Dù sớm hay muộn thì tháng ngày lớn khôn, ai cũng phải rút tỉa cho mình những bài học đắt giá. Đôi khi những bài học đó đến vô tình hay hữu ý, giản đơn hay phải "đổ mồ hôi sôi nước mắt" mới... nhận ra.
- Điều con học được là khi con vẫy tay chào người nào thì họ sẽ ngừng công việc đang làm để vẫy tay chào lại con (9 tuổi).
- Cách tốt nhất để đánh giá một việc gì là rời khỏi nó trong một thời gian (14 tuổi).
- Những gì tôi muốn có, tôi phải trả một cái giá nào đó để đạt được (20 tuổi)
- Tôi nhận ra kiến thức mà tôi học là chưa đủ, mà tôi cần nhiều kiến thức thực tế hơn để làm tốt công việc của mình (23 tuổi)
- Đôi khi sự im lặng của một người bạn sẽ làm vơi đi nỗi đau nhanh hơn những lời khuyên (24 tuổi).
- Không phải ai cũng đến với mình với "lòng tốt" cho không một thứ gì đó. Tôi có giá trị thì người khác mới cần tôi (25 tuổi)
- Bắt đầu nhận ra giấc ngủ và vấn đề sức khoẻ quan trọng đến thế nào (28 tuổi).
- Bạn đừng trở nên quá bận rộn để quên nói "làm ơn" và "cảm ơn" (36 tuổi).
- Trẻ em luôn là bậc thầy của sự sáng tạo, tính bướng bỉnh và tình yêu không điều kiện (37 tuổi).
- Nếu ta không thử thực hiện những điều mới, ta sẽ không học được những điều mới (37 tuổi).
- Lúc nào tôi cũng để tâm đến những sự thiệt hại mà người khác đã gây ra cho tôi, nhưng rất ít khi tôi nhớ đến những điều mà họ đã bị tổn thương vì tôi (39 tuổi).
- Thử thách lớn nhất của cuộc sống là biết quyết định điều gì quan trọng nhất mà bỏ qua những việc tầm thường khác (51 tuổi).
- Thành công trong sự nghiệp sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng ta gặp thất bại trong gia đình (51 tuổi).
- Bạn có thể biết được thật nhiều điều về một người đàn ông khi nhìn thấy vẻ hạnh phúc trên gương mặt người vợ và sự kính trọng của những đứa con (52 tuổi).
- Chúng ta sẽ không mất gì để trở thành một người dễ mến (66 tuổi).
- Nếu chúng ta cứ mãi chạy theo hạnh phúc, nó sẽ né tránh ta. Nhưng nếu chúng ta tập trung vào gia đình, vào công việc, vào tình cảm túng thiếu của người khác và làm những điều tốt nhất mà ta có thể thì hạnh phúc sẽ tự tìm đến ta (68 tuổi).
- Bạn không nên lúc nào cũng nhìn về quá khứ trừ khi để rút ra những bài học kinh nghiệm (70 tuổi).
Tính cách và những thói quen cũng như những chiếc giày mà ta mang hàng ngày. Đôi giày là một món quà cho bạn sau những ngày vất vả để tự đứng được trên đôi chân của mình và tập tễnh những bước đầu tiên trên đường đời, con đường đầy chông gai và sỏi đá. Cũng nhiều lần bạn vấp ngã nhưng vượt qua những nỗi đau, bạn lại đứng lên bước tiếp những bước chân mạnh mẽ và vững vàng hơn.
Bỗng một ngày bạn chợt nhận ra đôi giày đang ngày càng trở nên chật chội, bó chặt lấy đôi bàn chân. Sưng tấy, bầm tím, đau đớn, bức bối và khó chịu.
Dù cho đôi giày thật sự là cần thiết, dù cho bạn đã cố giữ gìn cẩn thận, nhưng bạn đã quyết định từ bỏ. Từ bỏ luôn là một quyết định khó khăn, nhất là khi có quá nhiều kỷ niệm và yêu thương, nhưng nó đã làm được. Và khi đó bạn chợt hiểu, đôi giày nhỏ bé không còn phù hợp đối nữa khi bàn chân đã lớn lên sau khi vượt qua những chặng đường dài, kể cả những lần vấp ngã. Đã đến lúc bạn cần một đôi giày lớn hơn cho những đoạn đường mới trước mặt.
Cuộc đời không có quá nhiều con đường, nhưng những đôi giày nhỏ chỉ thích hợp cho những ngã cụt nhỏ nhoi, ngắn ngủi và tầm thường. Những con đường lớn sẽ dành cho những ai thành thục hơn trong cách chọn giày và bước đi mạnh mẽ.
Hãy mạnh dạn từ bỏ những đôi giày chật chội và chọn những con đường lớn để dấn thân bạn nhé.
Hay lắm !
Trả lờiXóa