Type Here to Get Search Results !

Cách làm thịt lợn khô gác bếp truyền thống của người Thái

Cách làm thịt lợn khô gác bếp truyền thống của người Thái
Thịt lợn khô Tây Bắc là món ngon rất nổi tiếng vùng này. Với hương vị đặc biệt mà chỉ bàn tay những người phụ nữ vùng Tây Bắc mới có thể làm ra, thịt lợn khô trở thành đặc sản mà ai ăn một lần cũng nhớ mãi không quên. Vậy vì sao món ăn này cuốn nhiều người đến như vậy và cách làm món thịt lợn khô như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu món ăn đặc sản ngon cùng Tây Bắc này nhé.


Cách làm thịt lợn khô gác bếp không phức tạp nhưng rất cần kinh nghiệm và sự khéo léo để làm ra loại thịt khô có chất lượng tốt nhất. Thịt lợn khô có thể làm bằng nhiều cách khác nhau nhưng chỉ có cách truyền thống của người dân tộc Thái làm mới đúng mùi vị ngon tuyệt vời.

Người Thái Tây Bắc có rất nhiều cách chế biến tạo ra những món ăn ngon và đọc đáo, món ăn nơi đây không những ngon mà khá phong phú với nhiều món ngon đặc trưng khác nhau. Trong đó có món thịt lợn khô, không những ăn ngon mà cách bảo quản món ăn này cũng khá dễ dàng và sử dụng được lâu. Món ăn này có chút vị cay của gừng, của ớt, thơm ngon của tỏi và mắc khén. Đặc trưng ở món ăn này là những loại lá rừng được đồng bào cho vào để tẩm ướp trước khi sấy thịt.

Các con lợn được lấy thịt làm món thịt lơn khô là những con lợn được chọn lọc thật kỹ những chú lợn ngon nhất khỏe mạnh săn chắc, được thả rong trong rừng. Những phần được lấy làm thịt lợn khô là phần thịt ở mông, tahwn và đùi lợn, đem rửa sạch, để ráo nước. Thịt lợn khi sấy không thương hao hơn so với thịt trâu và thịt bò do thịt sẽ teo lại khá nhiều, nên khi thái miếng thịt lợn cũng thường to hơn miếng thịt trâu, bò để làm khô. Kích thước được cắt là dài khoảng 20 – 25 cm, rộng 9 – 10cm rồi tẩm ướp gia vị cho thịt thơm và ngon hơn.

Gia vị để làm thịt lợn khô bao gồm muối, ớt, gừng, tỏi, mắc khén, hạt dổi(nếu có) và vài loại lá rừng tùy theo khẩu vị của từng người. Các loại gia vị này sẽ đem giã nhuyễn với lại với nhau làm hỗn hợp sau đó tẩm ướp với thịt lợn đã chuẩn bị sẵn.

Đem trộn đều thịt lợn đã thái miếng với gia vị sao cho hỗn hợp gia vị phủ lên toàn bộ phần thịt lợn đã sơ chế sẵn. Để hương vị lợn đúng kiểu vùng Tây Bắc, người làm khôn đem đi say liền mà phải để khoảng từ 2 – 3 tiếng đồng hồ cho các gia vị ngấm đều vào thịt lợn và tiếp theo họ sẽ xiên vào từng miếng thịt vào thanh nứa đã chuẩn bị sẵn rồi đem treo lên gác bếp.

Khi đã treo thịt lợn lên, sau đó các bạn dùng cũi đốt liên tục ở dưới để sấy thịt trong khoảng 5 – 6 tiếng. Thịt được sấy khô bằng than củi và khói bếp một cách tự nhiên rồi sau đó sẽ được sấy bằng củi lửa được đun hằng ngày tại bếp.

Khi đến độ đã ăn được thì, người dân nơi đây không lấy xuống hết mà chỉ lấy những phần vừa ăn cho cả gia đình những phần còn lại để dùng dần khi cần. Đây cũng là cách mà họ bảo quản thịt lợn khô gác bếp, ngon mà lại không lo hỏng. Cách làm thịt lợn khô gác bếp là một cách làm truyền thống được người dẫn truyền tay nhau từ bao đời nay, nó mang hương vị rất đặt trưng của vùng Tây Bắc ăn vào có vị ngon khó tả, hương vị thuần nhất của thịt lợn khô nơi đây. Nhiều loại thịt lợn khô được làm bằng cách máy sấy khô hay sản xuất nhiều để kinh doanh không thể nào làm ra hương vị ngon như các làm truyền thống của người vùng Tây Bắc.

Món thịt lợn khô gác bếp vùng Tây Bắc rất phù hợp để làm quà biếu cho bạn bè hay người thân vì nét độc đáo trong hương vị và cái mới lạ của nó. Qua bài viết này hy vong sẽ giúp các bạn có cái nhìn mới về món ăn thịt lợn khô gác bếp của người dân tộc Thái vùng Tây Bắc cùng như cách làm thịt lợn khô gác bếp truyền thống vùng Tây Bắc.