Lễ Giáng Sinh ngày nay có thể nói chính xác là ngày lễ nghỉ của toàn thể nhân loại. Đây là mùa của đèn nến và kim tuyến, thánh ca và ca đoàn, hương vị của cây thông và hạt dẻ nướng. Giáng Sinh đến với chúng ta với những bữa ăn ngon, những tiếng cười vui vẻ, và những nụ hôn dưới cây tầm gửi.
Khung cảnh Giáng Sinh được trang trí lộng lẫy khắp nơi, từ thôn quê tới thành thị, vô số những tấm thiệp được gởi để chúc mừng nhau. Hơn 2.000 năm qua, thế giới đánh dấu việc giáng sinh của Chúa Giêsu là lễ hội vui mừng nhất. Không có ngày nào trong năm vui mừng như vậy.
Chưa một Công đồng nào hoặc một Giáo hoàng nào công bố như vậy. Nhưng mỗi năm, Giáng Sinh đến như làn gió Đông bất ngờ thổi vào Tháng Mười Hai, như ánh nắng lấp lánh phản chiếu trên tuyết trắng xóa. Cảm giác rất lạ, đang từ mùa Đông cằn cỗi tới mùa ánh sáng vui mừng.
Từ đầu, không có sự thống nhất về ngày lễ Giáng Sinh. Giáo hội ở Ai Cập đặt ngày Đức Kitô giáng sinh vào tháng Tư hoặc tháng Năm. Các Giáo hội khác đặt vào tháng Ba, hoặc bất kỳ tháng nào mà họ thích. Điều cũng phổ biến là kết hợp lễ Giáng Sinh với lễ Hiển Linh (Ba Vua), đặ cả hai lễ này vào ngày 6 tháng 1. Nhưng khoảng thập niên 400, lễ Giáng Sinh được ấn định ngày 25 tháng 12 cho tới ngày nay.
Có ít nhất ba giả thuyết về lễ Giáng Sinh được mừng vào ngày 25 tháng 12. Cả ba đều hợp lý.
Giả thuyết thứ nhất đơn giản nhất. Chuyện xưa kể rằng, khoảng năm 350, ĐGH Julius I tìm ngày Chúa Giêsu giáng sinh trong hồ sơ điều tra dân số. Không thấy trong hồ sơ có thông tin về 350 năm sau đó. Chúng ta biết qua Phúc Âm theo Thánh Luca rằng Chúa Giêsu sinh ra trong thời gian điều tra dân số. Người Rôma, với sự tôn trọng mệnh lệnh, có thể đã giữ hồ sơ quá kỹ ở nơi nào đó tại Rôma nên không thể phát hiện.
Giả thuyết thứ nhì cho rằng các Kitô hữu không thể bỏ lễ kỷ niệm giữa mùa Đông của người ngoại giáo, nên dùng ngày đó luôn. Xuyên suốt lịch sử, người ta đã bỏ qua những ngày ngắn trong năm như ngày Đông chí hoặc Hạ chí. Khi ngày bắt đầu dài trở lại, nghĩa là mùa Đông cũng qua, và thế giới sẽ tái sinh vào mùa Xuân.
Nguồn gốc ngoại giáo của ngày này không làm chúng ta thành xấu xa. Thật vậy, nhiều truyền thống Kitô giáo đã có nguồn gốc từ ngoại giáo. Chẳng hạn cây Giáng Sinh không liên quan gì tới ngày Chúa Giêsu giáng sinh, nhưng chắc chắn mang ý nghĩa là nghi lễ giữa mùa Đông của ngoại giáo: Nhờ sự thông cảm, chúng ta đem tinh thần này vào ngày lễ bằng một cây xanh – cây này vẫn sống khi các cây khác đã chết khô. Và đó cũng là biểu tượng xứng hợp đối với các Kitô hữu. Cây xanh là phép ẩn dụ minh nhiên về niềm hy vọng của cuộc sống mới mà Đức Kitô mang lại cho chúng ta.
Còn nữa, đèn nến mà chúng ta thắp sáng khắp nơi trong lễ Giáng Sinh có thể là sự sống còn của nghi lễ ngoại giáo – một lần nữa lại là dạng thông cảm, lửa thắp sáng để làm mặt trời chết sống lại. Nhưng ánh sáng luôn là biểu tượng ưa thích của Kitô giáo.
Giả thuyết thứ ba giải thích về ngày 25 tháng 12 là nó thích hợp với khái niệm của Giáo hội sơ khai về sự sống hoàn hảo của Chúa Giêsu. Truyền thống nói rằng Chúa Giêsu chết ngày 25 tháng 3. Các thần học gia lý luận rằng, để sự sống của Ngài hoàn hảo, Ngài cũng phải được thụ thai vào ngày 25 tháng 3, rồi sinh ra 9 tháng sau đó.
Ý tưởng về sự sống của Chúa Giêsu có sự hoàn hảo về mỹ học phải làm thỏa mãn thời đại cho tới thời triết học tân Platon. Điều đó đã làm thỏa mãn các nhà thông thái cũng như lễ hội giữa mùa Đông làm thỏa mãn tình cảm của dân chúng.
Các giả thuyết này đều có thể là thật. Chẳng hạn, người ta tưởng tượng rằng Đức giáo hoàng đã khám phá ngày tháng trong cuộc điều tra dân số, và Giáo hội lợi dụng sự thích hợp đó với ngày tháng của lễ hội ưa thích của người ngoại giáo, cũng như các Kitô hữu lợi dụng tính cân xứng với ngày chết của Chúa Giêsu. Các Kitô hữu đã tới các quốc gia theo cách mà các quốc gia đã được chuẩn bị để nghe biết. Nhờ đưa ra cách hiểu về Kitô giáo đối với phong tục địa phương hoặc ý tưởng triết học hợp lý, Giáo hội đã cho những người mới theo đạo cách hiểu lịch sử của việc Chúa giáng sinh theo cách mà họ có thể hiểu.
Khi lễ hội này lan tràn khắp các nước mới gia nhập Kitô giáo ở Âu châu và Đông phương, người ta gom các phong tục ngoại giáo cổ xưa hơn và tạo cách hiểu mới. Lễ Giáng Sinh lan truyền tới đâu thì đều có vẻ mới nhưng vẫn quen thuộc với những người mới theo đạo. Có thể chính sự quen thuộc đó đã làm cho lễ Giáng Sinh được người ta yêu thích.
Khoảng năm 1100, lễ Giáng Sinh đã trở nên lễ quan trọng nhất trong năm. Suốt thời Trung cổ, lễ Giáng Sinh được cử hành ở khắp nơi với những cảnh đẹp lộng lẫy và niềm vui mừng. Người ta hát những bài ca giáng sinh mà họ thích; những đám rước nhộn nhịp qua các con đường nhỏ ở các thành phố thời Trung cổ; và bất kỳ nơi nào cũng tỏa mùi thơm từ những món ăn mừng lễ Giáng Sinh.
Tuy nhiên, với cuộc Cải cách Tin Lành, có những thay đổi về văn hóa. Họ hăng hái chống lại mọi sự lạm dụng trong Giáo hội, nhiều nhà cải cách đã nhắm vào lễ Giáng Sinh chỉ là một trong các lễ hội ngoại giáo. Theo nghĩa nào đó, dĩ nhiên họ đúng: Nhiều truyền thống có nguồn gốc ngoại giáo. Nhưng các phe chống lễ Giáng Sinh đã chỉ phê phán bằng “cái gốc” đáng lẽ họ phải phê bình bằng “hoa trái”.
Khi những người theo Thanh giáo chiếm lĩnh ở Anh quốc, họ đã cấm lễ Giáng Sinh. Các cửa tiệm phải mở toang ra. Bất kỳ ai bị phát hiện một miếng bánh nào sẽ gặp rắc rối. Người Thanh giáo cho rằng các loại bánh khúc cây, bánh mận, và những bài hát giáng sinh tạo nên lễ Giáng Sinh truyền thống Anh quốc đều không là gì khác ngoài việc tôn sùng ngẫu tượng ngoại giáo, thế thì phải dẹp bỏ. Có một số người phản đối, thậm chí một số người còn sẵn sàng chết vì bảo vệ lễ Giáng Sinh, nên dân chúng vẫn theo truyền thống dùng lễ Giáng Sinh là ngày nghỉ – nhưng người Thanh giáo vẫn chiếm ưu thế, dù chỉ trong một thời gian ngắn.
Để phản kháng, người Thanh giáo ra lệnh rằng lễ Giáng Sinh phải là ngày ăn chay. Truyền thống này không bao giờ được tiếp nối. Dễ dàng nói rằng việc ăn chay không bao giờ được theo vì tính yếu đuối nhân loại – cuối cùng, người ta thích ăn mừng lễ hơn ăn chay vì tự nhiên như người ta thích vui hơn thích buồn. Nhưng Mùa Chay không bao giờ bị bỏ ra ngoài lịch. Các Kitô hữu tốt lành sẵn sàng chịu đựng sự từ bỏ mình khi thích hợp. Nhưng điều đó có vẻ không thích hợp với lễ Giáng Sinh.
Có điều người Thanh giáo không hiểu, và có điều nhiều người tốt vẫn không hiểu, đó là không có sự mâu thuẫn giữa việc tôn thờ Thiên Chúa và tận hưởng sự sáng tạo của Thiên Chúa. Không gì xấu để tận hưởng những điều tốt lành mà Thiên Chúa trao ban cho chúng ta. Phép lạ thứ nhất của Chúa Giêsu là hóa nước thành rượu – mà không chỉ là rược thường, thánh Gioan tỉ mỉ cho biết đó là loại rượu hảo hạng. Rõ ràng Con Người có vị giác rất tốt theo nhân tính.
Một số các Kitô hữu sai lầm như Thanh giáo đều xấu hổ vì hiểu đức tin với niềm vui trần tục. Nhưng mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh là mầu nhiệm Ngôi Lời làm người. Thánh Athanasiô nói rằng chữ “nhục thể” (xác thịt) là sự chính thống anh hùng vô địch khi những đám mây tà thuyết có vẻ đen tối nhất, “nhục thể không loại bỏ vinh quang của Ngôi Lời, tư tưởng còn xa hơn. Ngược lại, nhục thể được Thiên Chúa làm cho vinh quang”.
Một số các Giáo phụ gọi lễ Giáng Sinh là lễ Hóa Thân, theo nghĩa gốc tiếng Latin. Khi Thiên Chúa mặc xác phàm, chính nhục thể trở thành vật thánh, là điều được cử hành bằng hình ảnh, tượng và thiệp giáng sinh.
Thế kỷ VIII, một bè rối nổi lên trong Giáo hội và tự nhận là “Iconoclasts”, tiếng Hy Lạp nghĩa là “những người đập nát hình ảnh” (tức là phá ngẫu tượng). Họ cố gắng “thanh lọc” và “tâm linh hóa” đời sống Kitô giáo bằng cách xóa bỏ mọi biểu tượng về Chúa Giêsu, Đức Mẹ, và các thánh. Họ phá hủy mọi hình ảnh tôn giáo trong thời Đế quốc La Mã Đông phương, và họ chặt tay các Kitô hữu nào không loại bỏ các ảnh tượng. Họ nói rằng Thiên Chúa không thể được thể hiện qua ảnh tượng; ai làm vậy là thờ ngẫu tượng. Nhưng đây là cách mà Thánh Gioan thành Damascô trả lời họ: “Thời xưa, Thiên Chúa không được thể hiện bằng bất kỳ cách nào. Nhưng ngày nay, vì Thiên Chúa đã mặc xác phàm và sống giữa chúng ta, tôi có thể biểu hiện điều nhìn thấy ở Thiên Chúa. Tôi không tôn thờ chất liệu, mà tôi tôn thờ Đấng tạo nên chất liệu và trở nên chất liệu vì tôi… Qua chất liệu, Ngài hoàn tất ơn cứu độ cho tôi”.
Nói cách khác, sự “hóa thân” làm thành nghệ thuật, và cũng là đồ thánh, cũng như điều đó làm co cơ thể thành vật thánh. Các họa sĩ đã vẽ tranh giáng sinh qua nhiều thế kỷ mà không tạo ra ngẫu tượng. Cách thể hiện của họ là những bài Thánh ca (hymns) ca tụng Thiên Chúa vô hình được làm thành hữu hình.
Nhìn vào bất kỳ tranh giáng sinh cổ điển nào đều có thể cảm nhận Thiên Chúa. Mỗi con vật trong hang đá là một thụ tạo; mỗi cọng rơm trong máng cỏ đều được rút ra bằng sự cẩn thận vô cùng. Trong các cảnh của Kinh thánh, các họa sĩ đã yêu quý vẽ ra từ nhiều thế kỷ qua, lễ Giáng Sinh gợi nhớ sự vui mừng nhất trong niềm vui vẽ tranh, và Thiên Chúa hiện hữu trong từng chi tiết đó.
Dịch và Trích lược từ FathersOfTheChurch.com
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.