Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 gần như phá hủy hết những gì tôi có. Nó lấy mất từng đồng xu, và cả linh hồn tôi nữa.
Ba năm sau khi Lehman Brothers phá sản, tôi phải làm việc ở một cửa hàng rửa xe ô tô. Từ trải nghiệm "giàu sang nghèo" đã qua, tôi cũng học được bài học lớn cho bản thân, về cách mà thế giới này vận hành.
Tôi muốn chia sẻ chuyện của tôi để bạn có thể hiểu được cảm xúc của bản thân trước những gì có thể sắp xảy ra, chuẩn bị tâm lý cho những thăng trầm bạn có thể gặp phải do đại dịch Covid-19. Một số người sẽ mất một ít. Một số người sẽ mất rất nhiều. Một số người nghĩ rằng họ sẽ mất tất cả.
Bản thân tôi đã nhận ra, rằng tuy không thực sự mất tất cả, nhưng cảm giác là như vậy. Bạn bị tách biệt ra khỏi bạn bè vì bạn không còn đủ khả năng duy trì các mối quan hệ trong giới thượng lưu nữa. Bạn có thể mất một hoặc hai chiếc xe hơi, hoặc ngôi nhà tại khu trượt tuyết hoặc ngôi nhà bên bãi biển. Hoặc tất cả những tài sản trên. Thật đau đớn, bối rối và bực bội. Thật lúng túng làm sao!
Bạn đã từng giàu có nhưng bây giờ thì không. Đối với nhiều người, điều này lại xảy ra, dù có thể không giống như 12 năm trước, hoặc bạn chưa từng trải qua để nghĩ lại về nó. Bạn sẽ tồn tại, nhưng sẽ dễ hàng hơn nếu có sự chuẩn bị về tâm lý cho những điều có thể sẽ mất đi.
Một trong những trở ngại lớn nhất mà tôi phải đấu tranh, đó chính là sự tự tin của mình. Tôi đã từng là người khiến những người khác ngoái nhìn mỗi khi bước vào phòng. Nhưng khi kết thúc ở hàng rửa xe, sự tự tin của tôi, hình ảnh của tôi và cả sự thích nghi của tôi trước bất trắc đều bị hủy hoại hoàn toàn.
Đầu tiên, bạn không phải là kẻ thất bại. Bạn có thể bị một cú đòn đau bởi thị trường, bởi chính sách hoặc thời điểm không phù hợp hay ngay cả bởi những quyết định sai lầm của chính mình... Nhưng nếu bạn tự vực dậy, bạn chưa bao giờ thất bại. Kể cả khi bạn mất đi tất cả các giá trị vật chất mình từng sở hữu, nhà, xe, hay các tác phẩm nghệ thuật, đồ nội thất thiết kế của bạn. Nếu bạn đứng lên và tiến về phía trước dù chỉ là nửa bước, bạn không phải là kẻ thất bại. Đó là khi sự hồi phục bắt đầu.
Nhưng bằng cách nào? Làm thế quái nào ta có thể tìm thấy sức mạnh để làm được điều ấy khi mà tất cả những thành quả lao động cả một đời cho tới thời điểm này tan thành mây khói ngay trước mắt ta? Và rất có thể kéo theo sự sụp đổ của những mối quan hệ tốt đẹp của ta nữa. Nghe thì đơn giản, nhưng không hề dễ dàng.
Điều thứ hai, phát triển khả năng phục hồi. Làm cách nào? Quyết định vực mình dậy. Tôi hiểu rằng đây là một việc rất đớn đau, nhưng bạn có thể chịu đựng được nó. Ta phải chấp nhận nỗi đau này. Tự thuyết phục bản thân rằng bạn có thể làm được điều đó bằng cách huy động bất kỳ phương tiện tinh thần nào mình có. Nói với bản thân rằng nỗi đau của việc không bước tới còn tệ hơn nhiều so với bất kỳ sự khó chịu nào bạn có thể gặp phải bằng cách hành động. Nếu bạn thất bại một lần nữa, tiếp tục đứng dậy, học hỏi từ những nỗ lực trước đây, thành thật nhìn lại bản thân và nhận ra bản ngã của chính mình. Không tồi nếu bạn dùng các mẹo nhỏ, buộc mình phải làm những việc không muốn hoặc sợ. Nhưng, đó là việc phải làm.
Vì tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta sẽ rơi vào tình huống không thoải mái trong một thời gian dài. Nhưng đây là điều thứ ba, tập làm quen với sự không thoải mái, dừng lại đổ lỗi cho bản thân.
Tôi đã mất rất nhiều tiền, không hẳn tất cả là của tôi. Gia đình tôi đã cố gắng không trách cứ. Những gì mất đã mất rồi. Tôi bắt đầu lạc vào một con đường tối tăm của sự ghê tởm bản thân, nghi ngờ bản thân và trầm cảm. Hổ thẹn, tôi đã rất xấu hổ về tình cảnh của mình. Tôi đã cố gắng chịu trách nhiệm cho những mất mát ấy nhưng kết quả đã an bài và đó thực sự không phải là lỗi của tôi. Rất nhiều người thông minh hơn tôi nhiều và đã mất nhiều tiền hơn tôi. Mãi đến khi xem bộ phim "The Big Short" giải thích về cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2015, tôi mới bắt đầu cảm thấy chính xác sự mất kiểm soát của mình như thế nào. Lần đầu tiên xem nó tôi đã buồn nôn. Ngay cả khi nội dung phim đã được biên kịch lại, cảm giác ấy vẫn rất thật. Bộ phim cũng khiến tôi nhận ra rằng cần phải tha thứ cho chính mình vì những gì đã xảy ra.
Cuộc khủng hoảng Covid-19 này cũng giống như vậy, chỉ có điều nó không phải do con người tạo ra. Tôi thấy nó thậm chí còn kinh khủng hơn các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trước đây bởi con người đang ngập ngụa trong các làn sóng thông tin. Tựa như con rồng nhiều đầu, cứ chặt đi một đầu thì lại có những cái đầu khác nhanh chóng mọc ra. Tin mới đến từ điện thoại thông minh cứ tràn tới bủa vây mà ta không tài nào kiểm soát nổi. Tôi cho rằng cuộc sống sẽ không bao giờ trở lại như mùa thu năm 2019. Sẽ có rất nhiều doanh nghiệp đóng cửa. Sẽ có rất nhiều người trẻ - những người thuộc thế hệ Y lần đầu tiên trải qua khó khăn thực sự và vùi mình vào tai nghe và áo nỉ rộng để vỗ về bản thân. Nhưng, không ai trong chúng ta nên tự đánh mất mình như thế.
Bản chất con người vốn chỉ làm những điều mình muốn. Nhưng con người luôn có khuynh hướng đổ lỗi cho ai đó. Nếu không có ai đó để đổ lỗi, chúng ta bắt đầu tự vấn bản thân mình. Chúng ta bắt đầu để cho sự nghi ngờ len lỏi vào các cuộc trò chuyện và để cho những điều tồi tệ lặp đi lặp lại trong đầu, như thể chúng ta có trách nhiệm với chúng. Cho dù bạn mất đi công việc hay mất đi người thân yêu, ngay cả khi họ nhiễm Covid-19 từ bạn, bạn cũng không thể tự trách mình.
Đại dịch 2020 có thể là điều tồi tệ nhất mà ta phải trải qua và đó không phải là lỗi của bạn. Ngay tại ranh giới của những điều tồi tệ, chúng ta rồi sẽ tìm lại chính mình. Dừng lại việc tự trách mình hoặc bất cứ ai khác. Bạn có trách nhiệm với chính bản thân. Người kiên cường là những ai không chỉ chấp nhận điều đó, họ còn miệt mài trong trách nhiệm đó.
Một lần nữa, tôi sẵn sàng để mất tất cả mọi thứ ở một đất nước mà người dân không nói tiếng Anh như Việt Nam, nơi tôi đang kinh doanh, và dường như không có bất cứ lối thoát an toàn nào cho tôi. Nhưng, tôi không sợ. Tôi sẽ không ngại khi phải thay đổi để đối mặt với cuộc khủng hoảng này. Tôi sẽ kiên định trên con đường đã chọn, và tiếp tục hành trình. Tôi mong bạn cũng như vậy.
Michael J Aumock
Ba năm sau khi Lehman Brothers phá sản, tôi phải làm việc ở một cửa hàng rửa xe ô tô. Từ trải nghiệm "giàu sang nghèo" đã qua, tôi cũng học được bài học lớn cho bản thân, về cách mà thế giới này vận hành.
Và đôi khi, sẽ có những người xuất hiện theo cách bạn không ngờ tới, thức tỉnh và cứu rỗi cuộc đời bạn.
Tôi muốn chia sẻ chuyện của tôi để bạn có thể hiểu được cảm xúc của bản thân trước những gì có thể sắp xảy ra, chuẩn bị tâm lý cho những thăng trầm bạn có thể gặp phải do đại dịch Covid-19. Một số người sẽ mất một ít. Một số người sẽ mất rất nhiều. Một số người nghĩ rằng họ sẽ mất tất cả.
Bản thân tôi đã nhận ra, rằng tuy không thực sự mất tất cả, nhưng cảm giác là như vậy. Bạn bị tách biệt ra khỏi bạn bè vì bạn không còn đủ khả năng duy trì các mối quan hệ trong giới thượng lưu nữa. Bạn có thể mất một hoặc hai chiếc xe hơi, hoặc ngôi nhà tại khu trượt tuyết hoặc ngôi nhà bên bãi biển. Hoặc tất cả những tài sản trên. Thật đau đớn, bối rối và bực bội. Thật lúng túng làm sao!
Bạn đã từng giàu có nhưng bây giờ thì không. Đối với nhiều người, điều này lại xảy ra, dù có thể không giống như 12 năm trước, hoặc bạn chưa từng trải qua để nghĩ lại về nó. Bạn sẽ tồn tại, nhưng sẽ dễ hàng hơn nếu có sự chuẩn bị về tâm lý cho những điều có thể sẽ mất đi.
Một trong những trở ngại lớn nhất mà tôi phải đấu tranh, đó chính là sự tự tin của mình. Tôi đã từng là người khiến những người khác ngoái nhìn mỗi khi bước vào phòng. Nhưng khi kết thúc ở hàng rửa xe, sự tự tin của tôi, hình ảnh của tôi và cả sự thích nghi của tôi trước bất trắc đều bị hủy hoại hoàn toàn.
Nếu có thể đưa ra một lời khuyên nhỏ, tôi muốn nói với các bạn rằng: đừng để những gì sắp diễn ra trong vài tháng tới định nghĩa con người bạn. Nếu hôm nay bạn là người thành công, bạn sẽ tiếp tục như thế. Vì vậy, đừng hoảng sợ.
Đầu tiên, bạn không phải là kẻ thất bại. Bạn có thể bị một cú đòn đau bởi thị trường, bởi chính sách hoặc thời điểm không phù hợp hay ngay cả bởi những quyết định sai lầm của chính mình... Nhưng nếu bạn tự vực dậy, bạn chưa bao giờ thất bại. Kể cả khi bạn mất đi tất cả các giá trị vật chất mình từng sở hữu, nhà, xe, hay các tác phẩm nghệ thuật, đồ nội thất thiết kế của bạn. Nếu bạn đứng lên và tiến về phía trước dù chỉ là nửa bước, bạn không phải là kẻ thất bại. Đó là khi sự hồi phục bắt đầu.
Nhưng bằng cách nào? Làm thế quái nào ta có thể tìm thấy sức mạnh để làm được điều ấy khi mà tất cả những thành quả lao động cả một đời cho tới thời điểm này tan thành mây khói ngay trước mắt ta? Và rất có thể kéo theo sự sụp đổ của những mối quan hệ tốt đẹp của ta nữa. Nghe thì đơn giản, nhưng không hề dễ dàng.
Điều thứ hai, phát triển khả năng phục hồi. Làm cách nào? Quyết định vực mình dậy. Tôi hiểu rằng đây là một việc rất đớn đau, nhưng bạn có thể chịu đựng được nó. Ta phải chấp nhận nỗi đau này. Tự thuyết phục bản thân rằng bạn có thể làm được điều đó bằng cách huy động bất kỳ phương tiện tinh thần nào mình có. Nói với bản thân rằng nỗi đau của việc không bước tới còn tệ hơn nhiều so với bất kỳ sự khó chịu nào bạn có thể gặp phải bằng cách hành động. Nếu bạn thất bại một lần nữa, tiếp tục đứng dậy, học hỏi từ những nỗ lực trước đây, thành thật nhìn lại bản thân và nhận ra bản ngã của chính mình. Không tồi nếu bạn dùng các mẹo nhỏ, buộc mình phải làm những việc không muốn hoặc sợ. Nhưng, đó là việc phải làm.
Vì tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta sẽ rơi vào tình huống không thoải mái trong một thời gian dài. Nhưng đây là điều thứ ba, tập làm quen với sự không thoải mái, dừng lại đổ lỗi cho bản thân.
Tôi đã mất rất nhiều tiền, không hẳn tất cả là của tôi. Gia đình tôi đã cố gắng không trách cứ. Những gì mất đã mất rồi. Tôi bắt đầu lạc vào một con đường tối tăm của sự ghê tởm bản thân, nghi ngờ bản thân và trầm cảm. Hổ thẹn, tôi đã rất xấu hổ về tình cảnh của mình. Tôi đã cố gắng chịu trách nhiệm cho những mất mát ấy nhưng kết quả đã an bài và đó thực sự không phải là lỗi của tôi. Rất nhiều người thông minh hơn tôi nhiều và đã mất nhiều tiền hơn tôi. Mãi đến khi xem bộ phim "The Big Short" giải thích về cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2015, tôi mới bắt đầu cảm thấy chính xác sự mất kiểm soát của mình như thế nào. Lần đầu tiên xem nó tôi đã buồn nôn. Ngay cả khi nội dung phim đã được biên kịch lại, cảm giác ấy vẫn rất thật. Bộ phim cũng khiến tôi nhận ra rằng cần phải tha thứ cho chính mình vì những gì đã xảy ra.
Cuộc khủng hoảng Covid-19 này cũng giống như vậy, chỉ có điều nó không phải do con người tạo ra. Tôi thấy nó thậm chí còn kinh khủng hơn các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trước đây bởi con người đang ngập ngụa trong các làn sóng thông tin. Tựa như con rồng nhiều đầu, cứ chặt đi một đầu thì lại có những cái đầu khác nhanh chóng mọc ra. Tin mới đến từ điện thoại thông minh cứ tràn tới bủa vây mà ta không tài nào kiểm soát nổi. Tôi cho rằng cuộc sống sẽ không bao giờ trở lại như mùa thu năm 2019. Sẽ có rất nhiều doanh nghiệp đóng cửa. Sẽ có rất nhiều người trẻ - những người thuộc thế hệ Y lần đầu tiên trải qua khó khăn thực sự và vùi mình vào tai nghe và áo nỉ rộng để vỗ về bản thân. Nhưng, không ai trong chúng ta nên tự đánh mất mình như thế.
Bản chất con người vốn chỉ làm những điều mình muốn. Nhưng con người luôn có khuynh hướng đổ lỗi cho ai đó. Nếu không có ai đó để đổ lỗi, chúng ta bắt đầu tự vấn bản thân mình. Chúng ta bắt đầu để cho sự nghi ngờ len lỏi vào các cuộc trò chuyện và để cho những điều tồi tệ lặp đi lặp lại trong đầu, như thể chúng ta có trách nhiệm với chúng. Cho dù bạn mất đi công việc hay mất đi người thân yêu, ngay cả khi họ nhiễm Covid-19 từ bạn, bạn cũng không thể tự trách mình.
Đại dịch 2020 có thể là điều tồi tệ nhất mà ta phải trải qua và đó không phải là lỗi của bạn. Ngay tại ranh giới của những điều tồi tệ, chúng ta rồi sẽ tìm lại chính mình. Dừng lại việc tự trách mình hoặc bất cứ ai khác. Bạn có trách nhiệm với chính bản thân. Người kiên cường là những ai không chỉ chấp nhận điều đó, họ còn miệt mài trong trách nhiệm đó.
Một lần nữa, tôi sẵn sàng để mất tất cả mọi thứ ở một đất nước mà người dân không nói tiếng Anh như Việt Nam, nơi tôi đang kinh doanh, và dường như không có bất cứ lối thoát an toàn nào cho tôi. Nhưng, tôi không sợ. Tôi sẽ không ngại khi phải thay đổi để đối mặt với cuộc khủng hoảng này. Tôi sẽ kiên định trên con đường đã chọn, và tiếp tục hành trình. Tôi mong bạn cũng như vậy.
Michael J Aumock