Hơn bao giờ hết, ngày nay người ta nhận thấy rằng ý chí - khả năng kiểm soát sự tập trung, cảm xúc và ước muốn - có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe vật chất, an ninh tài chính và sự thành công trong sự nghiệp của mỗi người.
Giá: Đang cập nhật
Số trang: Đang cập nhật
Nhà xuất bản: Lao động Xã hội
Tất cả chúng ta đều biết rõ điều này. Rằng chúng ta tưởng mình có thể kiểm soát được tất cả các khía cạnh trong cuộc sống, từ việc ăn gì, đến làm gì, nói gì và mua gì. Ấy vậy mà, hầu hết mọi người đều cảm nhận được sự thất bại của ý chí – mới phút trước ta nắm tầm kiểm soát, nhưng chốc lát sau lại bị lấn át và mất kiểm soát.
Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, người Mỹ coi sự thiếu ý chí là nguyên nhân số một khiến họ phải đấu tranh vất vả để đạt được mục tiêu. Rất nhiều người cảm thấy có lỗi khi khiến chính mình và người khác thất vọng.
Những người khác lại phó mặc cho ý nghĩ, cảm xúc và khao khát của chính mình, bởi cuộc sống của họ được đưa đẩy bởi sự thôi thúc hơn là những lựa chọn có ý thức. Ngay cả người có khả năng kiểm soát tốt nhất cũng cảm thấy kiệt sức khi lúc nào cũng phải kiểm soát mọi thứ và họ tự hỏi, không lẽ nào cuộc sống lại là một cuộc chiến cam go đến vậy.
Sau nhiều năm quan sát mọi người phải vất vả đấu tranh để thay đổi suy nghĩ, cảm xúc, dáng dấp và thói quen, Kelly McGonigal nhận thấy rất nhiều người đặt niềm tin vào ý chí đã ngầm phá hoại sự thành công của chính bản thân họ và tạo ra những mối căng thẳng không cần thiết.
Mặc dù các nghiên cứu khoa học cho thấy tin vào ý chí có thể giúp ích cho họ, nhưng rõ ràng đông đảo công chúng chưa hiểu rõ điều này.Họ tiếp tục trông cậy vào những chiến lược không hiệu quả để có được sự tự chủ.
"Rất nhiều lần tôi thấy rằng các chiến lược mà mọi người áp dụng không chỉ vô hiệu mà còn gây phản tác dụng, dẫn đến sự ngầm hủy hoại và mất kiểm soát", Kelly McGonigal viết.
Đó là lý do khiến tác giả xây dựng khóa học “Khoa học ý chí” dành cho toàn bộ công chúng thông qua chương trình Khóa học Nâng cao của Trường Đại học Standford.
"Ồ! Đây chính là thứ tôi cần" là sự kết hợp của những phát hiện khoa học tốt nhất và các bài học thực tế từ khóa học nói trên, vận dụng các nghiên cứu mới nhất và vốn hiểu biết thu nhận được từ hàng trăm học viên tham gia khóa học.
Ngay trong lời mở đầu, tác giả đã chia sẻ: Bất cứ khi nào tôi nói rằng tôi đang giảng dạy một khóa học về ý chí, sự hưởng ứng phổ biến luôn là, “Ồ, đó chính là thứ tôi cần”.
Sơ lược nội dung
Nhưng rồi nỗi lo ập đến. Phổi và các cơ căng ra. Bạn bắt đầu cảm thấy chóng mặt và hơi buồn nôn. Gần như bạn đang run rẩy, bạn muốn món bánh này lắm. Nhưng bạn không thể ăn. Nhưng bạn muốn lắm. Nhưng không thể ăn được! Bạn biết mình phải làm gì, nhưng bạn không biết chắc liệu bản thân có xử lý được cảm giác này không nếu như toàn thân không vụn vỡ hoặc phải đầu hàng.
Chào mừng bạn đến với thế giới của cơn thèm. Có thể là bạn thèm thuốc lá, thèm một ly rượu, hoặc một ly cà phê sữa. Hoặc chỉ là khi bạn nhìn thấy hàng siêu giảm giá cơ-hội-cuối-cùng, một tấm vé số, hoặc một chiếc bánh nướng trong ô cửa sổ hàng bánh ngọt. Trong giây phút đó, bạn đối mặt với một lựa chọn: chiều theo cơn thèm, hoặc thấy nội lực đang kiểm soát bản thân. Đây là lúc bạn cần phải nói “Tôi sẽ không”khi mọi tế bào trong cơ thể bạn đang nói “Tôi muốn.”
Bạn biết thời điểm bạn phải đối mặt với thách thức ý chí ngoài đời thực, vì lúc đó, cơ thể bạn cảm nhận được nó. Đó không phải là cuộc tranh luận trừu tượng giữa cái đúng và cái sai. Nó giống như một cuộc chiến diễn ra bên trong bạn – cuộc chiến giữa hai cái tôi của bạn, hoặc giữa hai con người hoàn toàn khác nhau. Đôi lúc cơn thèm thắng thế. Đôi lúc con người hiểu biết hơn, hoặc muốn hơn, sẽ chiến thắng.
Lý do khiến bạn thắng hoặc thua trước những thách thức ý chí này có vẻ giống như một bí mật. Mới hôm trước bạn cưỡng lại được, nhưng hôm sau bạn chịu thua. Có thể bạn tự hỏi, “Mình nghĩ gì vậy nhỉ!” Nhưng câu hỏi hay hơn có thể là, “Cơ thể mình đang làm gì vậy?” Khoa học phát hiện ra rằng tự chủ không chỉ liên quan đến tâm lý, mà còn liên quan đến sinh lý học. Đó là trạng thái tạm thời của tâm trí và cơ thể, mang đến cho bạn sức mạnh và sự bình tĩnh để không nghe theo sự thôi thúc. Hiện các nhà nghiên cứu đang dần hiểu rõ hiện trạng của trạng thái đó, và nguyên nhân khiến thế giới hiện đại cản trở nó. Tin tốt lành là bạn có thể học cách biến sinh lý học sang trạng thái đó khi bạn cần ý chí nhất. Bạn cũng có thể luyện cho cơ thể luôn ở trong trạng thái này, để khi cám dỗ ập đến, phản ứng bản năng của bạn chính là sự tự chủ.
CÂU CHUYỆN CỦA HAI MỐI ĐE DỌA
Để hiểu rõ sự việc diễn ra bên trong cơ thể khi chúng ta cần đến sự tự chủ, chúng ta cần bắt đầu với một sự khác biệt quan trọng: sự khác biệt giữa hổ răng kiếm và bánh kem dâu tây. Một mặt, hổ và bánh kém đều giống nhau – chúng đều có thể khiến bạn đi trệch mục tiêu sống thọ và sống khỏe. Mặt khác, chúng là hai mối đe dọa hoàn toàn khác nhau. Cách xử lý của cơ thể và não bộ đối với hai mối đe dọa này sẽ rất khác nhau. Quả là may cho bạn, vì quá trình tiến hóa đã phú cho bạn những kĩ năng cần thiết giúp bạn bảo vệ bản thân trước cả hai mối nguy đó.
KHI NGUY HIỂM ẬP TỚI
Chúng ta hãy bắt đầu với một chuyến du ngoạn ngược thời gian, đến nơi mà hổ răng kiếm đang đuổi theo con mồi. Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong rừng Serengeti tại miền Đông Châu Mĩ. Có thể bạn đang ăn trưa bằng thịt thối giữa đống xác súc vật hôi thối nằm rải rác trên thảo nguyên. Mọi chuyện đang diễn ra rất tốt đẹp – có phải bạn phát hiện thấy một con linh dương mới bị giết và bị bỏ lại không? – rồi đột nhiên, chết tiệt chưa! Một con hổ răng kiếm đang nấp dưới tán lá gốc cây gần đó. Có thể nó vừa chén món khai vị là con linh dương và món thứ hai của nó: chính là bạn. Trông nó rất sẵn sàng cắn phập hàm răng dài tới 30 centimet kia vào da thịt bạn, và không giống với bạn của thế kỉ 21, loài dã thú ăn thịt người này không phải băn khoăn về việc phải thỏa mãn cơn thèm thịt của nó. Bạn đừng mong nó đang ăn kiêng và tưởng rằng đường cong của bạn là phần thịt chứa quá nhiều calo.
Thật may mắn, bạn không phải là người đầu tiên nhận thấy mình đang ở trong tình thế này. Rất nhiều tổ tiên của bạn cũng từng phải đối mặt với kẻ thù này và nhiều kẻ thù khác giống nó. Vậy nên bạn được thừa hưởng từ tổ tiên bản năng đối phó trước mọi mối nguy cần phải đánh đấm hoặc chạy để có con đường sống. Bản năng này được gọi là phản ứng đánh-hoặc-chạy. Bạn biết rõ cảm giác lúc đó: tim đập, hàm nghiến, mọi giác quan đều trong trạng thái cảnh giác cao độ. Những thay đổi này của cơ thể không phải ngẫu nhiên. Chúng được điều phối bằng phương pháp tinh vi của não bộ và hệ thần kinh nhằm đảm bảo bạn hành động mau lẹ và tận dụng triệt để từng chút sức lực của mình.
Về mặt sinh lý học, dưới đây là sự việc diễn ra khi bạn nhìn thấy con hổ răng kiếm đó: trước hết, hình ảnh thu nhận từ mắt chạy thẳng lên phân khu Chất xám Quả hạnh trong não – phân khu này có chức năng giống như hệ thống cảnh báo cá nhân của bạn. Hệ này nằm trong bán cầu não, có chức năng phát hiện các tình trạng khẩn cấp. Khi nó phát hiện thấy mối nguy hiểm, vị trí trung tâm giúp nó dễ dàng chuyển thông điệp đến các bộ phận khác của cơ thể và não. Khi hệ cảnh báo nhận được tín hiệu từ nhãn cầu, rằng có một con hổ răng kiếm đang quan sát bạn, nó sẽ phát ra một loạt tín hiệu đến não và cơ thể, tạo ra phản ứng đánh-hoặc-chạy. Tuyến thượng thận phát ra hóc-môn căng thẳng. Hệ hô hấp khiến phổi đập nhanh để nạp thêm ô-xi cho cơ thể. Hệ tim mạch hoạt động mạnh, đảm bảo năng lượng trong máu sẽ được đưa đến các cơ bắp phục vụ đánh đấm hoặc chạy trốn. Mọi tế bào trong cơ thể bạn đều nhận được bản thông báo nội bộ: thời điểm cho thấy bạn đang sẵn sàng với phương án nào.
Trong khi cơ thể đang sẵn sàng bảo vệ sự sống của bạn, hệ cảnh báo trong não cũng bận rộn với việc cố gắng đảm bảo rằng bạn không đầu hàng phương pháp của cơ thể. Nó tập trung vào sự chú ý và các giác quan của bạn về con hổ răng kiếm và môi trường xung quanh, đảm bảo không có ý nghĩ nào khiến bạn lơ đễnh khỏi mối đe dọa trước mắt. Hệ cảnh báo cũng tạo ra sự thay đổi phức tạp về các chất trong não, ức chế vỏ não trước – phân khu phụ trách kiểm soát sự thôi thúc. Đúng vậy, phản ứng đánh-hoặc-chạy muốn làm cho bạn bị thôi thúc hơn. Phần vỏ não trước có lý trí, khôn ngoan và cẩn thận đã chìm sâu trong giấc ngủ - cách tốt hơn nhằm đảm bảo bạn không phải nghĩ đến việc chạy trốn. Nhân nói về chạy trốn, tôi thấy rằng trong tình huống này, tốt nhất bạn nên bắt đầu co cẳng chạy đi thôi. Ngay lập tức.
Phản ứng đánh-hoặc-chạy là một trong những món quà vĩ đại nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người: khả năng gắn liền giữa cơ thể và não bộ nhằm cống hiến toàn bộ sức lực để cứu mạng bạn trong tình thế nguy khốn. Bạn không phải lãng phí chút sức lực nào, dù về thể chất hay trí tuệ, cho những việc không giúp bạn sống sót trong tình thế cấp bách. Vì vậy, khi phản ứng đánh-hoặc-chạy chiếm ưu thế, phần sức lực thể chất có thể vừa phục vụ bạn nhai bữa sáng hoặc cắt da xước mang rô sẽ được hướng thẳng đến nhiệm vụ tự bảo vệ. Dù năng lượng trí tuệ vừa được dành cho việc tìm kiếm bữa tối hoặc lên kế hoạch vẽ hang động lớn kế tiếp nhưng cũng được chuyển thẳng đến trạng thái đề phòng ngay lúc này và hành động nhanh chóng. Nói cách khác, phản ứng đánh-hoặc-chạy là bản năng quản lý năng lượng. Nó quyết định việc bạn sẽ sử dụng năng lượng thể chất và trí tuệ có giới hạn của mình như thế nào.
MỐI ĐE DỌA MỚI
Bạn vẫn mắc kẹt trên thảo nguyên Serengeti và đang chạy trốn hổ răng kiếm đấy sao? Ồ, xin lỗi bạn nhé. Tôi rất xin lỗi nếu như chuyến du ngoạn ngược thời gian của chúng ta có phần căng thẳng, nhưng chúng ta cần phải đi vòng như vậy để rõ hiểu sinh vật học của sự tự chủ. Hãy quay trở lại với thời nay, tránh xa ánh mắt rình mò của loài dã thú ăn thịt đã tiệt chủng đó. Bạn hãy hít thở, thư giãn một chút. Chúng ta sẽ cùng tìm một nơi an toàn hơn, và thú vị hơn.
Chúng ta đi dạo trên Main Street nhé? Bạn hãy hình dung ngay: một ngày đẹp trời, nắng rực rỡ và gió khẽ thổi. Chim chóc trên cây đang ngân vang bài ca “Imagine” của John Lennon, rồi bỗng nhiên – BÙM! Trong cửa hàng đồ ngọt, họ trưng bày chiếc bánh kem dâu tây ngon lành nhất mà bạn từng thấy! Lớp tráng sữa bóng mượt trên bề mặt kem mềm mịn. Vài lát dâu tây được bày tỉ mỉ khiến bạn nhớ đến hương vị của những mùa hè thuở ấu thơ. Trước khi bạn kịp nói, “Ồ, đợi đã, mình đang ăn kiêng,” hai chân đã vội rảo bước về phía cửa hàng, tay kéo nắm đấm cửa, và tiếng chuông vang lên khi nước dãi thèm thuồng của bạn đang ứa ra.
Lúc này chuyện gì đang diễn ra trong não và cơ thể bạn? Có một số chuyện như sau. Trước hết, não tạm thời bị chiếm thế bởi lời hứa về phần thưởng. Ngay khi nhìn thấy chiếc bánh kem dâu tây, não phát ra chất dẫn truyền thần kinh gọi là đô-pa-min chạy từ não giữa đến phân khu phụ trách sự chú ý, động lực và hành động. Các sứ giả đô-pa-min nho nhỏ này nói với não rằng, “Phải mua bánh kem NGAY, hoặc là chịu đựng số phận tồi tệ hơn cả cái chết.” Điều này có thể giải thích cho hành vi gần-như-là-chủ-động của đôi chân và đôi tay hướng về cửa hàng bánh. (Tay ai vậy nhỉ? Có phải tay mình trên cửa không? Phải, phải rồi. Ừm, cái bánh kem này bao nhiêu tiền nhỉ?)
Trong khi sự việc này đang diễn ra, đường huyết của bạn giảm xuống. Ngay khi não dự đoán về miếng bánh kem đầu tiên trong miệng bạn, nó sẽ phát ra chất hóa học thần kinh ra hiệu cho cơ thể tiếp nhận năng lượng đang lưu thông trong máu. Lý luận của cơ thể là thế này: Một miếng bánh kem nhiều đường và giàu chất béo sẽ khiến đường huyết tăng mạnh. Nhằm ngăn chặn sự gia tăng đường trong máu và cái chết hiếm hoi do ăn bánh kem, bạn cần phải hạ ngay lượng đường trong máu. Cơ thể thật tốt bụng khi nhìn thấy viễn cảnh này giúp bạn! Nhưng đường máu giảm có thể khiến bạn cảm thấy run run và cáu kỉnh, khiến bạn thèm bánh kem hơn nữa. Ừm, quả là vụng trộm. Tôi không muốn mình giống một nhà lý luận âm mưu đâu, nhưng nếu đó là cuộc thi giữa bánh kem và ý định ăn kiêng của bạn, tôi dám chắc bánh kem sẽ chiến thắng.
Nhưng gượm đã! Cũng giống như trên thảo nguyên Serengeti, bạn có một vũ khí bí mật: ý chí. Bạn có nhớ đến ý chí – khả năng làm việc thực sự quan trọng – ngay cả trong lúc khó khăn không? Ngay lúc này, điều thực sự quan trọng không phải là cảm giác sung sướng khi bánh kem chạm vào vòm miệng bạn. Một phần trong bạn biết rằng bạn có những mục tiêu lớn hơn. Như mục tiêu về sức khỏe, hạnh phúc và ngày mai phải mặc vừa chiếc quần gin bó sát. Phần này trong bạn biết rằng bánh kem đe dọa mục tiêu lâu dài của bạn. Vậy nên, nó sẽ làm mọi việc có thể nhằm xử lý mối nguy hại này. Đó là bản năng ý chí của bạn.
Nhưng không giống với hổ răng kiếm, bánh kem không phải mối nguy đích thực. Bạn hãy nghĩ đến nó: bánh kem không thể làm bất cứ gì hại đến bạn, đến sức khỏe hoặc vòng eo của bạn trừ khi bạn nâng dĩa lên. Đúng vậy: Lần này, kẻ thù ở bên trong bạn. Và chắc chắn bạn không cần phải giết cái bánh kem (hoặc người làm bánh). Thay vào đó, bạn cần làm gì đó với những cơn thèm này. Bạn không thể giết chết một mong muốn, và bởi vì cơn thèm nằm ẩn sâu bên trong tâm trí và cơ thể bạn, vậy nên sẽ không có cuộc chạy trốn rành mạch nào. Phản ứng đánh-hoặc-chạy đưa bạn đến với sự thôi thúc nguyên thủy nhất không phải là phản ứng bạn cần đến ngay lúc này. Tự chủ đòi hỏi phương pháp khác để tự bảo vệ bản thân – phương pháp giúp bạn xử lý mối nguy hại mới mẻ này.
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: ĐÂU LÀ MỐI ĐE DỌA?
Chúng ta rất quen với việc nhìn thấy cám dỗ và rắc rối bên ngoài bản thân: chiếc bánh nướng nguy hiểm, điếu thuốc lá tội lỗi, internet hấp dẫn. Nhưng sự tự chủ đưa chúng ta trở lại với chính mình, và thế giới nội tại của những ý nghĩ, khao khát, cảm xúc và thôi thúc. Đối với thách thức ý chí của bạn, hãy xác định rõ sự thôi thúc bên trong cần được nén lại. Ý nghĩ, hoặc cảm giác nào khiến bạn muốn làm việc mà bạn không muốn làm? Nếu không chắc chắn, bạn hãy thử quan sát xem sao. Lần tới, khi bị cám dỗ, bạn hãy dành sự chú ý vào nội tâm nhé.
BẢN NĂNG Ý CHÍ: DỪNG LẠI VÀ LẬP KẾ HOẠCH
Suzanne Segerstrom là nhà tâm lý học của Trường Đại học Kentucky và bà nghiên cứu sự ảnh hưởng của trạng thái tâm trí, ví dụ như sự căng thẳng và hi vọng, đối với cơ thể. Bà phát hiện ra rằng, cũng giống như sự căng thẳng, sự tự chủ cũng có dấu hiệu sinh học. Nhu cầu đối với sự tự chủ tạo ra một loạt thay đổi trong não và cơ thể, giúp bạn cưỡng lại cám dỗ và chiến thắng những thôi thúc có thể hủy-hoại-bản-thân. Segerstrom gọi những thay đổi này là phản ứng dừng-và-lập-kế-hoạch, và phản ứng này khác phản ứng đánh-hoặc-chạy.
Chắc hẳn bạn còn nhớ, trong chuyến du ngoạn đến thảo nguyên Serengeti, phản ứng đánh-hoặc-chạy diễn ra khi bạn nhận thấy mối nguy hại bên ngoài. Sau đó não và cơ thể bước vào trạng thái tự bảo vệ để tấn công hoặc chạy trốn. Phản ứng dừng-và-lập-kế-hoạch có sự khác biệt quan trọng: nó diễn ra khi ta ý thức được mâu thuẫn bên trong, thay vì mối nguy bên ngoài. Bạn muốn làm một việc gì đó (hút một điếu thuốc, ăn một bữa trưa no căng bụng, ghé vào trang web lạ khi đang làm việc) dù bạn biết bạn không nên làm việc đó. Hoặc bạn biết mình nên làm việc gì đó (trả thuế, hoàn thành việc được giao, tập thể thao) nhưng bạn lại không làm. Sự mâu thuẫn bên trong này chính là mối nguy mới: Bản năng đang thôi thúc bạn đưa ra một quyết định tồi. Vì vậy, điều cần thiết là bạn phải tự bảo vệ bản thân. Đó chính là ý nghĩa của sự tự chủ. Phản ứng hữu hiệu nhất là giảm, thay vì tăng tốc độ (phản ứng đánh-hoặc-chạy tức là tăng tốc). Và đây chính là hoạt động của phản ứng dừng-và-lập-kế-hoạch. Nhận thức được những thay đổi về mâu thuẫn bên trong não và cơ thể sẽ giúp bạn giảm tốc độ và kiểm soát sự thôi thúc.
Ý CHÍ CỦA NÃO VÀ CƠ THỂ
Giống như phản ứng đánh-hoặc-chạy, phản ứng dừng-và-lập-kế-hoạch bắt đầu trước hết ở trong não. Giống như hệ thống cảnh báo trong não luôn giám sát điều bạn nghe, nhìn, và ngửi thấy, các phân khu khác cũng phụ trách theo dõi sự việc diễn ra bên trong bạn. Hệ thống tự giám sát này được phân bố khắp não, kết nối các phân khu tự chủ của vỏ não trước với các phân khu phụ trách ý nghĩ, cảm giác và cảm xúc của cơ thể. Một nhiệm vụ quan trọng của hệ thống này là ngăn bạn gây ra những sai lầm ngớ ngẩn, ví dụ như phá vỡ thói quen không uống rượu suốt sáu tháng, lớn tiếng với sếp, hoặc phớt lờ hóa đơn thẻ tín dụng đã quá hạn. Hệ thống tự giám sát chờ đợi để phát hiện các tín hiệu cảnh báo – dưới hình thức ý nghĩ, cảm xúc và cảm giác – rằng bạn chuẩn bị làm việc gì đó mà bạn sẽ hối tiếc về sau. Khi não nhận thấy cảnh báo đó, người bạn tốt của chúng ta, tức là vỏ não trước, sẽ hành động ngay để giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn. Để trợ giúp vỏ não trước, phản ứng dừng-và-lập-kế-hoạch chuyển năng lượng từ cơ thể lên não. Đối với sự tự chủ, bạn không cần chân cẳng phải sẵn sàng chạy hoặc tay phải sẵn sàng đấm, thay vào đó, bạn chỉ cần bộ não được nạp đầy đủ năng lượng để thể hiện quyền năng của nó.
Như chúng ta đã thấy trong phản ứng đánh-hoặc-chạy, phản ứng dừng-và-lập-kế-hoạch không dừng lại trong não. Bạn hãy nhớ rằng, cơ thể bạn đã bắt đầu phản ứng trước chiếc bánh kem kia. Não cần đưa cơ thể về đúng mục tiêu và đạp phanh chiếc xe của sự thôi thúc. Để làm được điều này, vỏ não trước sẽ truyền tải thông điệp về nhu cầu phải có sự tự chủ đến các phân khu não thấp hơn – các phân khu này điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, nhịp thở và các chức năng tự động khác. Phản ứng dừng-và-lập-kế-hoạch đưa bạn đến hướng đối diện của phản ứng đánh-hoặc-chạy. Thay vì đập nhanh hơn, tim bạn sẽ đập chậm hơn, và đường huyết vẫn ở mức bình thường. Thay vì thở nhanh, thở dốc giống một người mất trí, bạn sẽ hít thở sâu. Thay vì khiến cơ bắp phải căng ra để sẵn sàng hành động, cơ thể bạn sẽ thư giãn một chút.
Phản ứng dừng-và-lập-kế-hoạch đưa cơ thể bạn vào trạng thái bình tĩnh hơn, nhưng không quá bình thản. Mục tiêu của nó không nhằm giúp bạn tạm ngưng hoạt động khi đối diện với mâu thuẫn bên trong cơ thể, mà tạo cho bạn sự tự do. Bằng việc ngăn không cho bạn chạy theo sự thôi thúc ngay lập tức, phản ứng dừng-và-lập-kế-hoạch giúp bạn có thêm thời gian để đưa ra hành động linh hoạt hơn, thận trọng hơn. Từ trạng thái này của cơ thể và trí óc, bạn có thể quyết định tránh xa chiếc bánh kem, trong khi lòng kiêu ngạo và chế độ ăn kiêng của bạn không hề sứt mẻ.
Trong khi phản ứng dừng-và-lập-kế-hoạch là phản ứng bẩm sinh y như phản ứng đánh-hoặc-chạy, chắc chắn bạn nhận thấy rằng không phải lúc nào phản ứng đó cũng có cảm giác theo bản năng giống như ăn banh kem. Để hiểu rõ tại sao bản năng ý chí không luôn luôn đem lại hiệu quả, chúng ta cần phải nghiên cứu sâu hơn về sinh vật học của sự căng thẳng và sự tự chủ.
“KHO DỰ TRỮ” Ý CHÍ CỦA CƠ THỂ
Phương pháp đo lường tốt nhất mang tính sinh lý học của phản ứng dừng-và-lập-kế-hoạch được gọi là sự biến thiên nhịp tim – hầu hết mọi người chưa từng nghe đến phương pháp này nhưng nó là ô cửa sổ thú vị giúp ta nhìn thấu trạng thái căng thẳng hoặc bình tĩnh của cơ thể. Nhịp tim của mỗi người đều thay đổi ở mức độ nào đó. Bạn dễ dàng cảm nhận được sự thay đổi này khi bạn leo cầu thang và nhịp tim tăng lên. Nhưng nếu bạn không khỏe mạnh, nhịp tim sẽ tăng giảm thất thường ngay cả khi bạn đọc trang này. Ở đây chúng ta không nói đến chứng loạn nhịp tim. Chỉ là sự thay đổi nho nhỏ thôi. Tim bạn đập nhanh hơn một chút khi bạn hít vào: bum bum bum bum. Nó đập chậm hơn khi bạn thở ra: bum bum bum bum. Tốt lắm. Vậy là trái tim khỏe. Nghĩa là tim bạn nhận được tín hiệu từ các nhánh trong hệ thần kinh tự động: hệ thần kinh giao cảm phụ trách thúc giục cơ thể hành động, và hệ thần kinh phó giao cảm phụ trách thúc đẩy sự thư giãn và chữa thương trong cơ thể.
Khi con người ở vào trạng thái căng thẳng, hệ thần kinh giao cảm chiếm ưu thế, khi đó, nó là một phần sinh vật học cơ bản giúp bạn chiến đấu hoặc chạy trốn. Nhịp tim tăng lên, và sự biến thiên giảm xuống. Tim bị “mắc kẹt” ở mức nhịp cao hơn – góp phần vào cảm nhận thể chất về nỗi lo lắng hoặc tức giận đi kèm với phản ứng đánh-hoặc-chạy. Ngược lại, khi con người có sự tự chủ, hệ thần kinh phó giao cảm sẽ hành động, xoa dịu căng thẳng và kiểm soát hành động mang tính thôi thúc. Nhịp tim giảm xuống, nhưng sự biến thiên tăng lên. Khi đó, nó góp phần vào cảm giác tập trung và điềm tĩnh. Trước hết, Segerstrom quan sát dấu hiệu sinh lý học này của sự tự chủ khi bà đề nghị các học viên đang đói bụng không ăn bánh quy sô cô la vừa mới ra lò. (Quả là một kế hoạch tàn nhẫn – các học viên được đề nghị nhịn ăn nhằm chuẩn bị cho một bài kiểm tra về vị giác. Khi đến nơi, họ được đưa vào một căn phòng được bày biện rất bắt mắt với bánh quy sô cô la, kẹo sô cô la và cà rốt. Sau đó, họ được đề nghị: ăn bao nhiêu cà rốt cũng được, nhưng không được ăn kẹo hoặc bánh quy. Hai món đó được dành riêng cho các vị khách kế tiếp. Một cách miễn cưỡng, họ phải kiềm chế trước những viên kẹo ngọt kia – và đó là khi biến thiên nhịp tim tăng lên. Có những vị khách may mắn được đề nghị “kiềm chế” trước món cà rốt và tha hồ thưởng thức bánh quy và kẹo ngọt sao? Cũng không có sự thay đổi nào hết.)
Sự biến thiên nhịp tim là thước đo ý chí mà bạn có thể vận dụng nhằm tiên đoán ai sẽ cưỡng lại cám dỗ, và ai sẽ đầu hàng. Ví dụ, những người cai rượu có biến thiên nhịp tim tăng lên khi nhìn thấy rượu có khả năng tỉnh táo cao hơn. Những người cai rượu có thấy phản ứng ngược lại – biến thiên nhịp tim giảm xuống khi họ nhìn thấy rượu – có nguy cơ tái nghiện cao hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, những người có biến thiên nhịp tim cao hơn thường có khả năng phớt lờ sự xao lãng, trì hoãn sự thỏa mãn và xử lý các tình huống căng thẳng. Họ cũng ít đầu hàng các nhiệm vụ khó khăn, ngay cả khi họ thất bại lúc đầu hoặc nhận được nhiều chỉ trích. Những phát hiện này khiến các nhà tâm lý học gọi biến thiên nhịp tim là “kho dự trữ” ý chí của cơ thể - phương pháp sinh lý học đo lường khả năng tự chủ của bạn. Vậy nên nếu bạn có biến thiên nhịp tim cao, tức là bạn có nhiều ý chí hơn mỗi khi cám dỗ ập đến.
Tại sao một số người lại may mắn được đối mặt với thách thức ý chí với biến thiên nhịp tim cao, trong khi những người khác phải đối mặt với cám dỗ với bất lợi rõ rệt như vậy về sinh vật học? Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kho dự trữ ý chí, từ thực phẩm bạn ăn (thực phẩm trồng và chưa chế biến rất hữu ích; đồ ăn nhanh không hữu ích đâu) đến nơi bạn sống (chất lượng không khí tồi làm giảm biến thiên nhịp tim). Mọi thứ khiến tâm trí hoặc cơ thể bạn căng thẳng có thể cản trở sinh lý học của sự tự chủ, và nói rộng hơn, nó sẽ phá hoại ý chí của bạn. Nỗi lo lắng, tức giận, thất vọng và cô đơn đều liên quan đến biến thiên nhịp tim thấp hơn và sự tự chủ kém hơn. Cơn đau kinh niên và bệnh tật cũng có thể vắt kiệt sức lực của cơ thể và kho ý chí của não. Nhưng, bạn có thể làm rất nhiều việc để đưa cơ thể và tâm trí theo hướng sinh lý học của sự tự chủ. Phương pháp thiền trong chương trước là một trong những phương pháp dễ dàng nhất và hiệu quả nhất nhằm nâng cao nền tảng sinh học của ý chí. Phương pháp đó không chỉ giúp luyện não, mà còn giúp tăng biến thiên nhịp tim. Tất cả những việc khác mà bạn có thể làm nhằm giảm căng thẳng và chăm sóc sức khỏe – tập thể dục, ngủ một đêm ngon giấc, ăn tốt hơn, dành thời gian bên bạn bè và gia đình, tham gia hoạt động tôn giáo hoặc tâm linh – sẽ gia tăng kho ý chí của cơ thể.
Mục lục
GIỚI THIỆU
Chào mừng bạn đến với 101 Bí quyết Ý chí
BẢN NĂNG Ý CHÍ
ĐỂ TỰ CHỦ THÀNH CÔNG, BẠN CẦN BIẾT MÌNH ĐÃ THẤT BẠI NHƯ THẾ NÀO
SỬ DỤNG CUỐN SÁCH NHƯ THẾ NÀO
HÃY LÀ MỘT NHÀ KHOA HỌC VỀ Ý CHÍ
THÁCH THỨC Ý CHÍ CỦA BẠN
BÌNH TĨNH BẠN NHÉ
VÀO CUỘC THÔI
DƯỚI KÍNH HIỂN VI
HÃY CHỌN THÁCH THỨC Ý CHÍ CỦA BẠN
CHƯƠNG 1: TÔI SẼ, TÔI SẼ KHÔNG, TÔI MUỐN:Ý CHÍ LÀ GÌ, VÀ TẠI SAO Ý CHÍ QUAN TRỌNG ĐẾN VẬY
TẠI SAO CHÚNG TA CÓ Ý CHÍ
TẠI SAO LÚC NÀY Ý CHÍ QUAN TRỌNG ĐẾN VẬY
KHOA HỌC THẦN KINH CỦA TÔI SẼ, TÔI SẼ KHÔNG VÀ TÔI MUỐN
DƯỚI KÍNH HIỂN VI:CÁI GÌ KHÓ HƠN?
TRƯỜNG HỢP GÂY ẢO GIÁC KHI KHÔNG CÓ Ý CHÍ
VẤN ĐỀ CỦA HAI TRÍ ÓC
BẢN NĂNG CỦA Ý CHÍ
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: GẶP GỠ HAI TRÍ ÓC
GIÁ TRỊ CỦA HAI CÁI TÔI
QUY TẮC Ý CHÍ ĐẦU TIÊN: BIẾT MÌNH BIẾT TA
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: THEO SÁT CÁC LỰA CHỌN LIÊN QUAN ĐẾN Ý CHÍ
NGƯỜI NGHIỆN THƯ ĐIỆN TỬ BẮT ĐẦU CAI NGHIỆN
TẬP LUYỆN CHO NÃO ĐỂ CÓ Ý CHÍ
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: NGỒI THIỀN NĂM PHÚT ĐỂ LUYỆN NÃO
NGỒI THIỀN KÉM TỐT CHO SỰ TỰ CHỦ
LỜI CUỐI
TÓM TẮT CHƯƠNG
CHƯƠNG 2: BẢN NĂNG Ý CHÍ:
CƠ THỂ BẠN ĐƯỢC SINH RA ĐỂ CƯỠNG LẠI BÁNH KEM
CÂU CHUYỆN CỦA HAI MỐI ĐE DỌA
KHI NGUY HIỂM ẬP TỚI
MỐI ĐE DỌA MỚI
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: ĐÂU LÀ MỐI ĐE DỌA?
BẢN NĂNG Ý CHÍ: DỪNG LẠI VÀ LẬP KẾ HOẠCH
Ý CHÍ CỦA NÃO VÀ CƠ THỂ
“KHO DỰ TRỮ” Ý CHÍ CỦA CƠ THỂ
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: THỞ THEO CÁCH CỦA BẠN ĐỂ CÓ TỰ CHỦ
TOA THUỐC CỦA Ý CHÍ
LUYỆN TRÍ ÓC VÀ CƠ THỂ
PHÉP MÀU Ý CHÍ
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: BÀI TẬP XANH 5 PHÚT
MỘT HỌC VIÊN THAY ĐỔI QUYẾT ĐỊNH
GIÀNH LẤY Ý CHÍ TRONG KHI NGỦ!
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: KHÒ KHÒ KHÒ
KHI GIẤC NGỦ LÀ THÁCH THỨC Ý CHÍ
CÁI GIÁ KHI CÓ QUÁ NHIỀU TỰ CHỦ
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: THƯ GIÃN ĐỂ PHỤC HỒI KHO Ý CHÍ
MỘT QUỐC GIA TRONG TRẠNG THÁI CĂNG THẲNG
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: CĂNG THẲNG VÀ TỰ CHỦ
LỜI CUỐI
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: QUÁ MỆT MỎI ĐỂ KHÁNG CỰ:
TẠI SAO TỰ CHỦ GIỐNG NHƯ MỘT CƠ BẮP
MÔ HÌNH CƠ BẮP CỦA SỰ TỰ CHỦ
DƯỚI KÍNH HIỂN VI:SỰ THĂNG TRẦM CỦA Ý CHÍ
DOANH NHÂN TƯƠNG LAI ƯU TIÊN LÀM NHỮNG VIỆC QUAN TRỌNG NHẤT
TẠI SAO SỰ TỰ CHỦ LẠI CÓ HẠN?
KHỦNG HOẢNG NĂNG LƯỢNG
NGƯỜI ĐÓI KHÔNG NÊN TỪ CHỐI ĐỒ ĂN NHANH
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG CỦA Ý CHÍ
TẬP LUYỆN CƠ BẮP Ý CHÍ
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: TẬP LUYỆN Ý CHÍ
NGƯỜI NGHIỆN KẸO NGỌT CHINH PHỤC BỆNH SÂU RĂNG
“GIỚI HẠN” CỦA SỰ TỰ CHỦ CÓ THỰC ĐẾN MỨC NÀO?
THIẾT LẬP ĐÍCH ĐẾN
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: SỰ KIỆT SỨC CỦA BẠN CÓ THẬT HAY KHÔNG?
MUỐN LÀ SẼ CÓ
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: QUYỀN NĂNG “MUỐN” CỦA BẠN LÀ GÌ?
NGƯỜI MẸ TUYỆT VỌNG TÌM THẤY QUYỀN NĂNG MUỐN CỦA BẢN THÂN
SỰ XAO NHÃNG HÀNG NGÀY VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA MỘT NỀN VĂN MINH
LỜI CUỐI
TÓM TẮT CHƯƠNG
DƯỚI KÍNH HIỂN VI
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ
CHƯƠNG 4: GIẤY PHÉP ĐỂ PHẠM LỖI: TẠI SAO LÀM NGƯỜI TỐT LẠI CHO PHÉP CHÚNG TA TRỞ NÊN TỒI TỆ
TỪ THÁNH NHÂN ĐẾN KẺ TỘI ĐỒ
LÝ LUẬN NGUY HIỂM VÀ MỜ NHẠT CỦA GIẤY PHÉP
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: ĐẠO ĐỨC VÀ THÓI XẤU
KHI TẬP LUYỆN CHO PHÉP ĂN UỐNG, CÔ DÂU TƯƠNG LAI TĂNG CÂN
VẤN ĐỀ CỦA SỰ TIẾN BỘ
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: ĐỂ HỦY GIẤY PHÉP, HÃY NHỚ ĐẾN NGUYÊN NHÂN
KHI NGÀY MAI CẤP PHÉP CHO HÔM NAY
ĐỪNG ĐẾM CUA TRONG LỖ
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: BẠN CÓ MƯỢN SỰ CHO PHÉP CỦA NGÀY MAI KHÔNG?
TẠI SAO LUÔN LUÔN CÓ THỜI GIAN ĐỂ NGÀY MAI MỚI LÀM
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: NGÀY MAI GIỐNG NGÀY HÔM NAY
ĂN CHAY TRƯỚC BỮA TỐI
KHI TỘI LỖI GIỐNG VỚI ĐỨC TÍNH TỐT
ẤN TƯỢNG TỐT
NHỮNG NGÔN TỪ KỲ DIỆU
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: BẠN CÓ BỊ TÁC ĐỘNG BỞI HIỆU ỨNG ẤN TƯỢNG TỐT KHÔNG?
NGƯỜI MUA HÀNG BIẾT TIẾT KIỆM MUA SẮM NHIỀU HƠN DỰ ĐỊNH
RỦI RO CỦA THÁI ĐỘ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XANH
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: BẠN NGHĨ BẠN LÀ AI?
LỜI CUỐI
TÓM TẮT CHƯƠNG
CHƯƠNG 5: LỜI NÓI DỐI VĨ ĐẠI CỦA NÃO:
TẠI SAO CHÚNG TA NHẦM LẪN MONG MUỐN VỚI NIỀM HẠNH PHÚC
HỨA HẸN TRAO THƯỞNG
SINH HỌC THẦN KINH CỦA “TÔI MUỐN”
NHU CẦU ĐÔ-PA-MIN
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: ĐIỀU GÌ ĐỐT CHÁY CÁC NƠ RON ĐÔ-PA-MIN CỦA BẠN?
ĐƠN THUỐC CAI NGHIỆN
NÃO BẠN ĐANG CÓ NHIỀU ĐÔ-PA-MIN: SỰ GIA TĂNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU TIẾP THỊ BẰNG THẦN KINH HỌC
TRỞ THÀNH THANH TRA ĐÔ-PA-MIN
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: AI ĐIỀU KHIỂN CÁC NƠ RON ĐÔ-PA-MIN CỦA BẠN?
ĐƯA ĐÔ-PA-MIN VÀO CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: ĐÔ-PA-MIN HÓA THÁCH THỨC QUYỀN NĂNG “TÔI SẼ” CỦA BẠN
NGƯỜI HAY TRÌ HOÃN ĐÔ-PA-MIN HÓA THÁCH THỨC QUYỀN NĂNG “TÔI SẼ”
MẶT TRÁI CỦA ĐÔ-PA-MIN
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: SỰ CĂNG THẲNG CỦA MONG MUỐN
MỘT NGƯỜI THÍCH MUA SẮM CẢM THẤY LO LẮNG, NHƯNG KIÊN QUYẾT GIỮ LỜI HỨA
CHÚNG TA NHẦM LẪN LỜI HỨA KHEN THƯỞNG VỚI NIỀM VUI
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: THỬ NGHIỆM LỜI HỨA VỀ PHẦN THƯỞNG
TẦM QUAN TRỌNG CỦA MONG MUỐN
NGƯỜI NGHIỆN CẮT CƠN THÈM
NGHỊCH LÝ CỦA PHẦN THƯỞNG
LỜI CUỐI
TÓM TẮT CHƯƠNG
CHƯƠNG 6: RUN RỦI THAY: CẢM GIÁC TỒI TỆ DẪN ĐẾN SỰ ĐẦU HÀNG
TẠI SAO SỰ CĂNG THẲNG KHIẾN CHÚNG TA MONG MUỐN
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: LỜI HỨA KHUÂY KHỎA
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: THỬ NGHIỆM CHIẾN LƯỢC GIẢI TỎA CĂNG THẲNG HIỆU QUẢ
SỰ GIÚP ĐỠ NHO NHỎ GIÚP TA NHỚ ĐẾN PHƯƠNG ÁN HIỆU QUẢ
NẾU BẠN ĂN CHIẾC BÁNH NÀY, KẺ KHỦNG BỐ SẼ THẮNG
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: ĐIỀU GÌ KHIẾN BẠN SỢ HÃI?
MỘT NGƯỜI HAY ĂN VẶT BAN ĐÊM THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ KIÊNG XEM TRUYỀN HÌNH
TÁC ĐỘNG QUỶ-THA-MAT-BẮT: TẠI SAO CẢM GIÁC CÓ LỖI KHÔNG ĐEM LẠI HIỆU QUẢ
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: KHI BẠN LÙI MỘT BƯƠC
PHÁ VỠ CHU KỲ QUỶ-THA-MA-BẮT
SAO CŨNG ĐƯỢC, NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC TỰ THA THỨ!
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: HÃY THA THỨ KHI BẠN THẤT BẠI
MỘT NHÀ VĂN THÁCH THỨC TIẾNG NÓI CỦA SỰ TỰ CHỈ TRÍCH
CAM KẾT ĐỂ CẢM THẤY TỐT ĐẸP
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: CAM KẾT ĐỂ CẢM THẤY TỐT ĐẸP
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: SỰ BI QUAN LẠC QUAN DÀNH CHO NHỮNG CAM KẾT THÀNH CÔNG
LỜI CUỐI
TÓM TẮT CHƯƠNG
CHƯƠNG 7: GIẢM GIÁ TƯƠNG LAI: KINH TẾ HỌC CỦA SỰ THỎA MÃN NGAY LẬP TỨC
GIẢM GIÁ TƯƠNG LAI
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: BẠN HẠ GIÁ CÁC PHẦN THƯỞNG TRONG TƯƠNG LAI NHƯ THẾ NÀO?
MÙ QUÁNG TRƯỚC PHẦN THƯỞNG
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: ĐỢI 10 PHÚT
QUY TẮC 10 PHÚT GIÚP NGƯỜI HÚT THUỐC CẮT GIẢM SỐ LẦN HÚT THUỐC
MỨC GIẢM GIÁ CỦA BẠN LÀ GÌ?
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: HẠ THẤP MỨC GIẢM GIÁ
KHÔNG TRANG WEB NÀO ĐÁNG GIÁ BẰNG MỘT GIẤC MƠ THÀNH ĐẠT
KHÔNG CÓ LỐI THOÁT: GIÁ TRỊ CỦA LỜI CAM KẾT TRƯỚC
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: CAM KẾT TRƯỚC VỚI CÁI TÔI TRONG TƯƠNG LAI
QUẢN LÝ TIỀN BẠC ĐỐI VỚI NHỮNG CÁI TÔI BỊ CÁM DỖ
GẶP GỠ CÁI TÔI TRONG TƯƠNG LAI
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: BẠN CÓ CHỜ ĐỢI BẠN TRONG TƯƠNG LAI KHÔNG?
NGƯỜI MẮC HỘI CHỨNG SỢ KHÁM RĂNG THÔI KHÔNG CHỜ ĐỢI CÁI TÔI ƯA THÍCH KHÁM RĂNG XUẤT HIỆN
TẠI SAO CÁI TÔI TRONG TƯƠNG LAI CẢM THẤY KHÁC BIỆT
NGƯỜI GÂY QUỸ VẬN DỤNG SỰ LẠC QUAN CỦA CÁI TÔI TRONG TƯƠNG LAI VỚI MỤC ĐÍCH TỐT ĐẸP
KHI CÁI TÔI TRONG TƯƠNG LAI LÀ MỘT NGƯỜI XA LẠ
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: GẶP GỠ CÁI TÔI TRONG TƯƠNG LAI
KHI CHỜ ĐỢI, KHI ĐẦU HÀNG
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: BẠN CÓ QUÁ VIỄN THỊ KHÔNG?
LỜI CUỐI
TÓM TẮT CHƯƠNG
CHƯƠNG TÁM: LÂY LAN! TẠI SAO Ý CHÍ LẠI DỄ LÂY LAN
DỊCH BỆNH LÂY LAN
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: MẠNG LƯỚI XÃ HỘI
CÁI TÔI XÃ HỘI
BẮT CHƯỚC THẤT BẠI Ý CHÍ
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: BẠN ĐANG BẮT CHƯỚC AI?
NGƯỜI HÚT THUỐC CHỊU SỰ ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI
KHI MỤC TIÊU CŨNG LÂY LAN
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: CỦNG CỐ HỆ MIỄN DỊCH CỦA BẠN
BẮT GẶP RA MỤC TIÊU MẤT KIỂM SOÁT
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: NẮM BẮT SỰ TỰ CHỦ
TẠI SAO NHỮNG NGƯỜI BẠN YÊU THÍCH DỄ TẠO SỰ LÂY LAN HƠN NHỮNG NGƯỜI LẠ
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: AI LÀ NGƯỜI KHIẾN BẠN MUỐN BẮT ĐƯỢC CÁI GÌ ĐÓ TỪ HỌ NHẤT?
MỘT NGƯỜI TRONG BỘ TỘC
CHÚA MUỐN BẠN GIẢM CÂN
KHI SỰ TỰ CHỦ KHÔNG BÌNH THƯỜNG
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: NHƯNG MẸ ƠI, AI AI CŨNG LÀM NHƯ VẬY MÀ!
QUYỀN NĂNG “NÊN”
GIỚI HẠN CỦA CẢM GIÁC XẤU HỔ
SỨC MẠNH CỦA NIỀM TỰ HÀO
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: SỨC MẠNH CỦA NIỀM TỰ HÀO
CẢM GIÁC XẤU HỔ VÌ NỢ THUẾ
BỊ TỐNG RA KHỎI BỘ LẠC
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: BIẾN THÁCH THỨC THÀNH DỰ ÁN LÀM VIỆC NHÓM
KIỂM TRA THƯ ĐIỆN TỬ GIÚP GIỮ VỮNG MỤC TIÊU
TÓM TẮT CHƯƠNG
CHƯƠNG 9: ĐỪNG ĐỌC CHƯƠNG NÀY: NHỮNG HẠN CHẾ CỦA QUYỀN NĂNG “TÔI SẼ KHÔNG”
PHẢN ỨNG TRỞ LẠI
TẠI SAO VIỆC KIỀM CHẾ Ý NGHĨ KHÔNG ĐEM LẠI HIỆU QUẢ
NẾU TÔI NGHĨ ĐẾN ĐIỀU ĐÓ, CHẮC CHẮN LÀ NÓ CÓ THẬT
DƯỚI KÍNH HIỂM VI: KIỂM TRA PHẢN ỨNG TRỞ LẠI
TRÁNH XA PHẢN ỨNG TRỞ LẠI
TÔI KHÔNG MUỐN CẢM NHẬN THEO CÁCH NÀY
TÔI CÓ VẤN ĐỀ RỒI
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: CẢM NHẬN ĐIỀU BẠN CẢM NHẬN, NHƯNG ĐỪNG TIN VÀO MỌI ĐIỀU BẠN NGHĨ ĐẾN
CÔ GÁI CHUNG SỐNG HÒA BÌNH VỚI CƠN GIẬN
ĐỪNG ĂN TÁO
VẤN ĐỀ ĂN KIÊNG
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: DANH MỤC NHỮNG THỨ CẦN THIẾT NHẤT CỦA BẠN GỒM NHỮNG GÌ?
SỨC MẠNH CỦA SỰ CHẤP NHẬN
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: CHẤP NHẬN CÁC CƠN THÈM – CHỈ CẦN ĐỪNG HÀNH ĐỘNG THEO CHÚNG
MỘT NGƯỜI NGHIỆN SÔ CÔ LA CÓ ĐƯỢC NGUỒN CẢM HỨNG TỪ NGHIÊN CỨU VỀ KẸO HERSHEY’S KISSES
CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG KHÔNG-PHẢI-ĂN-KIÊNG
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: BIẾN QUYỀN NĂNG “TÔI SẼ KHÔNG” THÀNH QUYỀN NĂNG “TÔI SẼ”
VUI LÒNG KHÔNG HÚT THUỐC
THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: LƯỚT SÓNG
LƯỚT SÓNG SỰ THÔI THÚC PHẢI PHÀN NÀN
SỰ CHẤP THUẬN BÊN TRONG, SỰ TỰ CHỦ BÊN NGOÀI
LỜI CUỐI
TÓM TẮT CHƯƠNG
CHƯƠNG 10: NHỮNG SUY NGHĨ CUỐI CÙNG
LỜI CUỐI
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.