Nằm bên bờ Ô Lâu hiền hòa, làng cổ Phước Tích thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong hai ngôi làng cổ của Việt Nam được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia.
Tên gọi đầu tiên của làng Phước Tích là Phúc Giang, như mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng. Đến đời Gia Long, làng được đổi tên thành Phước Tích, như là mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu. Ở làng Phước Tích còn lưu giữ những di sản vật thể vô giá, trong tổng số 117 nóc nhà của làng, hiện tại còn tới 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường ba gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ.
Nét đẹp rất Huế ở làng cổ Phước Tích: |
Một nét đặc trưng ở Phước Tích là cấu trúc nhà vườn được ngăn cách bởi những hàng chè tàu xanh, thẳng tắp, gọn gàng. |
|
Trước những ngôi nhà cổ luôn có bức bình phong để che gió độc. |
|
Không gian của làng cổ Phước Tích vô cùng bình yên, trong lành |
|
Cấu trúc và tổ chức không gian làng Phước Tích có thể được coi là điển hình cho mô hình cư trú nơi thôn quê của người Việt ở vùng Bắc Trung Bộ. Đó là cấu trúc mở với những căn nhà trong vườn, nhà vườn. |
|
Cây thị hơn 700 năm tuổi ở giữa làng và miếu Cây Thị của làng Phước Tích. |
|
Làng Phước Tích nổi tiếng khắp cả nước bởi nghề làm gốm. Gốm ở Phước Tích nổi tiếng bởi độ bền, bóng mịn và tinh xảo. Tất cả các sản phẩm gốm cổ đều được làm bằng tay, và đun bằng củi trong các lò sấp, lò ngửa. |
|
Những năm gần đây nghề gốm Phước Tích đang được khôi phục lại. |
|
Dòng sông Ô lâu bao bọc quanh làng cổ Phước Tích nước quanh năm trong xanh. |
Nguồn: Báo Đảng Cộng Sản VN