Từ câu chuyện Khổng Tử và Lão Tử đàm luận về việc vua nước Sở là Sở Cộng Vương bị mất cung tên tinh xảo và quý hiếm, chúng ta có thể thấy các bậc quân vương, thánh hiền thời xưa có phẩm hạnh đạo đức và tấm lòng vượt xa người thường như thế nào!
Thời Xuân Thu, vị vua thứ 26 của nước Sở, chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc là Sở Cộng Vương rất yêu thích săn bắn thú rừng.
Có một lần, Sở Cộng Vương đang cưỡi ngựa đi săn thì phát hiện thấy một vài con thú rừng đang chạy, ông liền liều mạng đuổi theo. Ông phi ngựa qua một đoạn đường rất dài và khi sắp đuổi kịp những con thú này thì muốn dùng cung tên để bắn chúng.
Ông vừa phi ngựa vừa đưa tay về bên hông để tìm nhưng chẳng biết cung tên đã rơi mất từ khi nào. Nguyên lai là bởi vì ông cưỡi ngựa chạy quá nhanh nên cung tên kia đã rơi mất mà không hay biết.
Đây là bộ cung tên được chế tạo rất tinh xảo và đẹp vô cùng, hiếm có trong thiên hạ. Đám tùy tùng theo hầu Sở Cộng Vương, ai nấy đều thở dài tiếc nuối.
Cuối cùng họ đồng thanh tâu với Sở Cộng Vương: “Xin Bệ hạ cho chúng thần quay lại để tìm kiếm bộ cung tên ấy!”
Sở Cộng Vương lập tức ngăn cản và nói: “Không cần tìm. Ta là người nước Sở, cung tên này hãy để người nước Sở nhặt đi. Dù sao thì cũng vẫn nằm trong tay người nước Sở mà! “Sở nhân thất, Sở nhân đắc” – Một người nước Sở mất cung, một người nước Sở khác nhặt được, sao phải đi tìm làm gì?”
Khổng Tử sau khi nghe được câu chuyện này liền nói: “Từ lời nói của Sở Cộng Vương có thể thấy ông là người rất có ý chí, nhưng ông vẫn chưa đủ quảng đại, rộng lớn. Hẳn là nên nói rằng: “Nhân thất chi, nhân đắc chi” – Một người bị mất cung, một người khác nhặt được. Vì cái gì mà cứ nhất định phải là người nước Sở đây?”
Lão Tử sau khi nghe được câu chuyện “lọt sàng xuống nia” này, cũng đàm luận với Khổng Tử: “Bỏ chữ “nhân” (người) ấy đi cũng được!”
Ý của Lão Từ là ngay cả chữ “nhân” cũng không nhất thiết phải khăng khăng giữ làm gì, chỉ cần nói: “Thất chi, đắc chi” – Mất cung, được cung” là được rồi!
Từ câu chuyện “lọt sàng xuống nia” này, Sở Cộng Vương, Khổng Tử, Lão Tử đều có những suy nghĩ, lập trường khác nhau.
Có người đánh giá rằng, Sở Cộng Vương là người quảng đại nhưng vẫn chỉ ở trong phạm vi đất nước mình, người trong nước mình mà thôi. Khổng Tử lại quảng đại hơn, có thể nghĩ đến tất cả mọi người, nghĩ đến toàn nhân loại. Nhưng Lão Tử thì lại vô cùng quảng đại, rộng lớn, ông nghĩ đến vạn vật, nghĩ đến cả vũ trụ bao la này chứ không chỉ độc con người mà thôi.
Thời Xuân Thu, vị vua thứ 26 của nước Sở, chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc là Sở Cộng Vương rất yêu thích săn bắn thú rừng.
Có một lần, Sở Cộng Vương đang cưỡi ngựa đi săn thì phát hiện thấy một vài con thú rừng đang chạy, ông liền liều mạng đuổi theo. Ông phi ngựa qua một đoạn đường rất dài và khi sắp đuổi kịp những con thú này thì muốn dùng cung tên để bắn chúng.
Ông vừa phi ngựa vừa đưa tay về bên hông để tìm nhưng chẳng biết cung tên đã rơi mất từ khi nào. Nguyên lai là bởi vì ông cưỡi ngựa chạy quá nhanh nên cung tên kia đã rơi mất mà không hay biết.
Đây là bộ cung tên được chế tạo rất tinh xảo và đẹp vô cùng, hiếm có trong thiên hạ. Đám tùy tùng theo hầu Sở Cộng Vương, ai nấy đều thở dài tiếc nuối.
Cuối cùng họ đồng thanh tâu với Sở Cộng Vương: “Xin Bệ hạ cho chúng thần quay lại để tìm kiếm bộ cung tên ấy!”
Sở Cộng Vương lập tức ngăn cản và nói: “Không cần tìm. Ta là người nước Sở, cung tên này hãy để người nước Sở nhặt đi. Dù sao thì cũng vẫn nằm trong tay người nước Sở mà! “Sở nhân thất, Sở nhân đắc” – Một người nước Sở mất cung, một người nước Sở khác nhặt được, sao phải đi tìm làm gì?”
Khổng Tử sau khi nghe được câu chuyện này liền nói: “Từ lời nói của Sở Cộng Vương có thể thấy ông là người rất có ý chí, nhưng ông vẫn chưa đủ quảng đại, rộng lớn. Hẳn là nên nói rằng: “Nhân thất chi, nhân đắc chi” – Một người bị mất cung, một người khác nhặt được. Vì cái gì mà cứ nhất định phải là người nước Sở đây?”
Lão Tử sau khi nghe được câu chuyện “lọt sàng xuống nia” này, cũng đàm luận với Khổng Tử: “Bỏ chữ “nhân” (người) ấy đi cũng được!”
Ý của Lão Từ là ngay cả chữ “nhân” cũng không nhất thiết phải khăng khăng giữ làm gì, chỉ cần nói: “Thất chi, đắc chi” – Mất cung, được cung” là được rồi!
Từ câu chuyện “lọt sàng xuống nia” này, Sở Cộng Vương, Khổng Tử, Lão Tử đều có những suy nghĩ, lập trường khác nhau.
Có người đánh giá rằng, Sở Cộng Vương là người quảng đại nhưng vẫn chỉ ở trong phạm vi đất nước mình, người trong nước mình mà thôi. Khổng Tử lại quảng đại hơn, có thể nghĩ đến tất cả mọi người, nghĩ đến toàn nhân loại. Nhưng Lão Tử thì lại vô cùng quảng đại, rộng lớn, ông nghĩ đến vạn vật, nghĩ đến cả vũ trụ bao la này chứ không chỉ độc con người mà thôi.
Theo Secretchina Mai Trà biên dịch
[full_width]
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.