Type Here to Get Search Results !

Euphorbia Tiricabira L - Cây Giao/Cây quỳnh cành giao

Tôi rất phân vân khi post về loài cây này. Vì:

1. Tôi không biết chính xác tên của cây Giao có phải là Euphorbia Tiricabira L như một số trang web hiện tại ở Việt Nam hay không?
2. Theo tìm hiểu và nghiên cứu nhiều trang web nước ngoài thì loài cây Euphorbia Tiricabira L có các đặc điểm giống loài Euphorbia tirucalli. Nếu bạn có thời gian, bạn cứ search thử 2 loài cây này, bạn sẽ cũng như tôi khi post bài về loài cây này. Bạn có thể tìm đọc về cây Euphorbia tirucalli L ở đây.

Nguồn gốc - Tên gọi

Cây Giao có tên khoa học Euphorbia Tiricabira L. Cây giao có tên giao là vì trên cây chỉ toàn thấy cành mọc giao nhau, lá thoái hóa nhỏ bên cành lá dài cỏ diệp lục, xanh thẫm nó còn gọi là cây xương khô. 

Cây cành giao còn có một số tên gọi khác như cây càng cua, cây xương khô, san hô xanh, thập nhị... Cây có thể cao đến 3m, thân nhánh tròn, màu xanh lục, khi bẻ cành có nhiều mủ trắng chảy ra. Trong nhân dân thường dùng cây thuốc này trị một số bệnh như đau nhức, côn trùng đốt, chấn thương... Cây thuốc này thường được trồng cùng với cây hoa quỳnh nên thường gọi là cây quỳnh cành giao. 

Cây giao có nguồn gốc từ Châu Á và Châu Phi nhiệt đới. 

Đặc điểm

Cây giao chịu hạn và nắng rất khỏe nên trồng vào bồn và chậu đều được. Trồng bằng cành dễ sống. Bên cạnh cây này có cây xương rồng bứ dù (E. neriifolia L.) có lá trên ngọn. Các cành mọc tập trung ở ngọn thân chính, thường được trồng vào chậu. Các cây xương rồng trồng làm hàng rào. Cây xương rắn hay gọi xương rồng tàu thân vuông, lá biến thành gai hai bên lá hoa đỏ nhỏ mọc đôi thành chùm ở ngọn thân vươn dài (E. Milili ch. des Monlins), trồng trên mũ tường hay trồng vào chậu tạo dáng hình con giống được. 

Cây giao thường được trồng gần cây quỳnh vì cây giao có cành mà không có lá . Cây giao còn gọi là cây san hô xanh, hoặc đỏ, xương khô, xương cá hay thập nhị (Milk bush, finger tree, Indian tree spurge ), thuộc họ Euphorbiacea, danh từ khoa học là Euphorbia tirucalli.

Ở Việt Nam người ta có kinh nghiệm rằng cây quỳnh và cây giao trồng gần nhau, chẳng khác gì âm dương hòa hợp, làm cây quỳnh chóng có hoa, và hoa to, đẹp và tỏa hương nhiều hơn. 

Cây bụi nhỏ cao 1-6m, thân mập, dày, phân cành nhiều, mọc vòng xum xuê, tiết diện tròn màu xanh bóng,hoặc màu đỏ, có nhựïa trắng. Lá hẹp, dài 1-2 cm, rất chóng rụng, thường tập trung ở đầu cành. Cụm hoa dạng chén mọc ở kẽ lá. Hoa đựïc và hoa cái trên hai cây khác nhau. Cây giao được trồng làm cây cảnh , có thể trồng bằng tách bụi hay tách nhánh già. Nhựa của cây giao có độc tính nếu trực tiếp với da sẽ gây ra phản ứng ngứa ngáy khó chịu, nếu chạm vào mắt sẽ làm đau và mờ mắt, nên người ta thường dùng găng tay khi cần chạm vào euphorbias .

Độc tính

Các cây xương rồng và cây Giao này có nhựa mủ trắng độc, thuộc họ thầu dầu. Không ghép được vời cây càng cua hay xương rồng thuộc họ Cactaceae.

Chú ý: không được để nhựa mủ cây thuốc này bắn vào mắt.

Ứng dụng trong y học

Một số bài thuốc nam được dùng trong dân gian: 

+ Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng: dùng khoảng 15 đốt cành cây càng cua, cắt nhỏ từng đoạn 5mm, cho vào túi nilon đập nát rồi cho vào ấm có vòi với lượng nước vừa đủ, đun sôi, dùng giấy cuộn thành ống lắp vào đầu vòi, cho vào mũi để hít hơi nước, hơi thuốc vào mũi, thỉnh thoảng hít cả vào miệng. Thời gian xông 10-15 phút. Xông liên tục 3-5 ngày, bệnh nặng có thể xông 7-10 ngày. Cần chú ý không dùng cho phụ nữ có thai. 

+ Chữa côn trùng, ong đốt, rắn cắn, bò cạp đốt...: dùng cành cây càng cua giã nhỏ, đắp lên tổn thương. 

+ Chữa chấn thương, đau nhức: dùng cành cây càng cua giã nhỏ, băng đắp lên tổn thương ở cơ bắp, khi khô lại dùng rượu nhạt nhỏ thêm vào bã thuốc. 

+ Chữa mụn cơm: dùng nhựa mủ cây càng cua đắp lên mụn cơm. 

Văn chương

Theo sự giải thích ở trên về đặc tính " epiphyte" của cây quỳnh, thật ra quỳnh không phải cần cây giao để mà sống được, nên Quỳnh Giao đi đôi với nhau chỉ có đặc tính văn hóa như trong truyện Kiều có câu :
"Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành giao"
Nét thư sinh của Kim Trọng rất đồng tâm hợp ý với cảnh vật thiên nhiên chung quanh Kim Trọng như sự tương giao hòa hợp giữa người và cảnh chẳng khác gì cây quỳnh và cây giao vậy.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.