Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta ước mình lớn nhanh để có thể làm những gì mình muốn. Thế nhưng khi chúng ta trưởng thành, chúng ta thường than thở và mong muốn trở về những ngày ấu thơ. Mâu thuẫn quá phải không?
Điều đó nói lên điều gì?
Bất cứ ở tuổi tác nào, dù có hay không ý thức con người chúng ta luôn kiếm tìm hạnh phúc. Mưu cầu hạnh phúc dường như đó là mục đích sống của mỗi người. Đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi: "Chúng ta sống trên đời này để làm gì?" - Kiếm tìm hạnh phúc.
Chúng ta cũng nên tự nhủ: "Chẳng có lứa tuổi nào hạnh phúc hơn lứa tuổi nào, tuổi nào có nỗi khổ của tuổi ấy". Hạnh phúc không phụ thuộc vào tuổi tác, mà mỗi tuổi sẽ có những niềm vui mà tuổi khác không thể có được.
Nghiên cứu hỏi hơn 200 người có độ tuổi từ 19-79 về những kinh nghiệm hạnh phúc (cả bình thường và khác thường) họ từng có (Bhattacharjee & Mogilner, 2014).
Những kinh nghiệm khác thường hạnh phúc như có một chuyến du lịch nước ngoài đắt tiền – xảy ra ít thường xuyên, còn những kinh nghiệm bình thường hạnh phúc như thăm gia đình bạn – thì phổ biến hơn.
Qua tất cả các nhóm tuổi trong nghiên cứu, mọi người tìm được niềm vui ở mọi loại kinh nghiệm; cả bình thường và khác thường. Họ thích làm những sở thích của họ, ăn uống, yêu đương, đi du lịch và thư giãn.
Nhưng người lớn tuổi hơn thì tìm được cách để thu được nhiều niềm vui hơn từ những kinh nghiệm tương đối bình thường. Họ có được nhiều niềm vui từ việc dành thời gian cho gia đình họ, hoặc từ một cuộc đi bộ trong công viên.
Ngược lại, người trẻ hơn thì quan tâm hơn đến việc định nghĩa bản thân họ thông qua những kinh nghiệm khác thường. Các tác giả giải thích:
“Người trẻ chủ động tìm cách định nghĩa về bản thân họ và do đó họ thấy việc tích lũy những kinh nghiệm khác thường là đặc biệt đáng làm, để đánh dấu sự tiến bộ của họ thông qua những sự kiện cuộc sống quan trọng và giúp họ xây dựng một hồ sơ kinh nghiệm hú vị.”
Những thực nghiệm khác cho thấy việc tập trung vào kinh nghiệm bình thường đối lập với kinh nghiệm khác thường chịu tác động bởi bạn còn sống được bao lâu:
“Những giây phút trần tục, bình thường tạo thành cuộc sống hằng ngày có xu hướng bị xem nhẹ khi tương lai của bạn dường như vô hạn; tuy nhiên, khả năng mà những kinh nghiệm bình thường đó đóng góp vào hạnh phúc sẽ tăng lên khi con người nhận ra những ngày họ còn sống được chẳng bao lâu nữa.” (Bhattacharjee & Mogilner,2014).
Những phát hiện đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thưởng thức những kinh nghiệm. Học cách tận hưởng những thời khắc đó – dù chúng là bình thường hay khác thường – là một kỹ năng cần luyện tập, nhưng có thể mang lại những phần thưởng to lớn.
VUI LÒNG BẤM F5 NẾU BẠN KHÔNG XEM ĐƯỢC VIDEO.
Nếu f5 đến lần thứ 2 mà vẫn không xem được thì vui lòng comment báo hỏng để chúng tôi xử lý kịp thời.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.