể rằng:
Ngày xưa, ở phiá đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỹ dữ hay ma quái nào bén mãng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phớt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sự luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay.
Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái.
Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong lọ,nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.
Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ, Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp đượctrang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.