Type Here to Get Search Results !

Mì ăn liền

Nguồn Tổng hợp từ Internet (Webphunu, Wikipedia)

Mì ăn liền (tên gọi quen thuộc là mì tôm, mì cua, mì gói) là món mì khô chiên trước với dầu cọ, thường ăn sau khi dội nước sôi lên 3-5 phút. Nó còn được gọi mì gói hay mì cốc hoặc mì ly, tùy cách đựng mì. Gói mì ăn liền thường có một gói gia vị nhỏ, thường bao gồm bột ngọt, nhưng cũng có loại không có bột ngọt. Có thể ăn sống sản phẩm này, tại vì mì đã được chiên; thường phải bẻ mì trước khi ngâm nước. Nếu dội nước nguội, cần phải hâm nó lên 3 phút trong lò vi ba.

NGUỒN GỐC

Mì ăn liền bắt nguồn từ các loại mì ramen Nhật ăn ngay, và nó giữ tên đó ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, khi nó càng được phổ biến ở châu Á, bắt đầu có nhiều loại mì ăn liền do các loại canh khách nhau ở châu Á, như là phở và bún. Andō Momofuku, người thành lập Công ty Thực phẩm Nissin, được coi là "cha đẻ" của mì ăn liền.

Mì ăn liền có xuất xứ là phiên bản ăn liền của món ramen của Nhật. Khi mì ăn liền trở nên phổ biến khắp châu Á, nhiều thể loại mì ăn liền khác xuất hiện từ những thức ăn ở các vùng địa phương như phở ăn liền, bún ăn liền, miến ăn liền...

SỬ DỤNG ĐÚNG CÁCH

Thông thường trên nhãn của các loại mì ăn liền thường có hướng dẫn sử dụng chung là đổ các gói gia vị và nước sôi vào mì rồi chờ cho mì chín 3 phút là ăn được. Hay nhiều người nấu mì ăn liền bằng cách cho vào nước sôi, cho bột nêm vào và nấu khoảng 3 phút. Tuy nhiên, cả 2 cách chế biến trên đều gây hậu quả không tốt cho sức khỏe con người, vì:


Thứ nhất, khi nấu sôi các gia vị của mì ăn liền (mà thành phần chính của chúng là bột ngọt (Monosodium glutamate)) thì nước sôi sẽ làm biến đổi cấu trúc phân tử của bột ngọt và biến chúng thành chất độc.

Thứ hai, phủ bên ngoài những sợi mì là lớp sáp dầu, và theo các thí nghiệm khoa học đã chứng minh lớp sáp này cần phải trải qua từ 4-5 lần nấu mới loại bỏ hết được; vì thế với cách sử dụng mì ăn liền theo truyền thống thì rất dễ gây chứng khó tiêu, làm cản trở hoạt động tiêu hóa.

Vì thế, có thể tham khảo cách sử dụng mì ăn liền sau để đảm bảo sức khỏe:

1 – Luộc mì trong nồi nước sôi.
2 – Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi.
3 – Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa.
4 – Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào.
5 – Bổ sung thêm rau củ và các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác (xúc xích, giò lụa, nấm,...).

Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều mỳ tôm và chế biến mỳ tôm không đúng cách cũng sẽ mang đến những tác hại không nhỏ đối với người tiêu dùng.

Thực tế trong mỳ ăn liền không có chất bảo quản nhưng để thuận tiện cho việc bảo quản, mỳ ăn liền phải qua dầu rán. Trong dầu có chất BHT (chất ổn định chống lên men thực phẩm), là chất gây ung thư, có thể dẫn đến bệnh gan, nhiễm sắc thể dị thường, hoặc làm suy giảm chức năng sinh sản.

Các gói gia vị trong mỳ ăn liền đều có chất chống oxy hoá. Ăn nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến gan. Không chỉ vậy, hàm lượng muối (Natri) trong đó tương đối cao, khiến cơ thể bị giữ nước, huyết áp tăng, tạo gánh nặng cho hệ tim mạch và thận.

Tuy thơm ngon, tiện dụng nhưng mỳ tôm cũng chứa rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

Đặc biệt trong chất liệu làm bát/cốc của các loại mỳ tiện dụng có Polystyrene nhằm tránh tình trạng bị biến hình khi gặp nước nóng. Một nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu phát hiện ra, hàm lượng chất Polystyrene có thể gây nguy hiểm cho mỗi kg thể trọng cơ thể trong 1 ngày là 0,001mg. Tuy nhiên, hàm lượng này trong 1 bát/cốc mỳ ăn liền có thể lên tới 0,015mg.

Theo nghiên cứu đã chứng minh, các gói gia vị trong mỳ ăn liền phải qua nhiệt độ cao để tiệt khuẩn, đóng gói chân không, nên các loại vitamin nhóm B, chất sắt… có trong thịt, hay vitamin C, vitamin A… có trong rau thực tế đã bị nhiệt làm cho biến mất. Những gì bạn nạp vào cơ thể chỉ là năng lượng. Một cốc mỳ có năng lượng là 350 calo, thì một bát mỳ cỡ lớn có thêm các gói gia vị sẽ có nhiệt lượng lên tới 500-600 calo.
Tác hại của mì ăn liền

- Gây nóng trong người: Độ giòn của mì ăn liền là do được chiên dầu ở nhiệt độ cao, những người thích mì ăn liền khi ăn xong thường cảm thấy khô miệng, háo nước. Nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người, vì thế không nên ăn nhiều mì ăn liền.

- Không tốt cho dạ dày: Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…

- Thiếu chất dinh dưỡng: Thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt và không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu ăn mì ăn liền suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, từ đó kéo theo một loạt bệnh như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, hôn mê...

- Béo phì: Mì ăn liền đã chiên qua dầu, hàm lượng vitamin B trong đó bị phá hủy hoàn toàn, về cơ bản mì ăn liền có thể không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động. Vậy nên, nhiều người có xu hướng ăn nhiều gói mì ăn liên cùng lúc hoặc ngoài ăn mì ăn liền còn ăn thêm những thứ khác nữa. Hậu quả là bạn đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiêu đường, cholesterol cao…

- Lão hóa sớm: Dầu trong mì ăn liền cũng có thể có chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ có thể làm chậm oxy hóa, trì hoãn thời gian hỏng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng mốc hỏng.

- Gây ung thư: trong mì ăn liền thường có các chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản… Do lưu trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này cũng sẽ từ từ biến chất, nếu tích tụ lâu trong cơ thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư.

- Không tốt cho gan: Trong một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, những hộp mì ăn liền bằng nhựa khi được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65 độ C, chất độc hại của nó sẽ ngấm vào thực phẩm, từ đó gây hại cho gan, thận, thần kinh....
Ăn mỳ thế nào mới đúng cách

Thường thì chúng ta sử dụng mỳ gói trong các trường hợp như bận việc cần ăn nhanh, ăn mì trong những lúc cần tiết kiệm chi phí trong thời gian đói kém... Chúng ta nấu mì bằng cách là cho mỳ vào nước sôi, cho gia vị, mì tôm đầy đủ vào nồi rồi đun khoảng 3 phút là đem ra ăn.

Tuy nhiên cách chế biến đó lại là sai cách, cách làm đó gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì trong gia vị của mỳ tôm chủ yếu là bột ngọt, thế nên khi đun sôi bột ngọt sẽ biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc. Thứ nữa là sợi mỳ ăn liên được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất đến 4 đến 5 ngày mới tiêu hóa hết phần sáp này.

VUI LÒNG BẤM F5 NẾU BẠN KHÔNG XEM ĐƯỢC VIDEO.
Nếu f5 đến lần thứ 2 mà vẫn không xem được thì vui lòng comment báo hỏng để chúng tôi xử lý kịp thời.


Đăng nhận xét

1 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.