Phi con,
Ở thành phố kia có hai con sông kia gặp nhau. Con có thể leo lên một ngọn đồi cao để nhìn hai dòng sông chảy từ xa chảy tới. Cha nghĩ rằng đây là một chỗ lý tưởng cho những người yêu nhau ngồi để ngắm cảnh thiên nhiên và suy ngẫm đến chuyện cảm thông. Cha muốn con và Mai có dịp đến đấy để nhìn hai dòng sông gặp gỡ.
Con sẽ thấy là ở phía trên, gần thượng lưu, dòng sông chảy hiền hòa. Nhưng ngay chỗ chúng gặp nhau thì lạ thay! Hai dòng sông hiền hòa đổ ập vào nhau, sóng nổi cuồn cuộn. Cha đã từng ngắm cảnh tượng đó vào những ngày dữ dội nhất. Chúng dường như va mạnh vào nhau, sủi bọt đục ngầu, tung tóe trông thật đáng sợ. Chúng có vẻ muốn chọi nhau một trận quyết liệt để xem bên nào tiêu diệt được bên nào.
Nhưng sau đó, thì những lớp bọt tan dần, các đợt sóng như đang cúi đầu chào nhau. Hai dòng sông đã kết hợp lại làm một. Chúng như muốn nói cùng nhau: “Thôi chúng ta hãy cùng nhau lên đường. Ở phía trước cảnh đẹp huy hoàng lắm!”
Và rồi, xuôi xuống một khoảng xa, hai dòng sông ấy, bây giờ chỉ còn là một thôi, lại êm ả lướt trôi. Sông rộng hơn, hùng tráng hơn, khiến cho ta cảm thấy rằng chính nhờ đối chọi mà sông mới tốt đẹp như vậy.
Một cuộc hôn nhân tốt đẹp thường thường cũng như thế. Khi hai dòng đời riêng rẽ, độc lập hợp lại với nhau, người ta hay thấy có những va chạm dữ dội. Va chạm giữa hai cá tính, sở thích, tư tưởng, thói quen, ảnh hưởng của truyền thống gia đình,… Đôi khi cũng giống như những lớp sóng cuồn cuộn, các cuộc va chạm giữa hai người có thể cho ta thấy ngẹt thở, tưởng chừng yêu thương đã không còn gì nữa.
Nhưng rồi cũng như dòng sông, hai tâm hồn sẽ đạt đến mức cảm thông sâu đậm hơn, mạnh mẽ hơn trước, cũng chính nhờ sự va chạm ấy.
Do đó, điều đầu tiên mà cha muốn Mai và con phải biết là hãy chấp nhận sự xung đột giữa hai người mới lập gia đình là một chuyện dĩ nhiên phải xảy ra. Nhiều cặp vợ chồng mới cảm thấy kinh hãi trong lần đầu họ cãi vã nhau. Một cô dâu trẻ viết thư cho bạn để kể lại trận cãi vã đầu tiên như sau: “Thế mà em cứ tưởng em với anh ấy sẽ cùng nhau hát bài ‘Yêu và mơ’ mãi mãi chứ!”.
Không đâu! Đời sống sẽ tẻ nhạt lắm nếu cả hai cứ giữ cho nó thơ mộng như tiểu thuyết, chẳng bao giờ cãi nhau hết! Nếu hai người cố gắng để làm cho cuộc sống chung tốt đẹp hơn bằng cách dung hòa những khác biệt của nhau, tìm hiểu cảm nghĩ của nhau một cách thông minh thì niềm vui đạt được sẽ không có gì sánh kịp.
Chắc con còn nhớ khẩu hiệu sau đây ở gia đình mình chứ, “Đừng lấy làm xấu hổ khi bạn nổi giận. Đấy là một đặc tính của người hữu dụng. Bạn chỉ nên hối tiếc khi nào bạn giận quá đến nỗi mất khôn đi!”
Nếu cha là con, cha sẽ đọc câu ấy cho Mai nghe để cả hai cùng coi đó là một định luật nên theo hầu giúp cuộc sống chung được tốt đẹp và khiến hai con được mạnh khỏe. Y học đã chứng minh rằng bệnh loét bao tử phát sinh vì người ta bực tức quá mà người ta không nói ra được. Sự đè nén cảm xúc bực bội cũng gây ra chứng phong ngứa, nhức đầu, áp huyết cao, thay đổi tâm tính bất thường, cằn nhằn, bất trung, đưa người ta tới chỗ ly dị cùng nhiều tai hại khác.
Điều thứ hai con nên làm là cùng nàng thảo luận ra một bản quy ước, theo đó, hai con đồng ý để giải quyết những khác biệt. Chắc con nhớ là trong cuốn “Thư cho Kim” cha và mẹ con có thảo ra những điều gọi là : “Bảy điều lệ chính thức giành cho một trận cãi vã đàng hoàng”. Cha viết những điều đó ra đây vì cha thấy chúng rất hữu ích đối với cha và mẹ con.
Trước hết mẹ con và cha chỉ được cãi nhau vào những lúc thuận tiện mà thôi. Kinh thánh chép rằng chúng ta là những kẻ dại nếu chúng ta nói rằng “bình an, bình an trong khi không có sự bình an gì hết”. Nhưng Kinh thánh cũng khuyên chúng ta cầu nguyện: “Hãy canh chừng môi tôi và giữ gìn miệng tôi”. Cha thấy lời cầu nguyện này thật quý báu. Bởi vì con sẽ thấy rằng có ngày nàng rất dịu dàng, muốn được con chiều chuộng, yêu thương. Cũng lại có ngày nàng chỉ muốn cãi cọ với con thôi. Do đó, nếu con vẫn còn sung sức, hãy dàn quân ra đối diện với nàng. Hãy cho nàng biết rằng con yêu nàng, và nếu tình yêu của hai con giờ đây đòi hỏi một trận cãi nhau thì con cũng đã sẵn sàng rồi!
Phải nhớ rằng mục đích của sự cãi nhau chỉ là để hiểu nhau thêm mà thôi: Một cách chắc chắn để trắc nghiệm sự trưởng thành là xét xem một người phản ứng ra sao trước thái độ cáu kỉnh giận dữ của người kia. Đây là một công việc khó khăn, đòi hỏi sự tập luyện, tự chủ và thông cảm. Đây cũng phải là mục đích mà mọi người chồng tốt đều phải nhắm tới.
Khi bị một người nói nặng, chúng ta thường có khuynh hướng trả đũa lại, nặng nề cũng chẳng kém. Nhưng một người chồng lý tưởng phải biết tự hỏi: “Có thể là nàng đang gặp chuyện gì khó khăn! Ta phải giúp nàng”. Con có thể tạo cho mình sự bình tĩnh nầy bằng cách nhớ rằng cơn giận bây giờ thường chỉ là kết quả của những sự bực bội, chịu đựng, mà nàng đã trải qua từ bao lâu nay. Đôi khi, những cơn giận dữ ấy bắt nguồn từ những lý do thật xa xưa mà con chẳng can dự gì tới hết.
Những lúc như thế, nàng không giận con nhiều, nhưng mà giận những cái mà con đã gợi cho nàng phải nhớ lại. Cho nên con đừng thắc mắc rằng tại sao một lời nói, một cử chỉ không ác ý của con lại khiến cho nàng nổi giận ghê gớm như vậy, lời nói ấy, cử chỉ ấy, chỉ là một que diêm châm vào đống rơm khô bực bội, chịu đựng mà nàng đã hong nắng lâu ngày.
Điều nàng cần lúc đó là một cơn gió làm mát lòng. Cho nên một người chồng hiểu biết sẽ cố tự chủ đế không giương nanh vuốt ra mà để chống trả. Ông ta sẽ đợi cho đến lúc vợ mình đã bộc lộ hết những bực bội chứa chất trong lòng ra xong đã. Có những giây phút không cần giải thích mà chỉ cần biết lắng nghe thôi. Đó là lúc người vợ đang lên cơn giận dữ.
Chúng ta cần soát lại vũ khí để chắc chắn rằng những vũ khí ấy không gây nguy hiểm chết người. Hiện giờ có một tiếng hay được các nhà chiến lược nguyên tử sử dụng. Đó là: “Tàn sát nhiều quá” hay là giết quá số người cần giết để thắng một trận chiến. Đây là một lời cảnh cáo quan trọng để cho con nhớ đến nếu có bao giờ xảy ra va chạm trong gia đình.
Điều cần thiết nhất là con đừng bao giờ làm thương tổn tự ái của nàng. Khi tự ái bị va chạm mạnh, người đàn bà cảm thấy mình bị hạ thấp và như vậy sẽ tai hại vô cùng.
Muốn tránh tình trạng đó, con phải nhớ đừng tấn công cá nhân nàng, nhưng hãy chỉ nhắm vào vấn đề được bàn cãi mà thôi. Mọi sự va chạm giữa hai con phải đừng bao giờ gây thương tích trong tâm hồn. Hãy luôn luôn nhớ rằng hai con đã cãi nhau, nhưng người này không nhằm hạ người kia xuống đất đen. Rồi phải cẩn thận để cho những lời tấn công nhau đó ở một mức độ vừa phải thôi.
Nếu con biết tỏ ra khéo léo, sức nóng phát ra sau những lần va chạm sẽ có thể sưởi cho cuộc sống chung giữa hai con lên tới một nhiệt độ vừa phải nhất.
Chúng ta cần điều chỉnh cho giọng nói chúng ta bớt xuống thay vì lớn hơn: Mẹ con đã cho cha biết rằng hai người có thể dùng những lời thì thầm để bàn cãi một vấn đề, chớ chẳng cần phải hét lớn mới nói được.
Con cứ thử làm như vậy một lần, con sẽ thấy thích lắm. Việc ấy đòi hỏi người ta phải có tính tự chủ, kềm chế cảm xúc của mình. Như vậy cũng khó, nhưng kết quả đem lại thật quý báu. Biết dùng lời nói để bày tỏ cảm nghĩ của mình là một điều hay. Nhưng con phải thận trọng để chọn chữ dùng cho tế nhị, nhẹ nhàng, vô hại hầu tránh gây thương tổn.
Giọng nói cũng phải giữ cho từ tốn, nhỏ nhẹ, bởi vì người ta có khuynh hướng nói to hơn khi giận dữ. Do đó, con và nàng hãy thỏa thuận để luôn luôn dịu dàng, nhỏ nhẹ khi không đồng ý với nhau chuyện gì.
Chúng ta sẽ không bao giờ cãi cọ nhau hay kể xấu nhau trước chỗ đông người: Cha có nói cho con biết một ít về vấn đề nầy rồi, nhưng cũng cần để ý thêm một đều nữa. Đó là khi cãi nhau, hai con không nên để cho bất cứ một ai biết hết. Bạn bè, đồng nghiệp và ngay cả cha mẹ cũng không có ích lợi gì lúc ấy. Vì họ sẽ chỉ làm cho con nghĩ rằng mình phải, mình có lý hoàn toàn mà thôi. Nếu con đem chuyện cãi nhau kể với họ, sẽ có hai điều tai hại sau đây:
Khi con kể, con sẽ thêm bớt, làm cho vấn đề càng trở nên khó khăn hơn.
Vấn đề ấy cần phải giải quyết với Mai mà con lại đem đến cho họ. Rồi thế nào con cũng phải đem trở về, giải quyết với Mai mới xong được.
Chúng ta cần một thời gian “ngưng bắn” khi một trong hai người nói “Thôi! Không nói nữa!”
Công việc này cũng đòi hỏi người ta óc xét đoán tế nhị lắm. Nếu nàng có vẻ thua cuộc rồi, con cũng tỏ lòng khoan dung mà giang tay đón tiếp nàng. Bởi vì mỗi cá nhân cũng như mỗi cặp vợ chồng đều khác nhau, con phải học biết để có thể phân biệt được đâu là vừa đủ, đâu là quá đáng. Cha biết một đôi vợ chồng khôn khéo kia, mỗi khi đang cãi nhau mà một trong hai người nói: “Thôi để việc này cho Ủy ban giải quyết!” là họ ngưng nói ngay. Cái gọi là “Ủy ban” ấy chẳng là gì hết! Đó chỉ là một dấu hiệu để thỏa thuận trước để họ có thể “ngưng bắn” ngay tức khắc mà thôi!
Khi đã hòa nhau, chúng ta sẽ quên hết, cho đến khi nào thấy cần thiết mới bàn cãi trở lại:
Nguyên tắc nầy rất quan trọng đối với những người mới lập gia đình. Những người trẻ này cứ muốn giải quyết ngay mọi chuyện một lần cho xong. Nhưng họ đã lầm! Họ vẫn có thể yêu nhau hết lòng hôm nay trong khi giữ lại một số vấn đề sẽ giải quyết mai hoặc mốt.
Đây là đều cần nhớ: “Mới sống với nhau một thời gian ngắn thì không nên cố gắng quá sức để cho hoàn toàn đồng nhất với nhau”.
Một đôi vợ chồng hạnh phúc không bắt buộc là phải giống hệt nhau từng li từng tí. Họ chỉ cần làm hết khả năng để hiệp một cho tới một mức độ nào đó trong ngày hôm nay, nhưng vẫn nhớ rằng họ còn nhiều dịp khác trong tương lai để thêm lòng hiệp nhất cùng nhau.
Chúng ta đã đồng ý rằng nếu có cãi nhau thì phải cãi cho đàng hoàng, để xây dựng cho nhau …
Viết đến đây cha nghe tin bé Mỹ vừa ngã xuống từ cái chòi nhỏ của nó ở ngọn cây. Cha đi thăm nó đây rồi sẽ viết cho con sau.
Buổi chiều: Cha vừa ở nhà thương bé Mỹ nằm về. Nó bị gãy mấy xương sườn, hai bàn chân và khuỷu tay. Nó đau nhiều lắm.
Tuần trước, mẹ con và cha ngồi trước cửa nhìn Mỹ trèo lên ngọn cây và rồi từ trên đó đu giây xuống ngay thềm nhà. Trông thật dễ sợ, nhưng nó làm việc ấy dễ dàng lắm. Mỗi lần nhìn Mỹ đu giấy như thế, Cha lại thầm cảm tạ Chúa vì Cha mẹ nuôi con lớn lên mà trong khoảng thời gian ấy, con không gặp một tai nạn trầm trọng nào hết.
Cái cây ấy thực là cao, khiến cho cha nghĩ rằng đứa trẻ nào cũng có một thiên thần phù hộ ở bên mình. Như trường hợp bé Mỹ. Lẽ ra nó té đập đầu xuống đất khi sợi dây ấy tự nhiên đứt phực, và nó rớt từ trên cao 12 thước xuống. Vậy mà nó chỉ bị thương thôi. Thật là một điều đáng vui mừng.
Thôi cha trở lại đầu đề chính đây… Cha vừa nói đến chỗ “phải cãi nhau cho đàng hoàng phải không?”
Con cần chấp nhận sự chống đối như là một phần trong đời sống chúng ta và con phải có một số nguyên tắc để đương đầu với những điều con không thích.
Còn một điều nữa cũng quan trọng không kém là sau mỗi lần có chuyện không vui, người ta cần xin lỗi nhau và quên đi những chuyện đã xảy ra. Đặc biệt là đối với đàn ông, họ không dễ nhận lỗi như là phụ nữ. Một bà vợ đã nói với cha: “Nhà tôi dàn xếp một trận cãi nhau bằng cách cứ cho mình là phải, cho tới khi nào tôi chịu nói rằng anh ta hoàn toàn có lý, còn tôi thì lầm lỗi, anh ta mới chịu thôi. Sự thật thì nhiều khi tôi có lý nhưng anh ta tưởng mình là ông Trời; luôn luôn đúng, cái gì cũng hoàn toàn hết. Vậy ông xem có cách nào giúp tôi chăng?”
Hôn nhân đối với người đàn bà ấy quả thật là một kinh nghiệm đau buồn. Đời sống giữa bà và ông chồng chỉ gồm toàn nước mắt, vắng bóng lòng thương xót và chẳng khác địa ngục hết.
Con phải nhớ rằng không phải làm đàn ông thì phải cứng cổ mới tỏ được sức mạnh của mình. Một người đàn ông tốt phải biết thành thực lấy lòng khiêm tốn nói với vợ câu sau đây mỗi khi đã làm điều quấy: “Anh đã lầm lỗi, mình tha thứ cho anh”
Nhưng trong trường hợp nàng gây làm lỗi thì sao? Con phải làm gì? Điều con phải làm là mở cho nàng một lối thoát. Con có thể nói: “Anh thấy chúng mình gây chuyện thực là bậy! Anh không thích như vậy nữa, còn em thì sao?”
Chắc nàng sẽ nói: “Vâng, em thấy chính em đã gây lầm lỗi ấy!” Một người đàn bà chẳng bao giờ quên được những lần như thế. Con đã mở rộng cánh cửa để nàng có thể đi qua hầu giải quyết êm đẹp vấn đề. Nàng sẽ yêu con mãi mãi vì lòng bao dung đó.
Đừng để ý thắc mắc về việc ai sẽ là người đầu tiên làm hòa với người kia. Vấn đề quan trọng là phải làm hòa với nhau. Nếu con coi vấn đề đó là quan trọng, là cái đích để nhắm tới, một ngày kia con và nàng sẽ ngạc nhiên khi nhận ra rằng phần thưởng lớn lao luôn luôn giành cho kẻ nào biết gạt bỏ tự ái để làm hòa với kẻ kia.
Một dấu hiệu khác chứng tỏ sự trưởng thành của một người là người ấy phải quên đi điều mình đã tha thứ cho người kia. Có những lầm lỗi hầu như không một người bình thường nào có thể tha thứ được. Nhưng đã là vợ chồng với nhau rồi, con phải tập quên những lỗi lầm nặng nề ấy để làm cho cuộc sống chung trở thành một nguồn phước lớn đối với hai con. Nhất là nếu muốn làm một người chồng tốt, con phải biết những gì phải quên và chỉ nhớ những gì cần nhớ.
Tình yêu đôi lứa, sau một trận cãi nhau thường mặn nồng hơn bao giờ hết, mà chẳng cần biết ai thắng hay ai làm hòa trước. Đó là luật của đời sống nầy. Ngay cả lịch sử cũng từng chứng minh rằng có những dân tộc, một thời là kẻ thù của nhau mà bây giờ lại là bạn. Tại sao vậy? Dĩ nhiên là họ cần lẫn nhau. Nhưng lại còn một số lý do khác nữa.
Sau khi khói súng tan đi và ngưng bắn đã được ký kết, chúng ta thấy rằng họ cũng chẳng khác gì chúng ta. Họ và ta cùng chung ước mơ, cùng nhau hi vọng, cùng có tinh thần tranh đấu như nhau vậy. Chúng ta có thể sẽ ngưỡng mộ khả năng của họ hay ưa thích những cái mà hồi thù nghịch với họ, chúng ta không biết.
Luôn luôn khi con người dẹp bỏ thù hận, tình yêu sẽ đến thế chỗ. Người ta sẽ đạt được sự cảm thông, hiểu biết và lòng thành thực muốn thân thiện lẫn nhau. Cha có cảm tưởng là loài người trong tương lai sẽ tồn tại hay không cũng tùy thuộc vào câu hỏi nầy: “Chúng ta có học cách xóa bỏ hận thù để dành chỗ cho tình yêu ngự trị vào lòng chúng ta không?”.
Con có tin rằng mai mốt đây, các quốc gia trên thế giới nầy sẽ sống bình an với nhau không? Nếu được như thế thì quả là một điều kỳ diệu con nhỉ? Nhưng điều đó không xảy ra được nếu nó không bắt đầu từ một chỗ nào đó.
Vì thế mỗi đôi vợ chồng cần coi đời sống hôn nhân của họ là khởi điểm để hướng về cuộc sống chung rộng lớn đó.
Thân ái,
Ở thành phố kia có hai con sông kia gặp nhau. Con có thể leo lên một ngọn đồi cao để nhìn hai dòng sông chảy từ xa chảy tới. Cha nghĩ rằng đây là một chỗ lý tưởng cho những người yêu nhau ngồi để ngắm cảnh thiên nhiên và suy ngẫm đến chuyện cảm thông. Cha muốn con và Mai có dịp đến đấy để nhìn hai dòng sông gặp gỡ.
Con sẽ thấy là ở phía trên, gần thượng lưu, dòng sông chảy hiền hòa. Nhưng ngay chỗ chúng gặp nhau thì lạ thay! Hai dòng sông hiền hòa đổ ập vào nhau, sóng nổi cuồn cuộn. Cha đã từng ngắm cảnh tượng đó vào những ngày dữ dội nhất. Chúng dường như va mạnh vào nhau, sủi bọt đục ngầu, tung tóe trông thật đáng sợ. Chúng có vẻ muốn chọi nhau một trận quyết liệt để xem bên nào tiêu diệt được bên nào.
Nhưng sau đó, thì những lớp bọt tan dần, các đợt sóng như đang cúi đầu chào nhau. Hai dòng sông đã kết hợp lại làm một. Chúng như muốn nói cùng nhau: “Thôi chúng ta hãy cùng nhau lên đường. Ở phía trước cảnh đẹp huy hoàng lắm!”
Và rồi, xuôi xuống một khoảng xa, hai dòng sông ấy, bây giờ chỉ còn là một thôi, lại êm ả lướt trôi. Sông rộng hơn, hùng tráng hơn, khiến cho ta cảm thấy rằng chính nhờ đối chọi mà sông mới tốt đẹp như vậy.
Một cuộc hôn nhân tốt đẹp thường thường cũng như thế. Khi hai dòng đời riêng rẽ, độc lập hợp lại với nhau, người ta hay thấy có những va chạm dữ dội. Va chạm giữa hai cá tính, sở thích, tư tưởng, thói quen, ảnh hưởng của truyền thống gia đình,… Đôi khi cũng giống như những lớp sóng cuồn cuộn, các cuộc va chạm giữa hai người có thể cho ta thấy ngẹt thở, tưởng chừng yêu thương đã không còn gì nữa.
Nhưng rồi cũng như dòng sông, hai tâm hồn sẽ đạt đến mức cảm thông sâu đậm hơn, mạnh mẽ hơn trước, cũng chính nhờ sự va chạm ấy.
Do đó, điều đầu tiên mà cha muốn Mai và con phải biết là hãy chấp nhận sự xung đột giữa hai người mới lập gia đình là một chuyện dĩ nhiên phải xảy ra. Nhiều cặp vợ chồng mới cảm thấy kinh hãi trong lần đầu họ cãi vã nhau. Một cô dâu trẻ viết thư cho bạn để kể lại trận cãi vã đầu tiên như sau: “Thế mà em cứ tưởng em với anh ấy sẽ cùng nhau hát bài ‘Yêu và mơ’ mãi mãi chứ!”.
Không đâu! Đời sống sẽ tẻ nhạt lắm nếu cả hai cứ giữ cho nó thơ mộng như tiểu thuyết, chẳng bao giờ cãi nhau hết! Nếu hai người cố gắng để làm cho cuộc sống chung tốt đẹp hơn bằng cách dung hòa những khác biệt của nhau, tìm hiểu cảm nghĩ của nhau một cách thông minh thì niềm vui đạt được sẽ không có gì sánh kịp.
Chắc con còn nhớ khẩu hiệu sau đây ở gia đình mình chứ, “Đừng lấy làm xấu hổ khi bạn nổi giận. Đấy là một đặc tính của người hữu dụng. Bạn chỉ nên hối tiếc khi nào bạn giận quá đến nỗi mất khôn đi!”
Nếu cha là con, cha sẽ đọc câu ấy cho Mai nghe để cả hai cùng coi đó là một định luật nên theo hầu giúp cuộc sống chung được tốt đẹp và khiến hai con được mạnh khỏe. Y học đã chứng minh rằng bệnh loét bao tử phát sinh vì người ta bực tức quá mà người ta không nói ra được. Sự đè nén cảm xúc bực bội cũng gây ra chứng phong ngứa, nhức đầu, áp huyết cao, thay đổi tâm tính bất thường, cằn nhằn, bất trung, đưa người ta tới chỗ ly dị cùng nhiều tai hại khác.
Điều thứ hai con nên làm là cùng nàng thảo luận ra một bản quy ước, theo đó, hai con đồng ý để giải quyết những khác biệt. Chắc con nhớ là trong cuốn “Thư cho Kim” cha và mẹ con có thảo ra những điều gọi là : “Bảy điều lệ chính thức giành cho một trận cãi vã đàng hoàng”. Cha viết những điều đó ra đây vì cha thấy chúng rất hữu ích đối với cha và mẹ con.
Trước hết mẹ con và cha chỉ được cãi nhau vào những lúc thuận tiện mà thôi. Kinh thánh chép rằng chúng ta là những kẻ dại nếu chúng ta nói rằng “bình an, bình an trong khi không có sự bình an gì hết”. Nhưng Kinh thánh cũng khuyên chúng ta cầu nguyện: “Hãy canh chừng môi tôi và giữ gìn miệng tôi”. Cha thấy lời cầu nguyện này thật quý báu. Bởi vì con sẽ thấy rằng có ngày nàng rất dịu dàng, muốn được con chiều chuộng, yêu thương. Cũng lại có ngày nàng chỉ muốn cãi cọ với con thôi. Do đó, nếu con vẫn còn sung sức, hãy dàn quân ra đối diện với nàng. Hãy cho nàng biết rằng con yêu nàng, và nếu tình yêu của hai con giờ đây đòi hỏi một trận cãi nhau thì con cũng đã sẵn sàng rồi!
Phải nhớ rằng mục đích của sự cãi nhau chỉ là để hiểu nhau thêm mà thôi: Một cách chắc chắn để trắc nghiệm sự trưởng thành là xét xem một người phản ứng ra sao trước thái độ cáu kỉnh giận dữ của người kia. Đây là một công việc khó khăn, đòi hỏi sự tập luyện, tự chủ và thông cảm. Đây cũng phải là mục đích mà mọi người chồng tốt đều phải nhắm tới.
Khi bị một người nói nặng, chúng ta thường có khuynh hướng trả đũa lại, nặng nề cũng chẳng kém. Nhưng một người chồng lý tưởng phải biết tự hỏi: “Có thể là nàng đang gặp chuyện gì khó khăn! Ta phải giúp nàng”. Con có thể tạo cho mình sự bình tĩnh nầy bằng cách nhớ rằng cơn giận bây giờ thường chỉ là kết quả của những sự bực bội, chịu đựng, mà nàng đã trải qua từ bao lâu nay. Đôi khi, những cơn giận dữ ấy bắt nguồn từ những lý do thật xa xưa mà con chẳng can dự gì tới hết.
Những lúc như thế, nàng không giận con nhiều, nhưng mà giận những cái mà con đã gợi cho nàng phải nhớ lại. Cho nên con đừng thắc mắc rằng tại sao một lời nói, một cử chỉ không ác ý của con lại khiến cho nàng nổi giận ghê gớm như vậy, lời nói ấy, cử chỉ ấy, chỉ là một que diêm châm vào đống rơm khô bực bội, chịu đựng mà nàng đã hong nắng lâu ngày.
Điều nàng cần lúc đó là một cơn gió làm mát lòng. Cho nên một người chồng hiểu biết sẽ cố tự chủ đế không giương nanh vuốt ra mà để chống trả. Ông ta sẽ đợi cho đến lúc vợ mình đã bộc lộ hết những bực bội chứa chất trong lòng ra xong đã. Có những giây phút không cần giải thích mà chỉ cần biết lắng nghe thôi. Đó là lúc người vợ đang lên cơn giận dữ.
Chúng ta cần soát lại vũ khí để chắc chắn rằng những vũ khí ấy không gây nguy hiểm chết người. Hiện giờ có một tiếng hay được các nhà chiến lược nguyên tử sử dụng. Đó là: “Tàn sát nhiều quá” hay là giết quá số người cần giết để thắng một trận chiến. Đây là một lời cảnh cáo quan trọng để cho con nhớ đến nếu có bao giờ xảy ra va chạm trong gia đình.
Điều cần thiết nhất là con đừng bao giờ làm thương tổn tự ái của nàng. Khi tự ái bị va chạm mạnh, người đàn bà cảm thấy mình bị hạ thấp và như vậy sẽ tai hại vô cùng.
Muốn tránh tình trạng đó, con phải nhớ đừng tấn công cá nhân nàng, nhưng hãy chỉ nhắm vào vấn đề được bàn cãi mà thôi. Mọi sự va chạm giữa hai con phải đừng bao giờ gây thương tích trong tâm hồn. Hãy luôn luôn nhớ rằng hai con đã cãi nhau, nhưng người này không nhằm hạ người kia xuống đất đen. Rồi phải cẩn thận để cho những lời tấn công nhau đó ở một mức độ vừa phải thôi.
Nếu con biết tỏ ra khéo léo, sức nóng phát ra sau những lần va chạm sẽ có thể sưởi cho cuộc sống chung giữa hai con lên tới một nhiệt độ vừa phải nhất.
Chúng ta cần điều chỉnh cho giọng nói chúng ta bớt xuống thay vì lớn hơn: Mẹ con đã cho cha biết rằng hai người có thể dùng những lời thì thầm để bàn cãi một vấn đề, chớ chẳng cần phải hét lớn mới nói được.
Con cứ thử làm như vậy một lần, con sẽ thấy thích lắm. Việc ấy đòi hỏi người ta phải có tính tự chủ, kềm chế cảm xúc của mình. Như vậy cũng khó, nhưng kết quả đem lại thật quý báu. Biết dùng lời nói để bày tỏ cảm nghĩ của mình là một điều hay. Nhưng con phải thận trọng để chọn chữ dùng cho tế nhị, nhẹ nhàng, vô hại hầu tránh gây thương tổn.
Giọng nói cũng phải giữ cho từ tốn, nhỏ nhẹ, bởi vì người ta có khuynh hướng nói to hơn khi giận dữ. Do đó, con và nàng hãy thỏa thuận để luôn luôn dịu dàng, nhỏ nhẹ khi không đồng ý với nhau chuyện gì.
Chúng ta sẽ không bao giờ cãi cọ nhau hay kể xấu nhau trước chỗ đông người: Cha có nói cho con biết một ít về vấn đề nầy rồi, nhưng cũng cần để ý thêm một đều nữa. Đó là khi cãi nhau, hai con không nên để cho bất cứ một ai biết hết. Bạn bè, đồng nghiệp và ngay cả cha mẹ cũng không có ích lợi gì lúc ấy. Vì họ sẽ chỉ làm cho con nghĩ rằng mình phải, mình có lý hoàn toàn mà thôi. Nếu con đem chuyện cãi nhau kể với họ, sẽ có hai điều tai hại sau đây:
Khi con kể, con sẽ thêm bớt, làm cho vấn đề càng trở nên khó khăn hơn.
Vấn đề ấy cần phải giải quyết với Mai mà con lại đem đến cho họ. Rồi thế nào con cũng phải đem trở về, giải quyết với Mai mới xong được.
Chúng ta cần một thời gian “ngưng bắn” khi một trong hai người nói “Thôi! Không nói nữa!”
Công việc này cũng đòi hỏi người ta óc xét đoán tế nhị lắm. Nếu nàng có vẻ thua cuộc rồi, con cũng tỏ lòng khoan dung mà giang tay đón tiếp nàng. Bởi vì mỗi cá nhân cũng như mỗi cặp vợ chồng đều khác nhau, con phải học biết để có thể phân biệt được đâu là vừa đủ, đâu là quá đáng. Cha biết một đôi vợ chồng khôn khéo kia, mỗi khi đang cãi nhau mà một trong hai người nói: “Thôi để việc này cho Ủy ban giải quyết!” là họ ngưng nói ngay. Cái gọi là “Ủy ban” ấy chẳng là gì hết! Đó chỉ là một dấu hiệu để thỏa thuận trước để họ có thể “ngưng bắn” ngay tức khắc mà thôi!
Khi đã hòa nhau, chúng ta sẽ quên hết, cho đến khi nào thấy cần thiết mới bàn cãi trở lại:
Nguyên tắc nầy rất quan trọng đối với những người mới lập gia đình. Những người trẻ này cứ muốn giải quyết ngay mọi chuyện một lần cho xong. Nhưng họ đã lầm! Họ vẫn có thể yêu nhau hết lòng hôm nay trong khi giữ lại một số vấn đề sẽ giải quyết mai hoặc mốt.
Đây là đều cần nhớ: “Mới sống với nhau một thời gian ngắn thì không nên cố gắng quá sức để cho hoàn toàn đồng nhất với nhau”.
Một đôi vợ chồng hạnh phúc không bắt buộc là phải giống hệt nhau từng li từng tí. Họ chỉ cần làm hết khả năng để hiệp một cho tới một mức độ nào đó trong ngày hôm nay, nhưng vẫn nhớ rằng họ còn nhiều dịp khác trong tương lai để thêm lòng hiệp nhất cùng nhau.
Chúng ta đã đồng ý rằng nếu có cãi nhau thì phải cãi cho đàng hoàng, để xây dựng cho nhau …
Viết đến đây cha nghe tin bé Mỹ vừa ngã xuống từ cái chòi nhỏ của nó ở ngọn cây. Cha đi thăm nó đây rồi sẽ viết cho con sau.
Buổi chiều: Cha vừa ở nhà thương bé Mỹ nằm về. Nó bị gãy mấy xương sườn, hai bàn chân và khuỷu tay. Nó đau nhiều lắm.
Tuần trước, mẹ con và cha ngồi trước cửa nhìn Mỹ trèo lên ngọn cây và rồi từ trên đó đu giây xuống ngay thềm nhà. Trông thật dễ sợ, nhưng nó làm việc ấy dễ dàng lắm. Mỗi lần nhìn Mỹ đu giấy như thế, Cha lại thầm cảm tạ Chúa vì Cha mẹ nuôi con lớn lên mà trong khoảng thời gian ấy, con không gặp một tai nạn trầm trọng nào hết.
Cái cây ấy thực là cao, khiến cho cha nghĩ rằng đứa trẻ nào cũng có một thiên thần phù hộ ở bên mình. Như trường hợp bé Mỹ. Lẽ ra nó té đập đầu xuống đất khi sợi dây ấy tự nhiên đứt phực, và nó rớt từ trên cao 12 thước xuống. Vậy mà nó chỉ bị thương thôi. Thật là một điều đáng vui mừng.
Thôi cha trở lại đầu đề chính đây… Cha vừa nói đến chỗ “phải cãi nhau cho đàng hoàng phải không?”
Con cần chấp nhận sự chống đối như là một phần trong đời sống chúng ta và con phải có một số nguyên tắc để đương đầu với những điều con không thích.
Còn một điều nữa cũng quan trọng không kém là sau mỗi lần có chuyện không vui, người ta cần xin lỗi nhau và quên đi những chuyện đã xảy ra. Đặc biệt là đối với đàn ông, họ không dễ nhận lỗi như là phụ nữ. Một bà vợ đã nói với cha: “Nhà tôi dàn xếp một trận cãi nhau bằng cách cứ cho mình là phải, cho tới khi nào tôi chịu nói rằng anh ta hoàn toàn có lý, còn tôi thì lầm lỗi, anh ta mới chịu thôi. Sự thật thì nhiều khi tôi có lý nhưng anh ta tưởng mình là ông Trời; luôn luôn đúng, cái gì cũng hoàn toàn hết. Vậy ông xem có cách nào giúp tôi chăng?”
Hôn nhân đối với người đàn bà ấy quả thật là một kinh nghiệm đau buồn. Đời sống giữa bà và ông chồng chỉ gồm toàn nước mắt, vắng bóng lòng thương xót và chẳng khác địa ngục hết.
Con phải nhớ rằng không phải làm đàn ông thì phải cứng cổ mới tỏ được sức mạnh của mình. Một người đàn ông tốt phải biết thành thực lấy lòng khiêm tốn nói với vợ câu sau đây mỗi khi đã làm điều quấy: “Anh đã lầm lỗi, mình tha thứ cho anh”
Nhưng trong trường hợp nàng gây làm lỗi thì sao? Con phải làm gì? Điều con phải làm là mở cho nàng một lối thoát. Con có thể nói: “Anh thấy chúng mình gây chuyện thực là bậy! Anh không thích như vậy nữa, còn em thì sao?”
Chắc nàng sẽ nói: “Vâng, em thấy chính em đã gây lầm lỗi ấy!” Một người đàn bà chẳng bao giờ quên được những lần như thế. Con đã mở rộng cánh cửa để nàng có thể đi qua hầu giải quyết êm đẹp vấn đề. Nàng sẽ yêu con mãi mãi vì lòng bao dung đó.
Đừng để ý thắc mắc về việc ai sẽ là người đầu tiên làm hòa với người kia. Vấn đề quan trọng là phải làm hòa với nhau. Nếu con coi vấn đề đó là quan trọng, là cái đích để nhắm tới, một ngày kia con và nàng sẽ ngạc nhiên khi nhận ra rằng phần thưởng lớn lao luôn luôn giành cho kẻ nào biết gạt bỏ tự ái để làm hòa với kẻ kia.
Một dấu hiệu khác chứng tỏ sự trưởng thành của một người là người ấy phải quên đi điều mình đã tha thứ cho người kia. Có những lầm lỗi hầu như không một người bình thường nào có thể tha thứ được. Nhưng đã là vợ chồng với nhau rồi, con phải tập quên những lỗi lầm nặng nề ấy để làm cho cuộc sống chung trở thành một nguồn phước lớn đối với hai con. Nhất là nếu muốn làm một người chồng tốt, con phải biết những gì phải quên và chỉ nhớ những gì cần nhớ.
Tình yêu đôi lứa, sau một trận cãi nhau thường mặn nồng hơn bao giờ hết, mà chẳng cần biết ai thắng hay ai làm hòa trước. Đó là luật của đời sống nầy. Ngay cả lịch sử cũng từng chứng minh rằng có những dân tộc, một thời là kẻ thù của nhau mà bây giờ lại là bạn. Tại sao vậy? Dĩ nhiên là họ cần lẫn nhau. Nhưng lại còn một số lý do khác nữa.
Sau khi khói súng tan đi và ngưng bắn đã được ký kết, chúng ta thấy rằng họ cũng chẳng khác gì chúng ta. Họ và ta cùng chung ước mơ, cùng nhau hi vọng, cùng có tinh thần tranh đấu như nhau vậy. Chúng ta có thể sẽ ngưỡng mộ khả năng của họ hay ưa thích những cái mà hồi thù nghịch với họ, chúng ta không biết.
Luôn luôn khi con người dẹp bỏ thù hận, tình yêu sẽ đến thế chỗ. Người ta sẽ đạt được sự cảm thông, hiểu biết và lòng thành thực muốn thân thiện lẫn nhau. Cha có cảm tưởng là loài người trong tương lai sẽ tồn tại hay không cũng tùy thuộc vào câu hỏi nầy: “Chúng ta có học cách xóa bỏ hận thù để dành chỗ cho tình yêu ngự trị vào lòng chúng ta không?”.
Con có tin rằng mai mốt đây, các quốc gia trên thế giới nầy sẽ sống bình an với nhau không? Nếu được như thế thì quả là một điều kỳ diệu con nhỉ? Nhưng điều đó không xảy ra được nếu nó không bắt đầu từ một chỗ nào đó.
Vì thế mỗi đôi vợ chồng cần coi đời sống hôn nhân của họ là khởi điểm để hướng về cuộc sống chung rộng lớn đó.
Thân ái,
Trả lờiXóaCon có tin rằng mai mốt đây, các quốc gia trên thế giới nầy sẽ sống bình an với nhau không? Nếu được như thế thì quả là một điều kỳ diệu con nhỉ? Nhưng điều đó không xảy ra được nếu nó không bắt đầu từ một chỗ nào đó.
Vì thế mỗi đôi vợ chồng cần coi đời sống hôn nhân của họ là khởi điểm để hướng về cuộc sống chung rộng lớn đó.
Quên cái đáng quên và nhớ cái đáng nhớ sẽ hòa thuận mà bạn iu Pon Ali