Type Here to Get Search Results !

Rượu Champagne (Sâm panh)

Nép mình bên cạnh những cánh đồng nho xanh ngút ngàn là một ngôi làng nhỏ thuôc địa phận nước Thụy Sĩ. Đã hàng trăm năm nay, người dân của làng này vẫn chỉ sống bằng nghề nông với công việc chủ yếu là trồng nho và cất rượu. Ngôi làng tuy bé nhỏ nhưng lại có cái tên rất nổi tiếng : Champagne. Cách đó “chỉ mấy bước chân”, ngay bên kia biên giới thuộc địa phận nước Pháp lại cũng có một vùng đất có cái tên giống hệt như vậy và người Pháp bên đó cũng có nghề trồng nho và cất rượu. Người ta thường gọi ngôi làng Champagne của Thụy Sĩ là “Champagne nhỏ” còn làng Champagne của Pháp là “Champagne lớn”.


1/ Tên gọi và nguồn gốc

Sâm panh là một dạng vang nổ được sản xuất bằng cách tạo ra sự lên men thứ cấp trong chai chứa rượu vang để thực hiện sự cacbonat hóa. Nó được đặt tên theo khu vực Champagne của Pháp. Trong khi thuật ngữ "champagne" (sâm panh) thông thường được các nhà sản xuất vang nổ tại các khu vực khác trên thế giới sử dụng để chỉ sản phẩm của mình thì có nhiều ý kiến cho rằng nó nên được sử dụng một cách chính xác để chỉ tới các loại rượu vang được sản xuất tại khu vực Champagne. Nguyên tắc này được coi trọng tại Liên minh châu Âu bằng quan hệ pháp lý của tên gọi được bảo hộ về nguồn gốc (PDO).

Rượu Sâm panh, giống như Cô nhắc tuy cũng có nhiều dòng khác nhau, nhưng chủ yếu gồm 3 loại chính:
- Brut: rượu chua, thường dùng khai vị.
- Demi-sec: hơi chua, dùng khai vị hoặc dùng suốt bữa ăn, uống ban ngày.
- Champagne ngọt: uống kèm lúc ăn tráng miệng hoặc uống sau bữa ăn.
Chữ Champagne còn mang ý nghĩa vui vẻ, hạnh phúc, phấn khởi. 

Ngày nay các hãng sản xuất Champagne bắt chước các công ty Brandy vẽ sao làm ký hiệu trên các nhãn chai như .
1 sao là rượu 3 năm .
2 sao là 4 năm .
và 3 sao là 5 năm.  
2/ Thương hiệu

Chỉ có rượu vang sản sinh trên vùng đất Champagne mới được gọi là rượu sâm panh. Và nhãn mác tên rượu đã được chính phủ Pháp bảo hộ. Các loại rượu nhẹ sản xuất từ nho trên những vùng khác của lãnh thổ Pháp được gọi bằng tên vang nổ (sparkling wine). Nhằm giữ được hương vị, chất lượng của rượu sâm panh, chính phủ Pháp cũng quy định rất nghiêm ngặt các loại nho được phép trồng trên vùng đất này, và việc chăm sóc nho, phương pháp làm rượu, thời gian cất giữ rượu, ranh giới vùng trồng nho cũng được kiểm soát nghiêm ngặt.

Chuyện thành rắc rối cách đây hơn 40 năm khi thương hiệu Champagne trở nên quá nổi tiếng. Khi cả hai vùng đất đều có tên là Champagne và tất yếu là có đến hai loại rượu Champagne được bán ra trên thế giới. Người Thụy Sĩ đến bây giờ có thể tự trách mình vì đã quá “nông nỗi” khi không muốn “chung một dòng sông” với rượu Champagne Pháp nên đã quyết định lấy những cái tên khác như “Bonvillars”, “Corcelles” để thay thế. Và khi nhận ra cái tên Champagne mới là tài sản quý báu nhất, người Thụy Sĩ đã quay trở về với cái tên truyền thống nhưng mọi sự đã quá muộn. Người Pháp tỏ ra là những thương nhân khôn ngoan hơn, đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho rượu Champagne từ năm 1974.

Phán quyết cuối cùng của tòa án Liên minh châu Âu là người dân làng “Champagne nhỏ” từ nay sẽ phải tìm một cái tên khác cho những thùng rượu của mình để không xâm hại đến thương hiệu Champagne của người Pháp. Làng Champagne – Thụy Sĩ ngậm ngùi từ bỏ việc ghi trên chai rượu của họ dòng chữ “Vin du Champagne”, thay cho chữ Champagne là chữ Libre-Champ. Ngay lập tức, doanh số bán rượu của làng giảm từ 110,000 chai vào năm 2000 xuống chỉ còn 32,000 chai vào năm 2007.

3/ Lịch sử

Vùng đất Champagne của Pháp với sự biến động của thời tiết hết sức khắc nghiệt kéo theo sự thất thường của những vụ nho, khi thì bội thu, lúc lại hết sức khan hiếm. Nhưng chính sự khắc nghiệt của thời tiết nơi đây đã tạo nên những trái nho có hương vị đặc biệt thơm ngon.

Màu đỏ, những vùng trồng nho 
để sản xuất sâm panh
Rượu nho của vùng Champagne được biết đến đầu tiên trong giới quý tộc khi vị linh mục tên là Saint Remi vùng Reim đã dùng rượu nho của vùng Champagne làm lễ rửa tội cho vua Clovis trong mùa Giáng sinh năm 496. Năm 1285, khi người thừa kế vùng Champagne và vùng Navarre tên là Jeanne kết hôn với Philip, người thừa kế ngai vàng nước Pháp, thì vùng Champagne trở thành phên dậu của Pháp quốc, và rượu nho của vùng này dần trở thành rượu của các ông hoàng bà chúa và giới quý tộc Pháp. Đến thời Phục hưng, khi những đoàn quân của Julius Caesar khám phá ra vùng đất đặc biệt này, các vườn nho dần mở rộng thành những cánh đồng nho bạt ngàn và việc buôn bán rượu ra nước ngoài bắt đầu phát triển nhanh chóng.

Trải theo thời gian đến tận thế kỷ 17, các nhà làm rượu, bằng sự quan sát quá trình lên men tự nhiên của rượu kiên trì trong nhiều năm, đã tìm ra những quy luật và bí quyết riêng để pha trộn các giống nho, các loại rượu được ủ trong thời gian khác nhau, để cố định được hương vị, độ trong, những hạt bọt sủi lăn tăn trong rượu. Rượu sâm panh, kể từ đó, đã làm say lòng không biết bao nhiêu thế hệ với chất lượng ổn định như chúng ta thấy ngày nay.

4/ Thưởng thức

Trong mọi buổi tiệc, màn khui champagne là không thể thiếu. Khui champagne để mở đầu một buổi tiệc là có lý do,  tiếng nổ của champagne vang lên sẽ là tiếng báo hiệu tuyệt vời để mọi người chú ý khi buổi tiệc sắp bắt đầu và khiến cho không khí thêm phần hân hoan, ấm áp. Việc khui champagne cũng được coi như một lời chúc mừng mà chủ tiệc muốn gửi đến khách mời.

Champagne có ba loại khác nhau là Brut (rượu chua, thường dùng khai vị), Demi-sec (hơi chua, dùng khai vị hoặc trong bữa ăn, uống ban ngày) và Champagne ngọt (uống kèm lúc ăn tráng miệng hoặc sau bữa ăn). Thường thì người ta hay chọn loại Brut và Demi-sec để khui và mở đầu buổi tiệc, loại này còn có tên là mousseux, crémants hay vins effervescents tức là sủi bọt, có hơi.

Champagne dùng cho khai vị, khi uống, champagne phải được ướp lạnh ở khoảng 50độC, rót vào ly cao có chân, thân ly dài, mỏng và trong suốt để người uống có thể thấy được bọt tăm li ti tuyệt đẹp và tận hưởng hương rượu tỏa ra. Có ý kiến cho rằng, uống ly cao là để người uống cầm chân ly và không để nhiệt độ bàn tay làm tăng nhiệt độ của rượu làm ảnh hưởng đến hương vị.

Ly uống rượu sâm panh thích hợp nhất là loại ly hình hoa tuy líp dài, vì loại ly này đủ rộng để các bọt khí tự do nhảy múa, và màu sắc, hương vị cũng như độ trong của rượu dễ dàng được thẩm định.


Dùng sâm panh ở nhiệt độ từ 7 đến 10 °C là thích hợp nhất. Do vậy, các chai rượu khi đưa ra uống thường được ngâm trong xô đá hoặc để ngăn mát tủ lạnh trong vài giờ đồng hồ.

Đăng nhận xét

3 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.