Type Here to Get Search Results !

Tôn Vũ - "Thuỷ tổ nhà binh"

Tôn Vũ là nhà quân sự nổi tiếng trong thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, “Binh pháp Tôn Tử” do ông viết là một tác phẩm lý luận quân sự vĩ đại nhất trong thời cổ đại Trung Quốc, cũng là một trong những tác phẩm cổ Trung Quốc có ảnh hưởng lớn nhất và rộng rãi nhất trên thế giới. Tôn Vũ được các nhà quân sự cổ kim, trong và ngoài nước tôn sùng là “Thủy tổ của nhà binh”

  Tôn Vũ sinh năm 551 trước công nguyên, đúng vào thời kỳ xuân thu tranh giành của các nước Chư hầu. Tôn Vũ là người nước Tề, năm 19 tuổi ông tới nước Ngô ở vùng miền đông Trung Quốc, tại Ngô Đô tức thành phố Tô Châu ngày nay ông miệt mài viết binh thư. Tôn Vũ được đại thần nước Ngô tiến cử với vua Ngô và hiến cho vua Ngô 13 thiên binh pháp do ông viết. Vua Ngô xem xong nói rất tốt, nhưng không biết Tôn Vũ liệu có thề̉ biến những lý luận này thành thực chiến hay không, nên nhà vua yêu cầu Tôn Vũ dùng cung nữ để tập luyện.

  Tôn Vũ chia 180 cung nữ thành hai đội tả, hữu, chỉ định hai cung nữ được vua Ngô chiều chuộng làm đội trưởng hai đội, phụ trách các cung nữ tập luyện.

  Tôn Vũ đứng trên bục, giảng giải các yếu lĩnh tập luyện, sau đó phát lệnh trống, nhưng các cung nữ khi nghe hiệu lệnh vẫn cười đùa, đội hình rối bung. Tôn Vũ nói mãi mà các cung nữ vẫn không nghe, bèn ra lệnh chém đầu hai người đội trường. Vua Ngô thấy hai cùng phi của mình bị Tôn Vũ chém đầu liền nói hộ, nhưng Tôn Vũ kiên quyết không đồng ý và sài người chém đầu hai cung nữ, sau đó ra lệnh cho hai người đứng đầu hàng làm đội trưởng hai đội, tiếp tục tập luyện. Khi Tôn Vũ phát lệnh các cung nữ không dám cười đùa nữa, đội hình rất ngay ngắn. Vua Ngô tận mắt chứng kiến cách làm của Tôn Vũ, nỗi bực tức lúc nãy đều tiên tan, bèn phong Tôn Vu làm tướng quân.

  Dưới sự huấn luyện nghiêm ngặt của Tôn Vũ, tố chất quân Ngô được nâng cao rất nhanh. Vài năm sau Tôn Vũ giúp vua Ngô không ngừng đánh thắng các nước Chư Hầu.

  Năm 482 trước công nguyên, Vua Ngô làm bá chủ trong các nước Chư Hầu. Còn Tôn Vũ vẫn tận tâm huấn luyện quân đội, ấn định mưu lược quân sự, đóng góp rất lớn cho sự nghiệp bá chủ của vua Ngô.

  Cùng với nước Ngô ngày càng lớn mạnh, Vua Ngô dần dần tự cho mình là trên hết, không nghe lời khuyến mà còn nghe những lời rèm pha của kẻ xấu. Tôn Vũ thấy vậy liền về sống ẩn dật và hiệu chỉnh lại 13 thiên binh pháp cho càng thêm hoàn thiện dựa theo những kinh nghiệp huấn luyện quân và chỉ huy tác chiến của mình.

  “Binh pháp Tôn Tử” tuy chỉ 6 nghìn từ với 13 thiên nhưng đã thể hiện lên hệ thống tư tưởng quân sự hoàn chỉnh của Tôn Vũ, được mệnh danh là “Binh thư cổ đại thế giới đầu tiên” “Thánh điển binh học”. Tư tưởng mưu lược và tư tưởng triết học trong Binh Pháp được vận dụng rộng rãi trong các lĩnh vực quân sự, chính trị kinh tế...

VUI LÒNG BẤM F5 NẾU BẠN KHÔNG XEM ĐƯỢC VIDEO.
Nếu f5 đến lần thứ 2 mà vẫn không xem được thì vui lòng comment báo hỏng để chúng tôi xử lý kịp thời.
http://www.youtube.com/watch?v=ZsZNMG5uLHk

Đăng nhận xét

1 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.
  1. Nhà binh thì phải có sắc lệnh thép ...nói được làm được !

    Trả lờiXóa