Chân mệnh thiên tử là một thuật ngữ không xa lạ gì với Hán tộc và những quốc gia lân bang. Nó được dùng để chỉ một người có tiềm năng thống trị và số phận để làm Vua. Nó bắt đầu từ đâu và con người đã nhân cách hóa nó thế nào trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại? Chúng ta quay về với một trận chiến cách đây hàng ngàn năm trước.
Đó là trận Mục Dã (Battle of Muye) vào năm 1046 trước Công nguyên), khi Chu Vũ Vương đánh thắng vua Trụ của nhà Thương. Nhưng trước cuộc chiến này, người tiền nhiệm của Chu Vũ Vương là Văn Vương đã có chiến dịch tuyên truyền chống lại Thương.
Ông vua này nghĩ ra thuyết Thiên Mệnh (天命 -Tianming), dùng khái niệm Thiên (Trời), thay thế Thượng Đế, vị thần của nhà Thương.
Trời mang tính triết lý trừu tượng hơn, ảo hơn một ông Thượng Đế nhân cách hóa nào đó.
Chiến thắng của Vũ Vương được nhà Chu coi là bằng chứng rằng Mệnh Trời đã về tay họ để lên thay nhà Thương nắm ngôi Hoàng đế.
Không chỉ dừng ở đó, thuyết Mệnh Trời (Mandate of Heaven) đã thống trị tư tưởng chính trị và quan hệ quốc tế của Trung Hoa từ nhà Chu đến nay.
Nó gồm 4 phần cơ bản và mỗi điểm là một nguyên tắc của logic quyền lực:
Phải nói rằng thuyết Thiên Mệnh là một tư tưởng cách mạng, đưa nhà Chu vượt lên các cuộc tranh giành, chém giết man rợ giữa các bộ lạc và dòng tộc thời đó.
Nó đã tạo sự bền vững cho các triều đại Trung Hoa qua nhiều nghìn năm.
Thiên Mệnh khác thuyết về 'ân sủng thần tính' (divine blessing) châu Âu dùng trong kỷ nguyên Thiên Chúa Giáo để củng cố quyền lực cho vua chúa.
Vì thuyết về quyền lực đến từ thần 'divine rights' ở châu Âu còn dựa trên tín điều của tôn giáo.
Không được giáo hoàng của Công giáo La Mã, hoặc các giáo chủ Tin Lành, Phúc Âm sau này như ở Anh và các nước Bắc Âu ban phước thì vua chưa thành vua.
Phe 'thần quyền' châu Âu nhân danh Chúa Trời ban 'ân sủng' từ đấng tối cao cho 'phe cầm quyền' trong lễ lên ngôi.
Còn với Thiên Mệnh, tự hoàng đế Trung Hoa đã là 'con trời', nhận mệnh cầm quyền trực tiếp từ trên ban xuống, không cần trung gian.
Thế quyền và thần quyền là một, và tập trung vào một người.
Lãnh thổ Thương và Chu kiểm soát nằm ở lưu vực Hoàng Hà, bên cạnh còn có nhiều bộ tộc khác.
Văn minh Trung Hoa thời Thương, Chu cũng chưa lan tới vùng hạ lưu Dương Tử, nơi đã có các vua chúa địa phương khác nắm quyền.
Nhận mình làm chủ toàn bộ Thiên Hạ, "phần dưới bầu trời" quả là tham, ai cũng thấy.
Vì thế, để phù hợp với nguyên tắc số 2 và 3 (xem ở trên), nhà Chu đã tạo ra huyền thoại về nhà Hạ, cho rằng Hạ đã cầm quyền cả nghìn năm trước nhà Thương.
Nhờ kịch bản này, việc chuyển quyền từ Hạ sang Thương rồi Chu mới hợp lý, mang tính liền lạc và duy nhất.
Tóm lại, việc soạn ra thuyết Thiên Mệnh ngay từ đầu đã vấp phải hai vấn đề: vẽ lại lịch sử và lãnh thổ mơ hồ.
Lãnh thổ là Thiên Hạ, không giới hạn ở biên giới nào, có thể bao phủ toàn bộ 'gầm trời', cái mà các vua Trung Quốc chưa bao giờ kiểm soát được.
Đông Nam Á từng có các nước liên thuộc kiểu Mandala, chấp nhận tương quan xê dịch giữa các trung tâm quyền lực, coi nhẹ biên giới cứng.
Từ thời Trung Cổ, các bản sao của Thiên Mệnh được áp dụng ở Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Nhật Bản là kiêu nhất, coi vua của họ là Thiên Hoàng, dòng dõi thần linh.
Sau khi triều Đường ở Trung Quốc bị diệt thì Nhật gọi Trung Quốc là "ngoại triều", và tự nhận là "nội triều", hàm ý hậu duệ của mọi tinh túy từ nhà Đường.
Người Việt Nam tự nhận là Nam, đối lập với Trung Hoa là Bắc Triều, và coi vua nước Nam cũng là thiên tử.
Triều Tiên khiêm tốn nhất, chỉ nhận là "tiểu Trung Hoa", chia sẻ nhãn quan vũ trụ Thiên Mệnh.
Điều này tạo tính chính danh cho nhà Chu khi diệt vua Trụ.
Nhưng nó cũng khiến vua Trung Hoa luôn sợ bị lật đổ, nhất là sau khi Mạnh Tử nói 'dân vi quý'.
Chưa kể vì không có một bên thứ hai, như Giáo hội La Mã ở châu Âu thời xưa, làm trọng tài, thế nào là "vua sống đúng mệnh trời", người ta phải mê tín.
Đầu tiên là mê tín về bản thân.
Những rối loạn xã hội - chuyện bình thường của vận động loài người -và các thiên tai đều bị giải thích là điềm xấu, là dấu hiệu vua "mất tín nhiệm của Trời".
Điều này khiến Trung Hoa khá giống Đế quốc La Mã đa thần trước kỷ nguyên Ki Tô giáo.
Sau khi Hoàng đế Nero giết mẹ đẻ, Tacitus viết:
"Chim oan mang tin dữ đã đáp lên mái cung đình, nhà đổ vì động đất, người yếu bị đám đông cuồng nộ dẫm đạp."
Thêm một trận hỏa hoạn to, thành Rome nổi loạn, Nero bị trục xuất khỏi cung điện và tự sát chết.
Nói như vậy để thấy tất cả sự phẫn nộ đến từ nhân dân trước hành vi sai trái của vua chúa thì Âu và Á đều giống nhau. Các điềm nọ, điềm kia chỉ là phần thêm vào.
Một hậu quả nữa của bệnh Thiên Mệnh là tính kiêu ngạo, chỉ cho mình là đúng.
Thay đổi triều đại là chuyện bình thường ở mọi nước, nhưng tại các xứ tin vào Thiên Mệnh, vua mới luôn tìm cách bôi nhọ ông vua cũ, gọi họ là "tà, nguỵ".
Chuyện này không xảy ra ở châu Âu, vì người ta quan niệm đa số chính trị gia ai cũng như ai mà thôi, cũng phải tính toán, sát phạt, dối trá.
Chính trị ngày nay khá đơn giản, chẳng ai quan tâm đến Trời.
Nếu được cử tri bầu lên thì cứ việc cầm quyền, còn bị rút lá phiếu thì về nghỉ.
Cách luân chuyển quyền lực này không có gì huyền bí, nhưng cũng đỡ nguy hiểm cho nhà lãnh đạo vì thua phiếu thì về nhà, không bị ai giết cả.
Các anh hùng của Thế Chiến 2 như Winston Churchill, Charles de Gaulle đều bị lá phiếu cử tri cho về nhà nghỉ một cách yên ấm.
Nguyên tắc số 3 -tính luân lý của quyền lực - và nỗi sợ 'trái mệnh trời thì bị giết' đã không còn là vấn đề của thế giới ngày nay.
Còn nguyên tắc 1 - tìm chính danh từ ông Trời - cũng đã được các nhà khoa học châu Âu và Trung Quốc giải thích.
Giang Hiểu Nguyên viết trong "Thiên Học Chân Nguyên" về nguồn gốc thiên văn học (astronomy) của tư tưởng Thiên Mệnh.
Nhà Chu hóa ra đã đem các thành tựu của thiên văn học, việc tìm ra lịch nông nghiệp, định hình các mùa thời ấy để lập thuyết chính danh của tân triều đại.
Thế giới quan Trung Hoa bị Phương Tây tấn công trực diện vào thời nhà Thanh. Tạp chí Puck của Mỹ vẽ hình Nữ thần Văn minh (Civilisalion) chỉ mặt Hoàng đế Trung Hoa, bảo phải giết ngay Rồng phản loạn. Tranh vào giai đoạn Thái Bình Thiên Quốc nổi dậy chống Thanh vào Thế kỷ 19.
Một số học giả Trung Quốc cũng tin rằng Chu dùng hiện tượng sao chổi Halley xuất hiện năm 1057 trước Công nguyên để "nhận cho mình" Mệnh Trời.
Nhưng giới nghiên cứu Phương Tây đã tính lại rằng Halley Comet xuất hiện sau đó, không hề gần sự kiện Chu thắng Thương ở trận Mục Dã.
Tóm lại, như Peter Berger đánh giá thì đây là thể thức vũ trụ hóa quyền lực vua chúa (cosmization of the institution of kingship).
Những chuyện tương tự đã xảy ra với văn minh của người Maya, Ai Cập, các bộ tộc châu Phi, nên Mệnh Trời không có gì là độc đáo của Trung Quốc.
Chỉ có điều là nó vẫn còn sang cả thời hiện đại và tiếp tục tác động đến tư duy chính trị Trung Quốc.
Về lãnh thổ, Trung Quốc luôn viện dẫn lại lịch sử hàng nghìn năm để cho rằng họ đã làm chủ các vùng biển xa.
Dù các sách cổ Trung Quốc nhắc đến Nam Hải và việc tiến cống "ngọc trai" của các nhóm "Nam man", các chi tiết đó không có gì chính xác về việc xác định chủ quyền như quan niệm hiện đại.
Chưa kể, Khổng Tử từng nói 'thiên hạ vi công' (thiên hạ là của chung) và tinh thần này được Hugo Grocius nêu trong 'Mare Liberum' (The Freedom of the Seas, 1609), xác định rằng biển, đại dương là của tất cả mọi người.
Để biên giới trên biển, trên bộ 'co giãn' tùy sức mạnh quyền lực không phù hợp với các công ước hiện đại.
Mặt khác, tâm lý Thiên Mệnh khiến Trung Quốc rất khó khăn trong việc chấp nhận các quan hệ đa quốc gia (multi-state relations) một cách bình đẳng.
Chưa kể, tham vọng phải thu tất cả về cùng một gầm trời chỉ đang tạo ra vấn đề cho Trung Quốc ở Hong Kong và Đài Loan.
Raymond Dawson trong cuốn "The Chinese Experience" chỉ ra rằng tuy nhận là Con Trời, trên thực tế, hoàng đế Trung Hoa cũng...là người, chịu ràng buộc của mọi vấn đề thể chế, hệ thống quan lại.
Điều này khiến ông vua Trung Hoa rất nhiều khi chỉ dám "đe doạ ra tay" mà không dám làm, theo Dawson.
Vì bại trận có thể bị thiên hạ diễn giải là 'điềm xấu', khiến tính chính danh của vua tiêu biến và ông ta nhanh chóng bị lật đổ.
Thương chiến vì thế vẫn dùng dằng, cuộc đấu tranh giữa các quan niệm địa chính trị Mới và Cũ cũng chưa dứt.
NguồnBBC
Đó là trận Mục Dã (Battle of Muye) vào năm 1046 trước Công nguyên), khi Chu Vũ Vương đánh thắng vua Trụ của nhà Thương. Nhưng trước cuộc chiến này, người tiền nhiệm của Chu Vũ Vương là Văn Vương đã có chiến dịch tuyên truyền chống lại Thương.
Ông vua này nghĩ ra thuyết Thiên Mệnh (天命 -Tianming), dùng khái niệm Thiên (Trời), thay thế Thượng Đế, vị thần của nhà Thương.
Trời mang tính triết lý trừu tượng hơn, ảo hơn một ông Thượng Đế nhân cách hóa nào đó.
Chiến thắng của Vũ Vương được nhà Chu coi là bằng chứng rằng Mệnh Trời đã về tay họ để lên thay nhà Thương nắm ngôi Hoàng đế.
Không chỉ dừng ở đó, thuyết Mệnh Trời (Mandate of Heaven) đã thống trị tư tưởng chính trị và quan hệ quốc tế của Trung Hoa từ nhà Chu đến nay.
Nó gồm 4 phần cơ bản và mỗi điểm là một nguyên tắc của logic quyền lực:
- Trời trao cho vị quân vương quyền lực (tính chính danh)
- Trời chỉ có một nên Đất chỉ có một thiên tử (tính duy nhất);
- Vua sống đạo đức thuận mệnh trời thì được cầm quyền (tính luân lý);
- Quyền làm vua không giới hạn vào một triều đại (tính liên tục).
Phải nói rằng thuyết Thiên Mệnh là một tư tưởng cách mạng, đưa nhà Chu vượt lên các cuộc tranh giành, chém giết man rợ giữa các bộ lạc và dòng tộc thời đó.
Nó đã tạo sự bền vững cho các triều đại Trung Hoa qua nhiều nghìn năm.
Thiên Mệnh khác thuyết về 'ân sủng thần tính' (divine blessing) châu Âu dùng trong kỷ nguyên Thiên Chúa Giáo để củng cố quyền lực cho vua chúa.
Vì thuyết về quyền lực đến từ thần 'divine rights' ở châu Âu còn dựa trên tín điều của tôn giáo.
Không được giáo hoàng của Công giáo La Mã, hoặc các giáo chủ Tin Lành, Phúc Âm sau này như ở Anh và các nước Bắc Âu ban phước thì vua chưa thành vua.
Phe 'thần quyền' châu Âu nhân danh Chúa Trời ban 'ân sủng' từ đấng tối cao cho 'phe cầm quyền' trong lễ lên ngôi.
Còn với Thiên Mệnh, tự hoàng đế Trung Hoa đã là 'con trời', nhận mệnh cầm quyền trực tiếp từ trên ban xuống, không cần trung gian.
Thế quyền và thần quyền là một, và tập trung vào một người.
Nhưng thuyết Thiên Mệnh ngay từ đầu đã mắc bệnh nói dối.
Khi nhà Chu mới chỉ làm vua, chưa làm đế, thì họ cũng chẳng có gì hơn Thương, mà Thương xét ra cũng chỉ là một trong rất nhiều lực lượng.Lãnh thổ Thương và Chu kiểm soát nằm ở lưu vực Hoàng Hà, bên cạnh còn có nhiều bộ tộc khác.
Văn minh Trung Hoa thời Thương, Chu cũng chưa lan tới vùng hạ lưu Dương Tử, nơi đã có các vua chúa địa phương khác nắm quyền.
Nhận mình làm chủ toàn bộ Thiên Hạ, "phần dưới bầu trời" quả là tham, ai cũng thấy.
Vì thế, để phù hợp với nguyên tắc số 2 và 3 (xem ở trên), nhà Chu đã tạo ra huyền thoại về nhà Hạ, cho rằng Hạ đã cầm quyền cả nghìn năm trước nhà Thương.
Nhờ kịch bản này, việc chuyển quyền từ Hạ sang Thương rồi Chu mới hợp lý, mang tính liền lạc và duy nhất.
Tóm lại, việc soạn ra thuyết Thiên Mệnh ngay từ đầu đã vấp phải hai vấn đề: vẽ lại lịch sử và lãnh thổ mơ hồ.
Lãnh thổ là Thiên Hạ, không giới hạn ở biên giới nào, có thể bao phủ toàn bộ 'gầm trời', cái mà các vua Trung Quốc chưa bao giờ kiểm soát được.
Các bản sao của Thiên Mệnh
Thế nhưng tính mập mờ này không phải là đặc thù của tư duy chính trị Trung Hoa.Đông Nam Á từng có các nước liên thuộc kiểu Mandala, chấp nhận tương quan xê dịch giữa các trung tâm quyền lực, coi nhẹ biên giới cứng.
Từ thời Trung Cổ, các bản sao của Thiên Mệnh được áp dụng ở Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Nhật Bản là kiêu nhất, coi vua của họ là Thiên Hoàng, dòng dõi thần linh.
Sau khi triều Đường ở Trung Quốc bị diệt thì Nhật gọi Trung Quốc là "ngoại triều", và tự nhận là "nội triều", hàm ý hậu duệ của mọi tinh túy từ nhà Đường.
Người Việt Nam tự nhận là Nam, đối lập với Trung Hoa là Bắc Triều, và coi vua nước Nam cũng là thiên tử.
Triều Tiên khiêm tốn nhất, chỉ nhận là "tiểu Trung Hoa", chia sẻ nhãn quan vũ trụ Thiên Mệnh.
01 | Luôn sợ bị lật đổ
Về mặt tích cực, thuyết Thiên Mệnh cho phép lật đổ vua chúa 'trái mệnh trời', tức công nhận các vụ giết vua.Điều này tạo tính chính danh cho nhà Chu khi diệt vua Trụ.
Nhưng nó cũng khiến vua Trung Hoa luôn sợ bị lật đổ, nhất là sau khi Mạnh Tử nói 'dân vi quý'.
Chưa kể vì không có một bên thứ hai, như Giáo hội La Mã ở châu Âu thời xưa, làm trọng tài, thế nào là "vua sống đúng mệnh trời", người ta phải mê tín.
Đầu tiên là mê tín về bản thân.
Những rối loạn xã hội - chuyện bình thường của vận động loài người -và các thiên tai đều bị giải thích là điềm xấu, là dấu hiệu vua "mất tín nhiệm của Trời".
Điều này khiến Trung Hoa khá giống Đế quốc La Mã đa thần trước kỷ nguyên Ki Tô giáo.
Sau khi Hoàng đế Nero giết mẹ đẻ, Tacitus viết:
"Chim oan mang tin dữ đã đáp lên mái cung đình, nhà đổ vì động đất, người yếu bị đám đông cuồng nộ dẫm đạp."
Thêm một trận hỏa hoạn to, thành Rome nổi loạn, Nero bị trục xuất khỏi cung điện và tự sát chết.
Nói như vậy để thấy tất cả sự phẫn nộ đến từ nhân dân trước hành vi sai trái của vua chúa thì Âu và Á đều giống nhau. Các điềm nọ, điềm kia chỉ là phần thêm vào.
Một hậu quả nữa của bệnh Thiên Mệnh là tính kiêu ngạo, chỉ cho mình là đúng.
Thay đổi triều đại là chuyện bình thường ở mọi nước, nhưng tại các xứ tin vào Thiên Mệnh, vua mới luôn tìm cách bôi nhọ ông vua cũ, gọi họ là "tà, nguỵ".
Chuyện này không xảy ra ở châu Âu, vì người ta quan niệm đa số chính trị gia ai cũng như ai mà thôi, cũng phải tính toán, sát phạt, dối trá.
02 | Thiên Mệnh không còn phù hợp
Vấn nạn Thiên Mệnh chỉ hết cho đến khi người ta nghĩ ra một ông Trời khác là cử tri.Chính trị ngày nay khá đơn giản, chẳng ai quan tâm đến Trời.
Nếu được cử tri bầu lên thì cứ việc cầm quyền, còn bị rút lá phiếu thì về nghỉ.
Cách luân chuyển quyền lực này không có gì huyền bí, nhưng cũng đỡ nguy hiểm cho nhà lãnh đạo vì thua phiếu thì về nhà, không bị ai giết cả.
Các anh hùng của Thế Chiến 2 như Winston Churchill, Charles de Gaulle đều bị lá phiếu cử tri cho về nhà nghỉ một cách yên ấm.
Nguyên tắc số 3 -tính luân lý của quyền lực - và nỗi sợ 'trái mệnh trời thì bị giết' đã không còn là vấn đề của thế giới ngày nay.
Còn nguyên tắc 1 - tìm chính danh từ ông Trời - cũng đã được các nhà khoa học châu Âu và Trung Quốc giải thích.
Giang Hiểu Nguyên viết trong "Thiên Học Chân Nguyên" về nguồn gốc thiên văn học (astronomy) của tư tưởng Thiên Mệnh.
Nhà Chu hóa ra đã đem các thành tựu của thiên văn học, việc tìm ra lịch nông nghiệp, định hình các mùa thời ấy để lập thuyết chính danh của tân triều đại.
Thế giới quan Trung Hoa bị Phương Tây tấn công trực diện vào thời nhà Thanh. Tạp chí Puck của Mỹ vẽ hình Nữ thần Văn minh (Civilisalion) chỉ mặt Hoàng đế Trung Hoa, bảo phải giết ngay Rồng phản loạn. Tranh vào giai đoạn Thái Bình Thiên Quốc nổi dậy chống Thanh vào Thế kỷ 19.
Một số học giả Trung Quốc cũng tin rằng Chu dùng hiện tượng sao chổi Halley xuất hiện năm 1057 trước Công nguyên để "nhận cho mình" Mệnh Trời.
Nhưng giới nghiên cứu Phương Tây đã tính lại rằng Halley Comet xuất hiện sau đó, không hề gần sự kiện Chu thắng Thương ở trận Mục Dã.
Tóm lại, như Peter Berger đánh giá thì đây là thể thức vũ trụ hóa quyền lực vua chúa (cosmization of the institution of kingship).
Những chuyện tương tự đã xảy ra với văn minh của người Maya, Ai Cập, các bộ tộc châu Phi, nên Mệnh Trời không có gì là độc đáo của Trung Quốc.
Chỉ có điều là nó vẫn còn sang cả thời hiện đại và tiếp tục tác động đến tư duy chính trị Trung Quốc.
Về lãnh thổ, Trung Quốc luôn viện dẫn lại lịch sử hàng nghìn năm để cho rằng họ đã làm chủ các vùng biển xa.
Dù các sách cổ Trung Quốc nhắc đến Nam Hải và việc tiến cống "ngọc trai" của các nhóm "Nam man", các chi tiết đó không có gì chính xác về việc xác định chủ quyền như quan niệm hiện đại.
Chưa kể, Khổng Tử từng nói 'thiên hạ vi công' (thiên hạ là của chung) và tinh thần này được Hugo Grocius nêu trong 'Mare Liberum' (The Freedom of the Seas, 1609), xác định rằng biển, đại dương là của tất cả mọi người.
Để biên giới trên biển, trên bộ 'co giãn' tùy sức mạnh quyền lực không phù hợp với các công ước hiện đại.
Mặt khác, tâm lý Thiên Mệnh khiến Trung Quốc rất khó khăn trong việc chấp nhận các quan hệ đa quốc gia (multi-state relations) một cách bình đẳng.
Chưa kể, tham vọng phải thu tất cả về cùng một gầm trời chỉ đang tạo ra vấn đề cho Trung Quốc ở Hong Kong và Đài Loan.
Raymond Dawson trong cuốn "The Chinese Experience" chỉ ra rằng tuy nhận là Con Trời, trên thực tế, hoàng đế Trung Hoa cũng...là người, chịu ràng buộc của mọi vấn đề thể chế, hệ thống quan lại.
Điều này khiến ông vua Trung Hoa rất nhiều khi chỉ dám "đe doạ ra tay" mà không dám làm, theo Dawson.
Vì bại trận có thể bị thiên hạ diễn giải là 'điềm xấu', khiến tính chính danh của vua tiêu biến và ông ta nhanh chóng bị lật đổ.
Thương chiến vì thế vẫn dùng dằng, cuộc đấu tranh giữa các quan niệm địa chính trị Mới và Cũ cũng chưa dứt.
NguồnBBC
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.