Tại sao có một số ý tưởng nhận được hàng triệu đô la tiền đầu tư, trong khi những ý tưởng khác lại chẳng nhận được một xu?
Nếu bạn muốn đầu tư, bạn cần học theo cách trình bày của các nhà đầu tư.
Các doanh nhân có nhiều ý tưởng lớn mỗi năm. Tất cả những gì họ cần là tài chính cũng như nhân lực và vốn để gây dựng những doanh nghiệp thành công. Một trong những thách thức lớn nhất của một doanh nhân đó là có được vốn đầu tư tài chính.
1. Cách trình bày ý tưởng với các nhà đầu tư
Một phần câu trả lời cho câu hỏi này nằm ở cách bạn trình bày những dự đoán tài chính của bạn với các nhà đầu tư tiềm năng. Bạn cần trình bày một phi vụ tài chính hấp dẫn để họ đầu tư, cũng giống như bạn trình bày một cách thuyết phục tính cần thiết của ý tưởng của bạn và khả năng được thị trường chấp nhận của ý tưởng đó. Dự đoán tài chính của bạn phải đủ cụ thể để đáng tin cậy, nhưng cũng không nên chứa quá nhiều thông tin khiến các nhà đầu tư tiềm năng mất hứng thú vì cứ phải đọc hết bảng tính này sang bảng tính khác. Các con số bạn đưa ra phải tuân theo các nguyên tắc tính toán chung, vì có ngày nào đó, bạn sẽ phải so sánh tình hình thực hiện tài chính thực tế với những dự tính bạn đưa ra trong tài liệu chào thầu. Đó phải là sự so sánh chi li.
2. Bao nhiêu thông tin tài chính là đủ, bao nhiêu là quá nhiều?
Là một nhà đầu tư tiềm năng, tôi muốn biết bạn dự định sẽ làm gì với số vốn mà tôi trao cho bạn, và những gì tôi có thể sẽ nhận được nếu bạn dùng số vốn đó để biến ý tưởng của bạn thành một công việc kinh doanh. Tôi không cần biết chi tiết cách bạn chi từng đồng đô la thế nào.
Hãy bắt đầu bằng việc nghĩ về công việc kinh doanh của bạn. Hoạt động nào quan trọng và chúng sẽ đem lại bao nhiêu tiền doanh thu? Tôi gợi ý bạn nên nhóm các hoạt động quan trọng lại theo cách bạn có thể quản lý được việc kinh doanh và sau đó chuẩn bị dự đoán tài chính dựa trên những hạng mục này. Nguyên tắc cơ bản là, nếu một hoạt động không cần hơn từ 5-10% chi phí của bạn, hoặc nếu nó không tạo ra từ 5-10% trong tổng doanh thu của bạn, thì không cần phải đưa nó vào dự báo tài chính của bạn. Thay vào đó, hãy gộp những khoản chi đó hoặc doanh thu đó với một hạng mục tương tự.
3. Hãy chắc chắn những dự báo tài chính của bạn dựa trên cơ sở vững chắc
Đừng cho rằng tiền mặt đến và đi khỏi doanh nghiệp bạn sẽ lần lượt được coi là doanh thu hoặc chi phí. Khi nói đến báo cáo tài chính thì kế toán và dòng tiền là những thứ hoàn toàn khác nhau. Các nhà đầu tư tiềm năng sẽ muốn biết dự báo của bạn cho cả hai hạng mục trên. Họ sẽ là những người đầu tiên chỉ ra những sai sót trong cách làm của bạn nếu bạn nói với họ rằng chúng như nhau.
Doanh thu là một số liệu đặc biệt khó khăn và quan trọng trong dự báo tài chính của bạn. Hãy chắc chắn rằng cố vấn tài chính của bạn biết công ty bạn hiểu doanh thu gắn liền với các nguyên tắc tính toán chung, và chuẩn bị phần dự báo trên cơ sở này. Nếu bạn và cố vấn tài chính không chắc chắn, hãy nhờ sự hỗ trợ chuyên môn từ một CPA, người có các khách hàng khác trong công ty bạn.
4. Sự trình bày có thể tạo ra sự khác biệt hoàn toàn
Một trong những thứ khiến tôi khó chịu là những dự báo tài chính cung cấp những khoản chính xác đến từng đồng đô la (ví dụ: 169,478 đô la dành cho tiếp thị và bán hàng) trong năm thứ ba. Nếu bạn giỏi tính toán cho tương lai như thế thì bạn nên bỏ qua việc kinh doanh và kiếm sống nhờ nghề dự báo tương lai.
Con số làm tròn (ví dụ: 169,000 đô la) sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư tiềm năng tất cả thông tin họ cần và sẽ giúp họ tập trung vào bức tranh toàn cảnh. Tôi cũng sẽ tránh cắt xén các số liệu tài chính của bạn (kiểu như 169K hay tệ hơn là 169M) trong các giai đoạn đầu, mới kinh doanh và huy động vốn của bạn. Việc cắt xén có thể sẽ diễn ra sau này khi việc bán hàng và hoạt động của bạn lớn đến nỗi số tiền không còn vừa với các kết quả tài chính của bạn.
5. Dự báo lợi nhuận hợp lý trong một khoảng thời gian hợp lý
Các nhà đầu tư tiềm năng kỳ vọng sẽ thu lại được từ phần đầu tư của họ. Họ đang mạo hiểm khi đầu tư vào ý tưởng của bạn và họ hi vọng sẽ được thưởng xứng đang vì đã làm như vậy. Nếu các dự báo tài chính của bạn không chỉ ra phần doanh thu tăng trưởng nhanh hơn các khoản chi sau giai đoạn khởi sự bạn đầu, bạn nên suy nghĩ lại về mô hình kinh doanh của mình.
Ở một thái cực khác, đường cong tăng trưởng theo hình “cây gây khúc côn cầu” khó đạt được và không thực tế trong tình hình kinh tế hiện nay. Nếu bạn dự báo tăng trưởng mạnh, bạn sẽ cần chuẩn bị bảo vệ nó với số liệu thị trường thuyết phục và tin cậy. Hãy nhớ rằng, bạn đang khởi sự hoặc là phát triển một doanh nghiệp chứ không phải là một tổ chức từ thiện. Điều đó có nghĩa là bạn nên dự báo một khoản lợi nhuận hợp lý trong một khoảng thời gian hợp lý.
6. Hãy chắc chắn tất cả đều được đồng bộ hóa
Sau cùng, hãy chắc chắn rằng các dự báo tài chính của bạn đồng bộ với ngôn ngữ bạn dùng để mô tả lý do tại sao nhà đầu tư nên đặc biệt cân nhắc ý tưởng của bạn. Nếu bạn nói rằng có một thị trường lớn cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, thì dự báo tài chính của bạn phải chỉ ra rằng bạn đang chuẩn bị thâu tóm một thị phần đáng kể của thị trường đó theo thời gian, và bạn làm điều đó theo cách sẽ đem lại vốn cho các khoản đầu tư trong tương lai và lợi tức cho các nhà đầu tư của bạn.
Sau khi kết thúc báo cáo tài chính, hãy quên chúng đi trong 1 hoặc 2 ngày rồi lại lôi chúng ra, xem xét chúng độc lập với tài liệu chào hàng của bạn. Các số liệu tài chính của bạn có cho các nhà đầu tư tiềm năng biết bạn đang chuẩn bị làm gì và cách bạn thực hiện việc đó không? Chúng có đưa ra những minh chứng thuyết phục có thể lôi kéo nhà đầu tư, hay chúng chỉ đưa ra rất nhiều câu hỏi đại loại như mô hình kinh doanh của bạn là gì? Hi vọng là chúng thuyết phục, không khó hiểu và đem lại sự phấn chấn cho những người cấp vốn tương lai của bạn.
(Dịch từ Inc)
Nguồn: Hoclamgiau.vn
VUI LÒNG BẤM F5 NẾU BẠN KHÔNG XEM ĐƯỢC VIDEO.
Nếu f5 đến lần thứ 2 mà vẫn không xem được thì vui lòng comment báo hỏng để chúng tôi xử lý kịp thời.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.