Làm thế nào hạn chế "rác" xâm nhập vào tâm trí chúng ta? là ý tưởng về một bài viết đã được tôi ấp ủ từ rất lâu. Tôi muốn thông qua bài viết gióng lên một tiếng chuông cảnh tỉnh cho mỗi người trước thực trạng internet, các trào lưu đang thịnh hành hiện nay. Hãy cân nhắc với những gì bạn tiếp nhận.
Thời đại của chúng ta đã và đang bị chi phối rất nhiều bởi internet và truyền thông xã hội. Nó làm chúng ta thực sự lúng túng vì không biết đâu là thật, đâu là giả hay chỉ là những tin đồn. Một đại dương thẳm sâu, tối tăm ẩn sau chiếc thảm xanh biếc với những con sóng mỹ miều tuyệt đẹp. Thật không may, rất ít người trong chúng ta lại bơi quá kém, nếu không muốn nói là không biết bơi.
Khi internet ra đời, đó như một cơn sóng nhẹ nhàng cuốn chúng ta đến những bến bờ đẹp đẽ của kiến thức. Nó giúp chúng ta nâng cao dân trí, giáo dục chúng ta và mang đến cho chúng ta rất nhiều tiện ích là thành quả của công nghệ. Đó là những năm 90 ngọt ngào và không kém phần thơ ngây phải không? Và khi Yahoo! trở nên phổ biến, nó giúp chúng ta xích lại gần nhau hơn, song nó cũng mở ra một luồng sinh khí mới - Sống ảo. Sau nhiều năm qua đi, đến nay nó thực sự là điều không thể thiếu trong bất kỳ nền văn hóa nào mà nó có mặt.
Những đứa trẻ khi nghĩ đến việc nói với cha mẹ chúng rằng chúng cần Internet để phục vụ cho việc học tập thì đều hợp lý. Nhưng được một thời gian, ngắn thôi, chúng học thì ít mà chơi thì nhiều. Thay vì tìm và giải những đề bài tập, chúng dành phần lớn thời gian được online để tìm xem những gì chúng muốn; mà điều chúng thực sự muốn thì ít khi liên quan đến việc học.
Khi các bậc cha mẹ dần thay thế chiếc laptop kồng kềnh bằng những chiếc smartphone thì cũng là lúc mạng xã hội trở nên phổ biến. Và thế là từ nhà ra ngõ, từ ngõ đến viễn cảnh của xã hội cũng đổi thay theo. Đối với người Việt, đó thực sự là một cuộc cách mạng. Không tiếng hò reo, không tiếng súng, không bom đạn nhưng nó phá tan mọi ranh giới, khoảng cách.
Để đáp ứng nhu cầu to lớn đó, hàng triệu website ra đời với những khí tài được trang bị tối tân. Chúng được thiết kế sao cho cuốn hút và cũng không thiếu những thủ đoạn, dù là bị phê phán không lành mạnh để níu giữ những khách hàng. Chúng tấn công tổng lực trên khắp các mặt trận, trong đó mặt trận nhận thức là tâm điểm. Chúng cố gắng xâm lấn vào những lỗ hổng nhận thức của mỗi người như là điểm then chốt để sinh tồn.
Video là một vũ khí đơn giản nhưng lợi hại hơn hết. Hàng ngày, những video từ Youtube bơm vào tâm trí của hàng triệu người những điều vô nghĩa. Hàng tỷ Email, quảng cáo tràn ngập không ngừng gửi những liên kết đến những hòm thư. Mọi sự kháng cự của chúng ta đều trở nên vô nghĩa.
Điều đáng buồn là hầu hết mọi người không bận tâm tìm hiểu những điều cơ bản, tư duy cơ bản mà thường thay thế bằng sự đốt cháy giai đoạn của nhận thức. Tư duy làm giàu nhanh chóng trở nên phổ biến. Đó thực sự là lỗi của nhận thức và là thất bại của giáo dục. Chính vì thế, chúng ta dễ bị lôi cuốn và tin vào những điều vô nghĩa, sai lệch và dối trá.
Vậy, làm thế nào để hạn chế và ngăn chặn "rác" xâm nhập vào tâm trí của chúng ta? Dưới đây là danh sách mà tôi cô đọng lại sau thời gian tìm hiểu, trải nghiệm và đúc kết được.
Ở mức độ cá nhân, chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi những lời "gợi ý" từ người thân, bè bạn hay những thông tin sai lệch(chưa được kiểm chứng) từ Internet. Điều đó khiến chúng ta bối rối, mỗi người một ý vậy chúng ta biết nghe ai. Đó là thời điểm tốt nhất để chúng ta học cách hoài nghi về mọi thứ; rằng chúng cần được kiểm chứng trước khi chúng ta tiến hành áp dụng bất kỳ phương pháp nào.
Cao hơn là mức độ cộng đồng, tổ chức, chúng ta hiểu rằng điều khó khăn nhất không phải là làm việc mà là ra quyết định. Mỗi vị trí mà chúng ta đảm nhận đều có những thời khắc buộc chúng ta phải đưa ra quyết định; cho dù không phải là quyết định sáng suốt nhất, nhưng nó là cần thiết để chúng ta giải quyết những vướng mắc hiện tại.
Tôi không đồng ý với lời kêu gọi chính phủ và các tập đoàn dọn dẹp mớ hỗn độn là tin tức giả dối, lừa đảo trực tuyến. Bởi
Hãy làm chủ suy nghĩ của riêng bạn. Đừng là anh hùng cào phím tay nhanh hơn não. Đừng là một kẻ bị đánh lừa dễ dàng như vậy. Tư duy hoài nghi không khó như bạn tưởng; mà nó là một bản năng sẵn có. Hãy đánh thức bản năng đó và buộc não bạn phải hoạt động nếu không muốn đôi mắt của bạn mỗi ngày mở ra ngập tràn những thứ "rác rưởi".
Nguyên tắc: Không bao giờ chấp nhận những tin tức, câu chuyện nào được cho là đúng 100%.
Slogan: Không có gì là hoàn hảo.
Đừng để thể trạng và tinh thần của bạn bị chi phối bởi những tin tức, lời đồn đoán vô căn cứ. Hãy để lại cánh cửa hờ cho tâm trí bạn thoát ra. Tất cả kiến thức đều là tạm thời. Bạn cần khiêm tốn, nghĩa là bạn nhận mình không thể "biết tuốt" về mọi thứ, bạn càng không thể đoan chắc và trói chặt tâm trí của mình vào những khái niệm mà rất có thể một thời gian sau nó trở thành sai lệch, sai lầm hoặc dối trá.
Nghi ngờ chưa bao giờ là một việc xấu. Chủ nghĩa hoài nghi không hẳn là sự hoài nghi. Khi bạn suy nghĩ chín chắn không có nghĩa là bạn tin 100% điều đó là đúng và đẩy mình đến đỉnh điểm của các cuộc tranh luận dẫn đến những điều tiêu cực. Hoài nghi là điều cốt lõi tiềm tàng trong những người khôn ngoan.
Ngay cả BBC và New York Times cũng mắc sai lầm. Ngay cả những nhà báo giỏi nhất cũng là con người, và điều đó có nghĩa là họ không hoàn hảo mọi lúc.
Điều cần tránh là những hoài nghi cách tiêu cực và liên tục, nhưng hãy duy trì mức độ nhận thức và quan tâm cao về những gì bạn đang tham gia.
Sự hoài nghi nói với chúng ta rằng không thể tin tưởng hoàn toàn vào các nguồn thông tin, đặc biệt là nguồn không có bảo lưu và người chịu trách nhiệm. Danh tiếng của người/tổ chức chịu trách nhiệm là một phần quan trọng trong việc xác định sự đáng tin cậy của nguồn tin. Vấn đề đặt ra là ngay cả khi cơ quan chủ quản cũng không kiểm soát được nguồn tin đăng tải thì phải làm sao? Có phải não bạn đang rối lên rồi không? Lại là vấn đề xem nguồn thôi. Đó là lý do mà tôi hình thành cho mình thói quen xem xét nguồn tin cẩn thận trước khi đọc bất kỳ bài báo, bài đăng hoặc bất cứ điều gì trực tuyến.
Điều đó cũng giống như khi chúng ta gặp một người lạ, việc xem tướng mạo, cử chỉ đến điệu bộ, lời ăn tiếng nói liệu có đáng để chúng ta tiếp xúc. Thậm chí trong một số trường hợp, chúng ta càng phải cẩn trọng hơn trong việc đề bạt, giới thiệu cá nhân nào đó vào vị trí đang khuyết. Để đạt được quyết định sau cùng, chúng ta phải mất rất nhiều thời gian để xem xét, thử thách và đặt sự tin tưởng của mình vào cá nhân đó. Tương tự như việc chung thân đại sự, ông bà ta có câu: "Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống". Bất kỳ gia đình nào cẩu thả trong việc đánh giá thấp câu nói đó đều phải trả những cái giá nhất định về đời sống gia đình sau này của con cháu.
Tại sao Virus dễ dàng xâm nhập vào máy tính của mỗi chúng ta? Rất dễ hiểu là bởi thói quen "tay nhanh hơn não" của chính chúng ta. Nhiều người truy cập vào các trang web, họ bắt đầu đọc nội dung. Họ không sai, nhưng cái họ nhanh chóng tiếp cận với thông tin là một lỗ hổng lớn để những Virus độc hại xâm nhập, phát tán sự lây nhiễm. Ngay cả khi tâm trí họ mách bảo những lời từ hình ảnh, tiêu đề là không đúng, không chính xác, bị sai lệch,... họ vẫn quyết định xem và cay đắng mang theo những cảm xúc tiêu cực phát sinh.
Ông trời cho chúng ta rất nhiều thứ, nhưng thói quen tốt thì không. Thói quen tốt là việc con người phải rèn luyện chăm chỉ và kiên định mới có thể có được. Khi có được những thói quen tốt sẽ kéo theo sự thay đổi trong tính cách. Một người có tính cách kiên định, dứt khoát và khả năng hoài nghi cao thì khó có gì "gạt" được họ. Thế nên, liệu chúng ta có nên tập cho mình thói quen tự hỏi chính mình những câu hỏi để ít nhiều có sự kiểm chứng trước khi gắn bó lâu dài với nguồn đăng tải thông tin? Chẳng hạn như:
Nếu bạn không thể hoặc không biết câu trả lời cho một vài những câu hỏi đó thì, cho dù bạn có tiếp tục đọc thì kết quả thực tế những gì bạn thu thập được cũng gần như không đáng kể, thậm chí không có gì ngoài sự hối tiếc thời gian đã bỏ ra. Một điều hiển nhiên ai cũng biết rõ là, trước khi tin tưởng vào một điều gì đó, cần có nhiều hơn sự lựa chọn và thời gian để chứng thực. Đáng tiếc là ít ai chịu thực hiện chúng nhất quán.
Cụ thể liên quan đến vấn đề này, tôi đã quan sát mọi người tiến hành tìm kiếm trên Internet khi cố gắng tìm câu trả lời hoặc nghiên cứu một chủ đề, và thật sốc khi có ít người kiểm tra nguồn trước khi lao vào thông tin. Đây là một lỗi nghiêm trọng dẫn mọi người đi học.
Có quá nhiều thông tin xấu, sai lệch và lừa đảo trên Internet ngày nay. Điều đó cũng tương tự như khi chúng ta ra ngoài tiếp xúc với rất nhiều người, nhưng hiếm hoi lắm chúng ta mới còn lại khoảng 20% những người là chúng ta có mối quan hệ tốt và dài lâu.
Đó là một công cụ tìm kiếm. Bạn đặt các từ vào, nó phun ra các liên kết đến các trang web có liên quan. Đây chỉ là điểm khởi đầu và không phải là điểm cuối của con đường nghiên cứu. Bạn phải suy nghĩ và phân loại lúa mì từ vỏ trấu, thật từ giả.
Không bao giờ quên rằng một thành phần quan trọng của tin tức là tốc độ, không có gì nhiều hơn ngày hôm nay. Nhưng mặc dù tốc độ là ưu tiên hàng đầu của các công ty truyền thông tin tức, nhưng nó không phải là của bạn. Hãy để người khác lao vào và phạm sai lầm. Trong hầu hết mọi trường hợp, bạn có sự xa xỉ của thời gian. Hãy chậm lại và làm cho đúng. Tôi khuyên bạn nên nghĩ về tin tức, tất cả, như một gợi ý về một thực tế có thể. Hãy nghĩ về một bài báo không phải là một điểm cuối mà là một chỉ dẫn trên đường trên hành trình của bạn hướng tới sự thật.
Vào năm 2016, một trang web châm biếm đã xuất bản một bài viết với tiêu đề hấp dẫn nhưng vô nghĩa cho văn bản. Gần 46.000 người đã chia sẻ nó. Xin đừng làm điều này! Trong nhiều trường hợp, chia sẻ một bài báo tin tức ngụ ý một sự chứng thực. Các tiêu đề được đặt để bắt mắt, kích động và kích thích tâm trí; và chúng thường được viết bởi một biên tập viên, một người nào đó không phải là người đã viết bài báo đó.
Do đó, tiêu đề và bài viết không phải lúc nào cũng chia sẻ một chủ đề và giai điệu nhất quán. Tuy nhiên, rắc rối nhất là một số tin tức giả mạo được thiết kế để trông đáng tin ngay từ cái nhìn đầu tiên. Những lời nói dối chỉ xuất hiện ở đâu đó trong văn bản. Tiêu đề có thể được viết có chủ ý để làm cho văn bản không có thật bên dưới nó có vẻ đáng xem.
Đừng là đồng phạm. Nếu bạn không muốn đọc câu chuyện và đánh giá độ chính xác của nó, thì đừng chia sẻ câu chuyện. Đừng đổ thêm dầu vào lửa khi nó đã đốt quá nhiều vốn trí tuệ và thời gian vô giá. Truyền bá tin tức giả kéo tất cả chúng ta xuống. Khi tham gia vào phương tiện truyền thông xã hội, hãy cố gắng hành động theo cách nâng đỡ chúng ta và giúp làm cho loài người khôn ngoan hơn và hợp lý hơn.
Chúng ta phải tạm dừng và suy nghĩ để có thể cho mình cơ hội tốt nhất để đưa ra quyết định đúng đắn về những gì cần tin.
Rất ít ai trong chúng ta dám phủ nhận rằng bản thân chưa từng bị lừa gạt. Thực tế là khi công nghệ web phát triển thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ ngày càng có nhiều hơn sự lừa đảo xuất hiện thường xuyên hơn xung quanh chúng ta. Chẳng có niềm tin hay hy vọng nào cho việc chúng bị hạn chế, kiểm soát và giảm đi. Đó là sự thật phũ phàng mà mỗi chúng ta phải thừa nhận sau khi bị "hút vào" và trải qua. Chúng ta cần phải suy nghĩ trước khi tin, thậm chí phải làm gì đó để kiểm chứng.
Tại sao phải hạn chế, ngăn chặn "rác"?
Thời đại của chúng ta đã và đang bị chi phối rất nhiều bởi internet và truyền thông xã hội. Nó làm chúng ta thực sự lúng túng vì không biết đâu là thật, đâu là giả hay chỉ là những tin đồn. Một đại dương thẳm sâu, tối tăm ẩn sau chiếc thảm xanh biếc với những con sóng mỹ miều tuyệt đẹp. Thật không may, rất ít người trong chúng ta lại bơi quá kém, nếu không muốn nói là không biết bơi.
Khi internet ra đời, đó như một cơn sóng nhẹ nhàng cuốn chúng ta đến những bến bờ đẹp đẽ của kiến thức. Nó giúp chúng ta nâng cao dân trí, giáo dục chúng ta và mang đến cho chúng ta rất nhiều tiện ích là thành quả của công nghệ. Đó là những năm 90 ngọt ngào và không kém phần thơ ngây phải không? Và khi Yahoo! trở nên phổ biến, nó giúp chúng ta xích lại gần nhau hơn, song nó cũng mở ra một luồng sinh khí mới - Sống ảo. Sau nhiều năm qua đi, đến nay nó thực sự là điều không thể thiếu trong bất kỳ nền văn hóa nào mà nó có mặt.
Những đứa trẻ khi nghĩ đến việc nói với cha mẹ chúng rằng chúng cần Internet để phục vụ cho việc học tập thì đều hợp lý. Nhưng được một thời gian, ngắn thôi, chúng học thì ít mà chơi thì nhiều. Thay vì tìm và giải những đề bài tập, chúng dành phần lớn thời gian được online để tìm xem những gì chúng muốn; mà điều chúng thực sự muốn thì ít khi liên quan đến việc học.
Khi các bậc cha mẹ dần thay thế chiếc laptop kồng kềnh bằng những chiếc smartphone thì cũng là lúc mạng xã hội trở nên phổ biến. Và thế là từ nhà ra ngõ, từ ngõ đến viễn cảnh của xã hội cũng đổi thay theo. Đối với người Việt, đó thực sự là một cuộc cách mạng. Không tiếng hò reo, không tiếng súng, không bom đạn nhưng nó phá tan mọi ranh giới, khoảng cách.
Để đáp ứng nhu cầu to lớn đó, hàng triệu website ra đời với những khí tài được trang bị tối tân. Chúng được thiết kế sao cho cuốn hút và cũng không thiếu những thủ đoạn, dù là bị phê phán không lành mạnh để níu giữ những khách hàng. Chúng tấn công tổng lực trên khắp các mặt trận, trong đó mặt trận nhận thức là tâm điểm. Chúng cố gắng xâm lấn vào những lỗ hổng nhận thức của mỗi người như là điểm then chốt để sinh tồn.
Video là một vũ khí đơn giản nhưng lợi hại hơn hết. Hàng ngày, những video từ Youtube bơm vào tâm trí của hàng triệu người những điều vô nghĩa. Hàng tỷ Email, quảng cáo tràn ngập không ngừng gửi những liên kết đến những hòm thư. Mọi sự kháng cự của chúng ta đều trở nên vô nghĩa.
Điều đáng buồn là hầu hết mọi người không bận tâm tìm hiểu những điều cơ bản, tư duy cơ bản mà thường thay thế bằng sự đốt cháy giai đoạn của nhận thức. Tư duy làm giàu nhanh chóng trở nên phổ biến. Đó thực sự là lỗi của nhận thức và là thất bại của giáo dục. Chính vì thế, chúng ta dễ bị lôi cuốn và tin vào những điều vô nghĩa, sai lệch và dối trá.
Vậy, làm thế nào để hạn chế và ngăn chặn "rác" xâm nhập vào tâm trí của chúng ta? Dưới đây là danh sách mà tôi cô đọng lại sau thời gian tìm hiểu, trải nghiệm và đúc kết được.
Hoài nghi về mọi thứ
Ở mức độ cá nhân, chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi những lời "gợi ý" từ người thân, bè bạn hay những thông tin sai lệch(chưa được kiểm chứng) từ Internet. Điều đó khiến chúng ta bối rối, mỗi người một ý vậy chúng ta biết nghe ai. Đó là thời điểm tốt nhất để chúng ta học cách hoài nghi về mọi thứ; rằng chúng cần được kiểm chứng trước khi chúng ta tiến hành áp dụng bất kỳ phương pháp nào.
Cao hơn là mức độ cộng đồng, tổ chức, chúng ta hiểu rằng điều khó khăn nhất không phải là làm việc mà là ra quyết định. Mỗi vị trí mà chúng ta đảm nhận đều có những thời khắc buộc chúng ta phải đưa ra quyết định; cho dù không phải là quyết định sáng suốt nhất, nhưng nó là cần thiết để chúng ta giải quyết những vướng mắc hiện tại.
Tôi không đồng ý với lời kêu gọi chính phủ và các tập đoàn dọn dẹp mớ hỗn độn là tin tức giả dối, lừa đảo trực tuyến. Bởi
- Đầu tiên, có quan hệ lợi ích, đây thường là những nguồn có nội dung không trung thực. Dễ dàng bị kiểm duyệt, bị "nói khác đi" và điều hướng người theo dõi thông tin theo một chiều hướng khác, thậm chí đi xa hơn so với bản chất nội dung đăng tải.
- Thứ hai, tự do ngôn luận là một khái niệm vô giá không nên bị kìm hãm, làm cho nó suy yếu đi và mất đi.
- Thứ ba, đó là một tâm lý thường thấy ở những nạn nhân thất bại với những khuôn mặt thê lương để mong đợi người khác bảo vệ chính mình, điều mà đáng lý ra bộ não bạn phải tự vận động và có những thái độ, việc làm thích hợp.
Hãy làm chủ suy nghĩ của riêng bạn. Đừng là anh hùng cào phím tay nhanh hơn não. Đừng là một kẻ bị đánh lừa dễ dàng như vậy. Tư duy hoài nghi không khó như bạn tưởng; mà nó là một bản năng sẵn có. Hãy đánh thức bản năng đó và buộc não bạn phải hoạt động nếu không muốn đôi mắt của bạn mỗi ngày mở ra ngập tràn những thứ "rác rưởi".
Nguyên tắc: Không bao giờ chấp nhận những tin tức, câu chuyện nào được cho là đúng 100%.
Slogan: Không có gì là hoàn hảo.
Đừng để thể trạng và tinh thần của bạn bị chi phối bởi những tin tức, lời đồn đoán vô căn cứ. Hãy để lại cánh cửa hờ cho tâm trí bạn thoát ra. Tất cả kiến thức đều là tạm thời. Bạn cần khiêm tốn, nghĩa là bạn nhận mình không thể "biết tuốt" về mọi thứ, bạn càng không thể đoan chắc và trói chặt tâm trí của mình vào những khái niệm mà rất có thể một thời gian sau nó trở thành sai lệch, sai lầm hoặc dối trá.
Nghi ngờ chưa bao giờ là một việc xấu. Chủ nghĩa hoài nghi không hẳn là sự hoài nghi. Khi bạn suy nghĩ chín chắn không có nghĩa là bạn tin 100% điều đó là đúng và đẩy mình đến đỉnh điểm của các cuộc tranh luận dẫn đến những điều tiêu cực. Hoài nghi là điều cốt lõi tiềm tàng trong những người khôn ngoan.
Ngay cả BBC và New York Times cũng mắc sai lầm. Ngay cả những nhà báo giỏi nhất cũng là con người, và điều đó có nghĩa là họ không hoàn hảo mọi lúc.
Điều cần tránh là những hoài nghi cách tiêu cực và liên tục, nhưng hãy duy trì mức độ nhận thức và quan tâm cao về những gì bạn đang tham gia.
Xem xét nguồn
Sự hoài nghi nói với chúng ta rằng không thể tin tưởng hoàn toàn vào các nguồn thông tin, đặc biệt là nguồn không có bảo lưu và người chịu trách nhiệm. Danh tiếng của người/tổ chức chịu trách nhiệm là một phần quan trọng trong việc xác định sự đáng tin cậy của nguồn tin. Vấn đề đặt ra là ngay cả khi cơ quan chủ quản cũng không kiểm soát được nguồn tin đăng tải thì phải làm sao? Có phải não bạn đang rối lên rồi không? Lại là vấn đề xem nguồn thôi. Đó là lý do mà tôi hình thành cho mình thói quen xem xét nguồn tin cẩn thận trước khi đọc bất kỳ bài báo, bài đăng hoặc bất cứ điều gì trực tuyến.
Điều đó cũng giống như khi chúng ta gặp một người lạ, việc xem tướng mạo, cử chỉ đến điệu bộ, lời ăn tiếng nói liệu có đáng để chúng ta tiếp xúc. Thậm chí trong một số trường hợp, chúng ta càng phải cẩn trọng hơn trong việc đề bạt, giới thiệu cá nhân nào đó vào vị trí đang khuyết. Để đạt được quyết định sau cùng, chúng ta phải mất rất nhiều thời gian để xem xét, thử thách và đặt sự tin tưởng của mình vào cá nhân đó. Tương tự như việc chung thân đại sự, ông bà ta có câu: "Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống". Bất kỳ gia đình nào cẩu thả trong việc đánh giá thấp câu nói đó đều phải trả những cái giá nhất định về đời sống gia đình sau này của con cháu.
Tại sao Virus dễ dàng xâm nhập vào máy tính của mỗi chúng ta? Rất dễ hiểu là bởi thói quen "tay nhanh hơn não" của chính chúng ta. Nhiều người truy cập vào các trang web, họ bắt đầu đọc nội dung. Họ không sai, nhưng cái họ nhanh chóng tiếp cận với thông tin là một lỗ hổng lớn để những Virus độc hại xâm nhập, phát tán sự lây nhiễm. Ngay cả khi tâm trí họ mách bảo những lời từ hình ảnh, tiêu đề là không đúng, không chính xác, bị sai lệch,... họ vẫn quyết định xem và cay đắng mang theo những cảm xúc tiêu cực phát sinh.
Ông trời cho chúng ta rất nhiều thứ, nhưng thói quen tốt thì không. Thói quen tốt là việc con người phải rèn luyện chăm chỉ và kiên định mới có thể có được. Khi có được những thói quen tốt sẽ kéo theo sự thay đổi trong tính cách. Một người có tính cách kiên định, dứt khoát và khả năng hoài nghi cao thì khó có gì "gạt" được họ. Thế nên, liệu chúng ta có nên tập cho mình thói quen tự hỏi chính mình những câu hỏi để ít nhiều có sự kiểm chứng trước khi gắn bó lâu dài với nguồn đăng tải thông tin? Chẳng hạn như:
- Ai đứng sau trang web này?
- Ai đã viết tài liệu?
- Hồ sơ theo dõi của họ là gì?
- họ có bất kỳ chương trình nghị sự hoặc thành kiến rõ ràng nào không?
- Ai đã chụp bức ảnh này và viết chú thích dưới nó?
- Ai đang thanh toán hóa đơn ở đây?
- ...
Nếu bạn không thể hoặc không biết câu trả lời cho một vài những câu hỏi đó thì, cho dù bạn có tiếp tục đọc thì kết quả thực tế những gì bạn thu thập được cũng gần như không đáng kể, thậm chí không có gì ngoài sự hối tiếc thời gian đã bỏ ra. Một điều hiển nhiên ai cũng biết rõ là, trước khi tin tưởng vào một điều gì đó, cần có nhiều hơn sự lựa chọn và thời gian để chứng thực. Đáng tiếc là ít ai chịu thực hiện chúng nhất quán.
Cụ thể liên quan đến vấn đề này, tôi đã quan sát mọi người tiến hành tìm kiếm trên Internet khi cố gắng tìm câu trả lời hoặc nghiên cứu một chủ đề, và thật sốc khi có ít người kiểm tra nguồn trước khi lao vào thông tin. Đây là một lỗi nghiêm trọng dẫn mọi người đi học.
Có quá nhiều thông tin xấu, sai lệch và lừa đảo trên Internet ngày nay. Điều đó cũng tương tự như khi chúng ta ra ngoài tiếp xúc với rất nhiều người, nhưng hiếm hoi lắm chúng ta mới còn lại khoảng 20% những người là chúng ta có mối quan hệ tốt và dài lâu.
Google không phải là một vị thần
Tôi biết, Google rất tuyệt. Làm thế nào chúng ta từng sống mà không có nó? Nhưng nó vẫn chỉ là một công cụ tìm kiếm. Nó cung cấp cho bạn kết quả dựa trên truy vấn và có lẽ danh tính trực tuyến của bạn được xác định bởi các thuật toán hoạt động sau lưng bạn. Google không phải là thủ thư cá nhân của bạn.Đó là một công cụ tìm kiếm. Bạn đặt các từ vào, nó phun ra các liên kết đến các trang web có liên quan. Đây chỉ là điểm khởi đầu và không phải là điểm cuối của con đường nghiên cứu. Bạn phải suy nghĩ và phân loại lúa mì từ vỏ trấu, thật từ giả.
Chậm lại
Khi đọc tin tức, nên giữ lại sự quyết định cuối cùng cho đến khi bạn biết nhiều hơn, tốt nhất là từ nhiều nguồn.Không bao giờ quên rằng một thành phần quan trọng của tin tức là tốc độ, không có gì nhiều hơn ngày hôm nay. Nhưng mặc dù tốc độ là ưu tiên hàng đầu của các công ty truyền thông tin tức, nhưng nó không phải là của bạn. Hãy để người khác lao vào và phạm sai lầm. Trong hầu hết mọi trường hợp, bạn có sự xa xỉ của thời gian. Hãy chậm lại và làm cho đúng. Tôi khuyên bạn nên nghĩ về tin tức, tất cả, như một gợi ý về một thực tế có thể. Hãy nghĩ về một bài báo không phải là một điểm cuối mà là một chỉ dẫn trên đường trên hành trình của bạn hướng tới sự thật.
Mọi người khác ở đâu?
Nếu không có ai khác đang báo cáo một câu chuyện cụ thể, hãy tự hỏi tại sao. Sự vắng mặt của các báo cáo tương tự của nhiều tổ chức tin tức là một lá cờ đỏ khổng lồ.Nếu họ không báo cáo về một câu chuyện lớn, có lẽ vì họ phát hiện ra rằng nó không được hỗ trợ bởi các bằng chứng hoặc nguồn đáng tin cậy và không có khả năng là sự thật.Hiểu sự khác biệt giữa ý kiến và tin tức
Nhiều người không nhận ra sự khác biệt cơ bản giữa ý kiến hay bình luận và tin tức. Tin tức thẳng là về những sự thật khó khăn của một sự kiện và có thể bao gồm trích dẫn trực tiếp từ một chủ đề phỏng vấn liên quan đến chủ đề này. Bình luận là một đấu trường mở, nơi các nhà văn hoặc nhà đài có thể bày tỏ cảm xúc, linh cảm và ý kiến. Cả hai đều quan trọng, tất nhiên, nhưng nhầm lẫn cái này với cái kia có thể là nguồn của các vấn đề.Kiểm tra URL cẩn thận
Nhiều trang tin tức giả mạo tìm cách đánh lừa mọi người bằng một địa chỉ Web tương tự như một trang tin tức hợp pháp. Một mẹo phổ biến là có một URL giống hệt với một công ty tin tức lớn ngoại trừ một vài chữ cái thêm ở cuối. Ví dụ, nhìn thoáng qua, bạn có thể cho rằng ABCNews.com.co và BostonTribune.com là địa chỉ web của các tổ chức tin tức thực sự và đáng tin cậy. Nhưng họ không phải. Cả hai chuyên xuất bản các bài báo giả mạo. Cái đầu tiên không liên quan gì đến ABC News mà hầu hết đều quen thuộc, và cái kia không phải là trang web của một tờ báo ở Boston, như người ta có thể giả định.Đừng xả rác
Một vấn đề quan trọng khác là thói quen mà nhiều người dường như có khi chia sẻ liên kết tin tức sau khi không làm gì hơn là đọc tiêu đề. Làm thế nào bất cứ ai có thể đánh giá một bài viết một cách thông minh mà không cần đọc nó trước? Theo một nghiên cứu gần đây, khoảng 6 trong số 10 người hành xử như vậy.Vào năm 2016, một trang web châm biếm đã xuất bản một bài viết với tiêu đề hấp dẫn nhưng vô nghĩa cho văn bản. Gần 46.000 người đã chia sẻ nó. Xin đừng làm điều này! Trong nhiều trường hợp, chia sẻ một bài báo tin tức ngụ ý một sự chứng thực. Các tiêu đề được đặt để bắt mắt, kích động và kích thích tâm trí; và chúng thường được viết bởi một biên tập viên, một người nào đó không phải là người đã viết bài báo đó.
Do đó, tiêu đề và bài viết không phải lúc nào cũng chia sẻ một chủ đề và giai điệu nhất quán. Tuy nhiên, rắc rối nhất là một số tin tức giả mạo được thiết kế để trông đáng tin ngay từ cái nhìn đầu tiên. Những lời nói dối chỉ xuất hiện ở đâu đó trong văn bản. Tiêu đề có thể được viết có chủ ý để làm cho văn bản không có thật bên dưới nó có vẻ đáng xem.
Đừng là đồng phạm. Nếu bạn không muốn đọc câu chuyện và đánh giá độ chính xác của nó, thì đừng chia sẻ câu chuyện. Đừng đổ thêm dầu vào lửa khi nó đã đốt quá nhiều vốn trí tuệ và thời gian vô giá. Truyền bá tin tức giả kéo tất cả chúng ta xuống. Khi tham gia vào phương tiện truyền thông xã hội, hãy cố gắng hành động theo cách nâng đỡ chúng ta và giúp làm cho loài người khôn ngoan hơn và hợp lý hơn.
Giảm lưu lượng
Một phần lý do khiến tin tức giả mạo bùng nổ trên phương tiện truyền thông xã hội là vì nó rất dễ khiến người ta mệt mỏi hoặc ít nhất là bị phân tâm và bị tổn hại về mặt nhận thức bởi những thông tin không bao giờ kết thúc. Chúng ta không có năng lượng nhận thức vô hạn. Điều tốt nhất trong chúng ta có thể bị bào mòn đến mức chúng ta dễ tin những điều vô nghĩa và truyền lại cho người khác.Nhớ bạn là ai
Không ai trong chúng ta "rảnh rỗi" đến mức suốt ngày trở thành công cụ xác định tính đúng đắn và tuyên bố gian lận cho những dòng tin gặp phải. Đừng xem thường não bộ của chúng ta, nó xứng đáng được trau dồi, làm giàu bởi những câu chuyện hay, những hình ảnh thú vị, câu nói hữu ích chứ không phải bị che phủ bởi những dòng tin mập mờ, dòng tít hot hay bởi những tin đồn thất thiệt.Chúng ta phải tạm dừng và suy nghĩ để có thể cho mình cơ hội tốt nhất để đưa ra quyết định đúng đắn về những gì cần tin.
Cảnh báo cho chính mình
Đừng quên một giây rằng bạn đang bị đe dọa tấn công tâm trí liên tục từ vô số các Blogger, webmaster và các công cụ trực tuyến khác. Ngoài ra còn có vô số công ty, tổ chức hay cá nhân đã-đang và còn tiếp tục xuất hiện, họ làm việc chăm chỉ mỗi ngày với mục đích đánh lừa bạn vì lợi ích của chính họ. Hãy bảo vệ tâm trí của bạn.Rất ít ai trong chúng ta dám phủ nhận rằng bản thân chưa từng bị lừa gạt. Thực tế là khi công nghệ web phát triển thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ ngày càng có nhiều hơn sự lừa đảo xuất hiện thường xuyên hơn xung quanh chúng ta. Chẳng có niềm tin hay hy vọng nào cho việc chúng bị hạn chế, kiểm soát và giảm đi. Đó là sự thật phũ phàng mà mỗi chúng ta phải thừa nhận sau khi bị "hút vào" và trải qua. Chúng ta cần phải suy nghĩ trước khi tin, thậm chí phải làm gì đó để kiểm chứng.