Chúng ta không biết nhiều về Thales ở Miletus, và những gì chúng ta biết về ông chỉ là qua những mẩu giai thoại. Ông không để lại tác phẩm nào. Chúng ta chỉ có những mảng văn do các tác giả thời sau viết về ông và ghi lại những sự kiện đáng nhớ trong sự nghiệp của ông.
Thalès de Milet hay theo phiên âm tiếng Việt là Ta-lét (tiếng Hy Lạp: Θαλῆς ὁ Μιλήσιος; khoảng 624 TCN – khoảng 546 TCN), là một triết gia, một nhà toán học người Hy Lạp sống trước Socrates, người đứng đầu trong bảy nhà hiền triết của Hy Lạp. Ông cũng được xem là một nhà triết gia đầu tiên trong nền triết học Hy Lạp cổ đại, là "cha đẻ của khoa học". Tên của ông được dùng để đặt cho một định lý toán học do ông phát hiện ra.
Tên đầy đủ: Thalès de Milet
Thời đại: Trước thời Socrates
Lĩnh vực: Triết gia phương Tây
Trường phái: Ionian Philosophy, Milesian school, Naturalism
Sở thích: Đạo đức, Siêu hình, Toán học, Thiên văn học
Ý tưởng nổi trội: Water is the physis, Định lý Thales
Ảnh hưởng tới: Pythagoras, Anaximander, Anaximenes
Ông sông cùng thời với Solon và Croesus, và được tính là từ năm 624 tới năm 546 trước C.N. Trong một chiến dịch quân sự chống lại Ba Tư, rõ ràng ông đã giải đáp được bài toán chiến lược nan giải để giúp quân đội của vua Lydia băng qua dòng sông lớn Halys bằng cách đào một đường hầm để làm thay đổi dòng chảy của một khúc sông, nhờ đó con sông được chia thành hai nhánh nhỏ hơn để có thể bắc cầu qua được. Khi đi du lịch bên Ai Cập, ông đã tìm ra cách đo chiều cao của một Kim Tự Tháp bằng cách sử dụng một phương pháp đơn sơ là đo cái bóng của Kim Tự Tháp vào đúng thời điểm ban ngày khi cái bóng của nó dài bằng chiều cao thực của nó. Cũng có thể trong thời gian du lịch này ở Ai Cập, ông đã thành thạo các loại kiến thức giúp ông tiên đoán được vụ nhật thực xảy ra ngày 28 tháng 5 năm 585 trước C.N. Hồi ông ở Miletus, với đầu óc thực tiễn, ông đã chế tạo một dụng cụ đo khoảng cách của các tàu thuyền được nhìn thấy trên biển, và ông cũng khuyên các thủy thủ sử dụng chòm sao Gấu Nhỏ (Tiểu Hùng) để xác định hướng Bắc một cách chắc chắn khi đi biển.
Một con người phi thường như Thales chắc hẳn có nhiều giai thoại được người ta kể lại. Plato, trong tác phẩm Theaetetus, viết về “chuyện vui do một cô hầu gái thông minh người Thracia kể về Thales, khi ông bị ngã xuống giếng trong lúc đang mải ngắm các vì sao. Cô hầu nói rằng ông rất muốn biết xem cái gì đang xảy ra trên trời, khiến ông không thể thấy cái đang ở dưới chân ông. ” Plato nói thêm rằng “câu chuyện vui này cũng áp dụng được cho mọi nhà triết học,” và khi nói điều này, rõ ràng Plato không biết đến một sự việc khác trong cuộc đời Thales cho thấy ông biết rất rõ những gì đang xảy ra chung quanh mình. Trong tác phẩm Chính trị học, Aristotle viết rằng “có một câu chuyện kể về Thales người Miletus. Đây là một câu chuyện về mưu kế làm giàu, được gán cho Thales vì ông nổi tiếng là người khôn ngoan... Người ta chê Thales vì ông quá nghèo, và như thế họ muốn chứng minh sự vô dụng của triết học; nhưng chuyện kể rằng, nhờ quan sát khí tượng thủy văn, ông biết [vụ hè tới] sẽ có một mùa bội thu trái ô-liu, và có sẵn một món tiền nhỏ, ông đã đặt thuê trước từ đầu năm tất cả các máy ép dầu ô-liu ở Miletus và Chios; và vì không có những chủ thuê nào đặt giá cao hơn, nên ông đã chỉ phải thuê với giá rất thấp. Khi mùa thu hoạch đến, rất đông người cần thuê máy ép cùng một lúc, nên ông đã tự do ấn định giá cho thuê các máy ép của ông, và thế là ông thu được một món tiền lổn, đồng thời chứng minh rằng người làm triết học rất dễ làm giàu nếu họ muốn, tuy rằng công việc của họ thực sự không phải là chuyện làm giàu”. Nhưng Thales nổi tiếng không phải vì sự khôn ngoan chung chung hay sự tinh ranh thực tế của ông, mà vì ông đã mở ra một thời đại tư duy mới nhờ đó ông xứng đáng nhận danh hiệu nhà triết học đầu tiên.
Sự tìm tòi cái mối của Thales xoay quanh bản chất của sự vật. Mọi sự vật được làm bằng gì, hay loại “chất liệu” tạo nên sự vật là gì? Điều mà Thales muốn đạt được khi nêu những câu hỏi này là tìm một cách nào đó cắt nghĩa sự kiện rằng có nhiều loại sự vật, như đất, mây, và đại dương, và một số những sự vật này thay đổi từ lúc này qua lúc khác để trở thành một cái gì khác và chúng cũng giống nhau ồ một số cách thức nào đó. Đóng góp độc đáo của Thales cho tư duy chính là ông quan niệm rằng, mặc dù có những sự khác biệt trong các sự vật khác nhau, nhưng vẫn có một sự giống nhau cơ bản giữa tất cả các sự vật ấy, và cái nhiều nhưng đều tương quan với nhau nhờ cái một. Ông giả thiết rằng có một yếu tố duy nhất nào đó, một “chất liệu” nào đó chứa đựng nguyên lý hành động hay biến đổi của chính nó và là nền tảng cho mọi thực tại vật lý. Theo ông, cái một này, hay chất liệu này, là nước.
Mọi vật đều sinh ra từ nước; thứ nhất bản nguyên của mọi động vật là tinh dịch, mà tinh dịch thì ẩm ướt; thứ hai, mọi thực vật đều sống bằng nước và đâm hoa kết trái nhờ nước, sẽ khô héo nếu thiếu nước; thứ ba, bản thân ánh sáng của mặt trời và các thiên thể cũng tiêu thụ hơi nước, giống như bản thân vũ trụ.
Tuy không có ghi chép nào nói về việc bằng cách nào mà Thales đạt tới kết luận rằng nước là nguyên nhân của mọỉ sự vật, nhưng Aristotle viết rằng Thales có thể đã đạt tới kết luận đó nhờ quan sát các sự kiện đơn sơ, “có lẽ từ việc ông thấy rằng mọi vật được nuôi dưỡng bằng chất ẩm, và nhiệt phát sinh từ chất ẩm và được duy trì nhờ chất ẩm... Ông đã đạt tới quan niệm của ông nhờ sự kiện này và sự kiện hạt giống của mọi vật đều có bản chất ẩm, và nước là nguồn gốc của bản chất ẩm ướt của các sự vật.” Các hiện tượng khác như sự bay hơi hay đông lạnh cũng gợi ý rằng nước có những hình thái khác nhau. Nhưng tính chính xác trong sự phân tích của Thales về thành phần của sự vật không quan trọng bao nhiêu so với việc ông nêu lên câu hỏi về bản tính của thế giới. Câu hỏi của ông đã đặt bối cảnh cho một loại tìm tòi mới, một loại tìm tòi có thể được đem ra tranh luận về giá trị của chính nó và có thể được xác nhận hay phủ nhận nhờ những phân tích xa hơn. Tuy ông quan niệm rằng “mọi sự vật đều chứa đầy thần thánh,” một khái niệm chẳng có ý nghĩa thần học gì đối với ông và ông chỉ dùng nó để cắt nghĩa các năng lực trong sự vật, như các năng lực từ tính trong đá chẳng hạn, nhưng Thales đã chuyển đổi cơ sở tư duy từ một nền móng thần thoại sang một nền móng có tính chất tìm tòi khoa học. Hơn nữa, từ điểm khởi hành sơ khai của ông, những người khác sẽ nôi tiếp ông với những giải pháp khác, nhưng họ luôn luôn đặt vấn đề của ông trước mắt họ.
Người ta hỏi Thales:
Sống khác gì chết?
- Không có gì khác
Vậy tại sao ông lại không chết đi?
- Vì không có gì khác nhau cả
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.