Type Here to Get Search Results !

Những Điều Tâm Đắc Từ Henry Ford

Henry Ford (30 tháng 7, 1863 – 7 tháng 4, 1947) là người sáng lập Công ty Ford Motor. Ông là một trong những người đầu tiên áp dụng sản xuất kiểu dây chuyền lắp ráp trong sản xuất ô tô. Ông không chỉ cách mạng ngành công nghiệp sản xuất ở Hoa Kỳ và châu Âu mà còn có nhiều ảnh hưởng tới kinh tế và xã hội thế kỷ 20 tới mức sự phối hợp giữa sản xuất hàng loạt, tiền lương cao và giá thành sản phẩm thấp cho người tiêu dùng đã được gọi là "Chủ nghĩa Ford." Ông đã trở thành một trong hai hay ba người giàu nhất thế giới; ông để lại hầu như toàn bộ tài sản của mình cho Quỹ Ford, nhưng vẫn thu xếp để gia đình ông mãi giữ được quyền quản lý công ty.


1. Không ngừng sáng tạo thì sẽ không sợ bị diệt vong.

2. Bất luận làm một việc gì đều không thể phơi bày hết những điều mình hiểu biết ra cho mọi người thấy!

3. Bí quyết của sự thành công nếu có - đó là khả năng tự đặt mình vào địa vị người khác và xem xét sự vật vừa theo quan điểm của họ vừa theo quan điểm của mình.

4. Việc có hại nhất đối với sự tiến bộ và phát triển trong kinh doanh, không phải là những lỗi lầm ở những người trẻ tuổi, mà chính là ở chỗ ngang ngược tàn ác của người tuổi già.

5. Thật may mắn khi người dân không hiểu hệ thống ngân hàng và tiền tệ của chúng ta. Nếu họ hiểu, chắc chắn sẽ xảy ra một cuộc cách mạng ngay trong đêm nay.

6. Nhiệt tình là sức mạnh chiếu sáng hi vọng của bạn đến tận các vì sao. Nhiệt tình là ánh lửa lấp lánh trong mắt bạn, là nhịp điệu nhún nhảy trong dáng vẻ của bạn. Nó là sự quyết tâm, ý chí và năng lực thực hiện những tư tưởng của bạn.

7. Rất nhiều sự thất bại trong cuộc sống đều là do người ta không nhận ra họ đã gần với sự thành công tới chừng nào khi họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình.

8. Nếu anh coi trọng đồng tiền hơn sản phẩm của mình thì nó sẽ tiêu diệt sản phẩm của anh và phá hủy nền tảng các dịch vụ.

9. Nếu anh chỉ nghĩ đến đồng tiền trước mắt mà không quan tâm đến sản phẩm của mình thì anh sẽ luôn sợ bị thất bại và nỗi sợ hãi đó sẽ cản trở việc kinh doanh. Nó khiến anh sợ hãi cạnh tranh, không dám thay đổi cách thức kinh doanh và không dám làm gì để thay đổi tình huống của mình. Thành công sẽ đến với những người luôn nghĩ đến mục đích phục vụ công chúng trước và luôn làm việc theo phương pháp hiệu quả nhất.

10. Đồng tiền sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không được đầu tư vào một lĩnh vực cụ thể, nhưng nếu không kinh doanh hiệu quả thì ta cũng không thể có lợi nhuận.

11. Nếu không có cách nào để tiến hành việc kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng thì tôi cũng sẽ không kinh doanh. Đối với tôi, nền tảng duy nhất của kinh doanh chân chính là để phục vụ công chúng.

12. Nếu sản phẩm của ta không mang lại dịch vụ tốt cho khách hàng thì tốt nhất là ta không nên giới thiệu sản phẩm, nếu không, những quảng cáo tồi đó sẽ làm khách hàng thất vọng. Nếu một thương gia chỉ thu được tiền từ những gì anh ta bán thì anh ta sẽ chẳng có hy vọng được khách hàng thưởng tiền hoa hồng.

13. Nếu bạn có thể tìm được cách làm ra cái gì đó mà mọi người cần với giá rẻ, bạn đang có những bước khởi đầu của một công cuộc làm ăn phát đạt … người ta không luôn luôn biết những gì họ cần đâu cho đến khi bạn nói cho họ biết.

14. Các nhà kinh doanh thường sa sút trong làm ăn vì họ luôn áp dụng phương thức cũ mà không chịu đổi mới. Bởi họ là những người không hiểu rằng ngày hôm qua đã là quá khứ và sáng hôm sau, họ thức dậy vẫn mang tư tưởng từ năm ngoái. Như thế, chúng ta gần như có một công thức là: cuối cùng khi một người đã tìm ra phương pháp cho mình thì anh ta nên tự xem lại bản thân để biết trí óc của mình có làm việc tích cực không. Sẽ là mối nguy hiểm khôn lường nếu anh ta là người luôn dập khuôn máy móc bởi vì sớm muộn anh ta sẽ bị văng ra khỏi vòng xoáy của cuộc sống.

15. Tôi nhận ra rằng cạnh tranh được coi như một mối đe dọa trong đó người lãnh đạo thông minh sẽ đánh bại đối thủ bằng cách tạo nên thế độc quyền với những phương pháp riêng của mình. Trong thời gian chiêm nghiệm cuộc sống và công việc kinh doanh, tôi chẳng có một phút thảnh thơi. Tôi có rất nhiều thời gian cho công việc vì chẳng bao giờ tôi rời công việc của mình ra. Một người luôn bận bịu với công việc và có nhiều vấn đề để suy nghĩ sẽ thành công. Một người luôn làm việc, chẳng bao giờ rời công việc của mình ra, người mà luôn có tư tưởng tiến thân cuối cùng sẽ thành công.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.